Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

Nhân chứng tại phiên tòa xét xử Y Krếc Byă bác bỏ mọi luận điệu bịa đặt vụ án!

  

Sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã xét xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Y Krếc Byă 13 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”, trên không gian mạng xuất hiện một số luận điệu cho rằng, phiên tòa không công khai, cố tình vu cáo, gán ghép tội trạng cho bị cáo, đàn áp quyền tự do tôn giáo,…

 

Tuy nhiên chính các nhân chứng là người từng bị Y Krếc Byă dụ dỗ lôi kéo có mặt tại phiên tòa công khai phản bác những luận điệu xuyên tạc nói trên.

 

Tham gia phiên tòa với tư cách là nhân chứng vụ án, anh Y Chới Buôn Krông ở thành phố Buôn Ma Thuột nhận thấy “tòa xử rất công khai, đúng người đúng tội” Anh cũng cảm ơn chính quyền, Đảng và Nhà nước “đã khoan hồng, không xử lý hành vi đã tham gia vào tổ chức Hội thánh tin lành đấng Chrits Tây Nguyên của mình để anh  được làm người có ích cho xã hội được lo cho vợ con”.



Anh Y Chới Buôn Krông - Nhân chứng tại phiên tòa

Cũng giống anh Y Chới Buôn Krông, anh Y Toét Ksơr ở huyện Ea H’leo đến dự phiên tòa với tư cách là nhân chứng của vụ án. Từ vài năm trước, anh đã bị Y krếc lôi kéo, dụ dỗ tham gia “Hội thánh tin lành đấng Chrits Tây Nguyên”, Y Krếc đã đưa cho anh một số tiền để lôi kéo người khác tham gia cùng mình. Sau khi được chính quyền, lực lượng chức năng giải thích anh đã hiểu ra và không tham gia nữa.  Kết thúc phiên xét xử, anh thấy “tòa đã xử rất đúng người, đúng tội”. Anh cũng khẳng định “chủ mưu của tổ chức này là do A Ga từ Mỹ xúi dục và lôi kéo bà con. Việc làm của A Ga và Y Krếc là chia rẽ đoàn kết giữa người dân với chính quyền, phá hoại chính sách đoàn kết của đảng và Nhà nước và ảnh hưởng đến đất nướcViệt Nam của chúng ta”. “Tòa xử Y Krếc 13 năm tù là đúng vì Y Krếc đã tiếp tay cho A Ga chia rẽ khối đoàn kết của Đảng, Nhà nước ta”. Qua việc này, anh cũng muốn nhắc nhở bà con buôn làng mình “phải cảnh giác, không tham gia vào Hội thánh tin lành đấng Chrits Tây Nguyên vì như vậy sẽ vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng cho bà con của chúng ta. Chúng ta phải tránh tổ chức này ra và nếu phát hiện phải báo cho chính quyền địa phương để giải quyết”.



Anh Y Toét Ksơr trả lời phổng vấn sau khi kết thúc phiên xét xử Y Krếc Byă

Không chỉ có anh Y Chới Buôn Krông và anh Y Toét Ksơr, mà trước đó, đồng bào và chức sắc tôn giáo ở các buôn, làng trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đối những hành vi sai trái, tái phạm tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”, kích động, gây chia rẽ của Y Krếc Byă gây ra.

 Theo hồ sơ vụ án được Tòa án nhân dân dân tỉnh Đắk Lắk công bố tại phiên xét xử, bị cáo Y Krếc Byă (tên thường gọi là Ama Guôn, sinh năm 1978, ở buôn K’nia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) từng có tiền án 8 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Ra tù, Y Krếc Byă lại tái phạm, tham gia vào tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” của A Ga, một đối tượng FULRO phản động lưu vong sống ở Mỹ, đang bị truy nã quốc tế. Y Krếc Byă được A Ga phong cho làm Phó Ban điều hành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” và nhiều lần nhận tiền do A Ga gửi về để đi phát triển tổ chức phản động này ở Tây Nguyên; tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tham gia, tổ chức hàng trăm buổi hội họp, tập huấn trực tuyến với các đối tượng FULRO lưu vong để nhận sự chỉ đạo và đi thu thập những thông tin, hình ảnh, tài liệu một chiều, sai sự thật. Sau đó, chúng gửi ra bên ngoài nhằm xuyên tạc, kích động, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền và lực lượng vũ trang; gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau. Mặc dù đã được lực lượng chức năng, chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở, làm việc, yêu cầu chấm dứt, nhưng Y Kếc Byă vẫn không từ bỏ. Không dừng lại ở đó, theo sự sắp xếp của A Ga, Y Krếc Byă còn trả lời phỏng vấn trên Đài Châu Á tự do với nội dung vu khống chính quyền và Công an Việt Nam luôn sách nhiễu, cấm cản không cho tự do sinh hoạt tôn giáo.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Mưu đồ của các cá nhân và tổ chức quốc tế xuyên tạc vụ án Y Krech Bya?

 


Gần đây, sau phiên tòa xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắc Lắc với Y Krech Byă - đối tượng FULRO tham gia nhóm phản động “người Thượng vì công lý” và
Tin lành đấng Christ Tây Nguyên, một số cá nhân và tổ chức quốc tế đã lên tiếng với những luận điệu cho rằng Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số và yêu cầu sự can thiệp từ Mỹ và phương Tây. Những luận điệu này không chỉ thiếu cơ sở mà còn không tôn trọng chủ quyền pháp lý và quyền tự quyết của một quốc gia độc lập.

Việt Nam là một quốc gia có hệ thống pháp luật đầy đủ và minh bạch, nơi mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được bảo vệ. Điều 116 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, điều mà Y Krec Bya đã bị kết án, là một phần của hệ thống pháp luật này và được áp dụng nhằm bảo vệ sự đoàn kết và ổn định của quốc gia.

Các cáo buộc về việc đàn áp người dân tộc thiểu số là không chính xác và không phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy quyền lợi và sự phát triển của người dân tộc thiểu số thông qua nhiều chính sách và chương trình cụ thể. Sự đa dạng văn hóa và tôn giáo là một phần không thể tách rời của xã hội Việt Nam, và chính phủ đã cam kết bảo vệ và phát huy giá trị này.

Yêu cầu can thiệp từ bên ngoài không chỉ là sự xâm phạm chủ quyền quốc gia mà còn là hành động không tôn trọng nguyên tắc tự quyết của một quốc gia. Việt Nam, như mọi quốc gia khác, có quyền tự mình giải quyết các vấn đề nội bộ mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài.

Đối với những cá nhân và tổ chức quốc tế quan tâm đến vấn đề nhân quyền, việc hiểu rõ và tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia là điều cần thiết. Thay vì đưa ra những luận điệu không có cơ sở, việc đối thoại và hợp tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau sẽ là cách tiếp cận hiệu quả hơn để thúc đẩy nhân quyền và tự do cơ bản.

Cuối cùng, việc duy trì đoàn kết dân tộc và ổn định xã hội là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam, thông qua hệ thống pháp luật của mình, đang nỗ lực bảo vệ giá trị này và đảm bảo rằng mọi công dân đều có cơ hội phát triển và đóng góp cho xã hội.


 

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

Mỹ ngày càng "quá lố" và thiếu xem trọng đối tác!

 


Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc đánh giá các vấn đề liên quan đến nhân quyền và tự do tôn giáo cần được tiếp cận một cách cân nhắc và đa chiều. Mới đây, ngày 01/4/2024, trong thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại về các bản án tù đối với một số cá nhân ở Việt Nam, trong đó có Y Krec Bya và các đối tượng Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương, và Tô Hoàng Chương.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cần phải xem xét trong ngữ cảnh pháp luật và chủ quyền của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia có quyền và trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội thông qua hệ thống pháp luật của mình. Việt Nam, như bất kỳ quốc gia nào khác, có hệ thống pháp luật riêng biệt để đối phó với các hành vi được cho là có thể gây nguy hại đến sự ổn định và đoàn kết quốc gia.

Các vụ án mà Bộ Ngoại giao Mỹ đề cập đến đã được xét xử theo quy trình pháp lý của Việt Nam, và các bản án được đưa ra dựa trên bằng chứng và luật pháp hiện hành. Trong trường hợp của Y Krec Bya, đối tượng này đã bị kết án với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Các cáo buộc và bản án này phản ánh mối quan ngại của chính phủ Việt Nam về việc duy trì sự ổn định và đoàn kết trong xã hội đa dạng về văn hóa và tôn giáo.

Mặt khác, quyền tự do biểu lộ ý kiến, lập hội và tôn giáo là những quyền cơ bản được quốc tế công nhận và cũng được Hiến pháp Việt Nam bảo vệ. Tuy nhiên, như mọi quyền tự do khác, chúng không phải là không giới hạn và có thể bị hạn chế dựa trên các lý do chính đáng như bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức công cộng.

Trong quá trình xét xử, các cá nhân này đã có quyền được biện hộ và có quyền kháng cáo nếu họ cảm thấy bản án không công bằng. Điều này đảm bảo rằng mọi quyết định pháp lý đều phải trải qua một quá trình xem xét kỹ lưỡng và công bằng, phù hợp với các nguyên tắc pháp quyền.

Cuối cùng, việc đối thoại và hợp tác quốc tế là cần thiết để thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia. Việt Nam đã và đang tham gia vào nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực về nhân quyền và tự do tôn giáo, và cam kết cải thiện liên tục trong lĩnh vực này. Sự hợp tác, chứ không phải chỉ trích, sẽ là chìa khóa để đạt được tiến bộ trong các vấn đề nhân quyền và tự do cơ bản.


 

Mỹ muốn gì khi lên tiếng can thiệp cho đối tượng vi phạm pháp luật?

 


Ngày 01/4/2024, trong thông cáo báo chí trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phát ngôn viên Matthew Miller tuyên bố: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây đối với ông Y Krec Bya, người có tiếng nói ôn hòa cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam. Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án tù nặng dành cho các ông Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vì vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam. Chúng yêu cầu Việt Nam tôn trọng quyền cá nhân trong việc thực thi tự do biểu lộ, hội họp và tự do tín ngưỡng hay tôn giáo”.

Thật khó hiểu khi trong bối cảnh quan hệ Việt - Mỹ vừa nâng cấp lên mức cao nhất mà Hoa Kỳ vẫn hành xử thiếu chuyên nghiệp như vậy!

Hoa Kỳ đưa ra thông tin sai lệch về bản án của Y Krec Bya, Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương. Các cá nhân này vi phạm pháp luật Việt Nam, xâm phạm an ninh quốc gia, gây nguy hại cho trật tự xã hội, và đã được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Hoa Kỳ cố tình mô tả họ là những "tiếng nói ôn hòa" cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, nhằm che đậy bản chất hành vi vi phạm pháp luật của họ.

Việc Hoa Kỳ tập trung vào một số trường hợp cá biệt, bỏ qua những nỗ lực và thành tựu to lớn của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cho tất cả các công dân, bao gồm cả quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, là hoàn toàn thiếu thiện chí.

Hoa Kỳ không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt Nam, bao gồm cả việc xét xử các cá nhân vi phạm pháp luật.

Việc Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam "tôn trọng quyền cá nhân" là sự vô đạo đức, thể hiện thái độ coi thường pháp luật Việt Nam và chủ quyền quốc gia.

Hoa Kỳ cần tôn trọng luật pháp quốc tế và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền con người của tất cả các công dân, bao gồm cả quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Việt Nam cam kết tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thụ hưởng đầy đủ các quyền con người.

Việt Nam luôn mong muốn hợp tác với các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cho tất cả mọi người.

Cộng đồng quốc tế cần nhìn nhận vấn đề nhân quyền ở Việt Nam một cách khách quan và công bằng, không nên dựa vào những thông tin sai lệch, xuyên tạc của Hoa Kỳ. Cần lên án mạnh mẽ hành động can thiệp vào nội bộ Việt Nam của Hoa Kỳ. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, chung tay bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024

Chân dung tên phản động Y Krech Byă !

