Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Đám zân chủ tiếp tục nuôi dưỡng các dự án biểu tình?



Ngày 23 tháng 5 năm 2018, Quốc hội Việt Nam bắt đầu thảo luận về dự án Luật Đặc khu Kinh tế mới, trước khi bỏ phiếu thông qua vào cuối kỳ họp. Dự luật qui định rằng nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhà đầu tư nước ngoài có thể thuê đất ở đặc khu kinh tế với thời hạn 99 năm, thay vì chỉ 70 năm như luật hiện nay. Ngay sau đó, nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội đã đồng loạt phản đối dự luật, vì cho rằng mô hình đặc khu không những không đem lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng, mà còn tạo ra nhiều nguy cơ an ninh. Đáp lại, Quốc hội đã lùi thời hạn bỏ phiếu thông qua dự luật Đặc khu, để có thời gian chỉnh sửa những điều khoản gây tranh cãi. Đây là một sự kiện đáng mừng, vì nó cho thấy Quốc hội Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế dân chủ. Người dân Việt Nam hoàn toàn có thể tác động đến chính sách thông qua Quốc hội, qua các cơ quan báo chí, và qua các diễn đàn khoa học chuyên môn.

Tuy nhiên, nhiều tổ chức khoác áo “đấu tranh dân chủ”,”nhân sỹ trí thức”,”xã hội dân sự”đang lợi dụng các diễn biến này cho mục đích chính trị của riêng mình. Một mặt, họ mượn dự luật Đặc khu Kinh tế mới để tuyên truyền rằng các đại biểu Quốc hội Việt Nam đang “bán nước” cho Trung Quốc. Mặt khác, họ định phát động các cuộc biểu tình “chống Trung Quốc xâm lược”, mà họ đã nhiều lần tổ chức từ năm 2011 cho đến nay. Ngày 10 tháng 6 vừa qua, cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” ở Bình Thuận đã bùng phát thành bạo động, khiến 8 xe ô tô bị đốt, 3 cơ quan nhà nước bị phá hủy, hơn 50 cảnh sát cùng nhiều dân thường bị thương, và Quốc lộ 1A bị tắc trong một ngày rưỡi. Để chấm dứt bạo động, cảnh sát đã buộc phải bắt giữ 102 đối tượng quá khích, trong đó có nhiều thanh thiếu niên. Những con số nêu trên đều là thiệt hại của xã hội Việt Nam, chứ không phải của quân đội Trung Quốc.

Dư luận đã chỉ ra các nhóm chống Cộng chịu trách nhiệm về vụ việc này. Cụ thể, nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự đứng đằng sau toàn bộ chiến dịch, nhóm Đô thành Sài Gòn phát động biểu tình và vừa qua admin nhóm này đang bị điều tra giả dạng công an để thực hiện các kịch bản kích động bạo loạn, và nhóm Luật khoa Tạp chí mượn vụ việc để phát động “phong trào phản đối các dự luật”, nhằm xây dựng phong trào chống Cộng theo hướng “đấu tranh nghị trường” công khai...Sau cuộc biểu tình ngày 10 tháng 6, các tổ chức chống Cộng chủ mưu đã lập thêm hai trang Facebook để thu thập những người tham gia biểu tình và móc nối họ.


Cụ thể, khoảng 19h50’ ngày thứ Sáu, 15 tháng 6 năm 2018, một số người đứng đầu Diễn đàn Xã hội Dân sự đã thành lập “nhóm trí thức Lão Mà Chưa An”. Theo lời giới thiệu trên trang Facebook của nhóm, thì nhóm này bao gồm Ths. Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Hoàng Hưng, linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng, PGs. Hoàng Dũng, Gs. Nguyễn Huệ Chi và PGs. Mạc Văn Trang. Nhóm này tự xưng là các “bô lão”, và liên tục ra tuyên bố để góp ý về các chính sách của nhà nước Việt Nam. Từ thời điểm đó đến nay, nhóm Lão Mà Chưa An đã ra tuyên bố về dự luật Đặc khu Kinh tế, Luật An ninh Mạng, và việc xử lý biểu tình trong ngày 17 tháng 6 năm 2018.

Cũng trong ngày 15 tháng 6, vào khoảng 21h40’, một nhóm thanh niên đã lập trang Nhật Ký Biểu Tình. Trang này có ba Admin, ký tên là LAC, Leo và Hann. Vì từ ngày 16 tháng 6 đến nay, Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Vi Yên liên tục dùng Facbook cá nhân để quảng bá cho trang này, có thể ba người này tham gia, hoặc có phối hợp với nhóm Admin Nhật Ký Biểu Tình. Nếu giả thuyết này đúng, thì hai trang Lão Mà Chưa An và Nhật Ký Biểu Tình chỉ là loa phóng thanh của Diễn đàn Xã hội Dân sự và Luật khoa Tạp chí.

Khi mới ra mắt, trang Nhật Ký Biểu Tình chỉ đăng các ảnh biểu tình đẹp mà họ tìm được. Tuy nhiên, từ ngày thứ Bảy 16 tháng 6, họ bắt đầu đăng một loạt các bài hướng dẫn những điều cần lưu ý khi đi biểu tình, khi làm việc với cơ quan an ninh… Sau đó, họ kêu gọi cộng đồng mạng gửi tin tức của những người biểu tình – như việc những ai đang bị bắt, bị đánh, được thả – để họ đăng và liên tục cập nhật trên trang. Nhóm Admin cũng liên lạc với gia đình những người bị bắt, giúp người bị bắt tìm luật sư, và kêu gọi cộng đồng mạng gọi điện thoại đến đồn công an để đòi thả người bị bắt. Ngoài ra, họ cũng đăng công khai link Facebook của những người biểu tình bị bắt, để độc giả tiện kết bạn, móc nối, tạo cộng đồng.

Từ ngày 18 tháng 6 năm 2018, hai trang Lão Mà Chưa An và Nhật Ký Biểu Tình bắt đầu phối hợp với nhau trong việc thu thập, móc nối và hỗ trợ người biểu tình. Hai nhóm này cam kết hỗ trợ chi phí thuốc men, khám chữa bệnh cho người bị đánh; hỗ trợ luật sư cho người bị bắt; hỗ trợ tiền cho gia đình người bị khởi tố. Tiền quyên góp để làm những việc trên được gửi đến tài khoản của ông Nguyễn Quang A, hoặc của Quỹ Lương tâm do ông Quang A quản lý.

Cùng lúc đó, trang Nhật Ký Biểu tình liên tục đăng lời kể của người bị bắt về những việc xảy ra trong đồn công an. Theo các bài đăng này, thì cảnh sát TP.HCM đã chia những người bị bắt ra làm hai nhóm, để hỏi cung trong hai phòng riêng biệt. Nhóm một, gồm những người biểu tình tự phát, chỉ thuần túy chống Trung Quốc và có thái độ hợp tác, thì được lấy lời khai một cách lịch sự và đúng quy trình. Còn nhóm hai, gồm những người thường xuyên biểu tình, tham gia các tổ chức chống Cộng, hoặc không hợp tác khi lấy lời khai, thì có thể đã bị đánh mắng. Một bài viết cũng khẳng định rằng cảnh sát không đánh phụ nữ, mà chỉ mạnh tay với các nghi phạm nam. Như vậy, các bài viết trên trang Nhật Ký Biểu Tình đã phủ nhận cáo buộc của nhà chống Cộng Phạm Đoan Trang, rằng cảnh sát “bắt người vô cớ”, và “tra tấn dã man” bất cứ ai mà họ bắt.

Sau vụ việc này, nhiều tổ chức chống Cộng đã tuyên truyền rằng cảnh sát Việt Nam đang bắt người vô cớ, và có hành vi tra tấn, ép cung với thông tin thiếu xác thực: chẳng hạn như biện hộ của kẻ tham gia biểu tình kiểu “tôi đi chụp ảnh biểu tình bị bắt”, người tham gia biểu tình vào đồn bị chết (trường hợp Nguyễn Minh Kha ở Bình Thuận) kỳ thực tay này đã trốn khỏi địa phương… Hồng Thái Hoàng và nhiều “nhà đấu tranh dân chủ” đã mò về Bình Thuận tiếp cận với các gia đình có người thân tham gia biểu tình bị bắt để kích động họ trả lời phỏng vấn bao biện cho con cháu họ “tấn công công an vì bị công an vô cớ tấn công???” và đòi trả tự do cho con cái họ.

Trước hết, không thể nói rằng cảnh sát Việt Nam đang bắt người vô cớ. Cuộc biểu tình ngày 10 tháng 6 đã bùng phát thành bạo động ở Bình Thuận, khiến Quốc lộ 1A bị tắc trong 1 ngày rưỡi, 8 xe ô tô bị đốt, 3 cơ quan nhà nước bị phá hủy, và 28 cảnh sát cùng nhiều dân thường bị thương. Ngay sau cuộc bạo động đó, đảng khủng bố Việt Tân đã kêu gọi biểu tình để làm tắc đường, nhằm tạo hỗn loạn trong xã hội Việt Nam. Cả hai diễn biến này đều đe dọa sức khỏe và mạng sống của người dân, đe dọa an ninh, trật tự của xã hội. Luật tố tụng hình sự của mọi quốc gia đều khẳng định rằng trong những tình huống khẩn cấp như vậy, nhân viên cảnh sát có quyền bắt tạm giữ các nghi phạm, để xác định danh tính và lấy lời khai phục vụ điều tra. Như vậy, khi bắt những người có dấu hiệu tham gia biểu tình, hoặc quay phim, chụp ảnh để kêu gọi biểu tình trong ngày 17 tháng 6 vừa qua, cảnh sát Việt Nam đã tuân thủ đúng các nguyên tắc nghiệp vụ.

Hiện nay, nhóm Nhật Ký Biểu Tình đang phát động một chiến dịch truyền thông để ca ngợi biểu tình và bôi xấu chế độ. Nhìn chung, các bài trong chiến dịch này đều mang tính kể lể, tâm sự, nhằm mô tả đoàn biểu tình như những người trẻ, ôn hòa, có học, yêu nước, giàu lý tưởng, là nạn nhân đáng thương cần được bảo vệ, và biết yêu thương, đùm bọc nhau. Ngược lại, bài mô tả cơ quan công quyền như những người “vi phạm pháp luật”, “cấm cản tự do”, “phản bội tổ quốc”, và “áp bức nhân dân”. Một cộng tác viên của trang Nhật Ký Biểu Tình còn photoshop hình ảnh cài hoa hồng lên các hàng rào dây thép gai, rồi chụp ảnh, để làm hình minh họa cho các thông điệp đó. Tự chính chiến dịch truyền thông ca ngợi biểu tình bóc trận những mâu thuẫn của chúng:

Thứ nhất, mọi bài viết trong chiến dịch đều kể lể dài dòng về chuyện người biểu tình bị bắt, bị đánh, bị đuổi khỏi chỗ làm hoặc nhà trọ, để tận dụng tâm lý thương hại của người dân. Nhưng cùng lúc đó, chiến dịch cũng mô tả người biểu tình như những anh hùng cực dũng cảm, sẵn sàng chết vì Tổ quốc. Chúng tôi tin rằng những người anh hùng như vậy sẽ không lên mạng kêu cứu mỗi lần bị mời lên đồn, hoặc bị công an bạt tai. Vì vậy có lẽ lòng dũng cảm của người biểu tình đã bị chiến dịch truyền thông phóng đại.

Thứ hai, các tác giả khẳng định rằng họ chỉ đi biểu tình để phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế, chứ không hề định lật đổ nhà nước hoặc làm hại ai. Đây là những lời nói dối. Vì họ biểu tình sau khi Quốc hội thông báo sẽ sửa dự luật, họ không biểu tình để phản đối dự luật. Vì họ tiếp tục biểu tình sau khi nổ ra bạo động, có thể nói để đạt được mục đích, họ đang bất chấp các hậu quả có thể xảy đến với người dân. Vì họ tiếp tục biểu tình khi Việt Tân đang kêu gọi tuần hành, gây tắc đường để lật đổ chế độ, ta có lý do để nghi ngờ rằng họ có cùng mục đích với Việt Tân. Như vậy, người biểu tình đang nói dối về động cơ của mình, để giả làm những nạn nhân vô tội, nhằm câu kéo sự thương hại của độc giả.


Đây không phải là lần đầu tiên các tổ chức chống Cộng thu thập, móc nối người biểu tình, để xây dựng một phong trào biểu tình kéo dài. Trước đây, họ từng tận dụng các cuộc biểu tình trong mùa hè năm 2011 để xây dựng nhóm biểu tình No-U, với các hoạt động tương tự nhóm Lão Mà Chưa An và Nhật Ký Biểu Tình hiện tại. Ông Nguyễn Xuân Diện, một nhân sĩ thân Nguyễn Quang A, đã nắm vai trò quan trọng trong nhóm No-U này. Về sau, đa số thành viên nhóm No-U đã trở thành những người làm nghề biểu tình chuyên nghiệp, sống bằng tiền tài trợ cho biểu tình từ các tổ chức hải ngoại. Họ cũng gây ra nhiều vụ bê bối tiền bạc nổi tiếng, như vụ Mai Xuân Dũng ăn bớt gần 54 triệu đồng tiền cứu trợ lũ lụt ở miền Trung. Sau những diễn biến này, nhiều “dư luận viên” đã bình luận rằng phong trào biểu tình kéo dài năm 2011 không những không đuổi được Trung Quốc khỏi biển Đông, mà còn tạo ra một tập thể ăn bám xã hội, và làm những người tham gia nó bị thụt lùi về mặt nhân cách.

Phong trào biểu tình kéo dài mà ông Nguyễn Quang A đang xây dựng sẽ đuổi được Trung Quốc khỏi biển Đông, hay sẽ đi vào vết xe đổ của phong trào năm 2011? Ta hãy để thời gian trả lời câu hỏi đó.

Nguyễn Biên Cương

1 nhận xét: