Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Ông Nguyễn Quang A thật sự kiện hay chiêu trò truyền thông?


Sau khi bị câu lưu ở sân bay Nội Bài ngày 1/9 vừa qua, Tiến sĩ Nguyễn Quang A lại tiếp tục hoa ngôn hùng hổ: “Chắc chắn tôi sẽ nhờ các luật sư xem xét lại tất cả những khía cạnh pháp lý của việc làm của cơ quan an ninh đối với tôi…Và nếu đủ điều kiện, tôi sẽ vận động những người khác cũng bị như tôi làm một việc” mà theo ông “để chặn đứng tất cả việc làm vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước”.
Quang A chào cờ vàng gây quỹ cho VOICE
Nguyễn Quang A sau chuyến đi “tìm đường cứu nước” với Việt tân về bị câu lưu

Nguyễn Quang A phát ngôn như thế trong một bàn tròn do BBC tổ chức, trong đó có cả sự có mặt của Luật sư Trần Thu Nam. Cả TS Nguyễn Quang A và LS Trần Thu Nam đều tỏ thái độ bức xúc và hướng đến một vụ kiện với cơ quan an ninh. Phát ngôn này sẽ khiến đám zận chủ cũng từng bị rơi vào hoàn cảnh như Quang A sẽ nhận thấy, ông ta là một kẻ ích kỷ chứ không thật sự đấu tranh vì phong trào dân chủ hay vì nhân quyền như ông ta vẫn lên tiếng. Trước vụ câu lưu của ông ở sân bay Nội Bài, nhiều rận chủ khác cũng bị câu lưu tương tự, thời gian còn dài hơn ông Quang A rất nhiều, nhưng chẳng bao giờ thấy Quang A lên tiếng gì. Ông ta chỉ đóng vai trò trí thức ngồi bàn giấy vỗ về các bên để tiện bề thao túng. Đến nay, khi tới lượt mình, Nguyễn Quang A mới bức xúc mà lên tiếng, hô hào đồng bọn, tay chân phải hùa theo mình, biến vụ việc bản thân bị câu lưu thành một “sự kiện” như thể muốn “dọa dẫm” hay “ăn vạ” cho chính quyền dè chừng, động đến đám nheo nhóc zận chủ kia thì được, nhưng “biết điều” thì tránh mình ra. Như vậy thì đấu tranh ở đâu, vì lợi ích của bè lũ ở đâu?

Lần này sang Mỹ, Nguyễn Quang A có nhiều dấu hiệu bắt tay với Việt Tân và các thành phần cực đoan sốt sắng muốn lật đổ chính quyền Việt Nam hiện nay. Việc bị giữ lại ở sân bay để kiểm tra hành lý là điều hợp với các quy tắc an ninh của sân bay, đặc biệt là trong ngày an ninh thắt chặt trước Quốc Khánh 2/9. Ông Nguyễn Quang A chắc chắn không thể không hiểu những gì mình làm và những gì mình chịu trách nhiệm. Ông có oan tình thật hay không, tự ông biết và những người có hiểu biết về Voice, Việt Tân cũng như các hoạt động trước đó của ông đều hiểu. Vậy rốt cuộc là ông thực sự kiện cái gì?

Người có lẽ sẽ hợp tác với ông Nguyễn Quang A trong vụ kiện này là LS Trần Thu Nam. Trần Thu Nam vốn là thành viên của Hội Anh em Dân chủ, ổ Việt Tân cộm cán ở Hà Nội dưới sự điều hành trực tiếp của Ủy viên Trung ương Việt Tân Hà ĐÔng Xuyến. Cuộc hợp tác này là minh chứng rõ ràng cho thấy Nguyễn Quang A đang bắt đầu lộ trình bắt tay với Việt Tân. Như thế, bức ảnh chụp Quang A tiệc tùng, bắt tay với các nhân sự cốt cán của Việt Tân dưới lá cờ vàng ba sọc, ăn uống với thái tử đảng Việt Tân Hoàng Tứ Duy… đã và đang ẩn chứa nhiều câu chuyện phức tạp giữa các liên minh chính trị đối lập, dùng chiêu bài dân chủ để gây rối ở Việt Nam.

