Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Dân chủ kiểu Myanmar thì Việt Nam xin kiếu



Hết “cách mạng cam”, “cách mạng màu”… Iraq, Ai Cập, Trung Đông, Ukraina, đến cách mạng ô dù ở Hồng kong  đều khiến đám rận chủ trong nước sôi sục, bứt rứt khi nghĩ về thân phận chưa biết ngày nào giành được quyền lực khỏi tay ĐCSVN. Nay sự kiện Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đang tiến gần thắng cử trước Đảng cầm quyền, tràn ngập trên mạng là lời ca ngợi, so sánh bà này thân phương Tây như chúng, cách đấu tranh như chúng (tức cũng cầu viện phương Tây gây áp lực chính quyền quân sự) đã được nhân dân Myanmar bỏ phiếu, ca ngợi ông Thein Sein như anh hùng “đã vì lợi ích dân tộc mà từ bỏ quyền lực phe phái”, rồi quay sang lên án Đảng Cộng sản Việt Nam không bằng ông Thein Sein, độc tài, độc đảng, kéo lùi sự phát triển của dân tộc Việt Nam…

Tuy nhiên, qua chính thông tin từ báo chí phương Tây cho ta thấy, bức tranh tiến tới nền dân chủ Myanmar còn xa vời vợi và đấy có phải là nền dân chủ mà Việt Nam cần hướng tới?

Thứ nhất, liệu bà Aung Suu Kyi có trở thành chính trị gia dân chủ?

Bà Aung Suu Kyi được người dân gọi như là “Dì Suu”, “Mẹ Suu”  (Daw Suu hoặc Amay Suu, tôn kính như người Việt gọi “Bác Hồ”) vì bà là con dòng cháu giống. Sau khi cả cha và mẹ chết, nhân dân Myanmar tôn bà lên làm lãnh tụ vì gia thế của bà chứ không hẳn từ cống hiến, hy sinh hay tài năng chính trị được dân tộc ghi nhận. Sự hy sinh lớn nhất của bà là từ bỏ gia đình, con cái chấp nhận bị giam lỏng ở Myanmar hơn 15 năm để đấu tranh đòi dân chủ.

Sau khi trở thành nghị sỹ tháng 5/2012, không ít chuyên gia quốc tế và những người ủng hộ bà đã thất vọng về khả năng điều hành và tiềm năng trở thành nhà đấu tranh dân chủ cho Myanmar:

Trong một bài viết vào tháng 6, 2014 trên CNN, ký giả Tim Hume phân tích lý do tại sao người được tặng cho biệt danh trân trọng là “The Lady” lại đánh mất sự ủng hộ của một số người. Theo Tim Hume, vấn đề chính nằm ở chỗ với tư cách là một chính trị gia trong một Miến Điện đang chuyển đổi, Suu Kyi trở nên im lặng trước nhiều vấn đề nhức nhối về nhân quyền, thí dụ liên quan đến chuyện xung đột sắc tộc và tàn sát cộng đồng thiểu số Hồi Giáo Rohingya tại đất nước này.

Sắc dân theo Hồi Giáo này cư ngụ tại bang Rakhine, miền Tây Miến Điện. Họ là nạn nhân của tình trạng bạo lực sắc tộc bùng lên hồi tháng Sáu năm 2012. Hơn 100,000 người Rohingya đã phải bỏ làng mạc của mình để đến tị  nạn trong các trại tạm cư hết sức thiếu vệ sinh. Hàng trăm ngôi làng đã bị đốt cháy, hàng ngàn người Rohingya đã phải chạy trốn khỏi Miến Điện trên những chiếc thuyền mong manh để qua Malaysia lánh nạn... Thế nhưng Aung San Suu Kyi chỉ nói duy nhất một điều: Vấn đề phải được giải quyết bằng việc áp dụng các quy định của pháp luật.

Do vậy, nhiều người trong giới trí thức Miến Điện đã phê phán bà là đã không có khả năng, trong tư cách một chính khách, trình bày rõ quan điểm chính trị của mình về một vấn đề quan trọng như vậy đối với đất nước.

David Mathieson, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của tổ chức Human Rights Watch, cho rằng, “Tôi nghĩ mọi người đều đồng ý rằng bà đã trở thành một nỗi thất vọng trên khía cạnh thúc đẩy quyền con người.” Còn Kenneth Roth, giám đốc của tổ chức này cũng bình luận rằng, “Thế giới rõ ràng đã lầm lẫn khi giả định rằng với tư cách là một nạn nhân đáng kính của các vi phạm nhân quyền, bà cũng phải là một người bảo vệ các quyền con người.”

Một số bình luận khác cũng cho rằng nguyên do có lẽ bắt nguồn từ lập trường của bà về các xung đột sắc tộc và thái độ gần gũi của bà với giới quân đội. Ngày 14 tháng 3, 2013, Aung San Suu Kyi đã bị dân làng ở miền trung Miến Điện la ó khi bà đến nơi để giới thiệu một bản báo cáo của Quốc Hội, ủng hộ việc tiếp tục đề án đầu tư gây tranh cãi của Trung Quốc vào một mỏ đồng gần thị trấn Monywa..”

Cùng với đó là nhận định:

“Khi Aung San Suu Kyi, con gái của anh hùng dân tộc Miến Điện Aung San, được trao giải Nobel Hòa Bình vào năm 1991, bà đã được người ta tô điểm bằng mọi đức tính như làm việc có hiệu quả, biết nhìn xa trông rộng, thông minh tài trí... Bà đã được tôn lên thành một vị thánh sống, và cộng đồng quốc tế cùng với các phương tiện truyền thông nước ngoài đã góp phần đặt bà lên bệ thần tượng.

Nhưng từ khi được bầu vào Quốc Hội, người ta đã ngạc nhiên khi thấy rằng cũng như mọi người bình thường khác, Aung San Suu Kyi cũng có những điểm yếu và điểm mạnh. Song quan trọng hơn cả là người ta đã thấy rõ một điều đã từng bộc lộ trước đó: Lãnh tụ đối lập Miến Điện không có kinh nghiệm chính trị trong hệ thống Miến Điện.

Ngay cả sau cuộc bầu cử 2015, nếu bà có trở thành tổng thống thì vai trò của bà còn trở nên khó khăn hơn. Các ý tưởng lãng mạn của cuộc tranh đấu sẽ không còn, và thay vào đó là các quyết định chính trị khó khăn của người đứng đầu đất nước. Khi đó, có thể hào quang của The Lady thậm chí còn trở nên mờ nhạt hơn cả bây giờ.

Nhiều người tiếc nuối rằng lẽ ra bà có thể trở thành một lãnh tụ dân tộc vĩ đại, tương tự như Nelson Mandela ở Nam Phi hoặc Xanana Gusmao ở Đông Timor. Thế nhưng thái độ chọn thỏa hiệp làm phương sách quan hệ với giới chức chính quyền lọc lõi và đầy ma mãnh chính trị lại trở thành thất thế của Aung San Suu Kyi.”

Dư luận đánh giá, việc chính quyền quân sự Myanmar chấp thuận cho bà Aung Suu Kyi thắng lợi đơn giản vì “đã nắm rõ Aung San Suu Kyi chỉ có vai trò một lãnh tụ tinh thần hơn là một con người hành động thực tiễn, và do đó họ biết cách để vừa vuốt ve bà và do đó lợi dụng được sự ủng hộ quốc tế dành cho chính quyền, mặt khác lại dùng tiểu xảo hiến pháp cùng các thủ tục hành chính để qua mặt bà một cách dễ dàng”.


Thứ hai, nhân tố quyết định sự thắng lợi qua bầu cử lần này của bà Aung Suu Kyi là nhờ tín đồ Phật giáo đông đảo.

Với chủ trương xem Phật giáo là quốc giáo nên bà Aung Suu Kyi được đông đảo nhân dân là tín đồ Phật giáo được chiếm đa số ở Myanmar bỏ phiếu.

Theo Hiến pháp Myanmar, bà Aung Suu Kyi không thể làm tổng thống vì lấy chồng và có con là người nước ngoài, tuy nhiên bà cho rằng, mình sẽ đứng trên tổng thống. Xong nhìn nhân sự Đảng NLD của bà, thì ứng viên duy nhất làm tổng thống của NLD là một ông cụ…89 tuổi (!)

Thứ ba,  Hiến pháp, chính thể và thực trạng xã hội Myanmar hiện nay sẽ vô cùng khó khăn cho NLD tạo ra sự thay đổi đáng kể vào hay đưa Myanmar tới nền dân chủ đích thực nào

Bài báo  “Think Burma Is a Democracy Now? Think Again”. (Huffington Post) cho ta viễn cảnh tương lai nếu như đảng NLD cầm quyền như sau:


Khi các nghị sĩ mới ngồi lại với nhau, thực tế mới bắt đầu bộc lộ. Những nghị sĩ mới được bầu sẽ ngồi chung mâm với 116 nghị sĩ thuộc Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển, chiếm 25 phần trăm trong tổng số, được người đứng đầu quân đội bổ nhiệm. Các nghị sĩ này sẽ chọn một trong hai phó tổng thống, những người, cũng giống như họ, đều là lính.
Người đứng đầu quân đội Burma cũng có quyền lựa chọn các bộ trưởng then chốt. Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Phụ trách các vấn đề biên giới, tất cả đều sẽ do những người lính phụng sự. Điều này sẽ đặt các lực lượng vũ trang ra ngoài sự kiểm soát của chính phủ mới. Chính phủ cũng sẽ không còn kiểm soát được lực lượng cảnh sát, hệ thống tư pháp, an ninh hay các vấn đề về dân tộc, để chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 60 năm.
Xét quyền con người, đây là một thảm họa. Quân đội Burma đã và đang vi phạm nhân quyền một cách khủng khiếp đối với các sắc tộc thiểu số. Hiếp dâm được sử dụng như một vũ khí chiến tranh, người nông dân bị tra tấn và xử tử, và thôn làng bị đánh bom và đốt cháy. Các chuyên gia pháp lý cho rằng những vi phạm này hoàn toàn thỏa mãn dấu hiệu của tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Chính phủ NLD được cho là hầu như bất lực trong việc ngăn chặn điều này.
Vấn đề về tù nhân chính trị cản lối Burma trong nhiều thập kỷ, sẽ vẫn không thể được giải quyết. Trong suốt chiến dịch bầu cử, vẫn có người bị ném vào tù chỉ vì đăng tải trên Facebook những điều quân đội không thích. Thiếu sự kiểm soát đối với cảnh sát hoặc không thể tạo ra một bộ máy tư pháp độc lập thực sự (là một lĩnh vực yếu kém khác của NLD), mọi người vẫn có thể bị bỏ tù chỉ vì lòng tin hoặc hành động chính trị của họ.
Thậm chí, chính phủ NLD không thể sử dụng ngân sách quân sự để duy trì vị thế của mình trong quân đội. Quân đội thiết lập ngân sách riêng cho mình. Chính phủ chỉ có thể thao tác với số tiền còn lại. Có thể sẽ không có gì bất ngờ nếu chi tiêu quân sự cao hơn so với tổng ngân sách y tế và giáo dục cộng lại.
Trong trường hợp chính phủ NLD vẫn cố thực thi những chính sách mà quân đội không bằng lòng, thì trên đầu nghị viện và chính phủ vẫn còn một thế lực nữa là Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia. Theo Hiến pháp, đây mới là cơ quan quyền lực nhất ở Burma, gồm mười một thành viên, sáu trong số đó thuộc phe quân đội. Do đó, tận bên trong thiết chế này đã hình thành nhóm đa số phiếu có thể bác bỏ các quyết định của chính phủ NLD.
Nếu tất cả những biện pháp kiểm soát chính phủ như trên là không đủ, quân đội vẫn còn các điều khoản khác vốn được thòng vào Hiến pháp nhằm trao cho họ quyền chiếm lại quyền lực với các lý do mơ hồ là “an ninh quốc gia” và “đoàn kết dân tộc”. Về cơ bản, họ có thể làm việc này bất cứ lúc nào họ muốn. Vì thế, trong mọi quyết định, NLD sẽ phải ngó trước nhìn sau và dự đoán xem nó có thể an toàn đi xa tới đâu.
Với tất cả những điều kể trên, không có gì đáng ngạc nhiên là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với bà Aung San Suu Kyi và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà là cải cách hiến pháp. Các tướng tá cũng nhận thấy đó là điều tốt. Có tới 25 phần trăm số ghế trong Quốc hội được dành riêng cho họ chỉ để ngồi chơi. Để thay đổi hiến pháp, cần hơn 75 phần trăm các nghị sĩ bỏ phiếu thuận. Có nghĩa là quân đội có quyền phủ quyết cải cách hiến pháp. Không có gì thay đổi, trừ khi họ quyết định thay đổi nó.
Burma giờ đây có một hệ thống lai chủng giữa chế độ quân sự và dân chủ. Đó là một nền dân chủ bị trói cổ. ... Đây chưa phải là thời điểm để ăn mừng


Và cuối cùng, hy vọng gì cho các “nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam”?

Các ông bà “dân chủ” đua nhau sốt sắng kể từ khi nhận được tin đảng NLD thắng cử. Tâm trạng không khác mấy khi chính biến nổ ra ở Ukraina mới đây hay biểu tình dù vàng Hong Kong cuối năm 2014, nhưng họ phấn chấn hơn bởi Myanmar có điểm đốt phá và bối cảnh chính trị “độc đảng” từng giống với Việt Nam. Tuy nhiên nhìn vào thực lực và thực trạng của mình, họ nhanh chóng nhận ra con đường Việt Nam có cái ngày như Myanmar chắc phải tới năm 3000!

Cô Phạm Thị Đoan Trang từng tự hào vì được nhân viên ngoại giao Mỹ ca tụng là “tài sản của nước Mỹ” cho rằng, ở Việt Nam không thể có được một lãnh tụ tinh thần nào cho phong trào dân chủ như ở Myanmar chỉ vì “cái tầm dân tộc này nó thế” (tức dân ngu và bị tẩy não). Trang Luật Khoa Tạp chí của cô nhanh chóng dịch bài báo “Think Burma Is a Democracy Now? Think Again” kể trên với thông điệp đừng vội ảo tưởng về cách mạng dân chủ thành công ở Myanmar.


Đồng thời các anh chị “dân chủ” từ già đầu như Nguyễn Quang A cho đến trẻ trâu như Nguyễn Đình Hà đua nhau giơ bảng “thách Đảng Cộng sản Việt Nam làm được như Myanmar”!


Một số anh chị “dân chủ” khác như Nguyễn Hoàng Vi phê phán đám dân chủ trong nước đừng chửi dân ngu nữa và chia sẻ đánh giá của một phóng viên BBC đang ở Myanmar về triển vọng tương lai của đảng NLD không mấy sáng sủa vì vị tổng thống có thể được chọn đã lên đến bậc thượng thượng thọ.

Một bạn đọc trên mạng bình luận về “cơn cuồng” của các anh chị “đấu tranh dân chủ” như sau: 
Toshiba bọn ngợm dân chủ đều, nước người ta có tính DÂN TỘC cao và là nước đa đảng từ lâu, việc chuyển giao quyền lực từ đảng này sang đang khác là việc bình thường, không có gì là lạ. Hãy xem lại bọn người giống ngợm đi, đấu tranh "dân chủ" kiểu gì mà cứ trông chờ ở ngoại bang, đấu tranh "dân chủ" với mục đích để được đi định cư ở Mỹ, Canada, Úc ...đấu tranh "dân chủ" chỉ vì miếng ăn bố thí của tàn dư chế độ cũ và thế lực thù địch ngoại bang. Hãy xem lại đi, trong suốt nhiều năm qua lũ ngợm dân chủ chống phá, gây rối loạn là chính, đâu thu hút được quần chúng nhân dân….Các người ăn theo sự kiện, diễn trò cười cho thiên hạ, đúng là lũ vô tích sự !”

Vậy xin hỏi các bạn, nền dân chủ kiểu Myanmar có phải là mục tiêu cần hướng đến của Việt Nam chúng ta hay “tiến trình tất yếu” không hay là sự thụt lùi thảm hại?

 Với các nhân vật tự nhận “đấu tranh dân chủ” kiểu Chí Phèo như ông Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Huệ Chi…; hợm hĩnh, lố lắng kiểu Cù Huy Hà Vũ, Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng; bê tha, sa đọa kiểu Lê Công Định, Lã Việt Dũng, Lê Thị Công Nhân…; mê tín mù quáng kiểu Trần Huỳnh Duy Thức; cuồng tín công giáo, trục lợi kiểu Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Lê Ngọc Thanh hay cả dàn linh mục Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng, Vinh, Thái Hà…thì là người dân, bạn có dám ủng hộ họ không? Liệu tư tưởng cuồng Mỹ thoát Trung cực đoan, mù quáng hiện nay của họ liệu có quẳng Tổ quốc của mình ra Thái Bình Dương hay biến VN thành VNCH đệ tam hay đệ tứ???

Tôi thì không dại dột hiến thân mạo hiểm. Chừng nào Đảng Cộng sản Việt Nam còn thì dân tộc còn yên bình và có cơ hội phát triển với lộ trình dân chủ hóa bền vững. Trách nhiệm của mỗi người dân là đấu tranh, xây dựng, củng cố Đảng , Chính phủ giữ vững tâm thế, đường lối, tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra
Nguyễn Biên Cương



Top of Form
Bottom of Form

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Vì sao Mỹ cần thế giới bất ổn và bản chất của chính sách xoay trục Châu Á?



Con bài TOÀN CẦU HÓA được Mỹ sử dụng sau Chiến tranh Lạnh nhằm mục tiêu bảo đảm sự thống trị của Mỹ trên thế giới với kế hoạch tạo ra không gian chính trị, kinh tế, văn hóa tinh thần đồng nhất mà Mỹ là lãnh đạo thế giới được thừa nhận: phải theo mô hình chính trị tự do của Mỹ,đảm bảo vai trò chủ đạo của khu vực tư nhân trong điều phối kinh tế và gây dựng tầng lớp quần chúng có ảnh hưởng “hòa nhập” vào văn hóa đại chúng của Mỹ. Với công cụ như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Thương mai Thế giới (WTO) đã đảm bảo quyền lực của nước Mỹ gián tiếp thông qua kiểm soát nguồn tài chính chủ chốt và kiểm soát luật chơi của thế giới mới. Một thời gian dài, Mỹ đã đảm bảo sự thành công của chiến lược này.

Tuy nhiên, việc xuất hiện những con bài nặng ký đe dọa vị trí đơn cực của Mỹ như Trung Quốc, Nga và một số quốc gia mới nổi, bề ngoài thì theo Mỹ nhưng bản chất “không phù hợp” với yêu cầu của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Xingapo, được giới nghiên cứu quốc tế nhận định là nguyên nhân khiến Mỹ thay đổi “kịch bản cuộc chơi”, gây dựng thế giới bất ổn. Bắt đầu từ năm 2005-2006, khởi đầu từ cuộc chiến Iraq, rõ nét hơn cả là hàng loạt “Mùa xuân Arap” loại bỏ hàng loạt chế độ chính trị ổn định ở Tuynidi, Libi Ai Cập, Xyri, mở đường cho kích thích xung đột, tạo ra hàng loạt “điểm nóng” ở Trung Đông, Ukcraina, Apghanixtan,… Bao vây Nga, đẩy Châu Âu “thiên đường” chìm trong khủng hoảng kinh tế và chiến tranh “tỵ nạn”…Tất cả đều rơi vào “tấn bi kịch” được Mỹ dày công giăng mắc.

Với chính sách xoay trục trở lại Châu Á-Thái Bình Dương được coi là nhằm bao vây đối thủ lớn nhất của Mỹ trên thế giới là Nga, Trung Quốc, dựa trên việc xây dựng một chuỗi các đồng minh ở Châu Á. Nhìn tổng thể, Mỹ đang là nhân tố gây xung đột trong khu vực trong chiến lược đối đầu, loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc như gây hàng loạt xung đột, điểm nóng ở khắp Trung Quốc, gây mất ổn định nhằm loại bỏ chính quyền quân sự ở Thái Lan, Chính quyền Najib Razak ở Malayxia, hỗ trợ lực lượng thân Mỹ ở Campuchia nhằm loại bỏ Hun Sen, nỗ lực đưa bà Aung San Suu Kyi thay thế chính quyền quân sự Myanmar, hỗ trợ các chính khách hiếu chiến ở Philippin… biến Biển Đông thành điểm nóng tiếp theo.

Với kế hoạch xây dựng các chuỗi đồng minh nhằm bao vây, khép chặt các con hổ Nga, Trung, tuy nhiên lần này chính sách của Mỹ đang gặp phải đối thủ quá nặng ký. Nga phản đòn bằng tấn công “thu hồi” các vùng chiến lược Ukraina, ném bom tiêu diệt quân bài IS ở Syria khiến con bài chống khủng bố của Mỹ trơ trẽn, mất điểm với đồng minh phương Tây, được thế giới ủng hộ. Trung Quốc đã thành công trong việc khai thác sự đối đầu giữa hai đồng minh chính của Mỹ ở Châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề lịch sử quá khứ, tăng cường quan hệ đối tác với Nga, xây dựng ngân hàng AIIB đầy hấp dẫn thu hút các đồng minh của Mỹ như Anh, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Ixrael…khiến nhiều học giả đang “lo lắng” cho chiến lược xoay trục có nguy cơ bị ném vào thùng rác địa chính

Thế giới càng bất ổn, rơi vào tình trạng “thời chiến” càng khiến sự phụ thuộc vào Mỹ gia tăng. Việt Nam tất nhiên không thoát được “tâm bão”, chiến lược của Mỹ đã thế hiện rất rõ, đang đặt Việt Nam vào tình thế buộc phải “thân Mỹ, thoát Trung”. Đừng vội ảo tưởng khi Mỹ phải chấp nhận lập trường xưa nay của Iran về chương trình hạt nhân, tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu dục – một tiền lệ chưa từng có với nước Mỹ khi tuyên bố “tôn trọng thế chế chính trị đối lập”!
Ở khu vực Biển ĐÔng, Mỹ đóng vai trò như một quan tòa, luôn tuyên bố “không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền của các thực thể địa lý đang tranh chấp ở Biển Đông”, nhưng mọi mục tiêu đều nhắm vào Trung Quốc, không đếm xỉa đến đồng minh Đài Loan vừa nâng cấp đường băng, xây mới hải đăng, cầu cảng có thể đón tàu 3000 tấn và các tàu của lực lượng tuần duyên tại đảo Ba Bình.
Hãy nhìn vào “liên minh” các ĐSQ Mỹ, phương Tây từ năm 2014 đến nay công khai cổ vũ cho “lực lượng chính trị đối lập” ở Việt Nam thông qua vô số kiểu hội thảo, gặp mặt, suy tôn, điều trần, luật hóa… Hầu như bất cứ phái đoàn ngoại giao, chính khách nào của Mỹ, phương Tây vào Việt Nam cũng phải “vấn an” cho bằng được vài gương mặt “đối lập”.

 Lượng tiền từ các quỹ tài chính, NGONN đổ vào hỗ trợ cho các hội nhóm “xã hội dân sự độc lập”, các NGOVN cho đến chính các cơ quan hành pháp, lập pháp Việt Nam để “đổi máu, thay màu”, đầu tư cực khủng cho thu hút giới báo chí, luật sư hành nghề theo tiêu chí “tự do” của Mỹ. 

Chưa khi nào giới “đối lập” được trọng vọng, xuất ngoại dày đặc và tần suất chính giới Mỹ, các tổ chức nhân quyền quốc tế tiếp đón như hiện nay. RFA, VOA nổi lên với nhiều “cơ chế” phong phú, công khai hợp tác với Việt tân và các tổ chức người Việt cực đoan hải ngoại trong việc đào tạo, cấp lương, tạo môi trường “hành nghề dân chủ chuyên nghiệp” kiểu “nhà báo tự do” cho các “dân chủ”, “dân oan” trong nước sôi động như mấy năm trở lại đây. Riêng cái thư mục “blog” cho VOA, RFA, quản trị facebook, page với mức lương ổn định đủ điểm mặt các “lãnh tụ” mới nổi trên sân khẩu “đấu tranh dân chủ” trong nước.
Nhìn từ toàn cảnh tới tiêu điểm là Việt Nam cho thấy, sau 30 năm, Việt Nam lại có “ cơ hội” trở lại thời Việt Nam Cộng hòa trong việc hệ thống truyền thông và chống Cộng đang “náo nức” xây dựng lại hình tượng ông Tổng thống “nhân văn” Ngô Đình Diệm và PR cho Cờ vàng. Việt Tân nôn nóng “hiện diện” trong nước khi chứng kiến lực lượng trong nước được Mỹ đề cao, tìm cách gạt bỏ mình ra khỏi ván cờ khiến nó bị 90% thành phần trong nước phản ứng, qua vụ Trương Dũng vừa qua.
Nhìn khách quan, cuộc biểu tình trên toàn quốc phản đối chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình vừa qua, chứng tỏ lực lượng thân Mỹ đã dốc toàn sức, nhưng đang tự “vấn” mình vì sao lượng người ảo đông mà thực địa lại ít ỏi với rặt gương mặt quen thuộc đến thế. Thực tế cho thấy Mỹ chưa rút được nhiều từ bài học thất bại thời VNCH, tiền, truyền thông, sức ép địa chính trị…không dễ vận dụng đối với Việt Nam như các nước khác tí nào.

