Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

Nghĩ sao về 4 yêu sách của Diễn đàn Xã hội Dân sự trong “vụ Tư Chính”?



Ngày 13/08/2019, tàu khảo sát HD-8 của Trung quốc đã quay lại xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam. Nhân đó, giới chống đối đồng loạt công kích việc Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chưa lên tiếng về sự kiện Tư Chính, việc Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối sự trở lại của tàu HD-8 chậm 3 ngày, và việc báo chí chính thống hạn chế đưa tin về vụ việc. Từ đó, họ tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam “bán nước cho Trung Quốc” hoặc không có khả năng chống ngoại xâm, để kêu gọi lật đổ Nhà nước.
「diễn đàn xã hội dân sự」的圖片搜尋結果
Ngoài ra, họ cũng tiếp tục gửi các yêu sách đến Chính phủ Việt Nam, nội dung chính của yêu sách không thay đổi so với các tuần trước.
Nhóm người phát biểu số yêu sách này một cách đầy đủ, chính thức nhất vẫn là Diễn đàn Xã hội Dân sự. Ngày 16/08, DĐXHDS kêu gọi cộng đồng ký tên vào “Lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược, khởi kiện Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông”, để gửi đến Chính phủ 4 yêu sách. Một, là “nộp hồ sơ kiện cho Tòa Luật Biển đúng vào lúc Trung Quốc có hành vi gây tranh chấp, như khi khởi sự đục khoét thềm lục địa Việt Nam”. Hai, là thay đổi chính sách ngoại giao – như ngừng “học tập Trung Quốc” trong các lĩnh vực “quân đội, công an, tuyên giáo, Đảng, chính quyền…”; và chuyển sang “liên kết với các nước tự do dân chủ, văn minh, tiến bộ”. Ba, là thay đổi chính sách quân sự – như ngừng dùng vũ khí, quân phục giống Trung Quốc; và khẳng định rằng Việt Nam có quyền hợp tác, mua vũ khí, tập trận chung với mọi quốc gia. Bốn, là không ngăn cản biểu tình “chống Trung Quốc”, thả các cá nhân bị bắt vì biểu tình “chống Trung Quốc”…
Trong giới chống đối, chỉ có Trương Nhân Tuấn đề nghị xét lại yêu sách “kiện Trung Quốc ra tòa PCA”. Tuấn phân tích rằng dù Việt Nam kiện, tòa cũng không thể đưa ra một phán quyết xa hơn phán quyết họ đã dành cho Philippines năm 2016. Vì vậy, thay vì khởi đầu một vụ kiện vô ích, Việt Nam có thể dùng lại chính phán quyết 2016 của PCA, bằng cách làm 2 việc.
Một, là đề nghị “Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc” (CLCS) xem xét lại hồ sơ khiếu nại chung mà Việt Nam và Malaysia đã nộp vào ngày 06/05/2009 (vào thời điểm tòa PCA chưa bác bỏ yêu sách “Đường chủ quyền 9 đoạn” của Trung Quốc, khiến Việt Nam và Malaysia bị bất lợi khi khiếu nại).
Hai, là đệ đơn lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) hay Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), để đề nghị áp dụng phán quyết 2016 của PCA cho khu vực hải phận kinh tế độc quyền và thềm lục địa của Việt Nam.
Qua ý kiến của Trương Nhân Tuấn, có thể thấy đa số giới chống đối đã không nghiên cứu cẩn thận trước khi soạn các yêu sách liên quan đến vụ Tư Chính. Dù họ cáo buộc Chính phủ bất cẩn trong những công việc liên quan đến Biển Đông, chính họ đang thể hiện sự bất cẩn đó. Ngoài ra, lời ông Tuấn cũng cho thấy Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực pháp lý để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.
Trong ba yêu sách còn lại của Diễn đàn Xã hội Dân sự, có cái không hợp lý, có cái không cần thiết.
Yêu sách thứ hai, rằng Việt Nam không nên học tập Trung Quốc, là không hợp lý. Chẳng có lý do gì khi Nhật học tập Mỹ sau vụ Tàu Đen thì được khen, còn Việt Nam tiếp tục học tập Trung Quốc sau vụ Tư Chính thì bị chê.
Yêu sách thứ ba là không cần thiết, bởi Việt Nam đang mua vũ khí của ngày càng nhiều nước, bao gồm cả các nước thuộc khối NATO; và chẳng có văn bản nào khẳng định rằng Việt Nam không được hợp tác quốc phòng với một quốc gia cụ thể.
Yêu sách thứ tư là không hợp lý, bởi chẳng ai bị truy tố chỉ vì “biểu tình chống Trung Quốc”. Họ chỉ bị truy tố vì tham gia các cuộc bạo động gây thiệt hại có thật cho xã hội, hoặc tham gia các hoạt động chống Nhà nước Việt Nam. Khi giới “dân chửi” đòi thả những người “biểu tình chống Trung Quốc”, họ đã bóp méo bản chất của vấn đề.
Nguyễn Biên Cương

5 nhận xét:

  1. Xét thấy những yêu sách của cái gọi là Diễn đàn Xã hội Dân sự thực sự vô lý, không có ý nghĩa thiết thực, không có tính xây dựng. Đọc yêu sách thứ nhất là kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là chúng ta biết giá trị của những yêu sách khác là như thế nào rồi, kiện Trung Quốc thì chúng ta không khác gì lại lấy dây tự buộc mình, thắng kiện thì chúng ta được gì-Philippines cũng đã thắng kiện nhưng giờ ra sao thì mọi người cũng đã rõ, với bản chất ngang ngược thì Trung Quốc không bao giờ chấp thuận những phán quyết của tòa án quốc tế, ngược lại nếu Trung Quốc sử dụng các biện pháp kinh tế để trả đũa việc chúng ta kiện thì lúc ấy cũng đủ khổ sở. Như vậy có thể thấy những yêu sách này hoàn toàn không hợp lý và không có giá trị.

    Trả lờiXóa
  2. Những yêu sách là không hợp lý và nói đúng hơn là thật sự vớ vẩn. Việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật, trang bị vũ khí hiện đại được nước ta tiến hành hợp tác với nhiều nước không chỉ riêng mỗi Trung Quốc. Thiết nghĩ việc đưa ta những yêu sách này cho thấy cái xã hội dân sự này đang có sự rung sợ trước Trung Quốc, lợi dụng vấn đề phức tạp trên biển Đông để gây khó khăn trong việc giải quyết vấn đề của đất nước là chính.

    Trả lờiXóa
  3. Qua ý kiến của Trương Nhân Tuấn, có thể thấy đa số giới chống đối đã không nghiên cứu cẩn thận trước khi soạn các yêu sách liên quan đến vụ Tư Chính. Dù họ cáo buộc Chính phủ bất cẩn trong những công việc liên quan đến Biển Đông, chính họ đang thể hiện sự bất cẩn đó. Ngoài ra, lời ông Tuấn cũng cho thấy Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực pháp lý, biện pháp không khéo trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  4. Những yêu sách của Diễn đàn Xã hội dân sự đều vô lý và không cần thiết đối với các biện pháp giải quyết các vấn đề phức tạp trên biển Đông cũng như việc xây dựng các chiến lược an ninh quốc phòng của đất nước. Nói như Trương Nhân Tuấn- một trong những kẻ chống đối thì các yêu sách này chỉ là sự bất cần, cố đấm ăn xôi để gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp trên biển.

    Trả lờiXóa