Sau gần 1 tháng từ khi bị câu lưu đến nay chưa thấy đơn kiện nào cả. Cái tuyên bố “có thể” kiện của Nguyễn Quang A chỉ là cái cớ “dọa dẫm” để làm truyền thông, quảng cáo nhân sự của Việt tân cả trong và ngoài nước thể theo yêu cầu của Việt tân. Hoặc cũng có thể đám tay chân, đệ tử như Đoan Trang biết tỏng bản chất của Quang A nên chẳng “join” cùng ông ta vụ này chăng? Trong trả lời phỏng vấn đài bá láp ở hải ngoại sau vụ Quang A, Đoan Trang chẳng thèm gọi chú, bác khi nhắc đến tên thể hiện sự kính trọng giữa người nhỏ tuổi với người lớn tuổi bề trên mà chỉ gọi là ông, nhiều chỗ chỉ gọi cộc lốc “Quang A”, nghe rất chối tỉ, vô lễ, xem ra cô ta chẳng coi Quang A đáng bậc “bề trên” tẹo nào. Việc phải hô hào đồng bọn đi đòi Quang A chẳng qua là vì trách nhiệm với ông chủ VOICE mà cô ta phải làm chiếu lệ. Clip kênh youtube phản ánh, cả buổi Đoan Trang cùng đám trẻ ăn uống, tự kỉ với điện thoại, cười đùa với nhau ở sân bay, chứ có “đòi người” gì đâu!?!
Huy Đức chê Quang A nóng vội
Uy tín của Quang A với giới “đấu tranh dân chủ” có trình độ xem như đã mất sạch sau khi bắt tay với Việt tân, quy phục Cờ vàng. Huy Đức mới đăng đàn bài viết “Tượng đài độc lập” khinh thường Quang A ra mặt khi lên án ông ta “quá sốt sắng” mà đi tìm kiếm “minh chủ” ở hải ngoại, ảo tưởng đòi làm “cách mạng dân chủ” trong 2 tháng hay 2 năm, không thực sự vì lợi ích dân tộc khi không coi trong sự “độc lập” dân tộc thực sự, được đông đảo người đọc chia sẻ, khen ngợi là đủ thấy Nguyễn Quang A đường đường là một doanh nhân, trí thức nay thua xa “nhận thức chính trị” của một tay nhà báo, bị cả đám “dân chủ bình dân” xem thường. Chắc đám đàn em của Quang A giờ chỉ còn thiếu nước, chửi vỗ mặt, huỵch toẹt ra như kiểu Bùi Hằng chửi Quang A nữa thôi.
Theo BBT Giải độc chính trị
http://giaidocchinhtri.com/phan-bien-dan-chu/ong-nguyen-quang-a-that-su-kien-hay-chieu-tro-truyen-thong/

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

“Tự do báo chí” thời Việt Nam cộng hòa



Để lên án báo chí Việt Nam hiện nay bị “kiểm soát bởi chế độ độc tài”, đám zận chủ luôn miệng ca tụng “tự do báo chí” thời VNCH nhằm vu cáo chế độ chính trị thời nay không có “tự do báo chí”. Trên BBC mới đăng bài “Nhìn lại báo chí thời Đệ nhị Cộng hòa” của ông Nguyễn Quang Duy ở Úc ca ngợi “tự do báo chí” thời ông Nguyễn Văn Thiệu với dẫn chứng như tờ Tin Sáng chống Thiệu được phát hành, “hằng trăm tờ báo tư nhân hoàn toàn không bị mua chuộc hoặc bị áp lực theo đường lối của chính quyền”, “Hàng ngàn nhà in, nhà phát hành đều do tư nhân quản lý”, “Các sinh hoạt báo chí được bảo vệ bởi Luật báo chí 019/69”, “Trong hoàn cảnh chiến tranh cộng sản đã lợi dụng tự do báo chí để hoạt động. Nhiều ký giả, phóng viên, nhân viên tòa báo là cán bộ cộng sản nằm vùng hay làm việc cho cộng sản.”; đồng thời cũng biện hộ cho Đạo Luật số 007/72 mà Thiệu sau đó thắt chặt quản lý báo chí khiến 16 tờ nhật báo và 15 tờ báo định kỳ phải đóng cửa, tờ nào hai lần vi phạm an ninh quốc gia và trật tự công cộng thì sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn….vẫn còn hơn thời “cộng sản” qua vụ Đỗ Hùng hiện nay. Khi đăng bài này, như mọi bận BBC lại chú thích “Bài viết thể hiện lối hành văn và phản ánh quan điểm của tác giả, một ký giả đang sống tại Melbourne, Úc”, tức BBC không chịu trách nhiệm hay đảm bảo sự khách quan, trung thực của nội dung (?)

Bằng công cụ google về hoạt động báo chí thời VNCH, dễ dàng tìm được bài viết của nhà báo có uy tín làm báo thời Pháp thuộc cho đến VNCH là ông Vũ Bằng, hay bài viết của chính một số nhân chứng chống cộng rất rành mạch, rõ ràng.

Mời xem link
http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuV/VuBang.php
http://damau.org/archives/5886

Đọc qua những tác phẩm, bài viết trên có thể thấy bức tranh tổng thể về hoạt động báo chí thời VNCH như sau:

- Thời kỳ đầu của VNCH, báo chí bị bóp nghẹt “nhà báo chống đối chẳng trước thì sau cũng bị lâm vào mấy cái thế sau đây: báo bị đóng cửa; chủ nhiệm, quản lý … bị đưa đi bí mật ban đêm; nếu không thế thì một ngày đẹp trời nào đó tự nhiên cũng bị ghép vào tội gá bạc, tống tiền, dỗ gái vị thành niên hay đi lừa đảo, đưa ra toà, gia sản bị tịch biên, có bao nhiêu vốn liếng đi tiêu hết.”, rặt toàn bài ca tụng lố lăng gia đình họ Ngô, với mô tả “Hầu hết các báo đều hiền như con cừu. Gan lắm thì im lặng, không công kích, không nói bóng nói gió một câu đến chính quyền; còn lại bao nhiêu báo khác thì a dua, nịnh bợ không tiếc lời; hơn thế, lại còn tiếc là sao chữ Việt mình nghèo qúa, để cho mình không đủ chữ để mà nịnh cho thực đã … Vì thế, ta thấy có ông nhà báo xin đến ngâm thơ cho tổng thống nghe; có ông đề nghị lập tượng tổng thống ở chợ Bình Tây và có ông được tổng thống tiếp kiến về viết bài ca tụng tổng thống, ví tổng thống với mặt trời ở trong dinh Độc Lập.”
Chỉ có giai đoạn 1960 khi một nhóm sỹ quan quân đội đảo chính Diệm khiến báo chí sung sướng tường thuật. Nhưng “Sau vụ đảo chánh 1960, Ngô Đình Diệm không chết, nhưng lại chết tờ báo tương đối e dè nhất, cân nhắc nhất, khi tường thuật các biến cố xảy ra” với quang cảnh khốc liệt “Tôi và mấy người bạn đang ngồi ở trên lầu vừa đánh phé, vừa ôn lại mấy ngày sôi nổi vừa qua, thì hàng chục xe ô tô nhà binh và Cảnh Sát đến khám xét nhà báo, đập phá máy in, tung hê các ô chữ ra đường, rồi lấy giấy tờ, máy chữ, bút máy, bình mực, búp bê, nón mốt săng, áo mưa … lấy hết, đem đi. Nhà báo thì khóa ba khóa, niêm phong cẩn thận…”. Từ đó trở đi, không một báo náo dám ho he, thậm chí khi chính quyền Diệm “tàn sát Phật tử không khác gì phát xít Đức tàn sát người Do Thái trong thế chiến thứ nhì” (nhà báo Vũ Bằng)

- Giai đoạn chính quyền Diệm bị lật đổ cuối năm 1963 thì “Một vài tờ báo nổi tiếng trung thành với Nhu Diệm, hay làm tay sai cho “con khỉ đột” Lê Quang Tung, chỉ huy Lực Lượng Đặc Biệt, tự động đóng cửa; chủ nhiệm, quản lý, chủ bút, trốn luôn; còn đa số bị bịt mắt, bưng miệng lâu ngày, bây giờ tha hồ nói hươu, nói vượn, chạy theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng và chánh phủ lâm thời, và đá những “cú hậu” rất hăng vào hai cái xác chết thối ra là xác Nhu và Diệm.”. Từ đó trở đi, chính quyền VNCH rơi vào tình trạng hốn loạn nên báo chí thực sự được “tự do” hoàn toàn theo kiểu: “Bộ trưởng Thông Tin lúc ấy, Thiếu tướng Trần Tử Oai, bị các hồ sơ đè nặng chĩu cả đầu cả cổ, không biết phải đối xử với các báo thân Diệm và chống Diệm ra sao, đành phải vừa làm việc vừa nghe ngóng. Trong khi ấy thì báo được phép xuất bản như nấm; những tờ bị Nhu Diệm đóng cửa cũng tục bản; nhiều ông không hề biết báo chí ra gì, thấy làm báo “hay hay”, cũng gửi đơn xin phép ra một tờ chơi cho hả, thành thử chưa bao giờ ở đây người ta lại thấy sự cạnh tranh gay gắt đến thế, mà nghề ký giả lại được mua chuộc và chiêu đãi đến như thế.”

- Tuy nhiên “Trong 6 năm, từ 1964 đến 1969 tuy báo chí bị kiểm duyệt, nhưng có tự do hơn thời trước. Cơ quan kiểm duyệt được gọi bằng cái tên rất hiền lành, là “Sở Phối hợp Nghệ thuật”. Những chỗ bị kiểm duyệt, có in mấy chữ: “Tự ý đục bỏ”. Điều gọi là “tự ý” không phải là tự ý, mà theo lệnh của sở kiểm duyệt. Trên nguyên tắc, báo phải kiểm duyệt, đợi nhân viên sở kiểm duyệt đọc xong, đánh dấu vào những chỗ cần “tự ý đục bỏ”, ký tên, rồi báo mới được in. Nhưng trên thực tế, nhà báo thường cho in trước, để đủ thì giờ gửi đi các tỉnh xa, còn chuyện “tự ý đục bỏ” chỉ áp dụng cho báo nạp bản, và báo bán ở Sàigòn. Thành ra, các độc giả ở xa, thường được đọc báo không có kiểm duyệt.”. Bởi vậy hầu hết người viết báo “phải vừa viết, vừa lách. Mỗi một câu viết xuống đều phải nghĩ rằng, chữ nào trong câu có thể bị đục, và nếu bị đục sẽ còn lại gi? Có làm vô nghĩa, hay trái nghĩa điều muốn nói không? Đôi khi phải dùng chuyện xẩy ra ở nước khác, để nói chuyện nước mình.”

- Thời kỳ “Đệ nhị cộng hòa” được ông Nguyễn Quang Duy ca ngợi trong bài viết trên BBC nói trên diễn ra đúng 2 năm 1970-1971 khi ông Thiệu cho ban hành Luật 019/69  gồm 8 chương và 69 điều “cho mọi người đều được quyền ra báo; không phải xin phép, mà chỉ phải đăng ký. Báo có quyền chỉ trích chính phủ, không bị kiểm duyệt, và chỉ có thể bị tịch thu theo lệnh của tòa án”.

“Nhưng chỉ được hơn hai năm sau, ông Thiệu lợi dụng tình trạng được Quốc Hội ủy quyền, đã tự mình ra Sắc Luật 007/72, ký ngày 5 tháng 8, 1972, hạn chế tối đa tự do báo chí. Tư nhân muốn ra nhật báo, phải ký quỹ 20 triệu đồng, tương đương 47 ngàn Mỹ kim, hoặc một nửa số tiền này, đối với báo định kỳ. Tiền ký quỹ được gửi vào ngân hàng, coi như tiền bảo chứng, bị khấu trừ để trả tiền phạt hoặc bồi thường, nếu bị thua kiện. Khi đó, nhà báo phải đóng thêm tiền ký quỹ cho đủ với mức quy định tối thiểu, nếu không, báo phải đóng cửa.


10-10-1974, ngày ký giả đi ăn mày
Kết quả là 16 nhật báo và 15 báo định kỳ đã phải đóng cửa. Ông Thiệu chủ trương hạn chế tự do báo chí để ngăn cản sự xâm nhập của cộng sản” dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối luật này kiểu như đeo khẩu hiệu “Ký giả ăn mày” ngày 10/10/2974

Ngày nay, hầu hết các truyền thông chống cộng, đám zận chủ cuồng Mỹ đều bám lấy đạo luật 007/72 để ca ngợi “tự do báo chí” thời VNCH có cớ tấn công Bộ 4T hay viện dẫn vụ nhà báo Đỗ Hùng bị tước thẻ nhà báo để vu cáo VN không có “tự do báo chí”. Hiềm một nỗi, ông Nguyễn QUang Duy say sưa chớp lấy vụ ông Đỗ Hùng mà không chịu nắm bắt tình hình thực tế, Đỗ Hùng chỉ bị kỷ luật cảnh cáo, vẫn tiếp tục làm việc ở báo Thanh Niên và vẫn có cơ hội sửa chữa sai lầm, tức vẫn có cơ hội nhận lại thẻ nhà báo nếu “cải tạo tốt”, không bị đuổi việc như ông Lê Diễn Đức ngay tức khắc, cộng tác viên của RFA chỉ vì dám động đến bố già Việt tân

 Nguồn Giải độc thông tin
http://giaidocchinhtri.com/phan-bien-dan-chu/tu-do-bao-chi-thoi-viet-nam-cong-hoa/

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Việc Bộ 4T rút thẻ nhà báo của Đỗ Hùng đúng hay sai?



Trên facebook của Truong Huy San đang diễn ra cuộc tranh luận gay gắt giữa các “nhà báo” thật và ảo về việc Bộ 4T rút thẻ nhà báo của Đỗ Hùng là đúng hay sai theo tiêu chí của nhà nước pháp quyền. Ông Trương Huy San bình luận “không đồng tình với cách viết của nhà báo Đỗ Hùng nhưng nếu chúng ta bào chữa cho quyết định của Bộ Thông tin thì có nghĩa là chúng ta đang bỏ phiếu cho một nhà nước không hiến pháp”, tức ông này cho rằng, rút thẻ nhà báo tức là tước quyền hành nghề của Đỗ Hùng phải thuộc quyền của tòa án, Bộ 4T đã “lạm quyền”.


 Một bình luận trên facebook của Đỗ Hùng - nguyên nhân trực tiếp bị kỷ luật, tước thẻ hành nghề

Qua bình luận của một số nhà báo tham gia tranh luận phân tích thấy rõ, Trương Huy San đã mượn vụ việc này đánh lận khái niệm “thẻ nhà báo” với “quyền hành nghề” nhằm tấn công thể chế chính trị “độc đảng”

 
Cấp/tước thẻ nhà báo theo Luật báo chí đang có hiệu lực của Nhà nước CHXHCN Việt Nam được quy định cụ thể tại Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin  (tức Bộ 4T trước đây) quy định rõ “Thẻ nhà báo do Bộ Văn hóa - Thông tin cấp cho những người có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành để được hành nghề báo chí.”. Người được cấp thẻ nhà báo phải công tác hoặc cộng tác với cơ quan báo chí nhất định. Một trong những điều kiện cứng để được xét cấp thẻ nhà báo là “Được cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Văn hóa - Thông tin (đối với báo chí các tỉnh, thành phố) và Hội nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp Thẻ nhà báo”. Người bị thu hồi thẻ báo chí khi “Bị cơ quan tố tụng quyết định khởi tố bị can; Bị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc bị khiển trách hai lần liên tục trong hai năm; Vi phạm các quy định về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông tin trên báo chí, sử dụng Thẻ nhà báo không đúng mục đích gây hậu quả nghiêm trọng; Bị kỷ luật buộc thôi việc tại cơ quan báo chí”. Với quy định trên, Bộ 4T ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Đỗ Hùng sau khi ông này bị dính nhiều “phốt”, bị báo Thanh Niên xử lý kỷ luật, có thể đã bị buộc thôi việc là hoàn toàn ĐÚNG LUẬT! Việc Huy Đức nói Bộ 4T “lạm quyền”, tức vi phạm pháp luật là vu cáo, bịa đặt, Bộ này hoàn toàn có thể kiện ông ta theo Điều 258 BLHS (với điều kiện Công an chứng minh facebook đó là của Huy Đức, điều mà đám tự nhận “đấu tranh dân chủ” thường chối bay chối biến nếu không bị bắt quả tang).

Việc Huy San lập luận Bộ 4T thu hồi thẻ nhà báo tức tước quyền hành nghề của Đỗ Hùng, tức vi phạm Hiến pháp, suy diễn Nhà nước ta không phải là Nhà nước pháp quyền, tấn công chế độ, thêm một lần nữa chứng tỏ trò xảo biện của Huy Đức. Khi bị một vài đồng nghiệp trích dẫn điều luật thì Huy Đức bao biện “Tôi đang bàn chuyện pháp quyền chứ đâu có bàn các "quy định hiện hành"”. Đúng là giọng lưỡi của kẻ chuyên lắt léo, lươn lẹo!

Ai cũng thấy rõ rằng, Huy Đức đưa ra lập luận này nhằm tấn công những nhà báo ủng hộ cách xử lý Đỗ Hùng của lãnh đạo báo Thanh Niên và bảo vệ các giá trị khắt khe của nghề báo. Tiểu biểu “nạn nhân” của Huy Đức là hai nhà báo  Nguyen Thanh Son và chị Nguyen Thi Thao  đã giới thiệu Bộ Quy tắc ứng xử của BBC ký với phóng viên với điều khoản ngặt nghèo áp đặt phát ngôn của phóng viên BBC trên mạng xã hội nhằm “bảo vệ uy tín và hình ảnh” cho báo này. Bằng chiêu trò này, Huy Đức cung cấp “vũ khí” cho đám fan của mình và đám cô hồn zân chủ vào ném đá, xúc phạm các đồng nghiệp của ông ta theo kiểu như “hả hê” khi đồng nghiệp (Đỗ Hùng) gặp nạn, lấp liếm cho sự lạm quyền, vi phạm tự do báo chí của Bộ 4T hay chế độ…

Về bản chất, Huy Đức cố ý đánh lận “thẻ nhà báo” với “quyền làm báo”, tức xảo biện Đỗ Hùng bị tước quyền làm báo là vi hiến. Luận điệu này đã bị đồng nghiệp phơi bày. Thẻ nhà báo bản chất là một thủ tục hành chính để được hưởng một số quyền lợi hành chính chứ quyền làm báo chưa hề bị xâm phạm. Đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Trong tòa báo, không phải tất cả đều được câp thẻ nhà báo, không có điều khoản nào cấm người không có thẻ nhà báo không được hành nghề báo (tòa báo hoàn toàn có thể đăng bài báo của người không được cấp thẻ hành nghề). 

Bình luận về thủ đoạn lươn lẹo, trò đánh lận này, blogger Beo Hồng cho rằng “Hong Ho Chuẩn Duong Tieu. Thẻ nhà báo chỉ là giấy xác nhận nhân thân trong một tổ chức nhỏ, không liên quan gì đến quyền hành nghề và lại càng chẳng liên quan gì đến quyền tự do ngôn luận. Ghép hai quyền này vào cái thẻ nhà báo, chị thấy "tội nghiệp" cho Huy Đức cả về tư cách lẫn trình độ.


Kết luận cho trò lèo lá của Huy Đức, xin trích dẫn nguyên văn lời bình của một số bạn đọc:

Lu Bim Huy Đức đừng cố tình giả ngu ngơ để đánh tráo các khái niệm cơ bản nữa nhé. Điều này chỉ làm cho những người nông cạn tin theo lối lập luận đánh tráo đó mà thôi. Đã là thức giả thì cần nhất là đạo đức làm người. Đừng bao giờ múa bút ngụy ngôn để bao che cho những kẻ vô đạo đức dám bỡn cợt lối tục tằn, thô bỉ với các vĩ nhân đã định danh trong lòng dân tộc như thằng trẻ ranh Đỗ Hùng làm vừa qua. Khắp thế giới văn minh này, không có bất cứ dân tộc nào, bất cứ quốc gia nào cho phép điều đó xảy ra.Tôi đố ai chỉ ra một ví dụ tương tự xảy ra trong nhân loại văn minh mà lại được tung hô hay tha thứ hoặc bao che lấp liếm kiểu như thế này đấy?! Tôi nhấn mạnh "nhân loại văn minh" bởi trừ khi đó là những kẻ vô liêm sỷ bất chấp tất cả và luôn đứng ngoài mọi quy tắc đạo đức văn hóa, đứng trên mọi quy định pháp luật, đạp chân lên mọi cảm xúc của cộng đồng . Để tránh lối "lý luận hàn lâm" hằm bà lằng, nhằm khoe chữ, nhằm làm rối trí mọi người (là chính(!)) ta có thể so sánh chuyện tương tự : Có một vài đứa con, đứa cháu tự huyễn về sự "Tây học" nửa vời của mình nên láo lếu, cao ngạo một cách ngu xuẩn đứng ngoài ngõ chỉ tay vào nhà thờ gia tộc chế giễu, phỉ báng tổ tiên trong tiếng hò reo khuyến khích của đám lưu manh và mấy thằng hàng xóm đểu .Tất nhiên, sau sự kiện trên, mấy tên con cháu mất dạy này dù có mang đủ loại lý lẽ "Tây Giả Cày" ra bao biện cũng không thể thoát bị tước tư cách và quyền lợi của tông gia. Quyền phát biểu ý kiến cá nhân khi họp gia tộc KHÁC HOÀN TOÀN với việc mở giọng mất dạy bỡn cợt phỉ báng tổ tông . Gia pháp và quốc pháp sinh ra để duy trì trật tự và khuyến khích đạo đức cá nhân. Gia pháp và quốc pháp sinh ra không phải là thứ công cụ để tùy cơ tung hứng giải trí cho ...đỡ buồn ! Đại khái vậy (Còn .."tiểu khái" thì phàm là người biết chữ thì ai ai cũng hiểu khỏi phải lôi thôi "ní nuận" nhức đầu ! Việc quốc gia, việc gia tộc cũng giống nhau xêm xêm vậy đó, Truong Huy San!