Còn với người Việt, hơn lúc nào, chúng ta cần đoàn kết, nhìn thấu đáo các chiêu bài của Mỹ, Trung và các nước lớn trong thế quần ngư tranh thực để "thoát" kiếp nạn này, giữ lấy hòa bình, ổn định cho con cháu chúng ta

Nguyễn Biên Cương

Những biểu hiện của chủ nghĩa sô vanh thời hiện đại

Chủ nghĩa Sô Vanh là một thuật ngữ ám chỉ lòng yêu nước cực đoan. Nhiều lần, lịch sử đã chứng minh, chủ nghĩa yêu nước cực đoan thường dẫn đến đám đông bạo lực và ngu xuẩn. Napoleon, Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông…v…v… đều dựa vào chủ nghĩa Sô vanh để kích động người dân tham gia mưu đồ bành trướng của mình. Ở các quốc gia  nhỏ như Campuchia hay Ucraina thường là cái cớ để các nhóm khủng bố, bạo lực chiếm chính quyền, rồi nhân danh lòng yêu nước để tàn sát người chống đối. Việt Nam hiện nay đang bắt đầu manh nha Chủ nghĩa Sô vanh, nhưng được biến tướng theo những cách rất tinh vi, mà cuộc viếng thăm Việt Nam của Tập Cận Bình vừa qua đã tạo thành tình huống để chủ nghĩa này phô diễn.
 
Biểu hiện thứ nhất: Phân định ai yêu nước, ai bán nước.
 
Lịch sử Việt Nam có truyền thống tẩy chay những người bán nước. Việc này xuất  phát từ việc Việt Nam luôn nằm trong tình trạng bị đe dọa bởi Trung Quốc. Để đảm bảo an toàn, tâm lý bài Trung được đẩy cao. Ở Việt Nam hiện nay, chỉ cần bạn thích xem phim Tàu, thích đọc sách ngôn tình, hay nói từ Hán Việt, chơi với bạn bè người Trung Quốc, hoặc nghiên cứu thơ văn, tư tưởng phương Bắc…, bạn cũng có thể bị rất nhiều người tự xưng là yêu nước quy chụp bạn là kẻ bán nước. Trong tình trạng phân định yêu nước/bán nước như vậy, đám người cực đoan bị kích động sẽ tự vẽ ra trong đầu mình một chính phủ bắt tay mang tính ngoại giao với Trung Quốc thành những kẻ bán nước. Cách thức quy chụp này, một phần là do những nhóm như Việt Tân, Beauxite Tây Nguyên, Diễn đàn Xã hội dân sự…v…v… đưa ra với những phân tích đầy phỏng đoán.
 
Biểu hiện thứ hai: Tự mãn anh hùng cứu nước.
 
Sau khi vẽ ra kịch bản giả dối về sự bán nước, họ bắt đầu tôn mình lên như những người yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình vì nước. Tưởng họ hi sinh như thế nào, hóa ra là xuống đường biểu tình. Mỗi nhóm xuống đường đều lẻ tẻ, ảnh chụp tự sướng có vài ba người. Ít người biểu tình, họ không lo lắng, họ đã tự vun đắp cho mình thói thắng lợi tinh thần. Càng ít người tham gia, họ càng thấy mình đặc biệt, thấy tình yêu nước của mình là vĩ đại.
 
Biểu hiện thứ ba: Tuyên chiến.
 
Bất cứ ai đọc bản tuyên bố của các tổ chức XHDS mà đứng đầu là Diễn đàn XHDS sẽ thấy từng câu từng chữ trong bản tuyên bố này thấm đã chủ nghĩa Sô Vanh. Họ phô trương lòng yêu nước của mình, tỏ ra trung kiên, bất khuất, nhưng lại không dám đe dọa Trung Quốc mà lại đe dọa chính quyền. Thật là một lời tuyên chiến nửa vời, một thứ yêu nước cực đoan hèn nhát. Có lẽ họ sợ một khi tuyên chiến Trung Quốc, họ sẽ phải ra trận chiến đấu chăng? Đe dọa chính quyền thì được lợi gì cho tình hình biển Đông.
 
Biểu hiện thứ tư: Khiêu khích và gây gổ.
 
Trong các cuộc biểu tình, họ sẵn sàng gây gổ với những ai không đồng tình với quan điểm của họ. Chính vì sự gây gổ vô tổ chức này mà nhiều người biểu tình ở Sài Gòn đã bị người dân đả thương đến mức đổ máu. Và họ kháo nhau: “Máu của người yêu nước đã đổ”. Họ bắt đầu rạch mặt ăn vạ đòi chính quyền tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền tự do biểu đạt của họ. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước cực đoan đã có thêm thứ vũ khí lợi hại là Nhân quyền.
 
 Chủ nghĩa yêu nước Sô Vanh một khi kết hợp với Nhân quyền đã hình thành một thứ Nhân quyền cực đoan. Thứ nhân quyền này được viện dẫn để bảo vệ cho mọi âm mưu chống đối hoặc lật đổ chính quyền. Với những lý thuyết về nhân quyền và các văn bản đã ký kết, Nhân quyền chính là tấm lệnh bài để những nhóm phản động như Việt Tân, Diễn đàn XHDS, Triết học đường phố, Hội anh em dân chủ…v…v… thích chửi ai thì chửi, thích gây rối loạn là gây rối loạn, sau này có thể lên tới mức thích lật đổ quan chức nào là lật đổ quan chức ấy. Một xã hội công bằng, văn minh, và dân chủ không nên được xây dựng từ những tư tưởng cực đoan như vậy, dù sự cực đoan ấy nhân danh tình yêu nước hay quyền con người.

GĐTQT

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Những ai còn tưởng niệm chế độ Ngô Đình Diệm?



Tình cờ vào RFA mới biết, ngày 1/11/1963 là ngày cộng đồng “đấu tranh dân chủ” trên mạng Internet ở hải ngoại “nhộn nhịp” tưởng niệm ngày mất của ông Ngô Đình Diệm và chế độ VNCH đệ nhất. Nơi thì là Lễ tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại ... - SBTN, chỗ Lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Đan Mạch



Vào dịp này, RFA đăng bài Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm? phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một nhân chứng lịch sử, một người bạn, người cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu tiên khi từ Mỹ trở về Việt Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy ra, nội dung ca ngợi ông Diệm “bình định được tình hình, đưa quân Pháp ra khỏi nước Việt Nam một cách ổn định và xây dựng nền đệ nhất cộng hòa”, ngăn cản quân đội Mỹ “đặt chân vào Việt Nam” nên mới bị lật đổ, lên án những tướng lĩnh lật đổ Diệm là “ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản”, bị Mỹ lừa bịp rằng anh em ông Diệm có mưu đồ bắt tay với cộng sản nên cần lật đổ để cứu nước, không bị bán cho cộng sản… Đây xem ra là những lập luận khá phổ biến của những người “đấu tranh dân chủ” trong nước như Lê Công Định và những người còn nặng lòng với VNCH đệ nhất. Tuy nhiên, sự thực thì thế nào?

Cuốn sách “Phê Phán Chế Độ Ngô Đình Diệm Của 100 Chứng Nhân” toàn những người gắn bó, nhân chứng cho chế độ 9 năm VNCH đệ nhị đã đưa ra câu trả lời cho sự biện bạch trên của một cố vấn thân cận với ông Diệm, xin trích 3 ý kiến cũng đủ để phủ nhận được bài phỏng vấn trên và những lập luận bảo vệ ông Diệm nhằm ca ngợi tính “chính nghĩa” của VNCH:

-  Suốt từ 1949 đến 1954, cựu Hoàng Bảo Đại trong ván cờ ông chơi với Pháp luôn luôn trong tình cảnh cô độc.Các nhân sĩ ít nhiều có những thành tích đấu tranh cách mạng, có danh là những người yêu nước thì hầu như tất cả đều “chùm chăn”, không nhìn ra nhu cầu phải tiếp tay hy sinh với Bảo Đại cho cái quốc gia hoang sinh ấy có nhiều thực chất quốc gia đúng cái nghĩa truyền thống lịch sử của nó. Một phần thái độ tiêu cực này cũng bởi Pháp ngăn chặn, nhưng một phần lớn cũng bởi các vị ấy chưa phải là những người lão luyện về chính trị, tinh thần hy sinh chưa đạt đến chỗ vô ngã. Trong suốt 5 năm dằng co thay đổi cả chục lần Thủ tướng mà chỉ có ba người tương đối là cựu hoàng có quyền chọn lựa: Người thứ nhất chính là cựu hoàng. Ông tự kiêm nhiệm sau khi đuổi Nguyễn Văn Xuân, nhưng cô độc, không đương đầu nổi với sức mạnh của Pháp, ông đành lui bước chỉ giữ quyền pháp lý tối cao mà thôi. Người thứ hai ông mời ra là Nguyễn Phan Long, đây là một nhà báo có lòng dạ ngay thẳng, nhưng chưa đủ mưu trí để đối phó với áp lực của Pháp. Ông này cầm quyền được vài ba tháng, bị Pháp du vào thế bế tắc phải rút lui. Và người cuối cùng trước khi Ngô Đình Diệm là hoàng thân Bửu Lộc. Ông này cũng là người thanh sạch, nhiều thiện chí lại ra cầm quyền vào lúc mà thế lực Pháp ở Việt Nam đã quá suy yếu, đã đòi được Pháp trao trả những quyền thực tế cùng các cơ sở của một quốc gia thực sự độc lập. Nhưng thế cờ Việt-Pháp tay ba: Pháp, Bảo Đại, Hồ Chí Minh đến chiến dịch Điện Biên Phủ đã chuyển thành một thế cờ Đông Dương, quốc tế phức tạp hơn. (Hai phe quốc tế đang xé Đông Dương, chủ chốt là Việt Nam, mỗi bên sử dụng nhân sự bản xứ để thi hành những chủ đích của mình cùng những sắp đặt với nhau). Kẻ mà cựu hoàng phải đối phó để nắm giữ “đứa con tư thông” không còn là Pháp nữa, mà là Mỹ. Ông hoàng thân Bửu Lộc phải rút lui và cựu hoàng phải tiếp nhận người của Mỹ: Ngô Đình Diệm. (Thật ra Ngô Đình Diệm là người của Vatican giới thiệu cho Mỹ để Mỹ thi hành sách lược lấy Gia-tô giáo chống Cộng. Tức là sử dụng tín ngưỡng hữu thần (Chúa) chống tín ngưỡng vô thần-đảng Cộng Sản)...
Quốc gia hay Quốc gian
Nguyệt san Dân Quyền số 86, tháng 4/1985
Montréal, Canada”

- Đến chính Bảo Đại than thở về sai lầm khi đưa ông Diệm về nắm quyền

 Do đó, tất cả các mục tiêu của Ngô Đình Diệm, từ những nỗ lực cải cách điền địa đến việc thành lập các Ấp Chiến Lược không những đều dẫn đến thất bại mà còn tiếp sức cho hoạt động khuynh đảo và du kích của Cộng Sản.
Vì thế mà ngày 20 tháng Chạp năm 1960 Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời. Mặc dù quân đội VNCH đã có đến 150 ngàn người được Mỹ trang bị hơn hẳn quân đội của MTGPMN mà càng ngày người ta càng nhận thấy chính quyền miền Nam bất lực.
...Cũng cần phải nói lại. Bây giờ thì có Ngô Đình Diệm. Chính tôi đã tìm ông ta khi ông ta còn nghiên cứu về giáo lý (Thiên Chúa giáo) và được giao cho cầm quyền. Nhưng than ôi! Chẳng bao lâu, dưới quyền hành của ông ta, nước Việt Nam trở thành một quốc gia do một thiểu số cai trị (oligarchique). Diệm bị những phần tử xấu bao vây, gia đình ông ta làm hại ông ta.
Le Dragon D’Annam
Bảo Đại, Paris 1980 trang 348 và 351”

- Ông TRẦN VĂN ĐÔN, Trung tướng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa,  Quyền Tham Mưu trưởng Quân đội (thời Đệ Nhất Cộng Hòa):

“...Hình như Diệm và Nhu chỉ đồng ý điểm bất di dịch là ngăn triệt sự xâm nhập của Cộng Sản. Họ chủ trương bắt bớ độc đoán, đày ải vào các trại tập trung vô thời hạn và không được tòa án xét xử và ám sát những thành phần dân chúng mà họ nghi ngờ là thân Cộng. Các vụ lùng bắt và tra tấn theo kiểu quân xung phong Đức Quốc Xã bị nghe than phiền khắp mọi nơi. Tại miền Trung, những phương pháp khủng bố tàn bạo nhất được sử dụng theo chỉ thị và khuyến khích của Ngô Đình Cẩn. Chỉ cần bị tình nghi là Cộng Sản hay có cảm tình với Cộng Sản là sẽ biết được những biện pháp tàn bạo của Cẩn và đồng bọn. Ngoài ra, chính sách khủng bố cũng được đối xử cho những ai chỉ là đối lập với chế độ như các lãnh tụ hay phát ngôn viên của các đảng phái quốc gia hoặc đối với những cá nhân chống lại chính sách khủng bố, tra tấn cán bộ chính quyền. Nhiều phần tử quốc gia chân chính có đường lối chống Cộng khôn ngoan đã chạy theo Mặt Trận Giải Phóng vì cho rằng Mặt Trận còn ít tàn bạo hơn. Tại những vùng xa xôi, cán bộ của chính quyền đã có những lạm dụng khủng khiếp bằng cách hoàn toàn ngụy tạo ra những tội ác để gán cho kẻ thù của họ. Nhu và Cẩn chỉ huy những ban Mật Vụ đặc trách những vụ đàn áp khủng bố khắp nơi.
Một chứng cớ rõ rệt về chính sách bắt bớ, tra tấn độc đoán là hành động đối xử với một nhân vật quốc gia tên tuổi là ông Phan Khắc Sửu, vị Quốc trưởng của năm 1964. Sau khi chế độ Diệm bị lật đổ ông Sửu được chúng tôi giải thoát đã kể lại một câu chuyện hết sức rùng rợn.
Mặc dù ông ta không liên hệ gì đến cuộc đảo chánh của Nhảy Dù năm 1960, ông ta vẫn bị Mật Vụ đến bắt vào đêm tối rồi đem giam vào một cái hầm đào sâu dưới đất tại Sở Thú, cái hầm vừa nóng vừa ẩm ướt mà lại không có không khí. Sau đó, ông được chuyển đến một trại giam khác nhưng vẫn thường bị tra tấn. Họ đã sử dụng kiểu tra xưa cũ của Tàu là kiểu “đổ nước” bằng cách trói tội nhân lại rồi cho từng giọt nước rớt xuống đầu làm cho ông Sửu cảm thấy như điên cuồng. Chân của ông ta bị tê bại phải chữa trị một thời gian khá lâu vào năm 1964 sau khi được giải thoát.
Một người khác là ông Nguyễn Ngọc Yến, chủ khách sạn Morin (Huế), bị bắt vì bị tố cáo là thân Pháp. Đây chỉ là một thủ đoạn để Chính phủ (Diệm) có thể chiếm hữu ngôi khách sạn của ông Yến. Hiển nhiên là trong lúc ông Yến ngồi trong lao tù họ đã có những cung cách buộc ông Yến bán với giá thật thấp ngôi khách sạn của ông ta cho đảng Cần Lao để sau đó họ bán lại cho Chính phủ

Tổng kết về nguyên nhân chế độ Diệm thất bại, ông  Bùi Kha đưa ra “bảy nguyên nhân thất bại” như sau: 

- Thứ nhất, truyền thống gia đình “không bắt nguồn từ những hoạt động cách mạng và sống trong lòng dân tộc để lên nắm chính quyền như bao nhiêu chính khách khác, ngược lại, ông Ngô Đình Diệm, như trên đã cho thấy, xuất thân từ một gia đình mà một số sử gia cáo buộc là “ Việt Gian Ba Đời” (xem Việt Nam Cọng Hòa Toàn Thư của nhà nghiên cứu Sử Nguyễn Mạnh Quang, Seatle) và được “bồng” lên làm thủ tướng rồi tổng thống nhờ áp lực và nhu cầu bảo vệ quyền lợi của ngoại bang mà thôi”, lí lịch này đối lập hẳn với Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình hàn Nho, khoa bảng, yêu nước.

- Thứ hai, chính quyền phi nghĩa “Sau khi bại trận tại Điện Biên Phủ, theo thỏa ước Genève, Pháp phải rút về nước, trao trả chủ quyền và độc lập cho Việt Nam. Mỹ thay chân Pháp với sách lược chận đứng làn sóng xâm lăng của Cọng Sản quốc tế mà đứng đầu là Nga Sô. Ông Diệm được Mỹ đưa về làm Thủ tướng rồi Tổng thống một nửa nước Việt Nam với quốc hiệu Việt Nam Cọng Hòa. Dẫu biện minh hoặc giải thích thế nào chăng nữa, nhưng đối với tâm cảm và truyền thống của người dân Việt bình thường, thì người Mỹ lại chỉ là một loại thực dân mới trên quê hương của dòng giống Việt không khác gì người Pháp, người Nhật, người Tàu trước đó. Chương trình viện trợ ồ ạt và sự hiện diện của các cố vấn và chuyên viên người Mỹ trên mãnh đất miền Nam đã làm cho ông Diệm mất thêm uy tín và dễ tạo sự tuyên truyền hữu hiệu cho chính quyền miền Bắc: “Mỹ là một đế quốc thực dân mới” chẳng khác nào thực dân Pháp trước đây.
Miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chính phủ ông cũng nhận viện trợ của Trung Quốc và Nga để đánh Pháp rồi đánh Mỹ, nhưng thành phần nhân sự của hai quốc gia nầy không hiện diện trên đất Bắc, nên bộ máy tuyên truyền của miền Bắc đã tiến hành được một đòn tâm lý chiến vô cùng lợi hại cho việc vận động nhân dân tham gia cuộc chiến gọi là “Chống Mỹ Ngụy cứu nước”.

- Thứ ba, dựa vào Công giáo cai trị đất nước. Lực lượng chủ chốt trong việc đối đầu với miền Bắc là thành phần Công giáo, chiếm 7 % dân số miền Nam. Hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính phủ như bộ trưởng, tỉnh trưởng, quận trưởng và các tướng lãnh, các chức trọng yếu trong quân đội, Tổng thống Diệm đều sử dụng người Công giáo.Dễ hiểu, đến nay thành phần hoài tiếc ông Diệm nhất đều nằm trong thành phần cực đoan của Công giáo như Dòng Chúa cứu thế.

- Thứ tư, điển hình chế độ gia đình trị, “anh em ông Diệm, từ ông Giám Mục đến mấy người em, đã chia nhau quyền hành và quyền lợi để bòn rút tài sản và lũng đoạn quốc gia. Họ không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào để có được nhiều tiền, không do dự bất cứ một tội ác nào kể cả giết người để làm giàu.”. Trái lại, về phía miền Bắc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh không có thân nhân bà con bên cạnh, không có xe hơi, nhà lầu, không có của chìm của nổi. Lối sống ấy dễ gây được cảm tình của toàn dân, dễ lôi cuốn những người khác hy sinh cho nghĩa vụ cho chương trình cách mạng của ông.

- Thứ năm, diệt các đảng phái và giáo phái. “Ông Diệm người Quảng Bình, được xem như là người miền Bắc (vì ở bên kia vĩ tuyến 17) vào làm “vua” miền Nam. Với óc địa phương “Nam Kỳ Quốc”, nhiều người miền Nam không ưa. Đã thế, chính phủ Ngô Đình Diệm lại có chính sách đàn áp và tiêu diệt các đảng phái quốc gia, tiêu diệt Cao Đài, Hòa Hảo vốn là hai giáo phái mạnh và được nhiều người miền Nam mến mộ. Tướng Trình Minh Thế của Cao Đài bị giết mờ ám, tướng Ba Cụt Lê Quang Vinh của Hòa Hảo bị lừa rồi bị hành quyết, giáo chủ Phạm Công Tắc bị bôi bẩn để triệt tiêu, phải chạy trốn sang Nam Vang. Hành động thiếu sáng suốt biến bạn thành thù đã tạo thành những thế lực chống đối nhà Ngô lúc ngấm ngầm, lúc công khai ầm ỹ làm lung lay gốc rễ của chế độ.

