Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Vài suy nghĩ khi đọc bài "Đại hội XII - Một chu kỳ" của ông Bùi Đức Lại

Đọc bài "Đại hội XII - Một chu kỳ" của ông Bùi Đức Lại, cho người đọc thấy rõ đây không thuần là lời góp ý cho văn bản này trong khi Đảng đang trưng cầu ý kiến của dân mà thể hiện đậm nét "MỘT LỐI BẮT BẺ ĐẦY ÁP ĐẶT VÀ TIỂU NHÂN"



Ông Bùi Đức Lại,  từng là cán bộ Ban Tổ chức TƯ
nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương

Ngay khi bản Dự thảo Báo cáo trình Đại hội Đảng lần thứ XII được công bố, rất nhiều những người tự nhận mình là nhân sĩ trí thức, đã đưa ra lời nhận xét mang tính quy chụp và thiếu thiện chí. Đây là thái độ mang tính xu thời hiện nay đang xuất hiện trong số các Đảng viên kỳ cựu, đã về hưu, không còn quyền lực chính trị nữa. Các ông khát khao dân chủ, khát khao đổi mới, vốn dĩ là một điều tốt, vì dân chủ là điều mà Đảng và chính quyền cũng hướng tới. Nhưng đấu tranh cho dân chủ, cho đổi mới bằng những cách xóc mói, bắt bẻ, chấp nhặt và quy chụp thì đó là một hành vi tiểu nhân. Một công cuộc đổi mới không thể dựa vào sự định hướng của những kẻ tiểu nhân được.

Đầu tiên, ông Bùi Đức Lại nhặt nhạnh những điểm khác biệt của bản Dự thảo. Đúng như ông Lại nói, bản Dự thảo đã đưa ra một phương hướng khác so với các đại hội trước, đó là nhấn mạnh vào mục tiêu dân chủ và bảo vệ tổ quốc, đẩy lùi thời hạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều đó cho thấy, hướng đi của Đảng trong nhiệm kỳ sắp tới đã có những bước đi kịp thời, bắt kịp xu hướng và mong mỏi của dân chúng. Nhưng xem ra ông Lại vẫn chưa vừa lòng. Ông viết:

Tư duy chiết trung xuyên suốt toàn bộ Dự thảo, trong từng đoạn văn, từng ý quan trọng. Mô thức diễn đạt nước đôi rất phổ biến (mẫu câu “vừa thế này... vừa thế khác”, “đi đôi”, “đồng thời” rất phổ biến). Cách viết này thỏa mãn yêu cầu lồng vào nhau những ý kiến không thống nhất, nhưng làm  mất chuẩn nhận thức và hành động.
 

Ông Lại cho rằng bản dự thảo mới không có gì khác so với những bản dự thảo cũ. Ông phân tích rằng bản dự thảo mới chỉ cắt ghép lại, sắp xếp lại, bổ sung thêm một vài ý:

"Dự thảo lần này chủ yêu vẫn là việc sắp xếp những khẩu hiệu và sáo ngữ từ văn kiện trước đó. Trong đại hội cơ sở và cấp huyện, thái độ thờ ơ của đảng viên, đại biểu và nhân dân rất rõ."
 
Đây là một lối diễn đạt bẻ cong sự thực. Trên thực tế, chủ trương và phương hướng của một Đảng luôn phải nhất quán, tuy nhiên, do các cản trở trên đường đi, việc phải sửa đổi một vài cách thức đi, đó là điều cần thiết và tất nhiên. Nhưng sửa đổi vẫn không thể đi ra ngoài chủ trương và phương hướng được


Không chỉ có thế, ông Lại còn đá xoáy trình độ văn hóa của những người soạn thảo dự thảo. Ông cho rằng bản dự thảo được viết bằng lối văn nói, tức là không đạt chuẩn văn viết, một cách ám chỉ các quan chức soạn thảo dự thảo là vô học, vô văn hóa. Nhưng sau khi ông đưa ra nhận xét ấy, ông lại không thể đưa ra các chứng cứ xác đáng về việc bản dự thảo dùng lối văn nói, và cũng không phân tích được quy chuẩn thế nào là văn viết. Ông bất chấp thực tế, cố tình quy chụp, lái hướng người đọc theo ý mình:

"Dự thảo nặng văn phong nói, nhiều ý mâu thuẫn, nhiều đoạn trùng lặp, không chặt chẽ, lỗi ngữ pháp khá nhiều."

Nhưng giống như một trào lưu góp ý, mà thực chất là phản bác, ông Lại cùng với ông Hà Tuấn Trung, GS Tương Lai... đều đưa ra một kết luận là cần bãi bỏ học thuyết Mác Lênin. Mục đích này xem ra còn có trước cả khi ông đọc bản dự thảo. Với mục đích sau chót là bãi bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, một cách né tránh của tham vọng giải tán Đảng Cộng Sản (vì bãi bỏ chủ nghĩa Mác Lênin- học thuyết nền tảng của Đảng Cộng sản, thì khác gì bảo giải tán Đảng Cộng Sản), ông Lại sẽ bới móc mọi thứ cản trở mục đích giải tán Đảng của ông. 

Rất tiếc, những bới móc của ông cũng không có tính thực tiễn. Không có gì làm căn cứ cho việc nghe theo góp ý của các ông thì Đảng sẽ vững mạnh, chính quyền sẽ cai quản đất nước tốt hơn, người dân sẽ ấm no hơn. Hãy nhìn lại cuộc đời của các ông xem. Các ông chính là một phần đẩy đất nước vào tình huống  khó khăn hiện nay. Thay vì đề xuất các ý tưởng đổi mới thiết thực, các ông chỉ biết ngồi biên tập lại bản dự thảo. Những gì thời trẻ các ông đã hèn nhát không làm được, giờ đây lại đổ tội cho học thuyết và cho Đảng. Việt Nam sẽ không bao giờ có dân chủ và văn minh, không thể ổn định và phát triển, chừng nào còn có những kẻ như các ông.

Nguyễn Biên Cương

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Cộng sản là cha đẻ của khủng bố?



Gần đây sau khi IS xuất hiện với hoạt động khủng bố man rợ, giới đấu tranh dân chủ Việt (sùng bái dân chủ, nhân quyền “made in USA”) có chiến dịch “đào bới” lịch sử chiến tranh chống Pháp, Mỹ  do “Đảng Cộng sản Việt Nam” lãnh đạo ra ví von kiểu “cộng sản” mới là cha đẻ của “khủng bố”, đã lật đổ chính quyền thân Pháp, Mỹ kia “khốc liệt”, rằng hàng ngàn biểu tượng anh hùng, liệt sỹ như Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, …đều là “những kẻ khủng bố”, rồi kết luận rằng “cộng sản là cha đẻ của khủng bố”, rằng IS hiển nhiên là “sản phẩm” của cộng sản!!! 


Vậy là đám “đấu tranh dân chủ bất bạo động” Việt tân cùng dàn truyền thông “tự do báo chí” phương Tây như VOA, RFA…cùng truyền thông lề trái, nhân sỹ trí thức yêu nước, nhóm Bô xít Việt Nam hay Dân quyền cùng các “tổ chức xã hội dân sự độc lập” trong nước đang tự sướng với “phát kiến” này mà quên mất những hiện thực đã được chứng minh rõ rằng:

1. Khi tự sướng rằng người dân Việt đều là “khủng bố” được sản sinh bởi “cộng sản” thì chúng “quên” tiệt đi rằng, kẻ nào mang súng đạn đến quê cha đất tổ của chúng để “khống chế” từ triều đình phong kiến và hết chính quyền bù nhìn này đến chính quyền bù nhìn khác để quân đội và các tu sĩ, linh mục được quyền “truyền bá văn minh” cùng vơ vét tài nguyên, xương máu cha ông chúng. Nếu không có cha ông, tổ tiên chúng xả xương máu cho độc lập ngày nay, chắc chắn số phận dân tộc chúng khác gì “nền độc lập phải trả thuế thuộc địa” cho Pháp như 14 nước Châu phi ? Hay hưởng nền độc lập kiểu vô số nước “sân sau” của Mỹ ở Châu Mỹ latin hay Trung Đông hiện nay, ai theo Mỹ thì dù có vi phạm nhân quyền cỡ Arap Xeut cũng là “đồng minh chiến lược”, còn không theo Mỹ thì số phận sẽ không thể khá hơn Tổng thống Syria hiện nay hay Tổng thống Saddam Hussen trước kia. Nhật Bản, Đức…và vô khối các nước tư bản hùng mạnh kia vẫn hàng năm phải cắt đất, nộp tô nuôi quân đội Mỹ “bảo vệ chủ quyền” cho mình theo những điều khoản kiểu “hiệp ước đồng minh”.
Chúng khao khát, tiếc nuối và tôn thờ chính quyền Ngô Đình Diệm và mong được lập lại ở Việt Nam để “hòn ngọc Viễn đông” trở lại, những ai “thân Mỹ” sẽ được hưởng thụ cuộc sống nhung lụa và được “cai trị” dân tộc mình không tổn hao tí công sức, không cần cống hiến, hy sinh hay tạo dựng trầy trật gì. Để đạt được điều đó, để đáp ứng yêu cầu từ chiến lược “thuộc địa kiểu mới” của Mỹ, tất nhiên chúng phải lật đổ được chính quyền “không chịu lệ thuộc Mỹ” như Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay dưới sự bảo trợ chính trị và tài chính dồi dào từ các “đế chế” như quỹ tài chính, NGO, quỹ dân chủ…của Mỹ.

2. Khi cho rằng “khủng bố” là sản phẩm của “cộng sản” thì chúng quên đi thực tế rằng, những vụ xả súng vô tội vạ cướp đi trung bình 88 nhân mạng/ngày khắp nước Mỹ mà "chiến trường" chủ yếu lại toàn ở trường học, đường phố, khu vui chơi giải trí…. Có bạn ví von “Đất nước của những anh hùng 1 mình phá sập cả điện Kremli, đánh tan cả đoàn quân xâm lăng ngoài hành tinh,… trên phim nhưng thực sự ngoài đời thì lại sản xuất ra những "anh hùng" chỉ giỏi bắn giết dân lành trên khắp thế giới & ngay tại trong nước” thì đó là xứ sở văn minh, dân chủ, tự do súng đạn và nhân quyền. Còn xứ sở mà người dân “hèn nhát trước cộng sản”, “bị cộng sản tẩy não”, sản sinh toàn “khủng bố” trong chiến tranh chống Pháp, Mỹ thì giờ đây “khủng bố” có nguy cơ bằng  “không”, là xứ hòa bình nhất hành tinh, là điểm đến an toàn hiếm hoi của thế giới hiện đại này!

3. Kể từ sau vụ 11/9, nước Mỹ sản sinh là cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, hàng loạt sản phẩm “terror made in USA” (khủng bố làm ra ở Mỹ) như Việt tân (gốc Việt) hay Alpha66 (gốc Cuba) tự dưng răm rắp chuyển từ đấu tranh dân chủ “bạo động lật đổ độc tài cộng sản” chuyển sang “bất bạo động lật đổ cộng sản ôn hòa”. Vậy “Cha đẻ” của khủng bố là ai?

4. Al-queda hay IS hay hàng loạt tổ chức “thánh chiến” Hồi giáo giở lại lịch sử xem ai đã nuôi nấng, huấn luyện, đào tạo, …nhằm chống lại “cộng sản” Nga hay “bình định” thế giới Hồi giáo cùng việc phân chia nguồn lợi giàu có từ lục địa vàng đen? Là từ chính miệng chính khách, học giả, chuyên gia quân sự Mỹ “đấu tố” chính quyền Mỹ là “cha đẻ” 100% của mấy tổ chức khủng bố khét tiếng đó. Bởi vậy, mới có hiện tượng không thể giải thích nổi là liên quân 60 nước chống IS do Mỹ dẫn đầu càng đánh IS thì IS càng mở rộng, càng phát triển, còn Nga mới đánh IS vài ngày mà đã tan tác. Thế nên mới có hiện tượng không thể giải thích được là trước khi không kích, tiêu diệt mục tiêu IS, Mỹ rải truyền đơn báo trước xx giờ! 

5. Hiện nay trong giáo trình dạy học lịch sử, chính trị ở Mỹ, đặc biệt là các sách vở nói về “đấu tranh chống khủng bố”, các giảng viên vẫn đang giảng dạy rằng, “cộng sản” là khủng bố, là nguồn gốc gây ra “khủng bố” chống lại “nền dân chủ, nhân quyền” do Mỹ, phương Tây tạo dựng. Thế nên ở xứ sở văn minh đó, không chỉ truyền thông ra rả hàng ngày mà các bảo tàng, di tích mọc lên khắp nơi để “tẩy não” người dân về những xứ sở còn lại trên thế giới đang bị “thống trị” bởi “cộng sản”, “độc tài” cần nhân dân Mỹ, phương Tây thực hiện sứ mệnh “giải phóng” nhân loại khỏi “cộng sản” …vẫn diễn ra đều đều.

Tạm thời, tôi mới đề cập đến “khủng bố” chứ chưa đề cập tới các tiêu chí dân chủ, nhân quyền “kép” của Mỹ, phương Tây với chính người dân mình và thế giới, đặc trưng qua hàng vạn nhà tù trên khắp nước Mỹ dành cho “trẻ em” hay nhà tù Goăn-ta-la-mô dành cho “tình nghi khủng bố”, nhân quyền cho người da màu, “an ninh thông tin” hay đời tư của mọi công dân Mỹ cho đến chính trị nước ngoài đều năm trong tầm kiểm soát 24/24 của Mỹ, những kẻ “bất mãn dân chủ” như Snowden hay ông chủ Kiwileak đang được săn lùng với đủ kiểu loại tội danh…

Tôi không phủ nhận mặt tích cực của nền dân chủ, nhân quyền phương Tây và hoàn toàn ủng hộ chính sách dân chủ hóa có lộ trình, thúc đẩy từ xây dựng nền tảng dân trí, văn hóa cho người dân của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay. Quá trình đó tất nhiên còn nhiều bất cập, hạn chế, nhưng không thể đốt cháy kiểu “tốc hành” được. Để tiến tới nền dân chủ hóa thực sự đó, Việt Nam cần hòa bình, độc lập 
Nguyễn Biên Cương

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Dân chủ kiểu Myanmar thì Việt Nam xin kiếu



Hết “cách mạng cam”, “cách mạng màu”… Iraq, Ai Cập, Trung Đông, Ukraina, đến cách mạng ô dù ở Hồng kong  đều khiến đám rận chủ trong nước sôi sục, bứt rứt khi nghĩ về thân phận chưa biết ngày nào giành được quyền lực khỏi tay ĐCSVN. Nay sự kiện Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đang tiến gần thắng cử trước Đảng cầm quyền, tràn ngập trên mạng là lời ca ngợi, so sánh bà này thân phương Tây như chúng, cách đấu tranh như chúng (tức cũng cầu viện phương Tây gây áp lực chính quyền quân sự) đã được nhân dân Myanmar bỏ phiếu, ca ngợi ông Thein Sein như anh hùng “đã vì lợi ích dân tộc mà từ bỏ quyền lực phe phái”, rồi quay sang lên án Đảng Cộng sản Việt Nam không bằng ông Thein Sein, độc tài, độc đảng, kéo lùi sự phát triển của dân tộc Việt Nam…

Tuy nhiên, qua chính thông tin từ báo chí phương Tây cho ta thấy, bức tranh tiến tới nền dân chủ Myanmar còn xa vời vợi và đấy có phải là nền dân chủ mà Việt Nam cần hướng tới?

Thứ nhất, liệu bà Aung Suu Kyi có trở thành chính trị gia dân chủ?

Bà Aung Suu Kyi được người dân gọi như là “Dì Suu”, “Mẹ Suu”  (Daw Suu hoặc Amay Suu, tôn kính như người Việt gọi “Bác Hồ”) vì bà là con dòng cháu giống. Sau khi cả cha và mẹ chết, nhân dân Myanmar tôn bà lên làm lãnh tụ vì gia thế của bà chứ không hẳn từ cống hiến, hy sinh hay tài năng chính trị được dân tộc ghi nhận. Sự hy sinh lớn nhất của bà là từ bỏ gia đình, con cái chấp nhận bị giam lỏng ở Myanmar hơn 15 năm để đấu tranh đòi dân chủ.

Sau khi trở thành nghị sỹ tháng 5/2012, không ít chuyên gia quốc tế và những người ủng hộ bà đã thất vọng về khả năng điều hành và tiềm năng trở thành nhà đấu tranh dân chủ cho Myanmar:

Trong một bài viết vào tháng 6, 2014 trên CNN, ký giả Tim Hume phân tích lý do tại sao người được tặng cho biệt danh trân trọng là “The Lady” lại đánh mất sự ủng hộ của một số người. Theo Tim Hume, vấn đề chính nằm ở chỗ với tư cách là một chính trị gia trong một Miến Điện đang chuyển đổi, Suu Kyi trở nên im lặng trước nhiều vấn đề nhức nhối về nhân quyền, thí dụ liên quan đến chuyện xung đột sắc tộc và tàn sát cộng đồng thiểu số Hồi Giáo Rohingya tại đất nước này.

Sắc dân theo Hồi Giáo này cư ngụ tại bang Rakhine, miền Tây Miến Điện. Họ là nạn nhân của tình trạng bạo lực sắc tộc bùng lên hồi tháng Sáu năm 2012. Hơn 100,000 người Rohingya đã phải bỏ làng mạc của mình để đến tị  nạn trong các trại tạm cư hết sức thiếu vệ sinh. Hàng trăm ngôi làng đã bị đốt cháy, hàng ngàn người Rohingya đã phải chạy trốn khỏi Miến Điện trên những chiếc thuyền mong manh để qua Malaysia lánh nạn... Thế nhưng Aung San Suu Kyi chỉ nói duy nhất một điều: Vấn đề phải được giải quyết bằng việc áp dụng các quy định của pháp luật.

Do vậy, nhiều người trong giới trí thức Miến Điện đã phê phán bà là đã không có khả năng, trong tư cách một chính khách, trình bày rõ quan điểm chính trị của mình về một vấn đề quan trọng như vậy đối với đất nước.

David Mathieson, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của tổ chức Human Rights Watch, cho rằng, “Tôi nghĩ mọi người đều đồng ý rằng bà đã trở thành một nỗi thất vọng trên khía cạnh thúc đẩy quyền con người.” Còn Kenneth Roth, giám đốc của tổ chức này cũng bình luận rằng, “Thế giới rõ ràng đã lầm lẫn khi giả định rằng với tư cách là một nạn nhân đáng kính của các vi phạm nhân quyền, bà cũng phải là một người bảo vệ các quyền con người.”

Một số bình luận khác cũng cho rằng nguyên do có lẽ bắt nguồn từ lập trường của bà về các xung đột sắc tộc và thái độ gần gũi của bà với giới quân đội. Ngày 14 tháng 3, 2013, Aung San Suu Kyi đã bị dân làng ở miền trung Miến Điện la ó khi bà đến nơi để giới thiệu một bản báo cáo của Quốc Hội, ủng hộ việc tiếp tục đề án đầu tư gây tranh cãi của Trung Quốc vào một mỏ đồng gần thị trấn Monywa..”

Cùng với đó là nhận định:

“Khi Aung San Suu Kyi, con gái của anh hùng dân tộc Miến Điện Aung San, được trao giải Nobel Hòa Bình vào năm 1991, bà đã được người ta tô điểm bằng mọi đức tính như làm việc có hiệu quả, biết nhìn xa trông rộng, thông minh tài trí... Bà đã được tôn lên thành một vị thánh sống, và cộng đồng quốc tế cùng với các phương tiện truyền thông nước ngoài đã góp phần đặt bà lên bệ thần tượng.

Nhưng từ khi được bầu vào Quốc Hội, người ta đã ngạc nhiên khi thấy rằng cũng như mọi người bình thường khác, Aung San Suu Kyi cũng có những điểm yếu và điểm mạnh. Song quan trọng hơn cả là người ta đã thấy rõ một điều đã từng bộc lộ trước đó: Lãnh tụ đối lập Miến Điện không có kinh nghiệm chính trị trong hệ thống Miến Điện.

Ngay cả sau cuộc bầu cử 2015, nếu bà có trở thành tổng thống thì vai trò của bà còn trở nên khó khăn hơn. Các ý tưởng lãng mạn của cuộc tranh đấu sẽ không còn, và thay vào đó là các quyết định chính trị khó khăn của người đứng đầu đất nước. Khi đó, có thể hào quang của The Lady thậm chí còn trở nên mờ nhạt hơn cả bây giờ.

Nhiều người tiếc nuối rằng lẽ ra bà có thể trở thành một lãnh tụ dân tộc vĩ đại, tương tự như Nelson Mandela ở Nam Phi hoặc Xanana Gusmao ở Đông Timor. Thế nhưng thái độ chọn thỏa hiệp làm phương sách quan hệ với giới chức chính quyền lọc lõi và đầy ma mãnh chính trị lại trở thành thất thế của Aung San Suu Kyi.”

Dư luận đánh giá, việc chính quyền quân sự Myanmar chấp thuận cho bà Aung Suu Kyi thắng lợi đơn giản vì “đã nắm rõ Aung San Suu Kyi chỉ có vai trò một lãnh tụ tinh thần hơn là một con người hành động thực tiễn, và do đó họ biết cách để vừa vuốt ve bà và do đó lợi dụng được sự ủng hộ quốc tế dành cho chính quyền, mặt khác lại dùng tiểu xảo hiến pháp cùng các thủ tục hành chính để qua mặt bà một cách dễ dàng”.


Thứ hai, nhân tố quyết định sự thắng lợi qua bầu cử lần này của bà Aung Suu Kyi là nhờ tín đồ Phật giáo đông đảo.

Với chủ trương xem Phật giáo là quốc giáo nên bà Aung Suu Kyi được đông đảo nhân dân là tín đồ Phật giáo được chiếm đa số ở Myanmar bỏ phiếu.

Theo Hiến pháp Myanmar, bà Aung Suu Kyi không thể làm tổng thống vì lấy chồng và có con là người nước ngoài, tuy nhiên bà cho rằng, mình sẽ đứng trên tổng thống. Xong nhìn nhân sự Đảng NLD của bà, thì ứng viên duy nhất làm tổng thống của NLD là một ông cụ…89 tuổi (!)

Thứ ba,  Hiến pháp, chính thể và thực trạng xã hội Myanmar hiện nay sẽ vô cùng khó khăn cho NLD tạo ra sự thay đổi đáng kể vào hay đưa Myanmar tới nền dân chủ đích thực nào

Bài báo  “Think Burma Is a Democracy Now? Think Again”. (Huffington Post) cho ta viễn cảnh tương lai nếu như đảng NLD cầm quyền như sau:


Khi các nghị sĩ mới ngồi lại với nhau, thực tế mới bắt đầu bộc lộ. Những nghị sĩ mới được bầu sẽ ngồi chung mâm với 116 nghị sĩ thuộc Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển, chiếm 25 phần trăm trong tổng số, được người đứng đầu quân đội bổ nhiệm. Các nghị sĩ này sẽ chọn một trong hai phó tổng thống, những người, cũng giống như họ, đều là lính.
Người đứng đầu quân đội Burma cũng có quyền lựa chọn các bộ trưởng then chốt. Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Phụ trách các vấn đề biên giới, tất cả đều sẽ do những người lính phụng sự. Điều này sẽ đặt các lực lượng vũ trang ra ngoài sự kiểm soát của chính phủ mới. Chính phủ cũng sẽ không còn kiểm soát được lực lượng cảnh sát, hệ thống tư pháp, an ninh hay các vấn đề về dân tộc, để chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 60 năm.
Xét quyền con người, đây là một thảm họa. Quân đội Burma đã và đang vi phạm nhân quyền một cách khủng khiếp đối với các sắc tộc thiểu số. Hiếp dâm được sử dụng như một vũ khí chiến tranh, người nông dân bị tra tấn và xử tử, và thôn làng bị đánh bom và đốt cháy. Các chuyên gia pháp lý cho rằng những vi phạm này hoàn toàn thỏa mãn dấu hiệu của tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Chính phủ NLD được cho là hầu như bất lực trong việc ngăn chặn điều này.
Vấn đề về tù nhân chính trị cản lối Burma trong nhiều thập kỷ, sẽ vẫn không thể được giải quyết. Trong suốt chiến dịch bầu cử, vẫn có người bị ném vào tù chỉ vì đăng tải trên Facebook những điều quân đội không thích. Thiếu sự kiểm soát đối với cảnh sát hoặc không thể tạo ra một bộ máy tư pháp độc lập thực sự (là một lĩnh vực yếu kém khác của NLD), mọi người vẫn có thể bị bỏ tù chỉ vì lòng tin hoặc hành động chính trị của họ.
Thậm chí, chính phủ NLD không thể sử dụng ngân sách quân sự để duy trì vị thế của mình trong quân đội. Quân đội thiết lập ngân sách riêng cho mình. Chính phủ chỉ có thể thao tác với số tiền còn lại. Có thể sẽ không có gì bất ngờ nếu chi tiêu quân sự cao hơn so với tổng ngân sách y tế và giáo dục cộng lại.
Trong trường hợp chính phủ NLD vẫn cố thực thi những chính sách mà quân đội không bằng lòng, thì trên đầu nghị viện và chính phủ vẫn còn một thế lực nữa là Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia. Theo Hiến pháp, đây mới là cơ quan quyền lực nhất ở Burma, gồm mười một thành viên, sáu trong số đó thuộc phe quân đội. Do đó, tận bên trong thiết chế này đã hình thành nhóm đa số phiếu có thể bác bỏ các quyết định của chính phủ NLD.
Nếu tất cả những biện pháp kiểm soát chính phủ như trên là không đủ, quân đội vẫn còn các điều khoản khác vốn được thòng vào Hiến pháp nhằm trao cho họ quyền chiếm lại quyền lực với các lý do mơ hồ là “an ninh quốc gia” và “đoàn kết dân tộc”. Về cơ bản, họ có thể làm việc này bất cứ lúc nào họ muốn. Vì thế, trong mọi quyết định, NLD sẽ phải ngó trước nhìn sau và dự đoán xem nó có thể an toàn đi xa tới đâu.
Với tất cả những điều kể trên, không có gì đáng ngạc nhiên là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với bà Aung San Suu Kyi và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà là cải cách hiến pháp. Các tướng tá cũng nhận thấy đó là điều tốt. Có tới 25 phần trăm số ghế trong Quốc hội được dành riêng cho họ chỉ để ngồi chơi. Để thay đổi hiến pháp, cần hơn 75 phần trăm các nghị sĩ bỏ phiếu thuận. Có nghĩa là quân đội có quyền phủ quyết cải cách hiến pháp. Không có gì thay đổi, trừ khi họ quyết định thay đổi nó.
Burma giờ đây có một hệ thống lai chủng giữa chế độ quân sự và dân chủ. Đó là một nền dân chủ bị trói cổ. ... Đây chưa phải là thời điểm để ăn mừng


Và cuối cùng, hy vọng gì cho các “nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam”?

Các ông bà “dân chủ” đua nhau sốt sắng kể từ khi nhận được tin đảng NLD thắng cử. Tâm trạng không khác mấy khi chính biến nổ ra ở Ukraina mới đây hay biểu tình dù vàng Hong Kong cuối năm 2014, nhưng họ phấn chấn hơn bởi Myanmar có điểm đốt phá và bối cảnh chính trị “độc đảng” từng giống với Việt Nam. Tuy nhiên nhìn vào thực lực và thực trạng của mình, họ nhanh chóng nhận ra con đường Việt Nam có cái ngày như Myanmar chắc phải tới năm 3000!

Cô Phạm Thị Đoan Trang từng tự hào vì được nhân viên ngoại giao Mỹ ca tụng là “tài sản của nước Mỹ” cho rằng, ở Việt Nam không thể có được một lãnh tụ tinh thần nào cho phong trào dân chủ như ở Myanmar chỉ vì “cái tầm dân tộc này nó thế” (tức dân ngu và bị tẩy não). Trang Luật Khoa Tạp chí của cô nhanh chóng dịch bài báo “Think Burma Is a Democracy Now? Think Again” kể trên với thông điệp đừng vội ảo tưởng về cách mạng dân chủ thành công ở Myanmar.


Đồng thời các anh chị “dân chủ” từ già đầu như Nguyễn Quang A cho đến trẻ trâu như Nguyễn Đình Hà đua nhau giơ bảng “thách Đảng Cộng sản Việt Nam làm được như Myanmar”!


Một số anh chị “dân chủ” khác như Nguyễn Hoàng Vi phê phán đám dân chủ trong nước đừng chửi dân ngu nữa và chia sẻ đánh giá của một phóng viên BBC đang ở Myanmar về triển vọng tương lai của đảng NLD không mấy sáng sủa vì vị tổng thống có thể được chọn đã lên đến bậc thượng thượng thọ.

Một bạn đọc trên mạng bình luận về “cơn cuồng” của các anh chị “đấu tranh dân chủ” như sau: 
Toshiba bọn ngợm dân chủ đều, nước người ta có tính DÂN TỘC cao và là nước đa đảng từ lâu, việc chuyển giao quyền lực từ đảng này sang đang khác là việc bình thường, không có gì là lạ. Hãy xem lại bọn người giống ngợm đi, đấu tranh "dân chủ" kiểu gì mà cứ trông chờ ở ngoại bang, đấu tranh "dân chủ" với mục đích để được đi định cư ở Mỹ, Canada, Úc ...đấu tranh "dân chủ" chỉ vì miếng ăn bố thí của tàn dư chế độ cũ và thế lực thù địch ngoại bang. Hãy xem lại đi, trong suốt nhiều năm qua lũ ngợm dân chủ chống phá, gây rối loạn là chính, đâu thu hút được quần chúng nhân dân….Các người ăn theo sự kiện, diễn trò cười cho thiên hạ, đúng là lũ vô tích sự !”

Vậy xin hỏi các bạn, nền dân chủ kiểu Myanmar có phải là mục tiêu cần hướng đến của Việt Nam chúng ta hay “tiến trình tất yếu” không hay là sự thụt lùi thảm hại?

 Với các nhân vật tự nhận “đấu tranh dân chủ” kiểu Chí Phèo như ông Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Huệ Chi…; hợm hĩnh, lố lắng kiểu Cù Huy Hà Vũ, Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng; bê tha, sa đọa kiểu Lê Công Định, Lã Việt Dũng, Lê Thị Công Nhân…; mê tín mù quáng kiểu Trần Huỳnh Duy Thức; cuồng tín công giáo, trục lợi kiểu Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Lê Ngọc Thanh hay cả dàn linh mục Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng, Vinh, Thái Hà…thì là người dân, bạn có dám ủng hộ họ không? Liệu tư tưởng cuồng Mỹ thoát Trung cực đoan, mù quáng hiện nay của họ liệu có quẳng Tổ quốc của mình ra Thái Bình Dương hay biến VN thành VNCH đệ tam hay đệ tứ???

Tôi thì không dại dột hiến thân mạo hiểm. Chừng nào Đảng Cộng sản Việt Nam còn thì dân tộc còn yên bình và có cơ hội phát triển với lộ trình dân chủ hóa bền vững. Trách nhiệm của mỗi người dân là đấu tranh, xây dựng, củng cố Đảng , Chính phủ giữ vững tâm thế, đường lối, tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra
Nguyễn Biên Cương



Top of Form
Bottom of Form

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Vì sao Mỹ cần thế giới bất ổn và bản chất của chính sách xoay trục Châu Á?



Con bài TOÀN CẦU HÓA được Mỹ sử dụng sau Chiến tranh Lạnh nhằm mục tiêu bảo đảm sự thống trị của Mỹ trên thế giới với kế hoạch tạo ra không gian chính trị, kinh tế, văn hóa tinh thần đồng nhất mà Mỹ là lãnh đạo thế giới được thừa nhận: phải theo mô hình chính trị tự do của Mỹ,đảm bảo vai trò chủ đạo của khu vực tư nhân trong điều phối kinh tế và gây dựng tầng lớp quần chúng có ảnh hưởng “hòa nhập” vào văn hóa đại chúng của Mỹ. Với công cụ như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Thương mai Thế giới (WTO) đã đảm bảo quyền lực của nước Mỹ gián tiếp thông qua kiểm soát nguồn tài chính chủ chốt và kiểm soát luật chơi của thế giới mới. Một thời gian dài, Mỹ đã đảm bảo sự thành công của chiến lược này.

Tuy nhiên, việc xuất hiện những con bài nặng ký đe dọa vị trí đơn cực của Mỹ như Trung Quốc, Nga và một số quốc gia mới nổi, bề ngoài thì theo Mỹ nhưng bản chất “không phù hợp” với yêu cầu của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Xingapo, được giới nghiên cứu quốc tế nhận định là nguyên nhân khiến Mỹ thay đổi “kịch bản cuộc chơi”, gây dựng thế giới bất ổn. Bắt đầu từ năm 2005-2006, khởi đầu từ cuộc chiến Iraq, rõ nét hơn cả là hàng loạt “Mùa xuân Arap” loại bỏ hàng loạt chế độ chính trị ổn định ở Tuynidi, Libi Ai Cập, Xyri, mở đường cho kích thích xung đột, tạo ra hàng loạt “điểm nóng” ở Trung Đông, Ukcraina, Apghanixtan,… Bao vây Nga, đẩy Châu Âu “thiên đường” chìm trong khủng hoảng kinh tế và chiến tranh “tỵ nạn”…Tất cả đều rơi vào “tấn bi kịch” được Mỹ dày công giăng mắc.

Với chính sách xoay trục trở lại Châu Á-Thái Bình Dương được coi là nhằm bao vây đối thủ lớn nhất của Mỹ trên thế giới là Nga, Trung Quốc, dựa trên việc xây dựng một chuỗi các đồng minh ở Châu Á. Nhìn tổng thể, Mỹ đang là nhân tố gây xung đột trong khu vực trong chiến lược đối đầu, loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc như gây hàng loạt xung đột, điểm nóng ở khắp Trung Quốc, gây mất ổn định nhằm loại bỏ chính quyền quân sự ở Thái Lan, Chính quyền Najib Razak ở Malayxia, hỗ trợ lực lượng thân Mỹ ở Campuchia nhằm loại bỏ Hun Sen, nỗ lực đưa bà Aung San Suu Kyi thay thế chính quyền quân sự Myanmar, hỗ trợ các chính khách hiếu chiến ở Philippin… biến Biển Đông thành điểm nóng tiếp theo.

Với kế hoạch xây dựng các chuỗi đồng minh nhằm bao vây, khép chặt các con hổ Nga, Trung, tuy nhiên lần này chính sách của Mỹ đang gặp phải đối thủ quá nặng ký. Nga phản đòn bằng tấn công “thu hồi” các vùng chiến lược Ukraina, ném bom tiêu diệt quân bài IS ở Syria khiến con bài chống khủng bố của Mỹ trơ trẽn, mất điểm với đồng minh phương Tây, được thế giới ủng hộ. Trung Quốc đã thành công trong việc khai thác sự đối đầu giữa hai đồng minh chính của Mỹ ở Châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề lịch sử quá khứ, tăng cường quan hệ đối tác với Nga, xây dựng ngân hàng AIIB đầy hấp dẫn thu hút các đồng minh của Mỹ như Anh, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Ixrael…khiến nhiều học giả đang “lo lắng” cho chiến lược xoay trục có nguy cơ bị ném vào thùng rác địa chính

Thế giới càng bất ổn, rơi vào tình trạng “thời chiến” càng khiến sự phụ thuộc vào Mỹ gia tăng. Việt Nam tất nhiên không thoát được “tâm bão”, chiến lược của Mỹ đã thế hiện rất rõ, đang đặt Việt Nam vào tình thế buộc phải “thân Mỹ, thoát Trung”. Đừng vội ảo tưởng khi Mỹ phải chấp nhận lập trường xưa nay của Iran về chương trình hạt nhân, tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu dục – một tiền lệ chưa từng có với nước Mỹ khi tuyên bố “tôn trọng thế chế chính trị đối lập”!
Ở khu vực Biển ĐÔng, Mỹ đóng vai trò như một quan tòa, luôn tuyên bố “không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền của các thực thể địa lý đang tranh chấp ở Biển Đông”, nhưng mọi mục tiêu đều nhắm vào Trung Quốc, không đếm xỉa đến đồng minh Đài Loan vừa nâng cấp đường băng, xây mới hải đăng, cầu cảng có thể đón tàu 3000 tấn và các tàu của lực lượng tuần duyên tại đảo Ba Bình.
Hãy nhìn vào “liên minh” các ĐSQ Mỹ, phương Tây từ năm 2014 đến nay công khai cổ vũ cho “lực lượng chính trị đối lập” ở Việt Nam thông qua vô số kiểu hội thảo, gặp mặt, suy tôn, điều trần, luật hóa… Hầu như bất cứ phái đoàn ngoại giao, chính khách nào của Mỹ, phương Tây vào Việt Nam cũng phải “vấn an” cho bằng được vài gương mặt “đối lập”.

 Lượng tiền từ các quỹ tài chính, NGONN đổ vào hỗ trợ cho các hội nhóm “xã hội dân sự độc lập”, các NGOVN cho đến chính các cơ quan hành pháp, lập pháp Việt Nam để “đổi máu, thay màu”, đầu tư cực khủng cho thu hút giới báo chí, luật sư hành nghề theo tiêu chí “tự do” của Mỹ. 

Chưa khi nào giới “đối lập” được trọng vọng, xuất ngoại dày đặc và tần suất chính giới Mỹ, các tổ chức nhân quyền quốc tế tiếp đón như hiện nay. RFA, VOA nổi lên với nhiều “cơ chế” phong phú, công khai hợp tác với Việt tân và các tổ chức người Việt cực đoan hải ngoại trong việc đào tạo, cấp lương, tạo môi trường “hành nghề dân chủ chuyên nghiệp” kiểu “nhà báo tự do” cho các “dân chủ”, “dân oan” trong nước sôi động như mấy năm trở lại đây. Riêng cái thư mục “blog” cho VOA, RFA, quản trị facebook, page với mức lương ổn định đủ điểm mặt các “lãnh tụ” mới nổi trên sân khẩu “đấu tranh dân chủ” trong nước.
Nhìn từ toàn cảnh tới tiêu điểm là Việt Nam cho thấy, sau 30 năm, Việt Nam lại có “ cơ hội” trở lại thời Việt Nam Cộng hòa trong việc hệ thống truyền thông và chống Cộng đang “náo nức” xây dựng lại hình tượng ông Tổng thống “nhân văn” Ngô Đình Diệm và PR cho Cờ vàng. Việt Tân nôn nóng “hiện diện” trong nước khi chứng kiến lực lượng trong nước được Mỹ đề cao, tìm cách gạt bỏ mình ra khỏi ván cờ khiến nó bị 90% thành phần trong nước phản ứng, qua vụ Trương Dũng vừa qua.
Nhìn khách quan, cuộc biểu tình trên toàn quốc phản đối chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình vừa qua, chứng tỏ lực lượng thân Mỹ đã dốc toàn sức, nhưng đang tự “vấn” mình vì sao lượng người ảo đông mà thực địa lại ít ỏi với rặt gương mặt quen thuộc đến thế. Thực tế cho thấy Mỹ chưa rút được nhiều từ bài học thất bại thời VNCH, tiền, truyền thông, sức ép địa chính trị…không dễ vận dụng đối với Việt Nam như các nước khác tí nào.

Còn với người Việt, hơn lúc nào, chúng ta cần đoàn kết, nhìn thấu đáo các chiêu bài của Mỹ, Trung và các nước lớn trong thế quần ngư tranh thực để "thoát" kiếp nạn này, giữ lấy hòa bình, ổn định cho con cháu chúng ta

Nguyễn Biên Cương