 


Y Krech Byă đã cùng với đồng bọn lừa phỉnh, lôi kéo một số người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên vượt biên qua biên giới với hứa hẹn sẽ đưa đi Mỹ, Canada... sống một "tương lai hạnh phúc". Chúng trục lợi từ những người này và lợi dụng việc này để vu cáo chính quyền để xảy ra tình trạng mua bán người. Không dừng lại ở đó, theo sự sắp xếp của Aga, Y Krech Byă còn trả lời phỏng vấn trên RFA vu khống chính quyền và Công an Việt Nam luôn sách nhiễu, cấm cản không cho tự do sinh hoạt tôn giáo. Nhóm "Người Thượng vì công lý” cứ rêu rao, khóc lóc kể lể trên mạng xã hội vu cáo rằng Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số, đàn áp tôn giáo, phản ánh sai lệch chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Với những việc làm nhằm chống lại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Y Krech Byă, ngày 08/4/2023, đối tượng đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk lần thứ hai khởi tố bị can và bắt tạm giam về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Ngày 28/3/2024, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai, Y Krech Byă đã thừa nhận toàn bộ những hành vi tái phạm tội của mình từ năm 2012 đến đầu năm 2023. Tại phiên tòa, bị cáo nhận tội và bày tỏ thái độ ăn năn hối cải. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Y Krech Byă 13 năm tù giam về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Hình phạt được quy định tại Điều 116, Bộ luật Hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tại phiên tòa, các nhân chứng là người từng bị Y Krech Byă dụ dỗ, lôi kéo có mặt cũng đã thể hiện quan điểm của mình đối với bản án trên. Điển hình là anh Y Chới Buôn Krông (ở TP.Buôn Ma Thuột) cho rằng, phiên tòa xử công khai, đúng người đúng tội. Anh cũng cảm ơn chính quyền, Đảng và Nhà nước "đã khoan hồng, không xử lý hành vi đã tham gia vào tổ chức Hội thánh tin lành đấng Chrits Tây Nguyên của mình để anh được làm người có ích cho xã hội, được lo cho vợ con".

Cũng giống anh Y Chới Buôn Krông, anh Y Toét Ksơr (ở H.Ea Hleo, Đắk Lắk) đến dự phiên tòa với tư cách là nhân chứng của vụ án và cho biết: Từ vài năm trước, anh đã bị Y Krech Byă lôi kéo, dụ dỗ tham gia "Hội thánh tin lành đấng Chrits Tây Nguyên". Y Krech Byă đã đưa cho anh một số tiền để lôi kéo người khác tham gia cùng mình. Sau khi được chính quyền, lực lượng chức năng giải thích anh đã hiểu ra và không tham gia nữa.

Được hỏi về diễn biến phiên tòa xét xử bị cáo Y Krech Byă, anh Y Toét Ksơr cho rằng: "Tòa đã xử rất đúng người, đúng tội". Anh cũng khẳng định "chủ mưu của tổ chức này là do Aga từ Mỹ xúi giục và lôi kéo bà con. Aga và Y Krech Byă vì mục đích cá nhân, muốn chia rẽ đoàn kết giữa người dân với chính quyền, phá hoại chính sách đoàn kết của Đảng và Nhà nước".

Phiên toà xét xử bị cáo Y Krech Byă diễn ra công khai, mọi người dân đều có quyền tham dự để theo dõi phiên tòa. Tuy nhiên, đối với những phần tử quá khích, không tuân thủ, chấp hành các nội quy, quy định của Hội đồng xét xử khi đến phiên tòa, như: gây ồn ào mất trật tự, trang phục không nghiêm túc, chỉnh tề... đều có thể bị lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, cán bộ bảo vệ của Tòa án nghiêm cấm vào phiên tòa xét xử.

Một số kênh thông tin do các đối tượng phản động xuyên tạc, đưa ra những nội dung sai trái để gây hiểu lầm đối với dư luận ở nước ngoài, cố tình tạo ra những mâu thuẫn, bất ổn từ bên trong để kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam.


 

Y Krech Byă và sự ảo tưởng quyền lực

 


Ngày 28/3/2024, TAND tỉnh Đăk Lăk tuyên bản án 13 năm tù đối với bị cáo Y Krech Byă (tức Ama Guôn, SN 1978, trú buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Hiện, bị cáo đang chấp hành bản án tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng, trên nhiều trang mạng của các thế lực phản động, xuất hiện nhiều bài viết bênh vực, "gỡ tội" cho Y Krễc Byă; đồng thời xuyên tạc trắng trợn chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước...

RFA và Y Quynh Bđắp (đối tượng phản động lưu vong) gọi Y Krech Byă là thầy truyền đạo, bởi thực tế Y Krech Byă tham gia "Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên" (CHPC) và được những FULRO lưu vong ở Mỹ do Aga (trước đó sinh sống ở H.Buôn Đôn - Đắk Lắk; hiện đang bị truy nã quốc tế) phong cho chức "Phó Giáo hội Trưởng CHPC".

Trước đó, ngày 08/4/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án "Phá hoại chính sách đoàn kết" xảy ra tại Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, khởi tố bị can đối với Aga (đối tượng FULRO lưu vong) và khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Y Krech Byă. Theo tài liệu của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, Y Krech Byă từng bị xử phạt 8 năm tù về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết", năm 2004. Tuy nhiên, năm 2012 (chỉ một năm sau khi ra tù) Y Krech Byă lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO, bị cơ quan Công an phát hiện, đấu tranh, đưa ra kiểm điểm trước dân để tạo điều kiện cho Y Krech Byă sửa chữa sai lầm.

Khi các đối tượng FULRO lưu vong tại Mỹ, Thái Lan do Aga cầm đầu lôi kéo, xúi giục, Y Krễc Byă tích cực tham gia CHPC và ảo vọng quyền lực. Nhóm "Người Thượng vì công lý” đã lợi dụng, đào tạo Y Krech Byă bằng cách ghi nhận công lao và bố trí cho đối tượng giữ chức vụ: "Phó Giáo hội Trưởng CHPC" cùng những hứa hẹn sẽ hỗ trợ Y Krech Byă và tổ chức giáo hội này có nhiều quyền lợi.

Cụ thể, cơ quan Công an thu thập được nhiều tài liệu, bằng chứng về việc Y Krễc Byă nhiều lần nhận tiền do Aga gửi về để đi phát triển tổ chức phản động này ở Tây Nguyên; tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tham gia, tổ chức hàng trăm buổi hội họp, tập huấn trực tuyến với các đối tượng FULRO lưu vong để nhận sự chỉ đạo và đi thu thập những thông tin, hình ảnh, tài liệu một chiều, sai sự thật. Sau đó, chúng gửi ra bên ngoài nhằm xuyên tạc, kích động, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền và lực lượng vũ trang; gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau. Mặc dù đã được lực lượng chức năng, chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở, làm việc, yêu cầu chấm dứt, nhưng Y Krech Byă vẫn không từ bỏ, ngày càng lún sâu vào con đường phạm tội.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

Bản chất sen đầm không đổi của Mỹ qua báo cáo nhân quyền

 


Mặc dù quan hệ Mỹ - Việt Nam đã được nâng cấp lên mức cao nhất nhưng hành xử của Mỹ vẫn vô lối như ngày nào và không thay đổi, tiếp tục lấy dân chủ, nhân quyền gây sức ép với chính quyền Việt Nam, điều đó thể hiện rõ thông qua cái gọi là báo cáo nhân quyền Việt Nam năm 2023 mới được Mỹ công bố ngày 22/4/2024 vừa qua.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ thể hiện quan điểm phiến diện, thiếu thiện chí, cố tình xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Việc Mỹ lấy vụ án Y Krech Byă làm ví dụ cho việc đàn áp người dân tộc thiểu số là hoàn toàn sai lệch. Y Krech Byă đã vi phạm pháp luật Việt Nam, xâm phạm an ninh quốc gia, gây nguy hại cho trật tự xã hội, và đã được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Mỹ bỏ qua những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cho tất cả các công dân, bao gồm cả người dân tộc thiểu số.

Mỹ tung ra những thông tin sai lệch, xuyên tạc nhằm bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, gây chia rẽ nội bộ và phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác.

Mỹ lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào nội bộ Việt Nam, phục vụ cho mục đích chính trị của họ.

Cần lên án mạnh mẽ hành động xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền về những thành tựu trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đồng thời vạch trần những chiêu trò của Mỹ.

Mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, chung tay bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh.

Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền con người của tất cả các công dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính.

Việt Nam cam kết tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thụ hưởng đầy đủ các quyền con người.

Việt Nam luôn mong muốn hợp tác với các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cho tất cả mọi người.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ là hành động vô đạo đức, vi phạm luật pháp quốc tế. Chúng ta cần chung tay bảo vệ đất nước, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của Mỹ, góp phần xây dựng Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2024

Một số gợi ý để Mỹ cải thiện các báo cáo nhân quyền

 


Trong lần thứ 48 đưa ra báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục đưa ra những thông tin, số liệu nhằm chỉ trích, phê phán, cho rằng Việt Nam bắt, giam giữ những người vì hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội...

Để minh chứng cho những nội dung được đưa ra trong bản báo cáo, như thường lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ đã liệt kê nhiều đối tượng được họ cho là “các nhà hoạt động chính trị”, “nhà bảo vệ nhân quyền” như Lê Anh Hùng, Y Krech Byă... Thực chất, đây đều là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, phạm các tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự, bị bắt giữ, điều tra, có đối tượng đã được đưa ra xét xử và tuyên phạt với những bản án đúng người, đúng tội.

Việc các đối tượng có hành vi phạm tội bị xử lý nghiêm minh, được người dân Việt Nam đồng tình, ủng hộ nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ lại dẫn chứng để thông tin sai lệch về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam khi cho rằng: “Chính phủ Việt Nam tiếp tục sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia và những quy định mơ hồ khác của Bộ luật Hình sự để bỏ tù các nhà hoạt động bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa trên mạng và các nhà bất đồng chính kiến”...

Phản bác lại các nội dung của báo cáo nhân quyền Mỹ là không khó và bất kỳ ai quan tâm tới tình hình nhân quyền Việt Nam đều có thể bẻ lại các luận điệu xuyên tạc, vu khống trong báo cáo một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bằng nhiều lý do khác nhau mà Mỹ vẫn mù quáng đưa ra các báo cáo sai lệch sự thật, y như việc dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” năm xưa, để phục vụ cái ý đồ thâm hiểm của Mỹ là lấy dân chủ, nhân quyền gây sức ép với chính quyền Việt Nam.

Thôi thì nói mãi chẳng được, cũng chỉ khuyên Mỹ khi đưa ra các báo cáo nhân quyền gì đó nên làm theo một số gợi ý sau:

Thu thập thông tin từ nhiều nguồn đa dạng: Điều này bao gồm cả nguồn tin chính thức từ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, cũng như các báo cáo từ các tổ chức quốc tế và nhóm quan sát độc lập.

Tăng cường đối thoại và hợp tác quốc tế: Việc trao đổi và làm việc cùng với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác có thể giúp nâng cao sự hiểu biết và cải thiện chất lượng thông tin trong báo cáo.

Xác minh thông tin: Trước khi đưa thông tin vào báo cáo, cần phải xác minh tính chính xác của nó thông qua việc kiểm chứng với nhiều nguồn và phỏng vấn trực tiếp những người liên quan.

Đảm bảo tính khách quan và không thiên vị: Báo cáo cần phải được viết mà không bị ảnh hưởng bởi chính trị hay lợi ích nhóm nào.

Công khai và minh bạch: Các báo cáo nên được công bố rộng rãi để mọi người có thể tiếp cận và đánh giá. Điều này cũng giúp tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Tham vấn cộng đồng: Việc tham vấn ý kiến từ cộng đồng, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các vấn đề nhân quyền, là rất quan trọng để đảm bảo rằng báo cáo phản ánh đúng tình hình.

Cập nhật thông tin thường xuyên: Tình hình nhân quyền có thể thay đổi nhanh chóng, do đó cần có sự cập nhật định kỳ để báo cáo phản ánh đúng sự thật.


 

Bản báo cáo "vớ vẩn" của Bộ Ngoại giao Mỹ

 


Ngày 22/4/2024, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo nhân quyền năm 2023 và tiếp tục đưa ra những thông tin phiến diện, sai lệch, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, trong đó vu cáo Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số, ví dụ như xét xử và kết án Y Krech Byă.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc đưa ra các báo cáo nhân quyền là một phần cần thiết trong việc đánh giá và thúc đẩy sự tiến bộ của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, không phải lúc nào những báo cáo này cũng phản ánh một cách chính xác và khách quan tình hình thực tế. Điển hình là báo cáo nhân quyền năm 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ về Việt Nam, đã gây ra nhiều tranh cãi về tính chính xác và khách quan của nó.

Báo cáo này đã đề cập đến vụ xét xử và kết án Y Krech Byă, một công dân Việt Nam, với hành vi “phá hoại chính sách đoàn kết” sau một quá trình xét xử công bằng và minh bạch, dựa trên những hành vi cụ thể và vi phạm pháp luật của Việt Nam. Thế nhưng báo cáo lại cho rằng Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số!?

Việt Nam là một quốc gia có hơn 50 dân tộc thiểu số, và chính sách đoàn kết dân tộc luôn được coi trọng. Nhà nước Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng nhằm đảm bảo quyền lợi và cơ hội phát triển bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể dân tộc hay tôn giáo. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa… đều được triển khai rộng khắp, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ quyền lợi cho người dân tộc thiểu số.

Trong trường hợp của Y Krech Byă, việc đối tượng bị kết án không phải vì nguyên nhân dân tộc hay tôn giáo, mà là do những hành vi vi phạm pháp luật đã được chứng minh một cách rõ ràng tại phiên tòa. Việc Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng trường hợp này để chỉ trích Việt Nam có thể được xem là một hành động không công bằng, thiếu khách quan và có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Điều quan trọng là mọi đánh giá về nhân quyền cần phải dựa trên thông tin chính xác, khách quan và toàn diện. Việt Nam luôn mở cửa và sẵn sàng đối thoại với các quốc gia và tổ chức quốc tế về vấn đề nhân quyền, dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đây là cơ sở để xây dựng một môi trường quốc tế hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Như vậy, việc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra những thông tin không chính xác và thiếu khách quan trong báo cáo nhân quyền năm 2023 về Việt Nam không chỉ làm méo mó hình ảnh của một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, mà còn có thể gây ra những hiểu lầm và ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa hai nước. Đối với Việt Nam, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người luôn là ưu tiên hàng đầu và là một phần không thể tách rời trong quá trình phát triển đất nước.


 

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

Báo cáo nhân quyền năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thiếu khách quan, ác ý về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

 

Bất chấp việc mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã, đang phát triển mạnh mẽ cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, quân sựn, ngoại giao, vừa nâng cấp mức cao nhất là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại vừa công bố cái gọi là Báo cáo Nhân quyền năm 2023 với nhiều nội dung thiếu khách quan, thiếu thiến chí đánh giá về nhân quyền Việt Nam, trong đó, nhấn mạnh vụ bắt Đường Văn Thái là một trường hợp “đàn áp xuyên quốc gia”(!) Đây rõ ràng là hành động xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam; can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ Việt Nam; làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân hai nước!



Trên thực tế, Đường Văn Thái đã có nhiều hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Không chỉ thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đưa ra những luận điệu, thông tin xuyên tạc, bịa đặt, tin đồn thất thiệt với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân, Đường Văn Thái còn tham gia nhiều tổ chức hội nhóm bất hợp pháp: Hội Nhà báo độc lập, Hội Anh em dân chủ,… và tiến hành nhiều hoạt động chống phá chế độ, Nhà nước. Chính y đã khởi tạo và điều hành nhóm cái gọi là “Lều Của Đầy Tớ” trên Facebook, thường xuyên đăng tải, phát tán những hình ảnh, thông tin sai lệch về một số cá nhân là lãnh đạo cấp cao của hệ thống chính trị Việt Nam; lợi dụng những sự cố của đất nước để kích động biểu tình, bạo loạn, gây rối,… làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Vào chiều ngày14/4/2023, Đường Văn Thái đã bị Công an xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh phát hiện xâm nhập trái phép vào địa bàn thông qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới và bị tạm giữ để điều tra theo quy định của pháp luật. Đây là việc làm đúng quy định của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam; không xâm phạm quy định, luật pháp của các quốc gia lân cận cũng như luật pháp quốc tế. Như vậy, việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng Cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ, điều tra Đường Văn Thái là “đàn áp xuyên quốc gia” , chỉ là một sự xuyên tạc trắng trợn việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam luôn lấy nhiệm vụ bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người làm mục tiêu, động lực cho sự phát triển. Việt Nam không chỉ tham gia ký kết, thực hiện nghiêm túc Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, mà còn nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thực thi quyền con người. Quyền con người về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, việc làm,… ở Việt Nam được Nhà nước bảo đảm ngày càng tốt hơn, với những điểm sáng và thành tựu không thể phủ nhận cả trên khía cạnh chính trị, pháp lý và thực tiễn. Chính vì thế nhân dân Việt Nam dẫu bất cứ ở đâu, làm gì đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quả lý, điều hành của Nhà nước Việt Nam, đoàn kết, tích cực lao động sản xuất làm giàu cho bản thân và gia đình và đất nước theo quy định của phát luật.

Thực tiễn đó không thể phủ nhận!

