Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Đám zân chủ tiếp tục nuôi dưỡng các dự án biểu tình?



Ngày 23 tháng 5 năm 2018, Quốc hội Việt Nam bắt đầu thảo luận về dự án Luật Đặc khu Kinh tế mới, trước khi bỏ phiếu thông qua vào cuối kỳ họp. Dự luật qui định rằng nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhà đầu tư nước ngoài có thể thuê đất ở đặc khu kinh tế với thời hạn 99 năm, thay vì chỉ 70 năm như luật hiện nay. Ngay sau đó, nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội đã đồng loạt phản đối dự luật, vì cho rằng mô hình đặc khu không những không đem lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng, mà còn tạo ra nhiều nguy cơ an ninh. Đáp lại, Quốc hội đã lùi thời hạn bỏ phiếu thông qua dự luật Đặc khu, để có thời gian chỉnh sửa những điều khoản gây tranh cãi. Đây là một sự kiện đáng mừng, vì nó cho thấy Quốc hội Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế dân chủ. Người dân Việt Nam hoàn toàn có thể tác động đến chính sách thông qua Quốc hội, qua các cơ quan báo chí, và qua các diễn đàn khoa học chuyên môn.

Tuy nhiên, nhiều tổ chức khoác áo “đấu tranh dân chủ”,”nhân sỹ trí thức”,”xã hội dân sự”đang lợi dụng các diễn biến này cho mục đích chính trị của riêng mình. Một mặt, họ mượn dự luật Đặc khu Kinh tế mới để tuyên truyền rằng các đại biểu Quốc hội Việt Nam đang “bán nước” cho Trung Quốc. Mặt khác, họ định phát động các cuộc biểu tình “chống Trung Quốc xâm lược”, mà họ đã nhiều lần tổ chức từ năm 2011 cho đến nay. Ngày 10 tháng 6 vừa qua, cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” ở Bình Thuận đã bùng phát thành bạo động, khiến 8 xe ô tô bị đốt, 3 cơ quan nhà nước bị phá hủy, hơn 50 cảnh sát cùng nhiều dân thường bị thương, và Quốc lộ 1A bị tắc trong một ngày rưỡi. Để chấm dứt bạo động, cảnh sát đã buộc phải bắt giữ 102 đối tượng quá khích, trong đó có nhiều thanh thiếu niên. Những con số nêu trên đều là thiệt hại của xã hội Việt Nam, chứ không phải của quân đội Trung Quốc.

Dư luận đã chỉ ra các nhóm chống Cộng chịu trách nhiệm về vụ việc này. Cụ thể, nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự đứng đằng sau toàn bộ chiến dịch, nhóm Đô thành Sài Gòn phát động biểu tình và vừa qua admin nhóm này đang bị điều tra giả dạng công an để thực hiện các kịch bản kích động bạo loạn, và nhóm Luật khoa Tạp chí mượn vụ việc để phát động “phong trào phản đối các dự luật”, nhằm xây dựng phong trào chống Cộng theo hướng “đấu tranh nghị trường” công khai...Sau cuộc biểu tình ngày 10 tháng 6, các tổ chức chống Cộng chủ mưu đã lập thêm hai trang Facebook để thu thập những người tham gia biểu tình và móc nối họ.


Cụ thể, khoảng 19h50’ ngày thứ Sáu, 15 tháng 6 năm 2018, một số người đứng đầu Diễn đàn Xã hội Dân sự đã thành lập “nhóm trí thức Lão Mà Chưa An”. Theo lời giới thiệu trên trang Facebook của nhóm, thì nhóm này bao gồm Ths. Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Hoàng Hưng, linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng, PGs. Hoàng Dũng, Gs. Nguyễn Huệ Chi và PGs. Mạc Văn Trang. Nhóm này tự xưng là các “bô lão”, và liên tục ra tuyên bố để góp ý về các chính sách của nhà nước Việt Nam. Từ thời điểm đó đến nay, nhóm Lão Mà Chưa An đã ra tuyên bố về dự luật Đặc khu Kinh tế, Luật An ninh Mạng, và việc xử lý biểu tình trong ngày 17 tháng 6 năm 2018.

Cũng trong ngày 15 tháng 6, vào khoảng 21h40’, một nhóm thanh niên đã lập trang Nhật Ký Biểu Tình. Trang này có ba Admin, ký tên là LAC, Leo và Hann. Vì từ ngày 16 tháng 6 đến nay, Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Vi Yên liên tục dùng Facbook cá nhân để quảng bá cho trang này, có thể ba người này tham gia, hoặc có phối hợp với nhóm Admin Nhật Ký Biểu Tình. Nếu giả thuyết này đúng, thì hai trang Lão Mà Chưa An và Nhật Ký Biểu Tình chỉ là loa phóng thanh của Diễn đàn Xã hội Dân sự và Luật khoa Tạp chí.

Khi mới ra mắt, trang Nhật Ký Biểu Tình chỉ đăng các ảnh biểu tình đẹp mà họ tìm được. Tuy nhiên, từ ngày thứ Bảy 16 tháng 6, họ bắt đầu đăng một loạt các bài hướng dẫn những điều cần lưu ý khi đi biểu tình, khi làm việc với cơ quan an ninh… Sau đó, họ kêu gọi cộng đồng mạng gửi tin tức của những người biểu tình – như việc những ai đang bị bắt, bị đánh, được thả – để họ đăng và liên tục cập nhật trên trang. Nhóm Admin cũng liên lạc với gia đình những người bị bắt, giúp người bị bắt tìm luật sư, và kêu gọi cộng đồng mạng gọi điện thoại đến đồn công an để đòi thả người bị bắt. Ngoài ra, họ cũng đăng công khai link Facebook của những người biểu tình bị bắt, để độc giả tiện kết bạn, móc nối, tạo cộng đồng.