Trong lúc đó, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã có chủ trương tôn giáo khôn khéo. Năm 1946 tại Paris, ông đề nghị chương trình Tam Tự với các bà con người Công Giáo: Tự Dưỡng, Tự Quản và Tự Truyền; tách rời khỏi sự khống chế quá mức của Vatican. Tại miền Bắc, ông mời Giám mục Lê Hữu Từ làm cố vấn, Nguyễn Mạnh Hà (người Công Giáo) làm bộ trưởng kinh tế trong chính phủ VNDCCH đầu tiên”

-  Thứ sáu, kỳ thị tôn giáo để bành trướng nước Chúa. Đối với toàn thể dân chúng miền Nam, trong 9 năm cai trị, chính quyền Ngô Đình Diệm đã giết và tù đày dân chúng như thế nào? Trang 89 trong cuốn “Tại Sao Chúng Ta Đến Đó ?, Chuyện “Bàng Hoàng Về Vai Trò Của Giáo Hội Công Giáo Trong Việc Gây Chiến Tranh Việt Nam”, ông Avro Manhattan, một cựu bình luận gia chính trị của đài BBC Luân Đôn, người đã viết nhiều cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất, tường thuật về chế độ Ngô Đình Diệm như sau: “...Từ năm 1955-1960 ít nhất có 24 ngàn người bị thương tích, 80 ngàn bị xử tử hay bị giết, 275 ngàn bị giam giữ, điều tra hoặc tra tấn, và khoảng 500 ngàn bị đưa vào trại tập trung hay trại giam”.

- Thứ bảy, không đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của ngoại bang. Những ai tìm hiểu về chính sách của chính phủ Hoa Kỳ thì sẽ thấy rằng, họ không có bạn cũng chẳng có thù nhưng chỉ vì quyền lợi mà thôi. Ngô Đình Diệm không thể sống vì ông là một người làm công không đáp ứng được quyền lợi của chủ. Lý do người ta bỏ ông Diệm vào hòm cũng chẳng phải vì ông Diệm có tinh thần quốc gia dân tộc và độc lập tự cường như một số người bênh vực nhầm, mà vì ông Diệm quên rằng khi người ta dẫn ông về thìø ông phải biết cái mà người ta thích, và phải làm cái mà người ta muốn.
Thêm vào đó, ông Diệm lại ngầm liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh để được “bảo đảm” cái ghế “Thủ Trưởng Miền Nam trong Liên Bang Việt Nam sau nầy”, chứ cũng chẳng phải ông Diệm muốn hai miền thống nhất để tiết kiệm xương máu của nhân dân như một vài tay chân bộ hạ bênh vực thiếu cơ sở. Có người lại không biết sự hứa hẹn cái ghế “Thủ Trưởng Miền Nam” nên lớn tiếng nói rằng “Cụ Còn Thì Miền Nam Không Rơi Vào Tay Cọng Sản”. 

Giáo sư Tôn Thất Thiện, tiến sĩ chính trị học, từng là Bộ Trưởng Thông Tin chính phủ Việt Nam Cọng Hòa trước 1975, và cũng là một trong những người bênh vực ông Diệm hết mình và chống Cộng “chết bỏ” ở hải ngoại, đăng trên Nhật Báo Người Việt, một tờ báo cũng thuộc loại chống Cọng hung hãn. Báo Người Việt, mục Diễn Đàn, California ngày 19. 8. 2003, bài viết có tựa đề “Một Quan Điểm Mới Về Vụ Đảo Chánh Tháng 11, 1963”, giáo sư Tôn Thất Thiện viết:

“Nhìn từ một khía cạnh Á-đông, “thảm kịch Việt Nam” được thấy như sau. Ông Ngô Đình Diệm đã thực hiện được một kỳ công lớn: ông đã dành được một danh vị mà tất cả những người Việt có nguyện vọng làm lãnh tụ quốc gia đều mơ mộng: được công nhận ngang hàng với Hồ Chí Minh. Điều nầy rõ ràng khi Hồ Chí Minh nói với ký giả Cọng sản trứ danh Úùc, Wilfred Burchett, rằng: “Ông Diệm là một nhà ái quốc theo kiểu của Ông ấy”, và “khi nào anh gặp Ông ấy, anh bắt tay Ông ấy hộ tôi”.

“Nhân dịp Tết, ông Hồ nhờ Ủy Hội Quốc Tế chuyển cho Ông Diệm một cành đào nở hoa. Ông Diệm cho chưng cành đào nầy trong phòng khách dinh Gia Long cho ngoại giao đoàn thấy. Các nhà ngoại giao lấy việc nầy làm lạ, vì họ không hiểu rằng dữ kiện nầy có một ý nghĩa biểu tượng: đó là một biểu lộ sự tôn kính của Hồ Chí Minh đối với ông Ngô Đình Diệm!”. “Thêm nữa, qua trung gian Ông M. Manelli, đại diện Poland ở UHQT, Ông Hồ nhắn Ông Diệm rằng, trong liên bang Việt Nam sau nầy, địa vị thủ trưởng Miền Nam của ông sẽ được tôn trọng”. 

Như vậy, những lập luận ông Diệm có công đuổi Pháp, thoát Mỹ, nhân văn, có tinh thần dân tộc đều là lừa bịp, tô vẽ của những người thờ phụng nước Chúa, nuối tiếc ngày tháng hoàng kim hoặc bấu víu vào đó để tìm sự “chính nghĩa” để “chống cộng” mà thôi.

Không chỉ có Lê Công Định và nhiều “nhà đấu tranh dân chủ” núp dưới bóng Dòng Chúa cứu thế để “đấu tranh dân chủ” sùng bái chế độ ông Diệm bằng những lập luận kiểu như bài phỏng vấn RFA trên, kiểu cảm tưởng ngưỡng mộ ông Diệm, cho ông Diệm có thể đưa Việt Nam “sánh ngang với Nhật Bản ở Á châu” nếu không bị lật đổ, ví ông Diệm “một nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế kỷ 20” “nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia Việt Nam”, ước nguyện “phục hoàn và tôn vinh tương xứng với sự nghiệp vĩ đại của ông”... Cứ đến ngày này, các con chiên ngoạn đạo Công giáo và các “nhà đấu tranh dân chủ” phía Nam lại tìm đến mộ ông Diệm để tiếc nuối và cầu mong ông phù hộ cho họ được “phục quốc”, rước Mỹ trở lại để “thoát Trung”.

 Nguyễn Biên Cương