Nguyễn Hồng Phi Nếu NN này không có Hiến pháp thì tôi e chính Trương Huy San cũng bị treo ..fb roài . Vì sao vì anh ta đang bào chưa cho một cây bút được đào tạo chính qui hẳn hoi nhưng lại rỗng não về kiến thức lịch sử nước nhà, Vì não rỗng nên Đỗ Hùng mới dễ bị nhiễm tuyên truyền của chế độ cũ, 1 chế độ đã bại trận và không còn chỗ đứng trên trường quốc tế, đó là ko chịu thừa nhận sự chính danh của cuộc cách mạng Tháng Tám mà cả thế giới đã công nhân ! Và Đỗ Hùng đã hèn ko dám viết chính thức trên báo web mà chỉ dám lập lờ đánh lận con đen bằng cái dấu sắc trên fb cá nhân.( riêng điều đó cũng đủ thấy tính chui lủi thấp kém ở 1 cây bút ) Anh ta tưởng rằng tự do ngôn luận là vô bờ bến, muốn chửi bới, phủ nhận lịch sử mà chính ông cha anh ta đã đổ máu vì nó mà cũng "không sao " thì anh ta quá ngu xuẩn ! Bới Hiến Pháp là để giũ gìn kỷ cương, phép nước chứ không phải để phục vụ những kẻ lưu manh chính trị ,ăn theo nói leo những thế lực gieo rắc tư tưởng thù địch hòng phá hoại đất nước này ! THS là người từng xuyên tạc cả quan hệ VN - CPC , bôi nhọ hình ảnh CT Hồ Chí Minh và bây giờ lại đang bao biện cho hành vi phá hoại ấy mà vẫn nhơn nhơn thế này lẽ ra phải cảm ơn cái Hiến pháp ấy mới phải chứ ông THS nhỉ ?

Truong Minh Sự so sánh về lĩnh vực truyền thông, báo chí VN và Mĩ quá khập khiễng, phiến diện. Chúng tỏ Trần Huy San hiểu biết quá nông cạn về hệ thống thể chế chính trị VN và Mĩ. Thực chất là cổ vũ đa nguyên, đa đảng ở VN, trò lừa bịp này cũng nhàm rồi.

Trở lại vụ việc của Đỗ Hùng, cá nhân tôi cho rằng, Bộ luật hình sự đã có Điều 88, 258 dành cho những kẻ xuyên tạc lịch sử, xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Thấp hơn nữa chính quyền cần phải áp dụng thêm hình thức xử phạt hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện” thì kẻ đăng nội dung sau trên mạng xã hội nếu bị quy kết là “tuyên truyền phá hoại chống phá Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc …. Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự” sẽ bị phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng mới tăng tính răn đe và ngăn chặn những vụ tương tự tái diễn.
Nguyễn Biên Cương

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Vì sao ông Nguyễn Quang A bị câu lưu khi về nước?




Nhập cảnh về nước đúng ngày 1/9/2015, trước ngày Quốc Khánh sau hơn 1 tháng chu du khắp các nước Âu Châu, Mỹ, ông Nguyễn Quang A đã bị công an mời làm việc tại sân bay 15 tiếng. Trong bài viết thanh mình về sự việc này, ông Nguyễn Quang A cho biết lý do bị câu lưu là “liên quan đến những vấn đề an ninh quốc gia Việt Nam. Họ muốn mình trả lời đi Mỹ gặp những ai, ở đâu, móc nối với các tổ chức "phản động" nào,...”, việc bị tước điện thoại sau khi vừa làm việc, vừa lên án, chửi bới công an trên facebook và BBC, cùng với những suy đoán cho việc “bất ngờ” bị công an làm việc là chào mừng Quốc khánh Việt Nam và Trung Quốc, “góp phần ngăn cản chuyến thăm của Obama tháng 11” hay “để dằn mặt phản động”. Thực hư thế nào, chúng ta thử tìm hiểu và nhận định nguyên nhân việc bị câu lưu


1. Tham dự Hội thảo Hè 2015 tại Berlin tham luận về các phương án lật đổ chính quyền.

Hội thảo Hè do các “trí thức hải ngoại” chống Cộng tổ chức hàng năm mang tên “Việt Nam, 40 năm sau” diễn ra tại Đại Học Humboldt ở Berlin, Đức từ ngày 24-25/7/2015, trong đó ông Nguyễn Quang A đã gửi bài tham luận tham dự hội thảo này với tiêu đề “ Dân chủ hóa: vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam”, nội dùng bàn về kinh nghiệm làm cách mạng lật đổ ở một số nước mà Việt Nam có thể tham khảo cũng như đưa ra vài kịch bản có thể thay đổi chính thể ở Việt Nam, trong đó có những kịch bản chuyển hóa nội bộ, lật đổ bạo động…Việc đăng, trình bày tham luận mang tính “nghiên cứu” phương án làm cách mạng lật đổ ở Việt Nam công khai trên diễn đàn ở nước ngoài không đơn giản chỉ là trình bài nghiên cứu của bản thân, mà mục đích chính là nhằm đưa ra tranh luận xem đa số ủng hộ phương án lật đổ nào, thăm dò phản ứng và vận động chính giới phương Tây ủng hộ phương án thay đổi chính thể của mình.


Chỉ với lý do này, quá đủ để an ninh Việt Nam phải quan tâm đến ông Quang A khi ông ta trở về.

2. Tham gia nghi thức chào cờ vàng và gây quỹ cho VOICE của Việt Tân do đài Tiếng nước tôi (Việt Tân) tổ chức

Trong thời gian ông Quang A ở Mỹ, báo chí của cộng đồng Cờ vàng đưa tin rầm rộ về việc ông Nguyễn Quang A tham gia buổi gây quỹ ủng hộ hơn 20 tổ chức “xã hội dân sự” trong nước và cứu trợ người Việt tỵ nạn ở Thái Lan của VOICE. Tai đây ông ta tham dự lễ chào Cờ vàng – nghi thức bắt buộc trong mọi cuộc gặp mặt của “cộng đồng chống cộng”, phát biểu ca ngợi công lao đóng góp cho “phong trào dân chủ trong nước” của VOICE. Buổi tiệc gây quỹ trên thành công rực rỡ vì đã quyên góp được trên 20 ngàn USD.

3. Tham gia vận động các tổ chức nhân quyền quốc tế chống Việt Nam cùng VOICE, Hải Điếu Cày




Trên fanpage của Nguyễn Văn Hải Điếu Cày đăng hình ảnh Nguyễn Quang A trong thời gian ở Mỹ đã cùng nhóm VOICE của Trịnh Hội, Hải Điếu Cày (tất cả số này đều là quân của Việt Tân) đến trụ ở Ủy ban Nhân quyền quốc tế HRW, Ký giả quốc tế CPJ hay trụ sở Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn như thường lệ, nhóm này sẽ lấy danh nghĩa “đại diện phong trào XHDS Việt Nam” vu cáo chính quyền về dân chủ, nhân quyền và vận động các tổ chức này can thiệp đòi trả tự do cho “tù nhân chính trị” …

Như vậy, ít nhất, chuyến du lịch “tìm đường cứu nước” này của ông Nguyễn Quang A hoàn toàn đều nhằm mục đích tìm kiếm sự ủng hộ lực lượng, tài chính cho các tổ chức chống chính quyền trong nước. Sự hợp tác giữa ông ta và VOICE rất chặt chẽ nếu nhìn lại những chuyến đi trước đó gắn với chiến dịch chống phá phiên UPR 2014 của Việt Nam cùng VOICE, Việt Tân và khoác danh nghĩa đại diện các “tổ chức xã hội dân sự Việt Nam”.

Dễ hiểu vì sao, ngay khi bị câu lưu tại sân bay, Phạm Thị Đoan Trang, thành viên từng tham gia tập huấn và làm việc cho VOICE nhiều năm qua lập tức loan báo và hô hào kéo lên sân bay “đòi người” đầu tiên trên mạng Internet. Phạm Lê Vương Các, thành viên nhóm Vận động UPR, VOICE, PTCĐVN cùng Nguyễn Quang A có mặt sớm nhất, từ đầu chí cuối trong ở sân bày đòi người.

Với nhận định này, cho thấy việc công an chất vấn, điều tra về hành vi, quan hệ của ông ta khi ở nước ngoài chắc chắn không ngoài nội dung “liên quan đến an ninh quốc gia” nêu trên. Với tài liệu nêu trên, hoàn toàn có thể điều tra hoặc khởi tố ông Nguyễn Quang A về các hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước (Điều 88 BLHS), nhẹ hơn thì Điều 258 BLHS về việc lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, công dân.

Nguyễn Biên Cương