Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

THOÁT TRUNG VỀ VĂN HÓA – CHỦ ĐỀ PHẢN CẢM?


Sau chủ đề “Thoát Trung là phải thoát Cộng”, nay các tri thức chống Cộng (tức chống Chủ nghĩa Cộng sản của Mac) của Văn đoàn độc lập lại đeo đuổi chủ đề “Thoát Trung về văn hóa”. Tuy nhiên đi từ hình thức đến bản chất, thì tiêu đề này đã phản ảnh, lột tả đầy đủ cái PHẢN VĂN HÓA của người dùng.


Nói đến văn hoá cũng là nói ngôn ngữ. Theo dịch giả Trần Đĩnh trả lời trên Văn Việt,  70% từ tiếng Việt có gốc Hán. Bản thân cái tiêu đề “Thoát Trung”, “văn hóa” đều là từ gốc Hán. Đã từng có câu chuyện hài hước về một vị trí thức nào đó định làm cách mạng “thoát Trung” về ngôn ngữ bắt đầu từ công trình văn hóa vĩ đại của dân tộc là Truyện Kiều bằng sự chuyển đổi ngôn ngữ gốc Hán sang Nôm, đã khiến dư luận bức xúc, lên án

Theo khái niệm được UNESCO thừa nhận, Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thứcxúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn họcnghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin

Như vậy, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội trong một bối cảnh đặc thù, và văn hóa phản chiếu đặc thù của con người. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử". Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một số quan niệm về văn hóa:



-Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. -văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.
-Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);
-Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;…

Hiểu một cách nôm na, phổ cập đối với truyền thông hiện nay, thì văn hóa là bản sắc dân tộc, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc khác nhau. Dân tộc Việt Nam trải qua ngàn năm Bắc thuộc vẫn giữ gìn được bản sắc của mình. Ngôn ngữ Việt Nam dù 70% gốc Hán nhưng vẫn hiện diện trong chỉnh thể khác biệt nhờ tài năng “Việt hóa” của cha ông. 

Bởi vậy cụm từ “Thoát Trung về văn hóa” phản ánh sự “phản văn hóa” của người dùng. Nó đã lột tả sự khiên cưỡng, cố tình gán ghép một dụng ý chính trị, một tư tưởng cực đoan với một vấn đề chứa đựng “giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội”, một cách hành xử “phi văn hóa”, không hề có tính nhân văn, mang ý nghĩa nhân bản chút nào. Đề cập góc độ chính trị, thì đó là tư tưởng phản dân chủ, xâm phạm quyền con người, xúc phạm đến dân tộc, một thứ hành xử mà loài người văn minh, hiện đại không nên đụng chạm đến, nếu có đề cập thì cần phải hết sức khéo léo, thận trọng. Còn nếu đề cập dưới góc độ dân tộc, thì những trí thức của Văn đoàn độc lập đang làm là tội ác, là sự cực đoan, là sự không nên có giữa các dân tộc bình quyền, là nguyên nhân “gây chiến tranh” giữa các dân tộc, tín ngưỡng mà loài người văn minh đang cố gắng loại bỏ.

Hơn thế nữa, mối liên hệ văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam rất phức tạp. Do quá trình di dân của người Việt cổ và quá trình xâm lược của người phương Bắc, nên cho đến giờ, chúng ta không thể bóc tách rõ ràng đâu là dấu vết văn hóa của người Việt, đâu là của Trung Hoa. Trong khi ấy, các "trí thức cấp tiến" của Văn đoàn Độc lập, tự lập blog xưng là Văn Việt, nhưng lại phủ nhận toàn bộ giá trị mang tính Việt, chỉ vì chẳng may nó có chút hơi giống Tàu. Nhưng các vị phải thấy rằng chúng ta không lệ thuộc Trung Quốc hiện đại về văn hóa, mà chỉ ảnh hưởng của các giá trị cổ đại. Các giá trị này đã được cha ông ta chắt lọc và tích hợp vào hệ giá trị truyền thống. Nếu phá bỏ những giá trị tinh hoa này thì chính các ông bà trong Văn đoàn Độc lập đang đi ngược lại lý tưởng dân chủ và đa nguyên của mình.

Văn đoàn độc lập đang ngày càng thể hiện rõ xu hướng của mình. Họ không thật sự muốn "thoát Trung", họ chỉ mượn những chủ đề này, giống như năm 2011 đã mượn cớ biểu tình chống Trung Quốc, để tuyên truyền chống chính quyền. Tất cả những việc họ làm không qua mắt được công chúng, và  chắc chắn rằng sẽ trở nên vô ích, hoặc nặng hơn là phản cảm, trong con mắt của người dân.