Từ ngày 18 tháng 6 năm 2018, hai trang Lão Mà Chưa An và Nhật Ký Biểu Tình bắt đầu phối hợp với nhau trong việc thu thập, móc nối và hỗ trợ người biểu tình. Hai nhóm này cam kết hỗ trợ chi phí thuốc men, khám chữa bệnh cho người bị đánh; hỗ trợ luật sư cho người bị bắt; hỗ trợ tiền cho gia đình người bị khởi tố. Tiền quyên góp để làm những việc trên được gửi đến tài khoản của ông Nguyễn Quang A, hoặc của Quỹ Lương tâm do ông Quang A quản lý.

Cùng lúc đó, trang Nhật Ký Biểu tình liên tục đăng lời kể của người bị bắt về những việc xảy ra trong đồn công an. Theo các bài đăng này, thì cảnh sát TP.HCM đã chia những người bị bắt ra làm hai nhóm, để hỏi cung trong hai phòng riêng biệt. Nhóm một, gồm những người biểu tình tự phát, chỉ thuần túy chống Trung Quốc và có thái độ hợp tác, thì được lấy lời khai một cách lịch sự và đúng quy trình. Còn nhóm hai, gồm những người thường xuyên biểu tình, tham gia các tổ chức chống Cộng, hoặc không hợp tác khi lấy lời khai, thì có thể đã bị đánh mắng. Một bài viết cũng khẳng định rằng cảnh sát không đánh phụ nữ, mà chỉ mạnh tay với các nghi phạm nam. Như vậy, các bài viết trên trang Nhật Ký Biểu Tình đã phủ nhận cáo buộc của nhà chống Cộng Phạm Đoan Trang, rằng cảnh sát “bắt người vô cớ”, và “tra tấn dã man” bất cứ ai mà họ bắt.

Sau vụ việc này, nhiều tổ chức chống Cộng đã tuyên truyền rằng cảnh sát Việt Nam đang bắt người vô cớ, và có hành vi tra tấn, ép cung với thông tin thiếu xác thực: chẳng hạn như biện hộ của kẻ tham gia biểu tình kiểu “tôi đi chụp ảnh biểu tình bị bắt”, người tham gia biểu tình vào đồn bị chết (trường hợp Nguyễn Minh Kha ở Bình Thuận) kỳ thực tay này đã trốn khỏi địa phương… Hồng Thái Hoàng và nhiều “nhà đấu tranh dân chủ” đã mò về Bình Thuận tiếp cận với các gia đình có người thân tham gia biểu tình bị bắt để kích động họ trả lời phỏng vấn bao biện cho con cháu họ “tấn công công an vì bị công an vô cớ tấn công???” và đòi trả tự do cho con cái họ.

Trước hết, không thể nói rằng cảnh sát Việt Nam đang bắt người vô cớ. Cuộc biểu tình ngày 10 tháng 6 đã bùng phát thành bạo động ở Bình Thuận, khiến Quốc lộ 1A bị tắc trong 1 ngày rưỡi, 8 xe ô tô bị đốt, 3 cơ quan nhà nước bị phá hủy, và 28 cảnh sát cùng nhiều dân thường bị thương. Ngay sau cuộc bạo động đó, đảng khủng bố Việt Tân đã kêu gọi biểu tình để làm tắc đường, nhằm tạo hỗn loạn trong xã hội Việt Nam. Cả hai diễn biến này đều đe dọa sức khỏe và mạng sống của người dân, đe dọa an ninh, trật tự của xã hội. Luật tố tụng hình sự của mọi quốc gia đều khẳng định rằng trong những tình huống khẩn cấp như vậy, nhân viên cảnh sát có quyền bắt tạm giữ các nghi phạm, để xác định danh tính và lấy lời khai phục vụ điều tra. Như vậy, khi bắt những người có dấu hiệu tham gia biểu tình, hoặc quay phim, chụp ảnh để kêu gọi biểu tình trong ngày 17 tháng 6 vừa qua, cảnh sát Việt Nam đã tuân thủ đúng các nguyên tắc nghiệp vụ.

Hiện nay, nhóm Nhật Ký Biểu Tình đang phát động một chiến dịch truyền thông để ca ngợi biểu tình và bôi xấu chế độ. Nhìn chung, các bài trong chiến dịch này đều mang tính kể lể, tâm sự, nhằm mô tả đoàn biểu tình như những người trẻ, ôn hòa, có học, yêu nước, giàu lý tưởng, là nạn nhân đáng thương cần được bảo vệ, và biết yêu thương, đùm bọc nhau. Ngược lại, bài mô tả cơ quan công quyền như những người “vi phạm pháp luật”, “cấm cản tự do”, “phản bội tổ quốc”, và “áp bức nhân dân”. Một cộng tác viên của trang Nhật Ký Biểu Tình còn photoshop hình ảnh cài hoa hồng lên các hàng rào dây thép gai, rồi chụp ảnh, để làm hình minh họa cho các thông điệp đó. Tự chính chiến dịch truyền thông ca ngợi biểu tình bóc trận những mâu thuẫn của chúng:

Thứ nhất, mọi bài viết trong chiến dịch đều kể lể dài dòng về chuyện người biểu tình bị bắt, bị đánh, bị đuổi khỏi chỗ làm hoặc nhà trọ, để tận dụng tâm lý thương hại của người dân. Nhưng cùng lúc đó, chiến dịch cũng mô tả người biểu tình như những anh hùng cực dũng cảm, sẵn sàng chết vì Tổ quốc. Chúng tôi tin rằng những người anh hùng như vậy sẽ không lên mạng kêu cứu mỗi lần bị mời lên đồn, hoặc bị công an bạt tai. Vì vậy có lẽ lòng dũng cảm của người biểu tình đã bị chiến dịch truyền thông phóng đại.

Thứ hai, các tác giả khẳng định rằng họ chỉ đi biểu tình để phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế, chứ không hề định lật đổ nhà nước hoặc làm hại ai. Đây là những lời nói dối. Vì họ biểu tình sau khi Quốc hội thông báo sẽ sửa dự luật, họ không biểu tình để phản đối dự luật. Vì họ tiếp tục biểu tình sau khi nổ ra bạo động, có thể nói để đạt được mục đích, họ đang bất chấp các hậu quả có thể xảy đến với người dân. Vì họ tiếp tục biểu tình khi Việt Tân đang kêu gọi tuần hành, gây tắc đường để lật đổ chế độ, ta có lý do để nghi ngờ rằng họ có cùng mục đích với Việt Tân. Như vậy, người biểu tình đang nói dối về động cơ của mình, để giả làm những nạn nhân vô tội, nhằm câu kéo sự thương hại của độc giả.


Đây không phải là lần đầu tiên các tổ chức chống Cộng thu thập, móc nối người biểu tình, để xây dựng một phong trào biểu tình kéo dài. Trước đây, họ từng tận dụng các cuộc biểu tình trong mùa hè năm 2011 để xây dựng nhóm biểu tình No-U, với các hoạt động tương tự nhóm Lão Mà Chưa An và Nhật Ký Biểu Tình hiện tại. Ông Nguyễn Xuân Diện, một nhân sĩ thân Nguyễn Quang A, đã nắm vai trò quan trọng trong nhóm No-U này. Về sau, đa số thành viên nhóm No-U đã trở thành những người làm nghề biểu tình chuyên nghiệp, sống bằng tiền tài trợ cho biểu tình từ các tổ chức hải ngoại. Họ cũng gây ra nhiều vụ bê bối tiền bạc nổi tiếng, như vụ Mai Xuân Dũng ăn bớt gần 54 triệu đồng tiền cứu trợ lũ lụt ở miền Trung. Sau những diễn biến này, nhiều “dư luận viên” đã bình luận rằng phong trào biểu tình kéo dài năm 2011 không những không đuổi được Trung Quốc khỏi biển Đông, mà còn tạo ra một tập thể ăn bám xã hội, và làm những người tham gia nó bị thụt lùi về mặt nhân cách.

Phong trào biểu tình kéo dài mà ông Nguyễn Quang A đang xây dựng sẽ đuổi được Trung Quốc khỏi biển Đông, hay sẽ đi vào vết xe đổ của phong trào năm 2011? Ta hãy để thời gian trả lời câu hỏi đó.

Nguyễn Biên Cương

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Nguyễn Quang A và giới chống cộng đang thúc đẩy phong trào chống các dự luật?



Nếu nhìn lại bốn chiến dịch truyền thông diễn ra trong thời gian qua, bạn sẽ thấy chúng đều xoay quanh Quốc hội và các dự luật. Cụ thể, dư luận lề trái đang dồn toàn bộ sự chú ý vào việc chống dự luật Đặc khu Kinh tế, chống Luật An ninh Mạng, kêu gọi ra Luật Biểu tình, và kêu gọi Quốc hội công khai lá phiếu của các đại biểu. Cả bốn sóng truyền thông này đều bị điều khiển bởi một liên minh ba tổ chức, là Diễn đàn Xã hội Dân sự, Luật khoa Tạp chí và Hate Change. Như vậy, có thể có một đợt sóng ngầm ẩn dưới bốn đợt sóng bề mặt đó.



Nội dung của sóng truyền thông này đã được Trịnh Hữu Long, Tổng Biên tập trang Luật khoa Tạp chí, trình bày vào ngày 6 tháng 6 năm 2018. Trong bài mang tên “Làm thế nào để phản đối một dự luật?”, Long kêu gọi người dân tác động đến lá phiếu của đại biểu Quốc hội bằng bốn phương thức, là “gửi thư, gọi điện, bêu tên trong lịch sử”, và “biểu tình”. Từ thời điểm đó đến nay, Hoàng Hưng và Nguyễn Vi Yên đã gửi thư, các nhóm chống Cộng trên toàn quốc đã đồng loạt biểu tình, và Dương Trung Quốc đã đòi công khai lá phiếu của các đại biểu Quốc hội để bêu tên họ.

 Ngày 12 tháng 6, Luật khoa Tạp chí khởi động dự án "Bảo tàng Việt Nam Online", nhằm "lưu giữ thông tin về các sự kiện có ý nghĩa lịch sử", như việc Quốc hội thông qua Luật An ninh Mạng. Như vậy, Trịnh Hữu Long đang đích thân làm khâu “bêu tên” bằng một hoạt động rất bài bản và có hệ thống.

Nhìn toàn cảnh, có thể thấy ba tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự, Luật khoa Tạp chí và Hate Change đang cố định hướng toàn bộ phong trào chống Cộng, để phát triển phong trào theo lối “đấu tranh nghị trường” công khai. Cụ thể, thay vì tuyên truyền một cách dàn trải như trước, họ sẽ tập trung phản đối các dự luật mà Quốc hội đang xem xét. Ngoài ra, họ cũng móc nối với một số đại biểu Quốc hội có tinh thần dân túy như Dương Trung Quốc. Nhờ đó, họ vừa được hiện diện một cách công khai trong các hoạt động xoay quanh nghị trường, vừa tạo được niềm tin rằng các hoạt động của họ thật sự thay đổi xã hội Việt Nam. Khi đã tạo được đám đông, họ sẽ lấy cớ phản đối một dự luật cụ thể để tổ chức biểu tình kéo dài, nhằm tiến tới lật đổ chế độ.

Quả thực họ đã làm xã hội Việt Nam thay đổi. Chỉ sau ba tuần mượn chuyện nghị trường để kích động quần chúng, họ đã góp phần gây ra một vụ bạo loạn và hai cuộc biểu tình kẹt xe của các tổ chức chống Cộng cực đoan.

Chiến dịch này là cả kế hoạch bài bản, được chuẩn bị từ lâu, được sự hậu thuẫn và định hướng rõ ràng với lộ trình cụ thể, chứ không phải đường đột bùng phát như hiện nay. Loa Phường sẽ tiếp tục mổ sẻ, phác họa và định hình cho bạn đọc thấy đây là chiến dịch được chuẩn bị công phu như thế nào sau khi trung tâm đầu não (NED và các quỹ dân chủ phương Tây) thấy rõ: con đường sử dụng lực lượng đối lập đấu tranh bằng chiêu bài "dân chủ, nhân quyền" chẳng có tí khả thi nào ở VN; các nhóm NGO về xã hội dân sự, về truyền thông trong nước đã "thai nghén" hướng đi này từ nhiều năm về trước ra sao; các quỹ tài chính nước ngoài len lỏi vào "nghị trường" dưới danh nghĩa hỗ trợ cải cách tư pháp, hỗ trợ truyền thông báo chí, hỗ trợ cải cách bộ máy nhà nước...đã tiếp cận từng nhân sự ra sao; các tổ chức kiểu như VOICE (được NED) nuôi đã móc nối vào NGO và thông qua Nguyễn Quang A thâu tóm giới "nhân sỹ chống cộng" trong nước thế nào....

Chắc chắn chính quyền, ngành công an Việt Nam đâu có mù lòa mà không thấy cả mưu đồ nằm trong lộ trình "diễn biến hòa bình" đó.
Nguyễn Biên Cương

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Công an không dám bắn dân đâu, xông lên đi!




Đây là câu nói được cả cộng đồng mạng truyền đi từ các video clip, bài tường thuật từ chính những “người dân” tham gia cuộc bạo động ở Bình Thuận những ngày qua. Kết quả: công an bị đám đông manh động vô hiệu hóa, hình ảnh nhóm cảnh sát cơ động với trang bị vũ khí, đồ bảo hộ từ đầu đến chân dồn tụ nhau lại lĩnh “mưa đá” từ “nhân dân”; hay cảnh trụ sở chính truyền từ công an tỉnh, UBND tỉnh đến Sở Kế hoạch đầu tư bị tấn công, đốt xe cộ sau khi những “nhân dân”này tấn công trụ sở quân đội không thành, hơn 40 chiến sỹ công an bị thương, trong đó có 2 chiến sỹ bị đa chấn thương nặng nay đã qua cơn nguy kịch. Khôi hài nhất là hàng trăm chiến sỹ cảnh sát cơ động bị dân bắt nhốt, buộc bỏ hết trang thiết bị mới được “tự trèo tường” đi ra và tất cả “chiến lợi phẩm” được “dân” đốt sạch. Có lẽ cảnh tượng này chỉ có ở Việt Nam – nơi mà Đảng cộng sản lãnh đạo và ngành công an có tên gọi “công an nhân dân”, mất hẳn tính “vũ trang” vốn là đặc tính không thể thiếu và làm nên tính năng của lực lượng này!

 Cũng không ở đâu trên thế giới, “nhân dân” trên mạng hò nhau “chia lửa” với “nhân dân BÌnh Thuận” bằng cách kéo về khu vực này, kêu gọi nhau nổi loạn tương tự ở các địa bàn xung quanh để lực lượng công an bị phân tán, không thể ứng cứu cho Bình Thuận được. Các tài khoản facebook này ai ai cũng biết là ai với danh tính, hình ảnh “nhà đấu tranh dân chủ” rõ mồn một mà chính quyền, công an bất lực, bởi luật an ninh mạng chưa có, nhà cung cấp dịch vụ không phải buộc cung cấp danh tính của người sử dụng dịch vụ (?). Và cũng chính những “nhân dân”, “nhà đấu tranh dân chủ” này đang phát động chiến dịch “sinh tử” chống lại luật an ninh mạng mà họ xem là “bịt miệng dân”, “triệt tiêu tiến bộ xã hội”!!! 




Nhìn vào facebook của ông Nguyễn Quang A, người khởi xướng “Diễn đàn xã hội dân sự” – nơi có tham vọng quy tụ tất cả các hội nhóm, tổ chức, đảng phái có gắn mác “xã hội dân sự” để “thay đổi chế độ bằng biện pháp đấu tranh, biểu tình ôn hòa, bất bạo động” liên tục phát đi kêu gọi đồng đảng rằng, cần phải ngăn chặn cho bằng được Luật An ninh mạng –nguy hiểm không kém gì dự luật về đặc khu. Dễ hiểu,khi luật An ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018, hầu hết “nhân dân” này gào lên như điên dại, hô hào nhau “bạo động”, “nổi dậy” khắp mọi miền đất nước!!!