Theo Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vừa được công bố thì từ năm 2009 đến nay, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng 25%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5% mỗi năm. Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc, gắn chặt với y tế cơ sở, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đã tăng từ hơn 81% năm 2016 lên mức 92% vào năm 2022. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh ở Việt Nam đã đạt 98,3%, tăng gần một điểm % so với năm 2018. Các phương tiện thông tin, truyền thông, báo chí và internet đã phát triển mạnh mẽ và trở thành diễn đàn ngôn luận của người dân, các tổ chức xã hội và là công cụ giám sát thực thi chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Việt Nam có hệ thống công nghệ viễn thông hiện đại với độ phổ cập cao (đến tháng 9/2023, có 78 triệu người sử dụng internet, tăng 21% và số thuê bao băng rộng di động là 86,6 triệu thuê bao, tăng 38% so với năm 2019). Việt Nam đã và đang tích cực rà soát toàn diện việc thực hiện những khuyến nghị đã chấp thuận tại chu kỳ III (Trong số 241 khuyến nghị, đến nay đã hoàn thành, thực hiện có kết quả 209 khuyến nghị (chiếm 86,7%); thực hiện một phần là 30 khuyến nghị (chiếm 12,4%) và còn 02  khuyến nghị đang xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp).

Hành động thiếu thiện chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không chỉ không phản ánh đúng tư tưởng, nội dung, mà còn cản trở mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ là một việc làm rất đáng tiếc, phá hỏng mọi nỗ lực vun đắp quan hệ song phương của đôi bên.

 

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

Vụ án Y Krếch Byă: Lời kêu gào vô lý của RFA và “Việt Tân”

 


Sau khi Y Krech Byă bị TAND tỉnh Đắc Lắc kết án 13 năm tù giam, RFA và Việt Tân đang kêu gào lên án chính quyền Đắc Lăk vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, đàn áp người dân tộc thiểu số!?



Đây là luận điệu hết sức nực cười, ở đây chẳng có chuyện đàn áp nào cả, người dân tộc thiểu số hay người nào đều phải chấp hành pháp luật, sai thì phải chịu chế tài của pháp luật.

Huống gì, Y Krech Byă là đối tượng chống đối nhiều lần, không hối cải.

Năm 2022 khi nhà Y Krech Byă có điểm nhóm lạ, chính quyền địa phương đã thuyết phục và vận động Y Krech Byă gỡ bảng hiệu vi phạm vì địa điểm nhà đối tượng không phải nơi sinh hoạt đạo tập trung. Y Krech Byă đã tự nguyện tháo gỡ.

Tuy nhiên được ít hôm, Y Krech Byă tiếp tục treo bảng hiệu có nội dung tương tự với mục đích thông báo và nhằm công khai địa điểm sinh hoạt đạo trái phép tại nhà. Chính quyền xã EaBar đã mời làm việc để vận động thuyết phục tháo gỡ bảng vi phạm, tuy nhiên Y Krech Byă cương quyết không chấp hành. Chính quyền xã đã thành lập tổ công tác tiến hành cưỡng chế ngăn chặn vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự trong buôn làng.

Thực tế thì Y Krech Byă bị các thế lực phản độn. lưu vong dụ dỗ lôi kéo, hướng dẫn để tạo lập nên tổ chức “Tin lành đấng christ Tây Nguyên”, sử dụng vỏ bọc tôn giáo, chúng lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam để hoạt động. Trên danh nghĩa tự xưng là tôn giáo Tin lành, tuy nhiên tổ chức trên hoạt động trái với mục đích tốt đẹp của Hội thánh Tin lành truyền thống, chúng hoạt động với mục đích phả.n độn.g, chống lại Nhà nước, phá hoạ.i chính sách đoàn kết dân tộc, dụ dỗ, lôi kéo người dân buôn làng để thực hiện các ý đồ riêng của chúng. “Tin lành đấng christ Tây Nguyên” là một tổ chức phản động đúng nghĩa. Mọi địa điểm liên quan đến tổ chức trên đều không được công nhận và trái pháp luật.

Với những hành vi đó, việc Y Krech bị bắt là chuyện hết sức bình thường.

Người Thượng, hay người xuôi, đều là công dân Việt Nam, đều phải chấp hành pháp luật Việt Nam và tuyệt không được “phản quốc”.

Mọi người dân, đồng bào chúng ta cần tỉnh táo xác định rõ ràng đâu là Hội thánh Tin lành chính thống được Nhà nước công nhận, đâu là tổ chức phản động đội lốt tôn giáo, tránh bị lợi dụng thực hiện các hoạt động chống lại đồng bào mình, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ các cộng đồng tôn giáo, người theo theo và không theo tôn giáo. Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, sai mục đích và vi phạm pháp luật đều sẽ bị pháp luật trừng trị và sẽ chịu sự trừng phạt của Chúa!

Người dân đồng bào ta cần tuyên truyền cho người thân tránh xa tổ chức trên, đồng thời, khi phát hiện các hoạt động có liên quan đến “Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên” cần báo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý!

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

Y Quynh Bđăp đang giả mù về phiên tòa Y Krech Byă?

 


Sau phiên tòa xét xử Y Krech Byă thì Y Quynh Bdap, một đối tượng phản động đang lưu vong tại Thái Lan đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc về phiên tòa xét xử Y Krếch Byă, cho rằng phiên tòa không được công khai, không minh bạch và vi phạm quyền được xét xử công bằng. Ngoài ra, Y Quynh Bdap còn cho rằng “việc họ kết án Y Krếc 13 năm tù tôi thấy là quá bất công đối với những người hoạt động tôn giáo để bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình bởi vì Y Krech không phạm tội mà chỉ hoạt động cũng như bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình theo đúng pháp luật và niềm tin của anh”.



Đây là những luận điệu này hoàn toàn sai trái và cần được phản bác mạnh mẽ.

Thứ nhất, phiên tòa xét xử Y Krếch Byă được tổ chức công khai, minh bạch:

- Phiên tòa được tổ chức tại TAND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, với sự tham dự của đại diện các cơ quan chức năng, các luật sư bào chữa, người thân bị cáo và đông đảo quần chúng nhân dân.

- Toàn bộ nội dung phiên tòa được ghi hình, ghi âm đầy đủ, đảm bảo tính khách quan, trung thực.

- Báo chí, truyền thông được phép đưa tin về phiên tòa, góp phần đảm bảo công khai, minh bạch.

