Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Khôi hài 5 người biểu tình “chống Trung Quốc” trong quán café, chửi bảo vệ quán là “bán nước”



Sau khi Trung Quốc cho nhóm tàu HD-8 xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam, giới “dân chửi” đã tung ra nhiều lời kêu gọi biểu tình “chống Trung Quốc”. Mới nhất, ngày 17/08/2019, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (thành viên Dân Làm Báo ở Mỹ) đăng một văn bản mang tên “Lời kêu gọi hải ngoại quốc nội xuống đường chống Trung Quốc xâm lược”. Sau khi cáo buộc Nhà nước Việt Nam đang làm “chư hầu” cho Trung Quốc, phản ứng với Trung Quốc một cách “ươn hèn” và “nhu nhược”; Quỳnh viết rằng người dân phải xuống đường để “chứng minh (…) rằng có những người dân Việt Nam cương quyết chống lại hành động xâm lấn của Trung Quốc”; và “khẳng định rằng bảo vệ chủ quyền quốc gia là quyền phổ quát của mọi công dân, không phải là đặc quyền của đảng hay nhà nước cai trị”. Cuối lời kêu gọi, Quỳnh đề nghị người dân biểu tình “trước Sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc tại địa phương mình” vào bất cứ thời gian nào phù hợp, trong khoảng từ ngày 22 đến 25/08/2019.


Vì Quỳnh không đưa ra một thời gian, địa điểm tập trung cố định; và Quỳnh đề nghị biểu tình “phải khởi đầu từ 10 người để có 100 người, 1000 người, 10.000 người… khắp mọi nơi”; có thể thấy thực ra Quỳnh không kỳ vọng nhiều vào số người mà cuộc biểu tình đầu tiên tập hợp được.
Hiện nay, mới chỉ có 2 nhóm người ủng hộ lời kêu gọi biểu tình của Dân Làm Báo.
Một, là 5 người thuộc nhóm Nguyễn Thị Thái Lai. Nhóm này biểu tình trong quán cafe Hòn Chồng ở thành phố Nha Trang (quê Quỳnh) vào sáng 18/08, viện cớ quán có nhiều khách Trung Quốc. Do cuộc biểu tình ảnh hưởng đến việc kinh doanh của quán, bảo vệ quán báo công an, khiến 4 người trong nhóm Lai bị giữ tại đồn để làm việc trong 4 giờ. Sau khi ra về, Lai cùng Quỳnh đăng ảnh và thông tin đời tư của nhân viên bảo vệ lên Facebook, rồi tuyên truyền rằng anh này là “côn đồ” làm “tay sai cho giặc”.

Hai, là 10 người thuộc nhóm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Nhóm này biểu tình trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston vào trưa 22/08. Cuộc biểu tình này có nhân số ngang với cuộc biểu tình do Quỳnh tổ chức hôm 31/07 ở cùng địa điểm.
Trong khi đó, nhóm Zombie Nguyễn tại Nhật tiết lộ rằng họ sẽ tổ chức biểu tình lần 2 tại Tokyo và Osaka trong tháng 9. Họ chọn thời điểm này để hưởng ứng đợt bãi khóa của sinh viên Hong Kong, sẽ bắt đầu vào ngày 02/09.
Ngoài ra, vào ngày 24/08, một số nhóm cờ vàng tại Đức và Mỹ cũng tổ chức những cuộc biểu tình của riêng họ.
Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, quán café Hòn Chồng là địa điểm kinh doanh của tư nhân, chứ không phải là nơi công cộng để tổ chức biểu tình. Khi nhóm Nguyễn Thị Thái Lai làm loạn quán, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh, nhân viên bảo vệ quán có quyền tố cáo họ với công an, và công an có quyền xử phạt họ vì tội “Gây rối trật tự”. Như vậy, bảo vệ quán và công an đã xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, trách nhiệm cá nhân của họ và lẽ thường của xã hội. Trong khi đó, dường như Lai và Quỳnh đã bị hận thù che mắt, tới mức nhầm những người Việt Nam bình thường trong xã hội với “giặc”.
Thứ hai, vì lời kêu gọi biểu tình của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ được hưởng ứng bởi 5 người ở Nha Trang (quê Quỳnh) và 10 người bạn của Quỳnh ở Houston, có thể nói nó đã thất bại. Sự “đàn áp” của công an không phải là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại này, bởi dù ở Houston không có công an Việt Nam, lượng người biểu tình ở đó đã không tăng sau 3 tuần lễ.
Hiện nay, Chính phủ đang có nhiều bước tiến trong việc vận dụng ngoại giao đa phương để bảo vệ chủ quyền biển, còn giới “dân chửi” đang thất bại trong việc tổ chức những cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” mà giá trị thực tiễn chưa được chứng minh. Trong hoàn cảnh này, nếu giới “dân chửi” tiếp tục quy kết Chính phủ là “bán nước”, “nhu nhược”, và tiếp tục tự tô vẽ mình thành những “anh hùng” “cương quyết chống ngoại xâm”, họ sẽ chỉ tự lố bịch hóa bản thân, khiến phong trào của họ không được tin tưởng.
Nguyễn Biên Cương

Giới "dân chửi" im lặng khi VN tham gia tập trận chung Mỹ-ASEAN?



Liên quan đến xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc tại bãi Tư Chính, tuần qua đã nổi lên 4 diễn biến đáng quan tâm:
Thứ nhất, là việc hôm 21/08, hai tờ báo IBTimes và Wionews của Ấn Độ đưa tin rằng Trung Quốc vừa cử máy bay ném bom, máy bay chiến đấu đến bãi Tư Chính, nơi Tập đoàn Dầu Khí ONGC Videsh Ltd của Ấn Độ có quyền lợi thương mại. Ngoài ra, cũng có tin rằng tàu HD-8 đang đi sâu hơn vào vùng biển Việt Nam. Những diễn biến này khiến nhiều trang tin bình luận rằng va chạm tại bãi Tư Chính có khả năng chuyển thành xung đột quân sự.
Thứ hai, trong suốt tuần qua, Mỹ và các đồng minh bắt đầu lên tiếng nhiều hơn về xung đột tại bãi Tư Chính. Cụ thể, trong chuyến thăm Hà Nội ngày 18/08, Tư lệnh Không quân Mỹ David Goldfein nói rằng Mỹ “phản đối mạnh mẽ các hoạt động gây ảnh hưởng và thách thức những quyền lợi chính đáng cũng như chủ quyền của Việt Nam trong khu vực”; “luôn ủng hộ quyền tự vệ và phòng vệ chính đáng của Việt Nam”; “sẽ theo sát các hoạt động của Việt Nam, sẵn sàng hợp tác làm việc với Việt Nam”. Ngày 20/08, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ là ông John Bolton dùng Twitter để công kích hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời viết rằng “Mỹ cương quyết ủng hộ những ai phản đối hành vi cưỡng chế và chiến lược bắt nạt gây đe dọa hòa bình và an ninh khu vực”. Ngày 21/08, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra thông cáo lên án hành vi của Trung Quốc tại bãi Tư Chính. Ngày 23/08, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã thảo luận với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về căng thẳng tại bãi Tư Chính.
Thứ ba, ngày 22/08, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận rằng Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận chung Mỹ-ASEAN, dự kiến sẽ tổ chức ở khu vực Vịnh Thái Lan và ngoài khơi Cà Mau vào ngày 02/09/2019.

Thứ tư, nhiều bộ phận của dư luận cũng xem việc Bộ Chính trị yêu cầu rà soát an ninh các dự án đầu tư nước ngoài, và việc Chính phủ thu hồi giấy phép văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, như những diễn biến liên quan đến tình hình căng thẳng tại bãi Tư Chính.
Trước thông tin nêu trên, giới "dân chửi" hầu như lờ đi các diễn biến số 2, 3, 4 trong danh sách vừa nêu, do chúng thể hiện quyết tâm và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại để bảo vệ chủ quyền. Trong khi đó, họ tiếp tục tận dụng chủ đề Biển Đông để tuyên truyền nhưng theo 4 hướng sau:
Thứ nhất, họ tận dụng việc Trung Quốc tăng lượng tàu, máy bay chiến đấu ở bãi Tư Chính, để kích động dư luận về nguy cơ “xâm lược”, “mất nước”, biến dư luận thành cực đoan.
Thứ hai, các cá nhân liên quan đến Diễn đàn Xã hội Dân sự tiếp tục kêu gọi Nhà nước đáp ứng gói yêu sách mà họ đã tuyên truyền suốt 1 tháng qua (bao gồm việc đòi kiện Trung Quốc, đòi ngừng học tập Trung Quốc, đòi thân Mỹ, đòi công nhận biểu tình “chống Trung Quốc”).
Thứ ba, nhiều cá nhân tiếp tục tuyên truyền rằng Chính phủ Việt Nam đang “bán nước” cho Trung Quốc. Để chứng minh, họ viện dẫn việc hai nước Việt - Trung có cùng thể chế chính trị, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa lên tiếng về sự kiện Tư Chính, việc Việt Nam chưa điều tàu ngầm ra đánh nhau, chưa kiện Trung Quốc, chưa chính thức làm đồng minh của Mỹ… Hà Sĩ Phu đòi “thoát thể chế cũ” để “thoát Trung”.
Thứ tư, có 2 tổ chức chống đối ở hải ngoại, là Dân Làm Báo và nhóm Zombie Nguyễn tại Nhật, đang kêu gọi biểu tình “chống Trung Quốc”.
Như vậy, hiện Chính phủ đã thực hiện hầu hết những giải pháp bảo vệ chủ quyền mà giới “dân chửi” cho là cần thiết, bao gồm việc công khai lên án Trung Quốc bằng dư luận và ngoại giao; gia tăng hợp tác với Nga, Nhật, Ấn Độ, phương Tây và ASEAN để bảo vệ an ninh trên Biển Đông; sắp xếp tập trận với Mỹ. Việc kiện Trung Quốc ra tòa PCA sau khi Philippines đã kiện có thể là không cần thiết, như Trương Nhân Tuấn đã phân tích trong các bài viết gần đây. Còn việc thả những phạm nhân bị bắt sau cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” năm 2018 là không phù hợp, vì những người này bị truy tố do tham gia bạo động, chặn đường phố hoặc đập phá trụ sở UBND, chứ không phải do thể hiện quan điểm “chống Trung Quốc”.
Trong hoàn cảnh đó, nếu giới “dân chửi” tiếp tục quy kết rằng Chính phủ “bán nước”, bất chấp những bằng chứng cho thấy Chính phủ đang hành động một cách kiên quyết để bảo vệ chủ quyền, dư luận sẽ đánh giá rằng họ chỉ lợi dụng chuyện chủ quyền để kêu gọi lật đổ chế độ. Nhiều status của họ đang thể hiện rất rõ động cơ đó:

Cũng không nói đâu xa, chính Nguyễn Quang A cũng đã công khai kêu gọi người dân xuống đường không phải vì biểu tình chống Trung Quốc mà để "hỏi tội bọn bán nước"!?!



Vậy nên giới "dân chửi" không nên phàn nàn vì sao dân không ủng hộ họ và dư luận công khai lên án họ núp danh chống Trung Quốc để chống chính quyền, chống thể chế chính trị hiện nay!

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Người biểu tình Hồng Kong cầu xin Trump giải phóng đất nước?



Những hình ảnh ngập tràn trên mạng về diễn biến biểu tình ở Hồng Kong những ngày gần đây cho thấy, người biểu tình mang theo cờ Mỹ cùng các khẩu hiệu đòi dân chủ, tự do, ca tụng Trump và quyết liệt hơn nữa là cầu xin Trump hãy giải phóng Hồng Kong khỏi Trung Quốc!


Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
Khẩu hiệu "Cầu xin Tổng thống Trump giải phóng Hong Kong"

Bình luận về hành động này, FB Ngô Mạnh Hùng cho rằng: “Xem những hình ảnh như thế này, mới thấy cộng đồng 3 que, tộc nail “nhà ta” vẫn còn liêm sỉ bằng vạn lần dân Hồng Kông, vì dù sao họ vẫn có .. cờ 3 que, có Tổng thống kiêm Thủ tướng Đào Minh Quân lãnh đạo sự nghiệp giải phóng, và họ hiên ngang chiếm đóng nguyên một quận ở California làm căn cứ địa suốt 45 năm nay! Còn dân Hồng Kông với hành động này thì đã thể hiện có trí tuệ, nhân phẩm và danh dự sánh ngang với 100 vị “nhân sỹ trí thức” Việt vừa gửi tâm thư cầu cứu “nhân quyền” lên Trump đợt vừa rồi 

Trước đó những người biểu tình Hong Kong “thịnh hành” mang theo cờ Vương quốc Anh, quốc gia vốn đã chiếm đóng Hồng Kong 99 năm, chấp nhận trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 với điều kiện “phải đảm bảo rằng Hồng Kông được hưởng mức độ tự trị cao, ít nhất là 50 năm kể từ ngày trao trả nhượng địa (1997-2047). Từ đó đến nay, Hồng Kong được phát triển như một đặc khu “một nước hai chế độ”, từ đó đến nay, Hồng Kong vẫn như một điểm nóng với Trung Quốc, nhất là sau cuộc cách mạng dù vàng thất bại, giờ đến tiếp đến là cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ đang chuyển hướng sang công khai cầu xin từ Anh, đến Mỹ “giải phóng” Hồng Kong!
Đáp lại cầu xin này từ phía người biểu tình, cũng như sự thúc giục của các trợ lý, truyền thông, chuyên gia tình báo, ông Trump lại thể hiện thái độ nước đôi, thậm chí còn tỏ ra ủng hộ ông Tập Cận Bình và không phản đối nếu ông Tập đàn áp cuộc biểu tình này, xin trích đoạn trên VOA khi nói về thế lưỡng nan, lửng lơ của Trump:
Trong một dòng tweet sau đó, Trump nói thêm: “Tôi biết rất rõ Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông ấy là một nhà lãnh đạo tuyệt vời, người rất tôn trọng người dân đất nước ông ấy. Ông cũng là người tốt trong ‘công việc khó khăn’. Tôi không nghi ngờ gì nếu Chủ tịch Tập Cận Bình muốn giải quyết vấn đề Hồng Kông một cách nhanh chóng và nhân đạo, ông ấy có thể làm được. Gặp riêng?”
Trong cuộc điện đàm với ông Tập vào tháng Sáu, Tổng thống Trump đã khiến các trợ lý ngạc nhiên khi ông nói với Tập rằng sẽ không lên án Trung Quốc nếu nước này đàn áp ở Hong Kong. Ông nói ông hiểu đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc mà Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, vẫn theo Politico
Không biết có phải do thất vọng với phản ứng của Trump nên người biểu tình Hồng Kong đã mất kiềm chế hoàn toàn và bạo động bùng phát trong vài ngày qua với màn đấu đá, trấn áp giữa cảnh sát và người biểu tình lên đến đỉnh điểm
Giới zân chủ Việt Nam thì khỏi phải bàn, họ ủng hộ, họ theo dõi, họ thổn thức cùng người biểu tình Hồng Kong hàng ngày và đi kèm với bức bối, phẫn nộ vì dân chúng Việt Nam không “giác ngộ” như người Hồng Kong. Thậm chí, người có vỏ bọc trí thức, ngôn ngữ kiềm chế như ông chủ Luật Khoa Tạp chí Trịnh Hữu Long tự đánh mất kiểm soát đến mức thóa mạ, xúc phạm một thầy giáo bất đồng quan điểm với mình chỉ vì đã công khai không ủng hộ biểu tình Hồng Kong và cho người Hồng Kong đã phá vỡ “nồi cơm” của mình, cho rằng các phe cánh ở Việt Nam nên rút bài học cho mình từ sự kiện này.



Nhìn lớp trẻ Hồng Kong sẽ thấy, nếu giới zân chủ vẫn tiếp tục giương cao biểu mẫu này và mất kiềm chế tấn công người dân không ủng hộ họ thì họ càng bị cô lập và dân chúng càng thấy rõ bản chất “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” với giới trẻ Hồng kong và thêm “sợ hãi” các cuộc biểu tình “ôn hòa, bất bạo động” kia
Nguyễn Biên Cương

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Giải thơ Văn Việt bị chính thành viên và "đồng đội" của Văn đoàn độc lập công kích thậm tệ!



Sau sự việc giải thưởng thơ của Văn Việt bị Lê Phú Khải lên án, và nữ nhà văn cốt cán của Văn Việt là Ngô Thị Kim Cúc phản đòn trên facebook của mình thì một trí thức quan trọng khác trong số các trí thức của phe lề trái cũng lên tiếng vạch mặt giải thưởng thơ Văn Việt, và hơn cả thế, là cách hoạt động của Văn Việt. Đó là bài viết trên facebook của ông Phạm Đình Trọng được đăng vào tối 10/8/2019 và đến giờ vẫn còn thu hút nhiều comment. 




Ông Phạm Đình Trọng cũng là một trong số những nhà văn quân đội, sớm tham gia BVĐ Văn đoàn độc lập và hưởng ứng các phong trào ly khai Đảng Cộng Sản do các thành phần trí thức này cổ vũ. Có thể nói, ông Trọng được xếp vào hàng "khai quốc công thần" của Văn đoàn độc lập. Thế nhưng, một điều lạ lùng, nhiều bài viết của ông Phạm Đình Trọng không xuất hiện trên website Văn Việt, thậm chí là cả quyển tiểu thuyết chống chính quyền với giọng viết cực đoan thời thượng theo đúng gu của Văn đoàn. Qua bài viết trên facebook của ông, người đọc mới biết rằng hóa ra Văn Việt không chịu đăng các tác phẩm của ông Trọng với lý do: “không có văn”, “chưa phải lúc đăng". Trong khi ấy, những bài viết đăng trên Văn Việt, nói như ông Trọng, đó là mớ giấy lộn cũ kỹ của Văn học trước 1975 ở miền Nam.

Nhận xét về giải thơ của Văn Việt, ông Trọng hoàn toàn ủng hộ quan điểm của ông Lê Phú Khải, rằng những tác phẩm ấy chỉ là những bài thơ mê sảng, điên loạn. Đáng chú ý, ông Trọng còn chỉ trích lối bốc thơm nhau thái quá của Văn Việt: 

"Trao giải thưởng cho thứ được gọi là thơ đó, có phải Văn Việt muốn khuyến khích sự sáng tạo, tìm tòi theo khuynh hướng “Bộ phận sinh dục thì theo cách của một vòi nước không thể khóa chặt / Tuôn xối xả những chất lỏng màu đỏ” . Rõ ràng giải thưởng Văn Việt là không đứng đắn, là lừa dối, làm hàng giả. Lừa dối từ lời quảng cáo của ban giám khảo thơ đối với món hàng giả thơ được giải thưởng Văn Việt. Hàng giả văn chương làm hỏng thẩm mĩ, gieo bệnh tật cho tâm hồn con người. Tội làm hàng giả văn chương còn lớn hơn, nặng hơn rất nhiều tội của công ty Pharma VN buôn thuốc giả trị ung thư."

Phản ứng lại những đả kích này của Phạm Đình Trọng, một loạt các nhà văn của Văn Việt đã vào comment bào chữa, biện minh cho Văn Việt, và tiếp tục lại khẳng định rằng đó là những cách tân nghệ thuật mà người khác khó có thể hiểu được. Ông Lưu Trọng Văn còn cho rằng những luận điểm của ông Trọng là sự lặp lại của cuộc chiến giữa nghệ thuật vị nhân sinh và nghệ thuật vị nghệ thuật thời trước Cách mạng: "Không ngờ hôm nay vẫn còn phân ly bởi câu chuyện nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh hơn 70 năm trước." Ông Đặng Tiến, một nhà phê bình văn học nổi tiếng cũng ủng hộ giải thưởng thơ của Văn Việt và cho rằng ông Trọng đọc không hiểu là vì không muốn hiểu. Phản đối lại quan điểm của ông Tiến, nhà văn nổi tiếng Vũ Thư Hiên chốt một câu ngắn gọn: "Cái này phụ thuộc trí tuệ của mỗi người. Người ngu đần đọc thơ không hiểu ngay hoặc chỉ hiễu láng máng sau khi cố gắng suy nghĩ chán chê là bình thường. Mà người thường cũng chả cần hiểu làm gì thứ thơ khệnh khạng, cố làm ra vẻ cao siêu ấy. Vứt!" Và thế là Đặng Tiến tag thêm Nguyễn Hoàng Anh Thư (một nhà thơ khác cũng được giải thơ của Văn Việt, cùng nhau anh anh em em tung hứng khen ngợi thơ. Đặng Tiến đàng hoàng là một nhà phê bình có nghề, thế mà chẳng viết nổi một câu phê bình có tính lý trí để lý giải được cái hay của thơ Vũ Lập Nhật. Hóa ra trước giờ chỉ giỏi bốc thơm, cứ khen "hay" nhiều lần thì thế nào cũng thành "hay" thật. Trên thực tế, thứ văn thơ của Văn Việt cũng chẳng xứng đáng được gọi là "nghệ thuật vị nghệ thuật", vì trong đó lối văn thơ ấy không có nghệ thuật, chỉ có cơn mê sảng của những bệnh nhân tâm thần.

Trò diễn của các trí thức Văn Việt phô bày hết trên phần comment không thể giấu diếm. Và đúng như ông Trọng nhận định, cách ứng xử của Văn Việt đang cho thấy nhân cách của những người vận hành Văn Việt và ca tụng Văn Việt đang có vấn đề: "Cao ngạo, coi mình là chân lí, những người có trách nhiệm ở Văn Việt không trung thực nhìn lại mình mà kích cách nói không đúng của anh Lê Phú Khải lên để lấp liếm cái sai của Văn Việt và làm to chuyện anh Khải, làm căng thẳng sự việc để thí bỏ anh Lê Phú Khải cho xong chuyện. Đó là cách xử sự không đàng hoàng, không văn hóa."

Tự bên trong Văn Việt vạch mặt nhau, không phải bởi người ngoài gây nên, mà là bởi cách làm việc và trình độ thẩm mỹ của Văn Việt quá thấp kém, thiếu tính chuyên nghiệp. Có lẽ đã đến lúc cáo chung cho Văn Việt, vì cho đến giờ vẫn chưa ai thấy Văn Việt có đóng góp gì thực sự cho nền văn học Việt Nam.
 Nguyễn Biên Cương

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

“Thánh chửi” Lê Thị Hiền là thành phần ngáo phây và fan của Việt tân?



Những ngày qua, truyền thông, dân mạng, làng phây được phen dậy sóng sau khi clip của “thánh chửi” Lê Thị Hiền, hiện là đại úy cảnh sát của Công an Quận Đống đa, Hà Nội đại náo ở sân bay Tân Sơn Nhất, dẫn đến việc bà này bị ngành đình chỉ công tác và hãng hàng không đưa vào diện cấm bay.
 Phần đông đều phẫn nộ và hy vọng ngành công an sớm xa thải nữ đại úy này làm mất thể diện của lực lượng công an Việt Nam, tuy nhiên cũng có một vài ý kiến chia sẻ, cảm thông với bà này bởi cho rằng “không có lửa thì sao có khói”, hành xử của bà này có lẽ xuất phát từ ức chế với cách nhân viên hàng không mà không ít hành khách từ lâu đã bất bình.

Còn phía giới ba que, zân chủ thì tận dụng tối đa “sóng truyền thông” này để thóa mạ, xúc phạm lực lượng công an – kẻ thù không đội trời chung với họ, tôn bà Hiền lên thành gương mặt, thành đại diện, thành biểu tượng của lực lượng công an, của chế độ chính trị hiện nay là coi thường dân, sống xa hoa, hành xử lỗ mãng…






 Tiểu biểu như nhà truyền thông zân chủ Phạm Đoan Trang dành hẳn loạt bài cho bà Hiền phản ánh “Ăn vạ là truyền thống ngành”, ôn lại những chuyện băng đảng của bà này bị an ninh đàn áp ra sao để công kích ngành công an… Hành xử này của giới zân chủ, ba que xem ra dễ hiểu, scandal của bà Hiền quả thực là cơ hội vàng cho họ trả mối hận đối với lực lượng công an đã khiến cho chúng không tài nào khuynh đảo nền chính trị Việt Nam hơn 40 năm qua, chứ chưa nói gì đến chuyện lật đổ thể chế - mục tiêu và lý tưởng sinh tồn của họ!

Dù có cảm thông đến mấy, chia sẻ đến mấy với một bà mẹ đang có con nhỏ, bị ốm, dù có hay không bị nhân viên hãng hàng không máy móc, không hỗ trợ dẫn đến sự phẫn nộ bộc phát thì người ta không thể chấp nhận nổi hành xử và các phát ngôn của bà Hiền. Hành xử của bà này đúng là khiến ngành công an “nuôi ong tay áo”. Tuy nhiên điều đáng chú ý về nhân vật này mà giới zân chủ, ba que lờ tịt đi nhưng dân mạng lại đang đào bới, đó là tuyên bố sẽ bỏ ra 5 triệu một ngày chạy quảng cáo trên facebook để “khủng bố” nữ nhân viên hàng không ế chồng và từng chia sẻ bài viết của Việt tân – trang tin của nhóm người Việt lưu vong bị Bộ Công an Việt Nam liệt vào danh sách đen và tổ chức khủng bố! Tuyên bố sẽ chạy quảng cáo và khủng bố nữ nhân viên hàng không kia chứng tỏ bà Hiền thực sự là “cư dân facebook chính hiệu” và hiểu được sức mạnh và sự thao túng của đồng tiền trên phây trường. Còn vết đen hành xử của bà chia sẻ bài viết của trang tin đám khủng bố Việt tân nếu bị ngành mình phát hiện thì chắc chắn bà không chỉ bị đưa ra khỏi ngành mà còn được đồng nghiệp liệt vào diện điều tra về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước!

Chắc chắn đối với ngành công an, bà Hiền sẽ sớm thành biểu tượng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, suy thoái đạo đức, lý tưởng, khó có thể tồn tại trong ngành này cho dù kết quả điều tra các clip tung lên mạng bị cắt ghép, cố ỹ hãm hại (hiện chủ facebook đã gỡ xuống).
Đối với ngành hàng không, mong rằng họ sẽ cải tiến chất lượng phục vụ để không đẩy người dân vào tình trạng phẫn uất, bởi giá vé rất đắt, thời gian ngày càng là vàng, là ngọc và quyết định cấm bay thực sự là cú phạt đáng giá với mỗi người dân trong thời đại đi lại bằng hàng không như đi chợ hiện nay!
Đối với các cư dân mạng ngáo phây, với mỗi công chức Nhà nước mong rằng, họ sẽ học hỏi được nhiều điều từ vụ bà Hiền, đừng để bị biến thành “hiện tượng trên mạng” thế này!
Nguyễn Biên Cương

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

THAY ĐỔI THỂ CHẾ KHÔNG GIÚP VIỆT NAM THẮNG TRUNG QUỐC



Chỉ vì Trung Quốc đưa hai chiến hạm tới bãi Tư Chính mà phe lề trái đã diễn đủ trò, trò lố bịch nhất đó là khua môi múa mép thuyết phục dân cư mạng rằng vì Việt Nam không có thể chế dân chủ, đa đảng nên bị Trung Quốc bắt nạt và sẽ không có đủ lực để đánh Trung Quốc. Đây là một lập luận thiếu cơ sở, thể hiện cho sự ít học và tham vọng chính trị bất chấp thủ đoạn của những Việt Tân nằm vùng phong trào lề trái như Phạm Đoan Trang và Nguyễn Anh Tuấn. 


Trên facebook của mình, Nguyễn Anh Tuấn viết:  “Chỉ bằng cách thực tâm cải cách chính trị, mở rộng các quyền tự do dân chủ, khiến người dân thực sự cảm thấy đất nước này là của họ, chứ không phải là của riêng một vài cá nhân, gia đình hay bè đảng nào. Mà động thái cần thiết đầu tiên là trả tự do cho tất cả những người đang bị giam cầm chỉ vì yêu nước khác cách của đảng”. ( Link: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2879789955369212&set=a.527066403974924&type=3&theater )

 Phạm Đoan Trang tán tụng thêm vào: "Nói cách khác, nhân dân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, nhưng là khi và chỉ khi đất nước đã dân chủ hoá." Nhà báo rởm Phạm Đoan Trang không rõ đã đọc lịch sử chưa? Cả nghìn năm chống lại giặc ngoại xâm, đã bao giờ Việt Nam cần đến "dân chủ hóa" chưa? Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi... biết bao thế hệ anh hùng chống ngoại xâm, họ đâu cần "dân chủ hóa" mà vẫn có được lòng dân.

Lố bịch hơn nữa, thay vì bàn về tình hình bãi Tư Chính và đa tin trung thực về các động thái yêu nước của chính quyền thì nhà báo Phạm Đoan Trang lại cố tình bàn về những vấn đề chẳng hề liên quan gì đến biển Đông:  Nhà xuất bản Tự Do bị đóng cửa (theo đúng luật xuất bản, NXB này chưa hề có giấy phép hoạt động), gỡ chặn Luật Khoa tạp chí (website này cũng không có giấy phép hoạt động tại Việt Nam và thường xuyên đưa các tin bài kích động lật đổ chính quyền), thả tự do cho các nhà hoạt động Rận chủ (nhưng tất cả các tù nhân này đều vi phạm luật dân sự Việt Nam, và chẳng có ai là tù nhân chính trị cả...). Cô ta còn trắng trợn tuyên bố rằng: "Nếu đảng và nhà nước cộng sản không tiến hành bất kỳ việc nào trong số các việc cụ thể nêu trên, điều đó củng cố nhận định rằng: 1. Đảng Cộng sản chưa bao giờ thực tâm muốn một sự thay đổi nào vì đất nước, vì nhân dân. 2. Đảng đã, đang và sẽ tiếp tục bán nước."(Link; https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/10157763229383322 )

Nếu bây giờ dân chủ hóa theo lối Mỹ, đa đảng, thì Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng "cha chung không ai khóc". Người dân thay vì đoàn kết để đấu tranh chống giặc ngoại xâm sẽ chuyển sang xung đột lẫn nhau theo lợi ích của đảng phái mình tham gia, giống tình trạng của Mỹ. Thế nên, dân chủ hóa để phân tán người dân vào thời khắc nước nhà đang phải đối mặt với nhiều khó khăn đó là con đường bại vong. Đây chính là hậu quả mà các nước Liên Xô cũ phải gánh chịu vì nghe theo lời khuyên "dân chủ hóa" của Mỹ. 

Nhà báo rận chủ Phạm Đoan Trang và những kẻ theo cô ta lớn tiếng buộc tội chính quyền Việt Nam là bán nước, nhưng thực sự chính họ đã sớm bán nước, bán thân, bán cả linh hồn mình cho Mỹ, sẵn sàng làm tay sai cho chính quyền Mỹ với kỳ vọng một ngày nào đó sẽ trở thành một chính khách bù nhìn được Mỹ nuôi như Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu. Cô ta và những người thuộc "lề trái"  không hề đại diện cho nhân dân, mà đại diện cho một nhóm người sẵn sàng bán nước, sẵn sàng bất chấp mọi giá để gây loạn, thực sự là những tên tội phạm nguy hiểm đang khoác mặt nạ cứu dân cứu nước.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

Donald Trump trả lời thế nào khi người biểu tình Hong Kong phất cờ Mỹ?



Khai thác diễn biến cuộc biểu tình lan rộng ở Hồng Kong để tuyên truyền chống chế độ, kêu gọi học tập Hong Kong làm “cách mạng đường phố” ở Việt Nam, giới zân chủ Việt đang "định hướng dư luận" VN chủ yếu theo 4 hướng.
Trong hướng tuyên truyền thứ nhất, họ đưa ra một cái nhìn kiểu Chiến tranh Lạnh, theo đó Hong Kong, phương Tây và chính bản thân họ đang đứng cùng một chiến tuyến chung để chống Trung Quốc và chống Cộng, gọi là “thế giới tự do”. Trên cơ sở đó, họ gộp chiến tranh thương mại của Donald Trump, phong trào biểu tình của Hong Kong và phong trào “chống Trung Quốc” của họ lại làm một; để tạo ảo tưởng rằng họ là một lực lượng đang chiếm thế thượng phong trên toàn cầu, rằng Mỹ và Hong Kong sẽ giúp họ “thoát Trung” và lật đổ Nhà nước. Để duy trì ảo tưởng về một “mặt trận chung”, họ kêu gọi giúp đỡ người biểu tình Hong Kong bằng cách tẩy chay các diễn viên Trung Quốc tuyên bố ủng hộ cảnh sát chống biểu tình. Nhóm Zombie Nguyễn tại Nhật thậm chí còn đổi tên fanpage của mình thành “Chống Trung Cộng”, và định giơ biểu ngữ ủng hộ Hong Kong khi đi biểu tình phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính. Thịnh Nguyễn dự định chiếu tại Hà Nội một phim tài liệu về phong trào Dù Vàng năm 2014, sau khi phim này được chiếu tại quán café Saigon Life, TP.HCM.
Trong hướng tuyên truyền thứ hai, họ biện hộ cho các vụ bạo lực và tình trạng hỗn loạn kéo dài mà người biểu tình ở Hong Kong gây ra. Chẳng hạn, Trịnh Hữu Long viết rằng bạo động phát sinh không phải do phong trào, mà do chính quyền “đẩy người dân vào bước đường cùng”; nếu biểu tình diễn ra ở Việt Nam thì bạo động còn lớn hơn. Lê Nguyễn Duy Hậu viết rằng thành phố Hong Kong là của người Hong Kong; người Hong Kong có quyền gây hỗn loạn để bảo vệ quyền làm chủ của họ, người ngoài không có tư cách phê phán.
Trong hướng tuyên truyền thứ ba, họ dè bỉu rằng với ý thức chính trị thấp, người Việt Nam chỉ biết kiếm tiền, ăn chơi và vun vén trong gia đình; trong khi với ý thức chính trị cao, người Hong Kong sẵn sàng “đổ máu cho tự do”. Từ đó, họ kích động độc giả sẵn sàng hy sinh như người Hong Kong để lật đổ chế độ.

Trong hướng tuyên truyền thứ tư, họ kêu gọi học tập các chiến thuật mà phong trào ở Hong Kong đang sử dụng – như tổ chức cuộc biểu tình của các bà mẹ, giới giáo viên, giới công chức, giới linh mục…; làm truyền thông bằng hình ảnh đẹp và thái độ ôn hòa; đồng loạt rút tiền khỏi ngân hàng; ủng hộ hoặc tẩy chay giới ca sĩ, diễn viên tùy theo thái độ của họ với phong trào và với chế độ.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, thay vì coi những người biểu tình Hong Kong như đồng đội trong cuộc chiến chống Cộng của “thế giới tự do”, dường như Tổng thống Mỹ đang coi họ như một món hàng:

Thứ hai, khi bộ sậu Luật khoa đã bảo vệ quyền bạo động của người biểu tình Hong Kong, họ phải ngừng khen Hong Kong “ôn hòa” và “tỉnh táo”.
Thứ ba, ai thích đổ máu thì tự đi mà đổ, đừng dùng máu của người khác để nuôi tham vọng chính trị của mình.
Nguyễn Biên Cương

Người biểu tình Hong Kong: trụ vững hay sa lầy trong xung đột?



Trong tuần qua, giới chống đối đã tận dụng tình hình căng thẳng của đợt biểu tình ở Hong Kong để công kích chế độ, kêu gọi học tập làm cách mạng đường phố.
Nhìn lại, có thể thấy khi khởi đầu biểu tình vào ngày 06/06/2019, phong trào ở Hong Kong chỉ nhắm đến một yêu sách duy nhất, là đòi chính quyền thành phố hủy Dự luật Dẫn độ. Sau khi chính quyền nhượng bộ bằng cách đình chỉ Dự luật vào ngày 15/06, và tuyên bố rằng Dự luật “đã chết” vào ngày 09/07, phong trào tiếp tục biểu tình để đòi thực hiện 5 yêu sách khác. Đó là (1) hoàn toàn rút Dự luật khỏi quy trình lập pháp; (2) rút lại tuyên bố rằng phong trào có tính “bạo loạn”; (3) thả những người biểu tình bị bắt; (4) thành lập ủy ban độc lập để điều tra hành vi bạo lực của cảnh sát khi ngăn biểu tình; (5) giải tán Hội đồng Lập pháp và bãi chức Đặc khu trưởng hiện tại, để bầu lại theo quy trình tự do cũ.
「biểu tình Hong kong」的圖片搜尋結果
Trong nửa đầu tuần qua, phong trào đã tăng độ căng thẳng khi người biểu tình đánh chiếm sân bay quốc tế và kêu gọi đồng loạt rút tiền khỏi ngân hàng, gây đình trệ giao thông và thiệt hại kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều người biểu tình cũng bắt đầu vẫy cờ Mỹ, đòi “giải phóng Hong Kong”, đòi Hong Kong ly khai khỏi Trung Quốc để đứng về phía “thế giới tự do”, đòi Anh và Mỹ can thiệp… Những diễn biến này đã khiến bạo lực gia tăng từ cả 2 phía – với việc cảnh sát bắt mù mắt một người biểu tình, còn người biểu tình bắt giữ, đánh đập và hạ nhục nhiều người bị xem là cảnh sát Đại lục trà trộn, dù số này bao gồm cả phóng viên và thường dân. Andy Chan, người đứng đầu Đảng Quốc gia Hong Kong (chủ trương ly khai), còn xem xét khả năng kêu gọi quốc tế cấm vận Hong Kong, để nếu họ không thể giữ Hong Kong thì Trung Quốc cũng không thể giữ.
Trong nửa sau của tuần, cả chính quyền Trung Quốc lẫn phong trào biểu tình đều áp dụng những gói giải pháp mới để vượt qua tình thế căng thẳng.
Cụ thể, nhà nghiên cứu Adam Ni cho biết Trung Quốc đang tiến hành một gói giải pháp gồm 6 điểm. Đối với tầng lớp trên trong xã hội Hong Kong, họ chủ trương (1) tăng hỗ trợ lực lượng cảnh sát Hong Kong; (2) lôi kéo giới kinh doanh và tinh hoa Hong Kong; (3) trừng phạt các doanh nghiệp Hong Kong ủng hộ biểu tình; (4) hội nhập kinh tế Hong Kong vào kinh tế Đại lục. Đối với tầng lớp dưới trong xã hội, họ chủ trương (5) xử lý mạnh tay; (6) tăng cường bôi xấu người biểu tình, kể cả bằng thông tin không chính xác, để lôi kéo sự ủng hộ của cư dân Đại lục và quốc tế.
Ở phía bên kia, người biểu tình dồn sức làm truyền thông bằng các biển hiệu xin lỗi, các câu chuyện người tốt việc tốt, các poster và ảnh chụp đẹp… để gỡ gạc lại uy tín sau những hành động bạo lực của mình. Ngoài ra, họ cũng đề ra một số “bang quy” – như (1) không đánh nhà báo, cứu thương, dân thường; (2) không lạm dụng bạo lực và tra tấn; (3) không chĩa bút laser lung tung trong trường hợp không có cảnh sát…
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối lời khuyên của cố vấn Nhà trắng rằng ông nên tuyên bố ủng hộ người biểu tình Hong Kong. Ông Trump chỉ viết tweet đề nghị gặp riêng ông Tập Cận Bình để bàn về Hong Kong, và nói rằng sẽ không có thỏa thuận thương mại nếu ông Tập để vụ Thiên An Môn tái diễn.
Như vậy, dù những người biểu tình ở Hong Kong đang tỏ ra nguy hiểm, tương lai của họ thực ra khá u ám, vì 3 lý do. Một: họ đã thật sự có hành vi và tâm thế bạo động và phá hoại, thay vì giữ được sự ôn hòa, tỉnh táo ban đầu. Hai: Bắc Kinh sẽ đẩy các tầng lớp của Hong Kong chống lại nhau, trong khi không nền dân chủ tư sản nào vững bền nếu thiếu sự ủng hộ của tầng lớp doanh nhân và trí thức. Ba: người biểu tình Hong Kong nghĩ “thế giới tự do” sẽ đứng về phía họ, nhưng Donald Trump thì không.
Lâu nay, Hong Kong tự định nghĩa mình như một hải cảng, một điểm giao lưu văn hóa, và một nền dân chủ tư sản. Cả 3 thứ đó đều tồn tại nhờ những cuộc trao đổi công bằng, thay vì nhờ những xung đột ý thức hệ mang tính duy ý chí. Hy vọng người Hong Kong có đủ tỉnh táo để bảo vệ bản sắc của mình, thay vì đánh mất nó trong một trò chơi xung đột, mà họ không có cửa thắng bậc thầy Bắc Kinh.
 Nguyễn Biên Cương

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

Nghĩ sao về 4 yêu sách của Diễn đàn Xã hội Dân sự trong “vụ Tư Chính”?



Ngày 13/08/2019, tàu khảo sát HD-8 của Trung quốc đã quay lại xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam. Nhân đó, giới chống đối đồng loạt công kích việc Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chưa lên tiếng về sự kiện Tư Chính, việc Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối sự trở lại của tàu HD-8 chậm 3 ngày, và việc báo chí chính thống hạn chế đưa tin về vụ việc. Từ đó, họ tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam “bán nước cho Trung Quốc” hoặc không có khả năng chống ngoại xâm, để kêu gọi lật đổ Nhà nước.
「diễn đàn xã hội dân sự」的圖片搜尋結果
Ngoài ra, họ cũng tiếp tục gửi các yêu sách đến Chính phủ Việt Nam, nội dung chính của yêu sách không thay đổi so với các tuần trước.
Nhóm người phát biểu số yêu sách này một cách đầy đủ, chính thức nhất vẫn là Diễn đàn Xã hội Dân sự. Ngày 16/08, DĐXHDS kêu gọi cộng đồng ký tên vào “Lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược, khởi kiện Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông”, để gửi đến Chính phủ 4 yêu sách. Một, là “nộp hồ sơ kiện cho Tòa Luật Biển đúng vào lúc Trung Quốc có hành vi gây tranh chấp, như khi khởi sự đục khoét thềm lục địa Việt Nam”. Hai, là thay đổi chính sách ngoại giao – như ngừng “học tập Trung Quốc” trong các lĩnh vực “quân đội, công an, tuyên giáo, Đảng, chính quyền…”; và chuyển sang “liên kết với các nước tự do dân chủ, văn minh, tiến bộ”. Ba, là thay đổi chính sách quân sự – như ngừng dùng vũ khí, quân phục giống Trung Quốc; và khẳng định rằng Việt Nam có quyền hợp tác, mua vũ khí, tập trận chung với mọi quốc gia. Bốn, là không ngăn cản biểu tình “chống Trung Quốc”, thả các cá nhân bị bắt vì biểu tình “chống Trung Quốc”…
Trong giới chống đối, chỉ có Trương Nhân Tuấn đề nghị xét lại yêu sách “kiện Trung Quốc ra tòa PCA”. Tuấn phân tích rằng dù Việt Nam kiện, tòa cũng không thể đưa ra một phán quyết xa hơn phán quyết họ đã dành cho Philippines năm 2016. Vì vậy, thay vì khởi đầu một vụ kiện vô ích, Việt Nam có thể dùng lại chính phán quyết 2016 của PCA, bằng cách làm 2 việc.
Một, là đề nghị “Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc” (CLCS) xem xét lại hồ sơ khiếu nại chung mà Việt Nam và Malaysia đã nộp vào ngày 06/05/2009 (vào thời điểm tòa PCA chưa bác bỏ yêu sách “Đường chủ quyền 9 đoạn” của Trung Quốc, khiến Việt Nam và Malaysia bị bất lợi khi khiếu nại).
Hai, là đệ đơn lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) hay Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), để đề nghị áp dụng phán quyết 2016 của PCA cho khu vực hải phận kinh tế độc quyền và thềm lục địa của Việt Nam.
Qua ý kiến của Trương Nhân Tuấn, có thể thấy đa số giới chống đối đã không nghiên cứu cẩn thận trước khi soạn các yêu sách liên quan đến vụ Tư Chính. Dù họ cáo buộc Chính phủ bất cẩn trong những công việc liên quan đến Biển Đông, chính họ đang thể hiện sự bất cẩn đó. Ngoài ra, lời ông Tuấn cũng cho thấy Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực pháp lý để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.
Trong ba yêu sách còn lại của Diễn đàn Xã hội Dân sự, có cái không hợp lý, có cái không cần thiết.
Yêu sách thứ hai, rằng Việt Nam không nên học tập Trung Quốc, là không hợp lý. Chẳng có lý do gì khi Nhật học tập Mỹ sau vụ Tàu Đen thì được khen, còn Việt Nam tiếp tục học tập Trung Quốc sau vụ Tư Chính thì bị chê.
Yêu sách thứ ba là không cần thiết, bởi Việt Nam đang mua vũ khí của ngày càng nhiều nước, bao gồm cả các nước thuộc khối NATO; và chẳng có văn bản nào khẳng định rằng Việt Nam không được hợp tác quốc phòng với một quốc gia cụ thể.
Yêu sách thứ tư là không hợp lý, bởi chẳng ai bị truy tố chỉ vì “biểu tình chống Trung Quốc”. Họ chỉ bị truy tố vì tham gia các cuộc bạo động gây thiệt hại có thật cho xã hội, hoặc tham gia các hoạt động chống Nhà nước Việt Nam. Khi giới “dân chửi” đòi thả những người “biểu tình chống Trung Quốc”, họ đã bóp méo bản chất của vấn đề.
Nguyễn Biên Cương

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Giới chuyên gia Mỹ ảnh hưởng nặng đến dư luận mạng Việt Nam về sự kiện Tư Chính



Từ khi tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam, các báo “lề trái” đã liên tục công kích rằng truyền thông chính thống đang đưa tin một chiều về vụ việc. Tuy nhiên, thay vì đưa tin đa chiều, chính dư luận “lề trái” cũng đang chịu ảnh hưởng nặng từ phát ngôn của giới chuyên gia Mỹ và báo chí Trung Quốc. Hai nguồn tin này chi phối mọi động thái quan trọng của dư luận – từ việc họ bắt đầu đưa tin về sự kiện Tư Chính, việc họ hình thành các yêu sách quan trọng để gửi đến Chính phủ, cho đến thời điểm họ tổ chức biểu tình.
Cụ thể, người đầu tiên đăng thông tin về “vụ Tư Chính” lên mạng xã hội, từ đó tạo thành “sóng truyền thông”, là Ryan Martinson (Trợ lý Giáo sư tại Trường Hải chiến Mỹ).
「Chuyên gia Mỹ, bãi Tư chính, Ryan Martinson」的圖片搜尋結果
Ngày 24/07, James Kraska (Chủ tịch Trung tâm Stockton về Luật hàng hải Quốc tế thuộc Trường Hải Chiến của Mỹ) và Jonathan Odom (giáo sư luật quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Marshall của Mỹ) đồng loạt nói Việt Nam “sẽ thắng” nếu kiện Trung Quốc ra tòa PCA. Phát biểu của họ ảnh hưởng mạnh đến dư luận Việt Nam, do được đăng trên cả BBC lẫn báo Thanh Niên vào cùng một ngày.

「Chuyên gia Mỹ, bãi TÆ° chính」的圖片搜尋結果Trong suốt sự kiện, Carl Thayer (cựu nhân viên Bộ Quốc phòng Mỹ) viết nhiều bài khuyên Việt Nam xích lại gần Mỹ để tự vệ trước Trung Quốc. Ngoài ra, Thayer là người đầu tiên đưa tin rằng có 80 tàu Trung Quốc tại bãi Tư Chính, tạo sóng truyền thông góp phần thúc đẩy cuộc biểu tình hôm 06/08 của nhóm No-U.
Trong khi đó, Nam Hoa Tảo báo (được cho là chịu ảnh hưởng của Trung Quốc) là bên đầu tiên định hướng dư luận rằng sự kiện Tư Chính sẽ gây biểu tình, bạo động lớn như sự kiện HD-981.
Bốn chuyên gia Mỹ vừa nêu đều ít nhiều có liên hệ đến Bộ Quốc phòng Mỹ. Vì vậy, họ có thể chịu nhiều ảnh hưởng từ nguồn tin và cơ sở lý thuyết của cơ quan này, dù họ có phát ngôn độc lập với nó hay không. Việc báo chí tiếng Việt dồn sự chú ý vào quan điểm của giới chuyên gia Mỹ, thay vì tham khảo thêm góc nhìn từ các quốc gia khác hoặc các viện nghiên cứu độc lập, có thể ảnh hưởng đến độ khách quan, đa chiều của thông tin.
Để dư luận Việt Nam không bị chi phối bởi những lực lượng nước ngoài đang tìm kiếm lợi ích ở Biển Đông, báo chí tiếng Việt cần đa dạng hóa nguồn tin về bãi Tư Chính.
Nguyễn Biên Cương