Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Trương Huy San và nhóm RED đang tạo sóng truyền thông phản đối dự luật An ninh Mạng?



Ngày 29 tháng 5 năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thảo luận lần cuối về dự luật An ninh Mạng, trước khi biểu quyết thông qua vào ngày 12 tháng 6. Dự luật này quy định rằng các công ty cung cấp dịch vụ trên Internet, như Facebook hoặc Google, sẽ phải “lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam”. Quy định này cho phép cơ quan công anh nhanh chóng phát hiện và xử lý các các dữ liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, công an sẽ dễ dàng gỡ bỏ các bài viết hoặc trang Facebook có nội dung chống nhà nước.

Từ nửa năm nay, nhiều tổ chức và cá nhân chống Cộng đã phản đối dự luật An ninh Mạng một cách gay gắt. Trên mặt báo, họ nói rằng dự luật này vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam. Nhưng trong thực tế, dễ thấy dự luật này ảnh hưởng đến chính họ hơn là đến người dân bình thường.

Hiện nay, Osin Huy Đức, tức Trương Huy San, là cây bút dẫn đầu việc phản đối dự luật An ninh Mạng. Trong hai tuần cuối tháng 5, ông San đã viết 7 post Facebook để phản đối. Mỗi post của ông có thể đạt đến 2000 Likes, post dài nhất được đăng thành bài trên trang BBC tiếng Việt. Ông Nguyễn Quang Đông, một phóng viên VnExpress tham gia nhóm Nhịp Cầu Hoàng Sa của Trương Huy San, cũng theo ông San viết bài phản đối. Hai cây bút kẻ tung người hứng này, lạ lùng thay đang hợp tác ăn ý với nhau trong một nhóm NGO có tên gọi là RED – chuyên tìm cách tác động vào giới báo chí, truyền thông bằng các dự án nghiệp vụ, kỹ năng báo chí do các quỹ dân chủ, nhân quyền phương Tây đầu tư!

Nhóm Trương Huy San hoàn toàn có quyền góp ý một cách hợp pháp về các chính sách mà Quốc hội đang thảo luận. Tuy nhiên, họ nên lưu ý hơn đến chất lượng bài viết. 



Chẳng hạn, Trương Huy San viết trên BBC rằng cảnh sát không được xâm phạm quyền riêng tư và quyền tự do cá nhân, trừ phi có trát của tòa án. Tuyên bố này sai. Trong mọi quốc gia có pháp luật, cảnh sát đều có quyền xử phạt hành chính mà không cần đến trát của tòa, và được lục soát, bắt tạm giữ những người phạm tội bị bắt quả tang. Theo thông lệ này, cảnh sát hoàn toàn có quyền xử phạt hành chính những bài viết vi phạm pháp luật.

 
 





Trong thực tế, chính phủ của nhiều nước khác, ngoài Việt Nam, cũng đang kiểm soát dữ liệu trên Facebook và Google vì lý do an ninh quốc gia. Chẳng hạn, trong chương trình PRISM, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã trực tiếp truy cập dữ liệu của Google, Microsoft, Apple và Skype để phục vụ cho mục đích của họ. Để cho công bằng, các nhà chống Cộng nên nghiên cứu kỹ các chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ, trước khi công kích chương trình tương tự của chính phủ Việt Nam.
Nguyễn Biên Cương

2 nhận xét: