Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

VOICE và làng zân chủ dẫn dắt dư luận lề trái trước thềm phiên xử vụ Đồng Tâm ra sao?


Ngày 07/09/2020, phiên xử sơ thẩm “vụ Đồng Tâm” đã diễn ra ở Hà Nội, dự kiến kéo dài 10 ngày. Trong tổng số 29 bị cáo, 25 người bị truy tố về hành vi "giết người" (theo quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o Bộ luật Hình sự năm 2015); và 4 người còn lại bị truy tố về hành vi "Chống người thi hành công vụ" (theo quy định tại Điều 330, khoản 2, điểm a Bộ luật Hình sự năm 2015). Trước và trong ngày xét xử đầu tiên, dư luận phi chính thống trên mạng xã hội và các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đã có nhiều hoạt động tuyên truyền liên quan đến phiên tòa. Nhìn chung, hoạt động tuyên truyền của họ nhằm (i) Bào chữa cho các bị cáo; (ii) Chất vấn những phát ngôn và hành động của cơ quan điều tra, xét xử mà họ xem là vi phạm pháp luật; qua đó (iii) Đòi cải cách hệ thống tư pháp hoặc thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam.

Cụ thể, những người tuyên  truyền nổi bật của họ đáng phải kể đến:

(1)Nguyễn Duyên, vợ bị cáo Lê Đình Uy tường thuật tình hình bên ngoài phiên tòa thông qua chức năng Livestream của Facebook;

(2) Luật sư Ngô Anh Tuấn cùng nhóm luật sư zân chủ đăng “biên bản phiên xử” ngày 07/09 lên mạng xã hội cùng nhiều stt công kích phiên tòa; các báo chí nước ngoài như BBC, RFA…tích cực phỏng vấn luật sư và người nhà của bị cáo theo đúng phong cách đạo đức giả “đưa tin khách quan, đa chiều”. Trước đó, nhóm luật sư này ký kiến nghị gửi thẩm phán chủ tọa, Chánh án TAND Hà Nội, Viện trưởng Viện KSND Hà Nội xoay quanh những điểm mâu thuẫn trong cáo trạng, và những biểu hiện vi phạm pháp luật về tố tụng của cơ quan điều tra, công tố. Ngày 07/09, họ tiếp tục soạn & gửi đơn khiếu nại khẩn cấp đến Chánh án TAND Hà Nội, yêu cầu Hội đồng xét xử tôn trọng quyền được bào chữa của các bị cáo và quyền bào chữa của luật sư theo đúng pháp luật, trong đó có quyền tiếp xúc bị cáo.

 (3) trang Luật khoa tạp chí cử phóng viên đến nhà để phỏng vấn vợ, con ông Lê Đình Kình (bài “Đến cuối đời, chồng tôi vẫn tin vào Đảng”), tường thuật trực tiếp diễn biến phiên tòa bằng cách dẫn thông tin từ báo chí (cả hai bên) và mạng xã hội, trực tiếp nhận một số hình ảnh và tường thuật từ nhóm người nhà của các bị cáo; Đinh Thảo (Thảo gạo) tạo sự kiện “Phiên xử Đồng Tâm” trên Facebook để cập nhật các tin tức và bình luận liên quan. Phạm Thị Đoan Trang, thành viên sáng lập “Luật Khoa tạp chí” đăng hẳn bài viết tố “Phiên tòa xử vụ Đồng Tâm này chỉ là một thủ tục để hợp thức hóa âm mưu giết người diệt khẩu của một thế lực gian ác nào đó (mà có lẽ chính tòa và lực lượng công an bảo vệ tòa hôm nay cũng không biết là ai)”. Nhóm Ngọc Diệp với sự ủng hộ của NGhiêm Kim Hoa và nhóm NGO phát động dùng hastag và avatar #10_ngày_hổ_thẹn

Trước đó VOICE cùng vài tổ chức XHDS ma ký đơn vận động dân biểu, chính quyền Úc can thiệp vào phiên tòa. Nhìn những hoạt động “khép kín” và bài bản này của VOICE, dễ nhận thấy, tổ chức này có hẳn một dự án và kế hoạch truyền thông vụ Đồng Tâm quen thuộc

(4) Việt tân (tổ chức mẹ của VOICE) cùng 10 tổ chứ khác gửi thư đến Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để vận động can thiệp.

Điểm qua vài hoạt động nói trên trong vài ngày “cao điểm” vừa qua, đủ để thấy ngoài vai trò dẫn dắt dư luận của nhóm luật sư, là những người có trách nhiệm bảo vệ thân chủ, thì dư luận lề trái trước thềm phiên xử vụ án Đồng Tâm chủ yếu được diễn với đám tay chân của VOICE (với các đại diện như Luật khoa Tạp chí, Phạm Đoan Trang, Đinh Thảo, Ngọc Diệp… )

Nội dung tuyên truyền của họ cho đến nay có nhiều điểm không ổn, chứng minh họ bế tắc và luẩn quẩn quanh vài lập luận mang tính chụp mũ, nói lấy được. Chẳng hạn, khi tuyên bố rằng “phiên tòa xử vụ Đồng Tâm chỉ là một thủ tục để hợp thức hóa âm mưu giết người diệt khẩu của một thế lực gian ác nào đó”, Phạm Đoan Trang đã đưa ra một giả thuyết sai. Trái với dự đoán của Trang, nhiều bị cáo trong vụ án chỉ bị truy tố về tội “chống người thi hành công vụ”, và sẽ về nhà sau vài năm thi hành án. Trang cũng lờ đi nhiều clip Livestream của các bị cáo, trong đó họ tuyên bố rằng mình đã mua vũ khí cháy nổ, và sẽ dùng nó để sát hại cảnh sát, quân đội. Kênh ANTV cũng đã phát một video ghi lại cảnh họ dùng vũ khí cháy nổ để tấn công cảnh sát:



Việc cho rằng ông Lê Đình Kình bị bắn ở cử li gần, rằng công an tạo hiện trường giả hay chính quyền không chịu đối thoại với dân Đồng Tâm dẫn đến bi kịch nổ ra…càng chứng tỏ họ nói lấy được. Họ bị chính dân mạng phản bác, vạch trần.




Có thể thấy, nuôi dưỡng cả chiến dịch truyền thông toàn bằng tin giả, tin vu cáo, bịa đặt, chụp mũ cho thấy “trí thức trẻ” mà nhóm VOICE quy tụ được, năng lực không hơn mấy luật sư “toàn thua” kia là mấy. Phiên tòa được chuẩn bị chu đáo, truyền thông báo chí đưa tin nhanh chóng, kịp thời, các bị cáo khuất phục thừa nhận những điểm kết tội căn bản (như đất Đồng Sênh là đất quốc phòng, cố tình khiếu kiện, chống người thi hành công vụ vì lòng tham theo hứa hẹn của Lê Đình Kình, hành vi giết người là cố ý, chuẩn bị chu đáo, thừa nhận tội trang và xin khoan hồng) làm toàn bộ kịch bản của của VOICE, Việt tân và đám zân chủ đều phá sản hoàn toàn

Nguyễn Biên Cương

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

Vụ Đồng Tâm: Đừng chống Cộng bằng máu của những người nông dân tham lam, thiếu hiểu biết!

 

Trước việc 29 bị can trong vụ án tấn công cảnh sát ở Đồng Tâm khiến ba chiến sĩ hy sinh bị đưa ra xét xử về các tội Giết người và Chống người thi hành công vụ từ ngày 7/9/2020, các tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều thông điệp tuyên truyền về vụ việc, chủ yếu xoay quanh: lý do khiến vụ án xảy ra, trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ việc, các diễn biến trước phiên xử, và hậu quả có thể có của phiên xử.

Về các diễn biến trước phiên xử, đối với thái độ của báo chí chính thống, Nguyễn Văn Đài viết: “Cách đưa tin của báo chí đều mang tính khẳng định các bị cáo đã có hành vi giết người. Như vậy là việc đưa tin mang tính chất định hướng cho dự luận xã hội. (Trong khi đó) Theo quy định của luật tố tụng hình sự việt nam, thì việc chứng minh các bị cáo có hành vi giết người hay không chỉ được thực hiện tại phiên tòa, báo chí không được phép kết luận khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật.

Đối với quyền gặp và làm việc với luật sư, các thành viên tổ chức VOICE công kích việc nhóm bị can không được liên lạc với luật sư cho đến ngày 26/08.

Đối với thái độ của nhóm bị can, luật sư Đặng Đình Mạnh và giới chống đối đồng loạt khai thác thông tin rằng Trịnh Bá Tư đang tuyệt thực trong tù (tin này chưa được xác thực).

Về hậu quả của phiên xử, khi trả lời BBC, Nguyễn Quang A và Nguyễn Văn Đài nói rằng phiên xử sẽ sẽ “làm tích tụ những bất mãn của người dân với chế độ”, “dẫn tới sự thay đổi chính trị trong tương lai ở Việt Nam”. Nguyễn Quang A nhấn mạnh rằng phiên xử làm mất tính chính danh của chế độ, do chế độ “luôn lớn tiếng hô hào là của nhân dân lao động, của công nông, nhưng hành động thì lại trái ngược, như (…) vào ban đêm đưa cả ngàn cảnh sát đến đàn áp những người dân làng và vu cho họ ‘chống người thi hành công vụ’”.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến:

Thứ nhất, lâu nay chưa có “nhà đấu tranh dân chủ” nào ở Việt Nam chết vì tuyệt thực. Nhiều khả năng Trịnh Bá Tư sẽ lặp lại sự nửa vời này, luật sư Đặng Đình Mạnh nên nghĩ vậy để yên tâm.

Thứ hai, nhóm Lê Đình Kình đã thật sự “chống người thi hành công vụ”, như những hình ảnh bên dưới đã chỉ ra. Hầu hết các “nhà dân chủ” cộm cán biết điều này, ông Quang A cũng biết điều này, chỉ có điều ông không thừa nhận vì động cơ chính trị. Những người nhắm mắt trước sự thật có xứng đáng làm trí thức không, và những người ủng hộ bạo động có tư cách nấp sau danh nghĩa “bất bạo động” không? Đó là những câu hỏi mà ông Quang A nên tự đặt ra cho mình và giới “dân chủ”.



Thứ ba, dự đoán của ông Quang A và Nguyễn Văn Đài thực ra không có gì mới. Trong suốt 15 năm qua, từ thời Trần Khải Thanh Thủy, giới chống Cộng đã không ngừng kỳ vọng rằng họ có thể lật đổ chế độ bằng cách kích động “dân oan”. Trớ trêu thay, tiền và ảo tưởng của các nhóm chống Cộng đã đẩy nhiều nông dân như nhóm Lê Đình Kình vào thế phạm tội và bị truy tố, trong khi viễn cảnh lật đổ vẫn còn xa vời. Nếu biết nghĩ cho nông dân, giới chống Cộng nên phận định rạch ròi chuyện kiện tụng đòi đất đai và chuyện lật đổ chế độ, thay vì gộp chúng làm một để chống Cộng bằng máu của những người nông dân thiếu hiểu biết.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Đa đảng không phải là tiên dược để chữa những hạn chế của Việt Nam trong cách xử lý dịch COVID-19


Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, nhiều tổ chức, cá nhân chống chế độ đã tận dụng tình hình này để tuyên truyền, bằng cách công kích vào những điểm yếu của bộ máy chính trị bị bộc lộ trong dịch bệnh.

Họ đang khai thác, lợi dụng một số vấn nạn, hạn chế trong quá trình chống dịch bệnh để nhắm đến tấn công vào 3 vấn đề - là nguy cơ tham nhũng, nguy cơ báo cáo thành tích sai sự thật, và nguy cơ tuyên truyền sai sự thật.

Về nguy cơ tham nhũng, đáng chú ý Đỗ Ngà lưu ý rằng Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã khai khống máy xét nghiệm PCR từ từ 2,3 tỷ đồng lên thành 7,2 tỷ đồng, tức là ăn mất 2/3 khoản ngân sách mua máy. Từ đó, tuyên truyền rằng tình trạng tham nhũng đã hoặc sẽ lặp lại trong đợt dịch, với nhiều vụ việc không bị phát hiện:



Về nguy cơ báo cáo thành tích sai sự thật, Nguyễn Văn Đề viết rằng trong đợt sóng trước của dịch bệnh, “các quan chức cũng như báo chí nổ như đúng rồi, chém gió phét lác đủ thứ, nào thì Việt Nam tự hào chữa được COVID, nào thì sản xuất ngày được 10.000 bộ kit... vv. Khi ổ dịch Đà Nẵng bùng phát, hơn 200 người nhiễm bệnh trong vài ngày, gần 10 người chết hết cả nói phét, kit để test cũng không có”. Từ đó, Đề và nhiều cá nhân khác tuyên truyền rằng các cơ quan trong Chính phủ đã báo cáo sai sự thật vì năng lực phòng dịch và sản xuất kit xét nghiệm của Việt Nam, để ghi công, lấy thành tích.





Về nguy cơ tuyên truyền sai sự thật, Phạm Minh Vũ tuyên truyền rằng qua việc Viện Pasteur Nha Trang “hiện đã hết nguồn sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao”. nên “ngưng nhận mẫu xét nghiệm COVID-19”, “tỉnh nào có nhu cầu xét nghiệm thì phải gửi kèm các chất trên”; có thể thấy năng lực phòng dịch của Việt Nam không hề như tuyên giáo tuyên truyền. Giờ đây, khi “y tế Việt Nam đã cạn sức”, tuyên giáo chuyển sang “tuyên truyền hình ảnh bác sĩ kiệt sức phải nằm truyền nước”, “công an về thăm con đứng ngoài cổng không dám vào nhà”, “đội ngũ y bác sỹ nằm luôn trên bậc thang để nghỉ ngơi”… ; để “xin nhân dân Việt Nam rủ lòng thương”, “quên đi chuyện Việt Nam đã bó tay sau khi không ngạo nghễ được nữa”.

Từ góc nhìn tổng thể, có thể thấy cả 3 vấn đề trên đều có chung một bản chất, là sự gián đoạn thông tin giữa cấp trên và cấp dưới, giữa Chính phủ và người dân, do cơ chế quan liêu trong bộ máy chính trị và sự chênh lệch quyền lực lớn giữa người dân và quan chức. Vì vậy, việc công kích 3 vấn đề vừa nêu cũng nằm trong một chiến lược tổng thể của giới chống đối, là công kích chế độ độc đảng và ca ngợi chế độ đa đảng (được mô tả là ít quan liêu, ít chênh lệch quyền lực…).

Phản đối các biểu hiện tham nhũng, báo cáo thành tích sai sự thật và tuyên truyền sai sự thật là điều cần thiết. Báo chí trong nước vừa qua đã làm khá tốt vấn đề này và phần lớn thông tin các nhà zân chửi Việt có được để công kích chính quyền là từ sự phản ánh, cảnh báo thẳng thắn, mạnh mẽ của báo chí, truyền thông. Tuy nhiên, sẽ là quá vội vàng khi cho rằng các nước đa đảng là nơi ít quan liêu, ít chênh lệch quyền lực. Thực tế, cuộc chiến chống CoVid-19 của Mỹ, các nước phương Tây, phần lớn các nước đa đảng đã bộc lộ mâu thuẫn, yếu kém trong quản lý, quan liêu, ì chệ, và vô số vấn nạn xã hội bị phanh phui. Thực tế này được chính giới chuyên gia, chính trị gia phương Tây so sánh, nêu ra, phê phán, nhất là khi họ so sánh thành công trong phòng chống dịch bệnh của Việt Nam - được ví von như mẫu hình thành công của một quốc gia “chống dịch kiểu con nhà nghèo”.

Thêm nữa, nói rằng chính trị đa đảng chống được các biểu hiện quan liêu, thao túng quyền lực càng chứng tỏ sự hiểu biết nông cạn của những ông bà zân chủ này. Thống kê của FED cho thấy trong quý II/2019, 1% dân số giàu nhất tại Mỹ đang nắm đến 50% tổng số vốn cổ phần của các công ty nhà nước và tư nhân của nước này. 1% giàu có này cũng đang nắm giữ khối tài sản xấp xỉ với lượng tài sản của cả tầng lớp trung lưu và thượng lưu cộng lại. Trong khi đó, lượng tiền phải chi cho quảng cáo trong các cuộc bầu cử đang này một lớn hơn. Số liệu thống kê vào ngày 20/08 cho thấy với 220 triệu USD đã được chi, cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 có thể sẽ trở thành cuộc bầu cử đắt đỏ nhất trong lịch sử nước Mỹ, phá kỷ lục của năm 2016. Trong bối cảnh như vậy, nước Mỹ không thể không có một nền chính trị bị chi phối bởi người giàu. Không phải tự nhiên mà báo giới phương Tây liên hệ phong trào biểu tình Chiếm Phố Wall năm 2011 và chiến thắng của Donald Trump năm 2016 với mâu thuẫn giàu nghèo ở Mỹ.

Tóm lại, chiêu bài ca ngợi đa đảng giúp giải quyết những vấn đề phức tạp như nạn quan liêu và sự chênh lệch quyền lực là “lối mòn” tư duy quá đơn giản, nếu không muốn nói là khô cứng, thiếu cập nhật. Các nhà zân chửi nên suy nghĩ sâu hơn về vấn đề này, thay vì coi “dân chủ hóa”, đa đảng… như liều thuốc tiên chữa mọi căn bệnh của xã hội. Ít nhất, hãy nhìn thẳng vào vấn đề, xem nền chính trị Mỹ và nhiều nước tư bản có đang vận hành hiệu quả để giải quyết nạn COVID-19 và mâu thuẫn sắc tộc hay không.

Nguyễn Biên Cương


Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Vì sao xã hội không hưởng ứng cuộc lên đồng về vụ án Đồng Tâm?

 


Sau khi phiên tòa sơ thẩm vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm kết thúc, một số nhà dân chửi đã lên đồng rằng vụ Đồng Tâm sẽ khiến “người dân cả nước” và “thế giới tự do” đứng về phía họ để chống Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, một số bài viết trong chính dư luận “lề trái” đã chỉ ra rằng tuyên bố này chỉ là ảo tưởng.

Cụ thể, trong một bài nghiên cứu về các hoạt động truyền thông liên quan đến vụ việc, nghiên cứu sinh Trương Thanh Mai ở ĐH Arizona (Mỹ) cho rằng trong vụ Đồng Tâm, mạng xã hội đã đem lại nhiều ưu thế cho Nhà nước hơn cho nhóm nông dân, vì Nhà nước quản lý chặt các phương tiện truyền thông và có chiến lược lâu dài để xử lý vụ việc:



Trong thời gian diễn ra phiên tòa, một số thanh niên bất mãn giấu tên cũng trả lời phỏng vấn BBC rằng “vụ án Đồng Tâm gây tâm lý 'sợ hãi, bất lực' trong giới trẻ Việt Nam”. Những thanh niên này phản ánh rằng đa số người dân Việt Nam không chia sẻ quan điểm với họ, hoặc có thái độ an phận, bỏ cuộc.

Vậy vì sao các bản án trong vụ Đồng Tâm không khơi dậy sự xúc động trong bất cứ nhóm dư luận nào khác, ngoài những nhóm chống Nhà nước Việt Nam? Có ít nhất 2 lý do dẫn đến hiện tượng đó.

Thứ nhất, ngay từ đầu, các bị cáo đã không phải là bên đúng trong vụ việc. Yêu sách về đất đai của “Tổ Đồng Thuận” vốn dựa trên những thông tin sai về quyền sử dụng đất và giá đất. Các bị cáo cũng đã có hành vi bạo động, khi tấn công cảnh sát bằng gạch đá, pháo hoa, bom xăng. Khi giới dân chửi vứt bỏ cảm giác về đúng sai để tâng bốc các bị cáo lên thành anh hùng, thực ra họ tự làm mất tính chính đáng của họ trong mắt những người dân thường không có hận thù với chế độ.

Thứ hai, thực ra các bản án mà tòa đưa ra không có gì là quá đáng. Nhiều bị cáo không tham gia sâu vào hành vi bạo động đã chỉ bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ”, hưởng án nhẹ, và được thả ngay sau phiên xử. Hai án tử hình được tuyên tại tòa khiến tổn thất nhân mạng của phía cảnh sát và phía bạo động trở nên ngang nhau. Trong khuôn khổ pháp lý và tình thế chính trị - xã hội hiện nay ở Việt Nam, tòa không thể tuyên một mức án nhẹ hơn thế.

Hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy giới "dân chửi" sẽ tiếp tục khai thác vụ Đồng Tâm để tuyên truyền. Nếu họ khăng khăng bám giữ những niềm tin mang màu sắc hận thù của mình, thay vì thừa nhận phần sai lầm của các bị cáo và lắng nghe quan điểm của phần còn lại trong xã hội, họ sẽ tự làm mình sa lầy trong vụ Đồng Tâm, trong khi xã hội đã rút ra kinh nghiệm và tiếp tục bước sang những chuyện vui buồn mới.