Thứ hai, Y Krếch Byă được đảm bảo đầy đủ quyền lợi trong quá trình xét xử:

- Y Krếch Byă được triệu tập hợp pháp, được cung cấp đầy đủ hồ sơ vụ án để nghiên cứu, được chọn luật sư bào chữa và có quyền đặt câu hỏi cho các nhân chứng, giám định viên.

- Phiên tòa diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền được tranh luận, tự bào chữa của bị cáo.

- Tòa án đã xét hỏi khách quan, công tâm, dựa trên các chứng cứ thu thập được, đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho bị cáo.

Thứ ba, luận điệu của Y Quynh Bdap là sai trái, thiếu căn cứ:

- Y Quynh Bdap không có mặt tại phiên tòa, không có căn cứ để đưa ra những nhận định về tính công khai, minh bạch của phiên tòa.

- Những luận điệu của Y Quynh Bdap nhằm mục đích xuyên tạc, bôi nhọ hệ thống tư pháp Việt Nam, gây hoang mang dư luận.

Như vậy, phiên tòa xét xử Y Krếch Byă được tổ chức công khai, minh bạch, đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho bị cáo. Những luận điệu xuyên tạc của Y Quynh Bdap là vu khống và không có giá trị nào.

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

Những đồng bọn tráo trở của Y Krech Byă

 


Sau khi Y Krech Byă bị bắt, xét xử và kết án, những đồng bọn của hắn trong “Hội thánh tin lành đấng Christ Tây Nguyên” chẳng có một vẻ gì là xót xa cho chiến hữu ngoài mấy bài la lối trên mạng và lời đe dọa sẽ yêu cầu chính phủ các nước Mỹ, phương Tây và các tổ chức quốc tế can thiệp. Mà cũng chỉ được một vài dòng, đến nay thì đồng bọn của Y Krec đã ...im bặt!?



Cũng phải thôi, bản chất của Hội thánh tin lành Đấng Christ Tây Nguyên không phải là một tổ chức hay giáo phái tin lành, mà là một tổ chức phản động được dựng lên đội lốt tôn giáo để thực hiện các hoạt động lôi kéo, dụ dỗ biến các đối tượng nhẹ dạ cả tin, ham ăn lười làm tại Tây Nguyên trở thành cánh tay nối dài phục vụ tư tưởng hẹp hòi, ích kỉ của đám FULRO lưu vong do A Ga cầm đầu. Tên A Ga đã liên kết với các tổ chức phản động nước ngoài khác như “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) của Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ, nhóm “Người Thượng đứng lên vì công lý” (MSFJ) của Y Quynh Bdăp ở Thái Lan. Mục đích của tổ chức này là lôi kéo, thu nạp người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Nhà nước, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Khi mà các đối tượng chúng đã lôi kéo, dụ dỗ ở Việt Nam phạm tội bị bắt, thì bọn cầm đầu ở bên ngoài như Aga sẽ hả hê vui mừng vì như vậy chúng sẽ có "content" để đăng tải các bài viết xuyên tạc, vu cáo Chính quyền. Bởi thế khi Y Krếc Bya bị kết án, fanpage "Người Thượng Vì Công Lý" liên tục đăng tải xuyên tạc, bóp méo các nội dung liên quan đến phiên toà xét xử, chúng giống như những con kền kền cấu rỉa từng thớ thịt của đồng bào mình nhằm thoả mãn được mục đích chống phá, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tổ chức "Việt Tân" cũng tương tự như vậy, với thành viên các tổ chức này, phản động được xem như một cái "nghề" để chúng kiếm tiền dẫu biết rằng những nội dung chúng biên soạn, cắt ghép rồi đăng tải là trái sự thật, trái với đạo đức con người nhưng vì tiền mà chúng bất chấp.

Trong khi đó tại phiên tòa, khi được nói lời sau cùng, đôi mắt của Y Krếc đã ngấn lệ nói “...Do bị A Ga dụ dỗ, lừa phỉnh tin theo tổ chức phản động có tên Hội thánh tin lành đấng Christ Tây Nguyên – CHPC nhằm chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, chống lại Chính quyền. Mong hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm quay trở về với vợ con, với nương rẫy và với buôn làng...”. Đồng thời khuyên nhủ "...bà con buôn làng gần xa đừng nghe theo lời dụ dỗ ngon ngọt của A Ga, Y Quynh Bdap để rồi nhận lại kết cục như mình".

 Qua đó chúng ta thấy được đằng sau tất cả những lời dụ dỗ, hứa hẹn ngon ngọt của các tổ chức phản động là những thủ đoạn độc ác, đê hèn nhằm đưa đồng bào ta vào con đường sai trái, vi phạm pháp luật. Cần phải triệt để xoá bỏ "Hội thánh tin lành Đấng Christ Tây Nguyên" khỏi buôn làng để bà con tín đồ Tin lành thuần túy được yên tâm sinh hoạt đạo không bị mang tiếng xấu. Vì thế đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói riêng và toàn thể 54 dân tộc anh em nói chung chúng ta cần phải tỉnh táo, không nghe theo những lời xúi dục kích động của các tổ chức phản động lưu vong, tập trung làm ăn phát triển kinh tế, chung tay xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, thịnh vượng.

Đây cũng là lời cảnh tỉnh đến các đối tượng phản động FULRO đang có âm mưu núp bóng dưới vỏ bọc tôn giáo như “Hội thánh tin lành Đấng Christ Tây Nguyên”, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhỏ người dân ở các thôn, buôn để dụ dỗ, lôi kéo, kích động phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc.

Sự dính líu của Y Krech Byă và “Hội thánh tin lành đấng Christ”

 

Trong phiên tòa xét xử ngày 2/3/2024, Y Krếc đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và đã nhận thức được cái gọi là "Hội thánh tin lành Đấng Christ Tây Nguyên" thực chất chỉ đang lợi dụng y để chia rẽ đồng bào dân tộc thiểu số với người Kinh, chia rẽ người Ê đê với các đồng bào dân tộc khác (trích lời của Y Krếc thú nhận tại toà "A Ga nói chỉ cho người Ê đê hoặc J'rai thì mới được phép tham gia sinh hoạt hội thánh còn các dân tộc khác thì không được")



Thực tế thì “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (gọi tắt là CHPC) là một tổ chức phản động được đối tượng A Ga thành lập vào tháng 9/2020. A Ga đã tích cực liên kết với các tổ chức phản động nước ngoài khác như “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” (gọi tắt là BPSOS) của Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ, nhóm “Người Thượng đứng lên vì công lý” (gọi tắt là MSFJ) của Y Quynh Bdăp ở Thái Lan nhằm phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình. Bề ngoài, “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” là tổ chức sinh hoạt tôn giáo bình thường như các tổ chức tôn giáo khác với các hoạt động hát thánh ca, cầu nguyện và chia sẻ kinh thánh. Tuy nhiên, mục đích chính của tổ chức này là tập hợp tín đồ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và số đối tượng phản động người Việt lưu vong, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá chính quyền, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, thời gian qua đã có một số đối tượng tích cực tham gia vào hoạt động của tổ chức trên với vai trò cốt cán, chủ chốt, chúng tích cực trong việc thực hiện âm mưu, ý đồ phá hoại của CHPC. Đáng chú ý, trong số các đối tượng cầm đầu, Y Krếc Byă được các đối tượng phản động bên ngoài tự phong cho là Phó Ban điều hành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”. Y Krếc là đối tượng FULRO, đã từng bị xử phạt 8 năm tù giam về “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” nhưng ra tù vẫn không chịu tu chí hoàn lương. Từ năm 2012 đến đầu năm 2023, Y Krếc lại nghe theo sự chỉ đạo, kích động, xúi giục của Y Hin và A Ga là hai đối tượng phản động FULRO lưu vong đang ở Mỹ; lôi kéo một số đối tượng khác trong nội địa tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tham gia, tổ chức hàng trăm buổi họp, tập huấn trực tuyến với các đối tượng FULRO lưu vong bên ngoài để nhận sự chỉ đạo và thu thập những thông tin, hình ảnh, tài liệu một chiều, sai sự thật... 

Đây là bài học thích đáng, là cái giá phải trả cho kẻ không biết hối cải. Pháp luật Việt Nam luôn có sự khoan hồng đối với những người lầm đường lạc lối nhận ra lẽ phải nhưng tuyệt đối nghiêm trị những kẻ có ý đồ đi ngược lại với lợi ích quốc gia dân tộc.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2024

Cái kết tất yếu cho kẻ ngoan cố chống phá chính sách đoàn kết dân tộc

 

Ngày 28/3/2024 Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên xét xử sơ thẩm công khai và tuyên phạt Y Krếc Byă 13 năm tù giam (5 năm quản chế) về tội danh "phá hoại chính sách đoàn kết" theo quy định tại điều 116 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Trước đó, ngày 08/4/2023, sau quá trình xác minh, điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án phá hoại chính sách đoàn kết xảy ra tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Hình sự.



Đồng thời Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định khởi tố bị can đối với Aga, đối tượng phản động FULRO lưu vong và khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở đối với Y Krếc Byă (thường gọi là Ama Guôn, SN 1978, ở buôn K’nia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk). Các quyết định nói trên đã được VKSND tỉnh Đắk Lắk phê chuẩn.

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định thời gian qua, 2 bị can Aga và Y Krếc Byă cùng một số người khác đã chỉ đạo tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tổ chức hàng trăm buổi hội họp tập huấn trực tuyến để chỉ đạo thu thập các thông tin, tài liệu xuyên tạc, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền và lực lượng vũ trang; gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau.

Trong 2 đối tượng này, Aga đang sống lưu vong ở nước ngoài, còn Y Krếc Byă là đối tượng cũng không còn xa lạ gì với các hoạt động chống phá. Gần đây, Y Krếc Byă và “Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên” là cái tên được fanpage Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ) và fanpage Việt Tân liên tục nhắc tới.

Y Krếc Byă (tên thường gọi là Ama Guôn), sinh năm 1978 trú tại Buôn K’nia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk. Được thừa hưởng nền độc lập, tự do hòa bình mà bao thế hệ cha ông của 54 dân tộc anh em cùng đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đổi bằng xương máu giành được, đáng lẽ ra Y Krếc Byă đã có một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc với vợ con, với buôn làng nhưng không, y lại chọn nghe theo lời dụ dỗ của các đối tượng phản động Fulro lưu vong tại Thái Lan, Mỹ, Canada... Tháng 8/2004 Y Krếc Bya từng bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk tuyên án 8 năm tù giam về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Đến tháng 10/2011, chấp hành án xong trở về địa phương, được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện đặc biệt để hỗ trợ phát triển kinh tế, những tưởng sẽ tu chí làm ăn trở thành người công dân lương thiện.

Nhưng từ năm 2012 đến đầu năm 2023 Y Krếc lại tiếp tục có những hành vi tái phạm, nghe theo sự chỉ đạo của Y Hin và A Ga (đối tượng phản động FULRO lưu vong ở Mỹ đang bị truy nã quốc tế). Từ đó Y Krếc đã tham gia vào cái gọi là “Hội thánh tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” và được phong cho chức vụ Phó Ban điều hành hội thánh. Nhiệm vụ của Y Krếc là đi lôi kéo các đối tượng trong các buôn làng gia nhập tổ chức để tiến hành các hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết, tham gia, tổ chức các buổi họp, tập huấn trực tuyến với các đối tượng FULRO lưu vong và thu thập hình ảnh, tài liệu, thông tin một chiều sai sự thật, sau đó gửi cho các đối tượng ở nước ngoài nhằm chia rẽ người dân với chính quyền, với lực lượng vũ trang; gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau.

Với những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trên, bằng những chứng cứ, tài liệu của cơ quan chức năng thu giữ được, ngày 8/4/2023 cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nơi ở Y Krếc Byă về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” quy định tại Điều 116 Bộ luật hình sự. Ngày 28/3/2024 Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên xét xử sơ thẩm công khai và tuyên phạt Y Krếc Byă 13 năm tù giam (5 năm quản chế) về tội danh "phá hoại chính sách đoàn kết" theo quy định tại điều 116 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.