Từ vụ Đồng Tâm gần đây nhất đã được ông Nguyễn Quang A và dàn thủ lĩnh các tổ chức xã hội dân sự “ly khai hệ thống chính quyền” tận tình thân chinh đến thăm hỏi, động viên, cổ vũ từng “người dân” trong nhóm nổi loạn bắt nhốt 38 cán bộ, chiến sỹ cảnh sát mới đây thôi mà chính họ ca tụng như là “hình mẫu đấu tranh ôn hòa, bất bạo động” thành công và muốn cổ súy, nhân rộng trong cả nước ngay trước cuộc bạo loạn Bình Thuận và biểu tình khắp cả nước này.Nếu ai đó còn nghi ngờ về “động cơ yêu nước” và “tài năng xách động quần chúng” của các tiến sỹ, giáo sư, nhà văn, nhà báo, “nhân sỹ trí thức” quy tụ dưới “ngọn cờ” như Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Huệ Chi...thì đều nên xem lại IQ của họ qua chiến dịch chống dự luật về đặc khu thời gian qua. Chiến dịch chống dự luật an ninh mạng thất bại, theo như một đệ tử của phong trào dân chủ thừa nhận: “hành xử của nhân dân Bình Thuận đã thông qua luật An ninh mạng rồi” và do họ đã sa đà quá sâu vào chiến dịch phản đối dự luật đặc khu nên không kịp xoay chuyển cục diện dù có được Đại sứ quán Mỹ phát đi thông điệp yểm trợ vào phút cuối!

Nếu nhìn vào “lực lượng đấu tranh dân chủ” ở Việt Nam, ai ai cũng thấy rõ đây là đám quân ô hợp,đủ thể loại từ xì ke, gái điếm, lưu manh, cực đoan tôn giáo, dân xã hội, đám bất mãn vô dụng, thải loại từ các cộng đồng, lấy nghề “dân chủ” làm cần câu cơm...khó có thực lực gì, lúc nào cũng như cá nằm trên thớt dù được các chính khách phương Tây “trân trọng”, “bảo vệ” hay được các NGO nước ngoài, tổ chức chống cộng chuyên nghiệp hải ngoại huấn luyện, đào tạo rất bài bản, công phu, đều bó tay bất lực bởi cái bản chất, tư cách đạo đức, nhân cách...là những thứ không thể đào tạo mà thay đổi được. Dễ hiểu giới “nhân sỹ trí thức” sử dụng lực lượng này để “đấu tranh bất bạo động” chẳng khác nào dùng cầm dao đằng lưỡi.

Dư luận đang dấy lên bức xúc, phẫn nộ, chừng nào lực lượng chuyên chính, lực lượng vũ trang còn tự mình trói buộc bằng thứ “tiêu chuẩn” rằng “không được bắn vào dân” thì chừng đó lực lượng này còn bị biến thành “quân cảnh”, và đừng hỏi vì sao “dân Việt” thích nổi tiếng, thích chơi trội thì đem công an là trò tiêu khiển để quay video,clip chế giễu khi tham gia giao thông, gây gổ với công an để lấy oai, tấn công công an được “cộng đồng mạng” cổ vũ nhiệt tình,... Công an trở thành tấm lá chắn bằng chính xác thịt mình để bảo vệ cho chân lý “vì dân”, “dân làm chủ” đang bị bóp méo theo tiêu chuẩn “gia tri dan chu, nhan quyen” này.

Thấy thương cho các anh chiến sỹ công an Hà Nội trong vụ Đồng Tâm, bị dân bắt nhốt, đánh đập, chà đạp rồi mà vẫn được tuyên truyền cần phải là cảm ơn dân đã nuôi cơm, dân đang bảo vệ công an hay gì gì đó. Chừng nào những lý lẽ thế này của giới “nhân sỹ trí thức” còn lên ngôi thì cục diện vẫn vậy thôi. Ai, kẻ nào vẫn đang suy tôn những “nhân sỹ trí thức yêu nước” trong nhóm IDS kia, nhóm Văn đoàn độc lập, Hội nhà báo độc lập, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, RED, ...nọ thì xã hội này vẫn tiếp tục loạn, không chỉ có một Đồng Tâm hay một Bình Thuận như những ngày qua đâu thôi

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Sự thật đã bị phơi bày: Chống Trung Quốc chỉ là cái cớ để chống chính quyền




Trước phản ứng của dư luận xoay quanh dự thảo Luật về 3 đặc khu kinh tế với nghi ngại rằng dự luật này vừa không mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng, vừa tạo ra nguy cơ an ninh, chủ quyền cho đất nước đã khiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải đề nghị Quốc hội hoãn thông qua dự luật, để chỉnh sửa các chi tiết gây tranh cãi, xem xét thấu đáo hơn. Đây rõ ràng là dấu hiệu cho thấy nền dân chủ của Việt Nam đang được cải thiện. Công dân Việt Nam hoàn toàn có quyền tác động đến nghị trường thông qua Quốc hội, qua báo chí – truyền thông, và qua các diễn đàn khoa học có uy tín. Tuy nhiên, khi làm việc này, công dân vẫn phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Đó là điều mà nhiều người đã không giữ được.

Cụ thể, trong thời gian qua, nhiều gương mặt dân túy trong giới cố vấn, giới giải trí và giới chống Cộng cực đoan đã thổi phồng nguy cơ Trung Quốc trong dự luật Đặc khu. Họ tuyên truyền rằng nếu nhà đầu tư nước ngoài được phép thuê đất đặc khu trong thời hạn 99 năm, như nêu trong dự luật, thì Trung Quốc sẽ xâm lược Việt Nam bằng cách mua đất. Từ đó, họ vu cáo rằng Quốc hội Việt Nam đang bán nước cho Trung Quốc, khi dám soạn thảo dự luật này.

Nếu bình tĩnh theo dõi luồng ý kiến cực đoan trên, ta sẽ thấy nó có hai hạn chế.

Thứ nhất, nó không dựa trên sự thật. Khi vu cáo Quốc hội Việt Nam bán nước, người ta đã bất chấp sự thật rằng nhiều đại biểu đã phản đối dự luật, và dự luật chưa được Quốc hội thông qua. Khi tuyên truyền rằng Trung Quốc sẽ xâm lược bằng cách thuê đất 99 năm ở các đặc khu kinh tế, người ta đã bất chấp sự thật rằng luật hiện tại cho phép nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trong thời hạn 70 năm trên cả nước. Nếu Trung Quốc có thể xâm lược bằng thời hạn 99 năm, sao họ không thể xâm lược bằng thời hạn 70 năm? Và giờ đây, khi Quốc hội đã đồng ý hoãn thông qua dự luật, theo đề nghị của chính phủ, các tiếng nói nêu trên vẫn tiếp tục vu cáo Quốc hội Việt Nam bán nước. Qua chi tiết này, có thể thấy những kẻ cực đoan không thật sự quan tâm đến an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Họ chỉ mượn những vấn đề này để công kích nhà nước, nhằm phục vụ mục đích chính trị riêng.



Hạn chế thứ hai của luồng dư luận này là nó quá hằn học, cực đoan. Chẳng hạn, Lưu Trọng Văn, một thành viên của hai tổ chức chống Cộng mang tên Diễn đàn Xã hội Dân sự và Văn đoàn Độc lập, đã kêu gọi soạn thảo một “Bộ luật Đoàn kết Dân tộc”, để xử bắn và tống giam bất cứ ai không yêu nước theo cách mà ông ta muốn. Lời kêu gọi này rõ ràng đi ngược lại lý tưởng dân chủ, nhân quyền mà tổ chức của ông tuyên bố theo đuổi.


Vậy tổ chức nào phải chịu trách nhiệm về luồng dư luận này? Nếu quan sát liên tục, bạn sẽ thấy luồng dư luận này được phát động bởi các thành viên Viện IDS cũ, nay cầm đầu Diễn đàn Xã hội Dân sự, Văn đoàn Độc lập và Viện Phan Chu Trinh.

Cụ thể, Phạm Chi Lan, cựu thành viên Viện IDS, là người đầu tiên hướng dư luận vào chi tiết 99 năm trong dự luật Đặc khu. Bà Lan làm điều đó từ ngày 24 tháng 5, chỉ một ngày sau khi dự luật được đưa ra Quốc hội. Vào ngày 1 tháng 6, các cựu thành viên Viện IDS liên tục tung ra hai văn bản phản đối, và kêu gọi cộng đồng mạng ký tên. Chi tiết 99 năm chỉ trở thành tâm điểm của dư luận từ thời điểm đó.

Sau đó, các hậu duệ của Viện IDS tiếp tục dẫn dắt dư luận. Cụ thể, từ ngày 26 tháng 5, hai anh em Lưu Trọng Văn, Lưu Trọng Ninh liên tục đăng bài vu cáo Quốc hội Việt Nam bán nước. Vì đạo diễn Lưu Trọng Ninh có ảnh hưởng lớn trong giới giải trí, ý kiến của ông ta lan mạnh trong giới này. Chẳng hạn, ngày 3 tháng 6, MC Phan Anh đăng lại bài viết của ông Ninh, rồi kêu gọi cộng đồng mạng đổi avatar để phản đối dự luật. Từ đó, “làn sóng phản ứng  khủng khiếp” đã hình thành.

Trước đây, nhóm cựu thành viên Viện IDS cũng là bên khởi xướng phong trào biểu tình chống Trung Quốc năm 2011, thông qua các blog Bauxite Việt Nam và Xuân Diện Hán Nôm. Ông Nguyễn Quang A, người đứng đầu nhóm này, cũng là người thiết kế mẫu áo No-U của đoàn biểu tình, và thường xuyên tài trợ cho đoàn biểu tình ăn nhậu. Trong cả hai lần, nhóm Nguyễn Quang A chỉ đứng sau giật dây, và đùn đẩy việc tổ chức các cuộc biểu tình bất hợp pháp cho lớp thanh niên.

Làn sóng phản ứng dự luật của giới trí thức, văn nghệ sỹ bất mãn đã được các hội nhóm tổ chức cờ vàng, chống cộng khai thác triệt để và mưu toan tổ chức các cuộc bạo động ở các khu công nghiệp phía Nam và các cuộc biểu tình ở các thành phố lớn.

Những ngày qua, công an đã bắt giữ được 2 đối tượng rải hàng ngàn truyền đơn kêu gọi biểu tình ở khu công nghiệp Bình Dương. Rất nhiều “nhà dân chủ” len lỏi vào các diễn đàn công nhân của các công ty lớn trong các khu công nghiệp với hoang tin đã có biến, thúc giục họ hưởng ứng hay kêu gọi họ đình công để hưởng lương vừa bảo vệ đất nước. Vụ việc hàng ngàn công nhân công ty Pouyen gây ách tắc Quốc lộ 1 và gây xáo trộn,nguy cơ mất an ninh trật tự,khiến nhiều công ty nước ngoài ở đây đã chủ động giăng khẩu hiệu khẳng định mình là công ty X, Y, Z (ý không phải công ty của Trung Quốc) và ủng hộ lòng yêu nước của người dân, khiến dư luận lo lắng về cuộc bạo động nhu vu HD981 trước đây tái diễn.
Trong hình ảnh có thể có: 5 người

Thực tế cuộc biểu tình diễn ra ở phía Nam cho thấy,bàn tay đạo diễn của các nhóm yêu cờ vàng,mong phục quốc VNCH rõ mồn một. Lời kêu gọi biểu tình đầu tiên phát đi từ nhóm Đô Thành Sài Gòn được điều hành với admin thề nguyện trung thành VNCH. Hình ảnh những người đi biểu tình giương cờ Mỹ và hình Tổng thống Trump và khởi phát từ khu vực Lãnh sự quán Mỹ khi dư luận nghi ngại,không hiểu họ là công dân nước nào và đang yêu nước nào!?!

Rõ ràng khi Chính phủ và Quốc hội đã hoãn thông qua luật sang kỳ họp sau, tức là còn nhiều thời gian để góp ý, chỉnh sửa, nêu quan điểm của người dân cũng như tạo điều kiện giám sát xây dựng luật, đáng lý không còn lý do gì cho việc “tố cáo “bán nước””. Bản thân thủ lĩnh NO-U Hà Nội đã kêu gọi “bảo toàn lực lượng”, hoãn biểu tình để “chuẩn bị trận đánh quan trọng hơn”, rõ ràng cho thấy, chính kẻ cầu đầu các tổ chức chuyên biểu tình tự nhận thấy cái lý do để kêu gọi biểu tình không còn nữa. Việc cố đấm ăn xôi của những kẻ khởi xướng và tổ chức cho bằng được, cho thấy chúng đã nằm trong vận hành của việc “giải ngân” của việc phải “có kết quả” cho bằng được,bất chấp lý lẽ, pháp luật. Chắc chắn pháp luật không dung thứ cho các hành vi vu cáo, đưa tin sai sự thật, gây rối mất trật tự, hoặc thông đồng với các tổ chức đe dọa an ninh quốc gia, bởi vậy những ai cố tình mượn cớ phản đối dự luật này để gây rối cần phải nghiêm trị.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Trương Huy San và nhóm RED đang tạo sóng truyền thông phản đối dự luật An ninh Mạng?



Ngày 29 tháng 5 năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thảo luận lần cuối về dự luật An ninh Mạng, trước khi biểu quyết thông qua vào ngày 12 tháng 6. Dự luật này quy định rằng các công ty cung cấp dịch vụ trên Internet, như Facebook hoặc Google, sẽ phải “lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam”. Quy định này cho phép cơ quan công anh nhanh chóng phát hiện và xử lý các các dữ liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, công an sẽ dễ dàng gỡ bỏ các bài viết hoặc trang Facebook có nội dung chống nhà nước.

Từ nửa năm nay, nhiều tổ chức và cá nhân chống Cộng đã phản đối dự luật An ninh Mạng một cách gay gắt. Trên mặt báo, họ nói rằng dự luật này vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam. Nhưng trong thực tế, dễ thấy dự luật này ảnh hưởng đến chính họ hơn là đến người dân bình thường.

Hiện nay, Osin Huy Đức, tức Trương Huy San, là cây bút dẫn đầu việc phản đối dự luật An ninh Mạng. Trong hai tuần cuối tháng 5, ông San đã viết 7 post Facebook để phản đối. Mỗi post của ông có thể đạt đến 2000 Likes, post dài nhất được đăng thành bài trên trang BBC tiếng Việt. Ông Nguyễn Quang Đông, một phóng viên VnExpress tham gia nhóm Nhịp Cầu Hoàng Sa của Trương Huy San, cũng theo ông San viết bài phản đối. Hai cây bút kẻ tung người hứng này, lạ lùng thay đang hợp tác ăn ý với nhau trong một nhóm NGO có tên gọi là RED – chuyên tìm cách tác động vào giới báo chí, truyền thông bằng các dự án nghiệp vụ, kỹ năng báo chí do các quỹ dân chủ, nhân quyền phương Tây đầu tư!

Nhóm Trương Huy San hoàn toàn có quyền góp ý một cách hợp pháp về các chính sách mà Quốc hội đang thảo luận. Tuy nhiên, họ nên lưu ý hơn đến chất lượng bài viết. 



Chẳng hạn, Trương Huy San viết trên BBC rằng cảnh sát không được xâm phạm quyền riêng tư và quyền tự do cá nhân, trừ phi có trát của tòa án. Tuyên bố này sai. Trong mọi quốc gia có pháp luật, cảnh sát đều có quyền xử phạt hành chính mà không cần đến trát của tòa, và được lục soát, bắt tạm giữ những người phạm tội bị bắt quả tang. Theo thông lệ này, cảnh sát hoàn toàn có quyền xử phạt hành chính những bài viết vi phạm pháp luật.

 
 





Trong thực tế, chính phủ của nhiều nước khác, ngoài Việt Nam, cũng đang kiểm soát dữ liệu trên Facebook và Google vì lý do an ninh quốc gia. Chẳng hạn, trong chương trình PRISM, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã trực tiếp truy cập dữ liệu của Google, Microsoft, Apple và Skype để phục vụ cho mục đích của họ. Để cho công bằng, các nhà chống Cộng nên nghiên cứu kỹ các chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ, trước khi công kích chương trình tương tự của chính phủ Việt Nam.
Nguyễn Biên Cương

Nhóm bạo động Đồng Tâm: tấm gương chống tham nhũng hay tấm gương “giặc khăn vàng”?




Chứng kiến bố con ông Lê Đình Kình liên tục sử dụng mạng xã hội để tán phát các clip thể hiện họ được người dân Đồng Tâm ủng hộ, họ đang chống tham nhũng, đang bảo vệ Đảng, thực tế cho thấy họ đang cố tình chống lại Kết luận Thanh tra về đất đại vụ sân bay Miếu Môn nhằm lấp liếm cho hành vi vi phạm pháp luật, bạo động, bạo loạn của mình là chủ yếu. Nhất là qua 2 clip mới đây do Lê Đình Công thực hiện dưới danh nghĩa “đối thoại” với cán bộ xã cho thấy, hướng đi mới của nhóm này đang nhắm vào phá rối, hạ nhục cán bộ ủy ban với ý đồ nhũng nhiễu khiến cán bộ này “bỏ cuộc”, chịu thua đám dân phản loạn vậy.

「Nguyễn Quang A, Đồng Tâm」的圖片搜尋結果 
「Nguyễn Quang A, Đồng Tâm」的圖片搜尋結果

Còn nhớ ngày 15 tháng 4 năm 2017, một số nông dân ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội do nhóm Đồng Thuận cầm đầu, bà Bí thư xã đồng thời là cháu gái của ông Kình hậu thuẫn đã bắt 38 công an, nhà báo và cán bộ làm con tin, để ép chính quyền địa phương giải quyết các tranh chấp đất đai theo ý họ. Đây là hành vi bắt giữ người trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng quyền con người và pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì lên án hành vi bạo động đó, nhiều tổ chức chống Cộng dán nhãn “đấu tranh dân chủ” trong và ngoài nước đã dùng vụ Đồng Tâm làm công tụ tuyên truyền, để phục vụ mục đích chính trị riêng của mình. Họ ca ngợi Đồng Tâm như một “tấm gương chống tham nhũng” cho nông dân cả nước. Chẳng hạn, ông Nguyễn Đăng Quang, một thành viên nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự, gọi Đồng Tâm là "một Hội nghị Diên Hồng thu nhỏ của thời đại @ trong thế kỷ XXI ngày nay".
Xem link

Đến ngày 15 tháng 4 năm 2018, Diễn đàn Xã hội Dân sự tiếp tục ra văn bản mang tên “Tuyên bố về quyền sở hữu đất nhân một năm sự kiện Đồng Tâm”, trong đó có đoạn sau:
“Nếu trước đó nhiều dân oan mất đất chỉ biết kéo nhau đi khiếu kiện đông người một cách ôn hòa, thì ở Đồng Tâm lần đầu tiên dân chúng trong một xã đã tổ chức quy củ dùng thế hợp pháp kết hợp dân vận, binh vận, lập làng chiến đấu, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình buộc chính quyền phải nhượng bộ”.
Trong bản tuyên bố vừa trích, Diễn đàn Xã hội Dân sự cũng lợi dụng vụ Đồng Tâm để tuyên truyền cho quyền tư hữu đất, là một vấn đề không liên quan đến nhu cầu và yêu sách của nông dân Đồng Tâm.
「Nguyễn Quang A, Đồng Tâm」的圖片搜尋結果

Nhưng giờ đây, các tổ chức mang danh “nhân sỹ trí thức yêu nước” có ý đồ lợi dụng vụ Đồng Tâm đã phải trả giá khi dư luận ngày càng bức xúc trước sự lộng hành, xem thường, phá rối chính quyền địa phương theo cách vô học như nhóm dân do Lê Đình Công kéo đến đòi “đối thoại” với cán bộ xã như các clip trong facebook “Đồng Tâm TV”. Diễn biến “đối thoại” cho thấy:  nhóm nông dân chỉ chầu trực mọi tình tiết để lớn tiếng chửi bới một cách tục tằn, thậm chí còn đe dọa bạo động, khi tuyên bố rằng một ngày nào đó, ông sẽ “đánh kẻng báo động”, kêu gọi dân “cầm cổ” cán bộ “kéo ra”. Với kiểu truyền thông này, chắc chắn các nhóm “đấu tranh dân chủ” do ông Nguyễn Quang A là chủ xị không dám “tiếp sóng”, thậm chí lờ tịt đi như thể “không nghe không biết”. Vậy nên dễ hiểu, các clip  này hầu như ít tương tác, ít được likem share, trái ngược với “nhu cầu” tìm sự việc để chống cộng của giới khoác áo “đấu tranh dân chủ” này.

Còn nhớ, ông Nguyễn Quang A và dàn cầm đầu No-U từng tổng sỉ vả Bùi Hằng, Trần Thị Nga đấu tranh dân chủ, biểu tình kiểu vô học, tục tĩu, mất hình ảnh của họ vì như “giặc khăn vàng” trong các mạng nông dân khởi xướng ở Trung Quốc. Nhìn cảnh nhóm nông dân Đồng Tâm đang được Diễn đàn Xã hội Dân sự của ông Nguyễn Quang A ca ngợi là “tấm gương chống tham nhũng”, hay “hội nghị Diên Hồng thu nhỏ”, thực ra không khác gì “giặc khăn vàng” theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bằng chứng nằm trong chính clip mà nhóm này tự quay, chứ không đến từ miệng một lực lượng “dư luận viên” nào đó. 

Đáng tiếc cho những kẻ tự nhận "nhân sỹ trí thức", nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự đã bơm nông dân Đồng Tâm thành ngôi sao, để lợi dụng hình ảnh họ, nhằm tuyên truyền cho chủ trương “tư hữu hóa đất đai” của mình. Giờ đây, chính ông Nguyễn Quang A, ông Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng và những kẻ tự nhận là trí thức yêu nước kia sẽ phải trả giá bằng uy tín.
Nguyễn Biên Cương

Chú thích:
[1] "Bắt giữ con tin tại Đồng Tâm" - Wikipedia
[2] “Tuyên bố về quyền sở hữu đất nhân một năm sự kiện Đồng Tâm” – Diễn đàn Xã hội Dân sự, 15/04/2018
[3] Clip thứ nhất:
Clip thứ hai: