Đầu tháng 07/2019, Trung Quốc đã đưa
một đội tàu khảo sát đến thăm dò các mỏ dầu tại vùng biển bãi Tư Chính, thuộc
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Từ ngày 12/07, giới chống đối đã tận dụng
sự kiện này để tung tin giả, đòi thay đổi đường lối đối ngoại theo hướng “thân
Mỹ - thoát Trung”, đòi thay đổi thể chế chính trị, và kích động biểu tình, bạo
động. Đầu tháng 8, các bên liên quan đến xung đột trên Biển
Đông đã có nhiều động thái ngoại giao và quân sự dồn dập, khiến sóng truyền
thông dâng cao, tạo điều kiện để giới chống đối tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ
trong nước và chuẩn bị kích động các cuộc biểu tình kế tiếp. Dù sóng truyền
thông đã tạm lắng xuống sau ngày 07/08, khi đội tàu thăm dò của Trung Quốc rút
khỏi bãi Tư Chính, một số bài kích động biểu tình vẫn tiếp tục xuất hiện.
Trước tiên, hãy cùng điểm qua trình tự
của các sự kiện liên quan đến bãi Tư Chính trong tuần qua, để có một cái nhìn
toàn cảnh về vụ việc.
Ngày 01/08, giáo sư Carl Thayer nhận
được 2 tài liệu về lượng tàu Trung Quốc đang xâm phạm bãi Tư Chính. Tài liệu thứ
nhất, được cung cấp bởi một quan chức Việt Nam, nói lượng tàu Trung Quốc là 35.
Một tài liệu khác, đến từ một nguồn tin mà Thayer từ chối tiết lộ, nói lượng
tàu Trung Quốc lên đến 80 vào lúc đỉnh điểm. Ngày 03/08, Thayer viết trên
Twitter rằng Trung Quốc đã điều 35 tàu đến vùng biển Việt Nam, lúc đỉnh điểm số
tàu lên đến 80. Thông tin này khiến dư luận phi chính thống Việt Nam dâng cao từ
tối 04/08, với những thông điệp tuyên truyền như “chiến tranh sắp nổ ra”, “nước
sắp mất vào tay Trung Quốc”…
Trong 2 ngày kế tiếp, các bên liên
quan đến xung đột và an ninh hàng hải trên Biển Đông đã có nhiều động thái ngoại
giao và quân sự dồn dập.
Cụ thể, ngày 05/08, Trung Quốc tuyên
bố sẽ tổ chức tập trận bắn đạn thật tại quần đảo Hoàng Sa vào ngày 06 và 07/08.
Về phía phương Tây, nhân chuyến thăm
Việt Nam hôm 05/08, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Federica Mogherini đã phát biểu
rằng EU quan ngại về tình hình căng thẳng gia tăng tại khu vực Biển Đông, và rằng
việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông sẽ đe dọa hòa bình trong khu vực. EU cũng
công bố một thông cáo chung về việc kết thúc đàm phán Hiệp định về thiết lập
khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU
(Hiệp định FPA).
Ngày 06/08, tàu sân bay USS Ronald
Reagan của Mỹ cập cảng nước đồng minh Philippines, cũng là một bên đang có xung
đột trên biển với Trung Quốc.
Nhân sóng truyền thông mà tin tức của
Thayer và tuyên bố tập trận của Trung Quốc tạo ra, trưa 06/08, khoảng 10 thành
viên của nhóm No-U Hà Nội đã biểu tình 20 phút trước cửa Đại Sứ quán Trung Quốc.
Các biểu ngữ giấy và khẩu hiệu miệng của họ bao gồm 3 nội dung: đòi Trung Quốc
rút khỏi vùng biển của Việt Nam, đòi Chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc tại tòa
PCA, và quy kết Chính phủ Việt Nam “bán nước”. Nhóm biểu tình cho biết họ không
bị bắt giữ sau hoạt động này.
Nhân đó, từ chiều
và tối 06/08, Hoàng Ngọc Giao và Ngô Anh Tuấn bắt đầu lên BBC kích động biểu
tình, đồng thời kêu gọi Nhà nước chủ động tổ chức biểu tình, hoặc tạo hành lang
pháp lý để “người dân” biểu tình.
Ngày 07/08, Ryan
Martinson viết trên Twitter rằng tàu thăm dò HD-8 đã rời khu vực bãi Tư Chính,
với lý do đã thăm dò xong. Tin tức này xuất hiện trên mạng xã hội Việt Nam từ
sáng 08/08, và dần khiến những lời kêu gọi biểu tình “hạ nhiệt”.
Trong giới nghiên
cứu người Việt, Hoàng Việt và Đinh Kim Phúc cho rằng tàu HD-8 rút do sự phản đối
mạnh mẽ của Việt Nam và áp lực của quốc tế, đặc biệt là Mỹ; do cả Việt Nam lẫn
Trung Quốc đều không muốn có chiến tranh; và do bão biển. Trong khi đó, Hà
Hoàng Hợp cho rằng tàu HD-8 rút do đã tiến hành thăm dò xong. Cả 3 chuyên gia đều
cho rằng vì tàu HD-8 đang neo ở căn cứ của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, chưa
xác định được tàu Trung Quốc có sớm trở lại quấy nhiễu khu vực bãi Tư Chính hay
không. Vì vậy, “vụ Tư Chính” được xem là chưa khép lại, và dư luận phi chính thống
vẫn liên tục theo dõi vụ việc để khai thác các diễn biến mới.
Như vậy, các diễn
biến trong tuần qua đã bác bỏ 2 thông điệp tuyên truyền mà giới “dân chửi” theo
đuổi từ đầu vụ Tư Chính đến nay.
Trong khi họ tuyên
truyền rằng Việt Nam không thể bảo vệ Biển Đông nếu không trở thành đồng minh
quân sự của Mỹ; thực tế cho thấy Việt Nam đã tiến hành các bước vận động quốc tế
một cách bền vững, bài bản và hiệu quả; mà không cần phá bỏ thế đứng độc lập của
mình.
Trong khi họ tuyên
truyền rằng Chính phủ Việt Nam bắt bớ, đánh đập những người chống Trung Quốc;
thực tế cho thấy công an không can thiệp vào cuộc biểu tình của họ, chừng nào họ
không đi quá xa khỏi mục đích được nêu, và không tạo nguy cơ phát sinh các cuộc
bạo động như ở Bình Dương năm 2014 và ở Bình Thuận năm 2018.
Quyết tâm của
Chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển cũng đã được thừa nhận bởi
các báo nước ngoài:
Cách tuyên truyền
của giới “dân chửi” trong vụ Tư Chính đang cho thấy họ thiếu tôn trọng sự thật,
thiếu công bằng; chỉ muốn lợi dụng xung đột trên biển để trục lợi chính trị, bất
chấp sự an toàn của người dân; và còn thua xa Chính phủ Việt Nam về tầm nhìn,
năng lực chính trị.
Nguyễn Biên Cương
Bản chất của đám "dân chửi" này là vậy, chẳng quan tâm đúng sai, phải trái hễ cứ thấy có vấn đề gì lại xồn xồn lên xuyên tạc, bịa đặt thông tin. Thiết nghĩ với những đám này cần phải áp dụng mạnh tay các chế tài xử lý khi có hành vi đưa những thông tin thất thiệt, sai trái, gây hoang mang dư luận lên mạng xã hội đồng thời trả lại môi trường mạng xã hội an toàn cho mọi người.
Trả lờiXóahãng hàng không eva air của nước nào
mua vé máy bay đi mỹ
hàng không hàn quốc
vé máy bay đi mỹ rẻ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich