Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Vì sao Việt Nam “không dám” nêu tên Trung Quốc khi tố cáo xâm phạm chủ quyền trên Biển Đông?



Việc lần đầu tiên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam thay mặt Nhà nước ta phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã đề cập đến vấn đề xung đột trên Biển Đông. Nội dung được truyền thông Nhà nước tường thuật rằng, “Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về các diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, trong đó có "các vụ việc nghiêm trọng xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở những vùng biển của Việt Nam được xác định bởi UNCLOS" và kêu gọi "Các quốc gia liên quan cần tự kiềm chế và tránh các hành động đơn phương vốn có thể làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng trên biển, đồng thời giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS". Ngay lập tức, RFA đã giật tít “Việt Nam đưa căng thẳng Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc, tránh nhắc tên Trung Quốc”, đồng thời trên facebook giới zân chủ tích cực đăng bình luận công kích Nhà nước “hèn nhát”, không dám chỉ thẳng tên Trung Quốc, vẫn đi đêm, vẫn không dám kiện Trung Quốc, không dám tự vệ bằng đạn pháo…khi bị Trung Quốc xâm lược như vậy!

Trên thực tế, việc phản đối bằng con đường ngoại giao, hòa bình cần “tương xứng”, cần dựa trên nguyên tắc “có đi có lại” chứ không phải chỉ mặt đặt tên Trung Quốc ra được hàng trăm quốc gia thành viên mới là “dũng cảm”.
Nên nhớ, tại phiên họp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cuối tháng 7 vừa qua, chính Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã chỉ thẳng tên nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam và kêu gọi các quốc gia trong khu vực đoàn kết giữ hòa bình trong khu vực. Trước đó Trung Quốc đưa vũ khí ra Hoàng Sa, Việt Nam đã gửi thư tới Liên Hợp quốc phản đối. Tức Việt Nam hoàn toàn không hề tránh né chỉ mặt đặt tên Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, tuy nhiên trên Diễn đàn Liên Hợp Quốc, ứng xử ngoại giao cũng phải có thông lệ, tương xứng, trong khi Trung Quốc chưa hề đề cập đến Việt Nam thì phản ứng của chúng ta phải “đặt trong tầm kiểm soát”.


Gần đây, trong hầu hết các hoạt động ngoại giao của Việt Nam từ Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ, Chủ tịch Quốc hội…tới các nước đều nêu vấn đề Biển Đông và hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ra và đề nghị đối tác ủng hộ Việt Nam, công khai lên án TQ trong tuyên bố chung sau cuộc gặp hoặc chí ít họ cũng phải đồng tình với lập trường của Việt Nam. Như vậy có thể nói rằng VN đã “tổng tấn công” trên mặt trận ngoại giao, không ngại gì chuyện “chỉ mặt đặt tên” kẻ xâm phạm chủ quyền. Thậm chí Phó Thủ tướng ta sang hội chợ thương mại của Trung Quốc cũng “tranh thủ” lên án bạn dừng việc xâm phạm chủ quyền. Trong các thư chúc mừng Quốc khánh Trung Quốc 1/10, từ Tổng Bí thư tới Bộ trưởng ngoại giao cũng đều cài “thông điệp” đề nghị Trung Quốc “kiểm soát xung đột” trên biển.

Còn tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc, có thể so sánh, giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra “chiến tranh thương mại” thực sự gây tổn thất khủng khiếp tới nền kinh tế Trung Quốc, bản thân TQ đã kiện Mỹ ra WTO, tuy nhiên trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc mới chỉ “kín đáo công kích Mỹ”, “không ít lần ám chỉ tới đối thủ cạnh tranh Mỹ” trong quá trình diễn giải việc “lên án chủ nghĩa dân tộc và các chính sách đơn phương, cùng lúc nhấn mạnh quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề toàn cầu như thương mại, việc thành lập một nhà nước độc lập của người Palestine và tầm quan trọng của các mối quan hệ hợp tác

Chứng kiến hành động kiên quyết trên thực địa, tổng tấn công Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại giao và truyền thông, đến ngay cả những chuyên gia quân sự phương Tây cũng phải thừa nhận, Đảng CSVN không có phe thân Trung Quốc, là nước mạnh mẽ nhất trong đấu tranh với TQ để bảo vệ chủ quyền so với các quốc gia trong khu vực. Do vậy, mọi lập luận kiểu “đâm bị thóc, chọc bị gạo” như RFA và đám đội lốt “đấu tranh dân chủ” “hay “yêu nước” trên mạng nêu trên cho thấy động cơ đen tối, không thực sự vì lợi ích dân tộc Việt Nam

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Việt Tân và ảo tưởng đưa cách mạng đường phố Hồng kong vào Việt Nam



Mới đây, nhóm Trần Kiều Ngọc của Việt tân thông báo rằng họ sẽ tổ chức “Đại hội Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền lần 2”, với chủ đề “Dấn thân trên Con đường Dân chủ”, tại Nhật vào ngày 12/04/2020. Đại hội này lấy cảm hứng từ phong trào biểu tình ở Hong Kong, và các “thủ lĩnh biểu tình” Joshua Wong, Issac Cheng sẽ là diễn giả chính của đại hội. Trong tuần qua, để quảng bá cho Đại hội, nhóm Trần Kiều Ngọc và các thân hữu đã phỏng vấn Joshua Wong và Phạm Đoan Trang.
「Trần Kiều Ngọc , “Đại hội Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền lần 2”,」的圖片搜尋結果
Trả lời Trần Kiều Ngọc, Joshua Wong nhận lời tham dự Đại hội. Nhân dịp này, Wong cũng tuyên truyền rằng “phong trào dân chủ” ở Hong Kong mạnh là nhờ can đảm, quyết tâm; ám chỉ rằng phong trào ở Hong Kong sẽ góp phần tác động khiến chính quyền Trung Quốc sụp đổ như Liên Xô; và kêu gọi giới trẻ Việt Nam đấu tranh tạo thay đổi…
Trong khi đó, Phạm Đoan Trang nói rằng nếu được phát biểu tại Đại hội, Trang sẽ đề nghị giới “dân chửi” ở hải ngoại tập trung vào khâu vận động quốc tế; để quốc tế gây sức ép lên Chính phủ Việt Nam trong những vấn đề như tự do bầu cử, và tăng tài trợ cho các nhà hoạt động trong nước, bao gồm Trang.
Như vậy, nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, nhóm Trần Kiều Ngọc sẽ trở thành đầu nậu thành công nhất trong việc nhập khẩu “cách mạng đường phố” Hong Kong về Việt Nam. Vì Trần Kiều Ngọc được nhiều người coi như một đại lý của tập đoàn Việt Tân, việc này không khỏi gây lo ngại.
Sau khi xem xét sự việc này, tôi xin đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, khách dự Đại hội cần lưu ý rằng họ có thể sẽ không được gặp ngôi sao Joshua Wong. Bởi Wong đã bị truy tố chỉ ít ngày sau cuộc phỏng vấn vừa nêu, và có thể sẽ không tại ngoại vào thời điểm Đại hội được tổ chức.
Thứ hai, Đại hội nên xem xét rút giấy mời ngôi sao Phạm Đoan Trang, vì 2 lý do. Một: Trang chỉ coi các nhóm “dân chửi” hải ngoại như cái cần câu tiền cho mình, làm vậy thật xúc phạm ban tổ chức. Hai: Đoan Trang vừa trả lời phỏng vấn rằng giới trẻ Việt Nam không quan tâm đến các diễn biến ở Hong Kong, trong khi Việt Tân cần tạo ảo tưởng rằng “lửa” từ Hong Kong sẽ cháy lan đến Việt Nam.
Thứ ba, vì Trần Kiều Ngọc và Phạm Đoan Trang đều đã 40 tuổi, việc chọn họ để quảng bá một “Đại hội Giới trẻ” có thể làm lộ rõ sự già cỗi của giới “dân chửi” Việt Nam nói riêng và cộng đồng Việt tân nói chung.
Thứ tư, khi “ngọn lửa” ở Hong Kong chưa đem lại kết quả gì rõ ràng, ngoài bạo lực, bế tắc và hỗn loạn, ý định “truyền lửa” của Trần Kiều Ngọc và Joshua Wong cần được xem là vô trách nhiệm.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Mặt trái của phong trào biểu tình Hong Kong đã lộ diện



Những ngày gần đây, biểu tình ở Hong Kong tiếp tục thu hút chú ý của cộng đồng mạng Việt Nam, chủ yếu thông qua 3 diễn biến chính.
Một, là tình trạng bạo lực gia tăng. Người biểu tình cầm gậy gộc đuổi đánh, ném gạch đá và bom xăng vào cảnh sát; trong khi cảnh sát nổ súng đe dọa, dùng vòi rồng đẩy lùi người biểu tình.

Hai, là các tiếng nói kêu gọi bạo lực bắt đầu xuất hiện nhiều và có sức nặng hơn. Trong một cuộc phỏng vấn của BBC, nhiều người biểu tình Hong Kong nói rằng phong trào của họ đã bị đẩy đến bước đường cùng, nếu không tiếp tục tiến lên thì sẽ “mất hết”, và bạo động đang có tác dụng hơn bất bạo động trong việc gây sức ép lên chính quyền thành phố. Họ nói họ sẵn sàng phá hủy Hong Kong, để nếu họ không giữ được thành phố này thì chính quyền cũng không thể giữ.

Ba, là việc chính quyền Hong Kong khởi tố, bắt giữ 7 lãnh đạo của phong trào biểu tình trong ngày 30/08. Một số người trong nhóm này, bao gồm Joshua Wong và Agnes Chow của đảng Demosito, đã được luật sư nộp tiền bảo lãnh tại ngoại ngay trong ngày, để tiếp tục phát biểu trên báo chí và mạng xã hội. 

Trước diễn biến đó, giới "zân chủ" Việt Nam đã tiếp tục bênh vực phong trào biểu tình Hong Kong, đồng thời tận dụng các thông tin về phong trào này để học hỏi, rút kinh nghiệm, và “truyền cảm hứng” làm cách mạng đường phố. Những tổ chức dẫn đầu việc tuyên truyền này bao gồm fanpage “Phong trào Dù vàng Hong Kong”, nhóm Zombie Nguyễn, nhóm của Trần Kiều Ngọc, và Luật khoa Tạp chí.
Cụ thể, trong hướng tuyên truyền thứ nhất, fanpage “Phong trào Dù vàng Hong Kong” biện bạch rằng người biểu tình chuyển sang bạo lực không phải do lỗi của bản thân họ, mà do “chính quyền làm ngơ yêu cầu của quốc dân”.
Trong hướng tuyên truyền thứ hai, Phạm Đoan Trang nói với RFA rằng giới trẻ Việt Nam dưới 25 tuổi không dành nhiều sự chú ý cho phong trào biểu tình ở Hong Kong. “Phong trào dân chủ” ở Việt Nam cũng đang “khựng lại”, do “bị đàn áp khốc liệt”, và do “các hình thức hoạt động cũ dần dần hết hiệu quả”. Vì vậy, Trang cho rằng cần “tìm ra những hình thức hoạt động khác, những phương hướng mới với sự sáng tạo hơn”. Thông điệp này cũng từng được Trang nhắc đến khi tổ chức phát miễn phí 1000 cuốn “Phản kháng phi bạo lực”.
Cùng với đó, Luật khoa Tạp chí đã đăng một loạt bài tổng kết, rút kinh nghiệm về “mùa hè biểu tình” của Hong Kong. Họ nêu ra 7 kinh nghiệm, gồm cả tích cực lẫn tiêu cực.
Theo đó, phong trào biểu tình ở Hong Kong đã làm tốt về mặt nhân sự; khi (1) đoàn kết được nhiều thành phần khác nhau trong xã hội Hong Kong và dư luận, nguồn tiền quốc tế; đồng thời (2) giữ cho các nhóm bạo lực trên “tiền tuyến” và những nhóm ôn hòa ở “hậu phương” tiếp tục đồng hành với nhau, thông cảm và hỗ trợ cho nhau.
Họ cũng làm tốt về mặt chiến thuật; khi (3) liên tục học hỏi hoặc sáng tạo các hình thức phản kháng mới lạ, ấn tượng, như “bức tường Lennon” (học từ Tiệp Khắc) và “con đường Hong Kong” (học từ 3 nước Baltic ly khai khỏi Liên Xô); đồng thời (4) biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Về mặt tổ chức, dù mô hình “không có lãnh đạo tập trung” đang giúp phong trào tồn tại lâu hơn, nó đã tạo ra nhiều điểm yếu chiến lược của phong trào. Đó là việc phong trào (5) không thể theo đuổi một chiến lược dài hạn; (6) không đặt ra được giới hạn cho các nhóm bạo động cực đoan; và (7) không có khả năng thỏa hiệp với chính quyền khi cần thiết. Chẳng hạn, đám đông nhất nhất đòi biểu tình cho đến khi chính quyền đáp ứng cả 5 yêu sách của phong trào; dù một mặt, ai cũng biết rằng chính quyền không có khả năng nhượng bộ trước các yêu sách liên quan đến mô hình chính trị của Hong Kong; mặt khác, thái độ của các nhóm ủng hộ chính quyền cho thấy họ có thể nhượng bộ trước 2 yêu sách đơn giản, là hủy hoàn toàn Dự luật Dẫn độ và thành lập ủy ban điều tra độc lập. Điều này khiến phong trào đi đến chỗ bế tắc, đánh mất sự ủng hộ của nhiều người dân, và đẩy tương lai của Hong Kong vào bất định.
Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, khi những người biểu tình Hong Kong tiến hành bạo động, họ đã vi phạm pháp luật, vi phạm nguyên tắc “bất bạo động” mà họ tuyên bố lúc đầu, và phản bội những bài viết ca ngợi sự ôn hòa của phong trào. Người quyết định bạo động là họ chứ không phải chính quyền, vì vậy họ phải nhận trách nhiệm về hành vi của mình thay vì đổ lỗi cho chế độ Hồng Kong hiện hữu.
Thứ hai, qua bài tổng kết của Luật khoa Tạp chí, có thể thấy người biểu tình Hong Kong chẳng khác gì những con tốt, chỉ có tiến chứ không có lùi. Họ không làm chủ phong trào biểu tình; cái làm chủ phong trào là hiệu ứng đám đông và những kẻ điều khiển đám đông – như kẻ giữ dòng thông tin, dòng tài chính… Phong trào hiện mang tính phá hoại hơn là xây dựng – vì một mặt, nó ngăn hai phía đạt được thỏa hiệp, dẫn đến kéo dài tình trạng bạo lực và hỗn loạn; mặt khác, người biểu tình đã tuyên bố rằng họ thà phá hủy Hong Kong còn hơn nhượng bộ Bắc Kinh.
Khi một hải cảng nối giữa phương Đông và phương Tây bị biến thành bãi chiến trường, thì cả phương Đông, phương Tây lẫn dân địa phương đều chịu thiệt, chỉ có những kẻ kiếm ăn bằng xung đột là hưởng lợi.
Thứ ba, khi giới “dân chửi” Việt Nam coi phong trào biểu tình ở Hong Kong như một tấm gương, dù phong trào này đang khiến Hong Kong mắc kẹt trong bạo lực và hỗn loạn, có thể thấy họ coi trọng mục đích chính trị của bản thân hơn là sự an toàn và cơ hội phát triển của những người Việt Nam khác.
Nguyễn Biên Cương

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Sự kiện Tư Chính có phải là cơ hội để thay đổi thể chế?



Gần đây, nhân việc tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống tiếp tục kêu gọi Nhà nước tận dụng thời điểm này để thay đổi đường lối đối ngoại, thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam. Hiện giáo sư Carl Thayer đang dẫn dắt dư luận trong việc đòi thay đổi chính sách đối ngoại, còn Diễn đàn Xã hội Dân sự và nhóm "Lập Quyền Dân" đang dẫn dắt dư luận trong việc đòi thay đổi thể chế.

Cụ thể, tuần qua giáo sư Carl Thayer sản xuất một lượng lớn bài viết, bài phỏng vấn, trong đó ông khuyên Việt Nam nên kiện Trung Quốc như Philippines đã làm, liên tục cung cấp thông tin thực địa về các diễn biến tại bãi Tư Chính cho báo chí nước ngoài và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, “tham khảo các chuyên gia pháp lý quốc tế về tiến trình bắt giữ tàu HD-8 thông qua cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol”…
Thayer cũng nói rằng nếu Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang thăm và hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong năm nay, thì sẽ có 3 khả năng về tiếng triển quan hệ Việt - Mỹ: “Một là hai nhà lãnh đạo đồng ý mở rộng quan hệ đối tác toàn diện ký từ 2013. Hai là họ sẽ công bố đàm phán để nâng quan hệ song phương lên mức quan hệ đối tác chiến lược. Ba là họ sẽ đồng ý ký một tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược”. Thayer bình luận rằng bất cứ khả năng nào trong số này đều sẽ cho phép Việt Nam “cải thiện quan hệ với Mỹ để phản ứng lại hành động đe dọa và bắt nạt của Trung Quốc trên Biển Đông”.
Nhiều bài viết cùng chủ đề của dư luận phi chính thống Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ các thông tin và lập luận của Carl Thayer. Vì Thayer từng công tác tại Bộ Quốc phòng Mỹ, tiếng nói của ông có thể không trung lập, mà mang tính chất vận động dư luận.
Trong khi đó, Nguyễn Quang Dy viết trên trang Bauxite Việt Nam (chịu ảnh hưởng của Diễn đàn Xã hội Dân sự) rằng Việt Nam nên tận dụng sự kiện Tư Chính để làm một “bước ngoặt” trong việc thân Mỹ - thoát Trung, và nhân đó cải cách thể chế. Nguyễn Khắc Mai (nhóm Lập Quyền Dân) cũng viết một bài có ý tương tự.
Nhưng giới “dân chửi” có nên hy vọng rằng sự kiện Tư Chính sẽ khiến Việt Nam xích lại gần Mỹ, sau đó thay đổi thể chế chính trị theo ý họ muốn hay không? Trước khi rơi vào ảo tưởng, họ nên lưu ý 3 thực tế.
Thứ nhất, một chế độ chính trị bền vững không được định hình bởi các sự kiện đối ngoại, mà được định hình bởi thói quen, trình độ, điều kiện sống của người dân. Đa số người dân Việt Nam hài lòng và có khả năng thăng tiến trong chế độ chính trị hiện tại, điều này ngay giới “dân chửi” cũng nhận thấy. Trong khi đó, dù giới “dân chửi” phất ngọn cờ dân chủ đa đảng, hầu hết các tổ chức của họ không có bầu cử, không có luật lệ cố định, không minh bạch tài chính, và chửi bới các phát ngôn trái chiều. Khi chính các nhà “dân chửi” cũng chưa dùng thạo mô hình dân chủ phương Tây, họ không nên áp đặt mô hình đó cho những người Việt Nam khác.
Thứ hai, nước Mỹ đã từng có khá nhiều đồng minh độc đảng ở Nam Mỹ, Bắc Phi và Trung Đông. Dưới thời Chủ tịch nước Donald Trump, Mỹ chắc chắn sẽ không ngại cộng tác thêm với vài nước độc đảng nữa.
Thứ ba, đừng nghe những gì người Mỹ nói, hãy nhìn những gì người Mỹ làm với “tiền đồn” Việt Nam Cộng hòa.
Trong một thời đại biến động và thay đổi liên tục, cải cách chính trị là việc cần làm thường xuyên. Tuy nhiên, nếu giới “dân chửi” nhầm vụ Tư Chính với một cơ hội để thay đổi thể chế chính trị, dư luận sẽ nghĩ rằng họ chỉ đang phát bánh vẽ cho nhau, để an ủi nhau, trong một thời điểm mà nhiều nhà “dân chửi” đều muốn bỏ cuộc.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Học giả Úc Carl Thayer: “Không có phe thân Trung Quốc” trong chính trường Việt Nam!




Khai thác sự kiện tàu khảo sát HD-8 của Trung Quốc vào gần bờ biển Việt Nam, “cách Phan Thiết 185 km”, vào ngày 28/08/2019,  nhiều bộ phận của dư luận truyền thông lề trái tiếp tục đòi phát động chiến tranh, đòi thay đổi chính sách đối ngoại và thể chế,  kích động biểu tình, tuyên truyền chống Nhà nước. Họ cho rằng, tàu HD-8 tiến gần đến Phan Thiết là Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam, “nước sắp mất”, nếu Chính phủ không cho quân đội nổ súng chống trả thì là “bán nước”, “ươn hèn”, đáng bị lật đổ. Trong các bài viết theo hướng này, nổi bật là bài của nhà thơ, đạo diễn Bùi Chí Vinh.


Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, trong 2 tháng vừa qua, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam, EU, Mỹ và Nhật,… đều đồng ý trên một quan điểm: đó là các nước liên quan nên giải quyết xung đột trên Biển Đông bằng những biện pháp hòa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế. Vì trong sự kiện Tư Chính, Việt Nam vừa là bên bị xâm phạm quyền lợi hợp pháp, vừa là bên yếu hơn; Việt Nam sẽ có lợi thế nếu giải quyết xung đột bằng pháp luật và ngoại giao, đồng thời mất lợi thế nếu giải quyết xung đột bằng vũ lực. Các sự kiện thực tế cũng cho thấy Việt Nam đang có những nước đi ngoại giao rất vững chắc để tìm kiếm sự ủng hộ từ quốc tế đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền trên biển, và Mỹ, EU nhiệt liệt hoan nghênh những bước đi này. Vì vậy, mỗi khi hô hào chiến tranh, giới khoác áo “đấu tranh dân chủ”  nên nhớ rằng họ đang vừa đi ngược với quyền lợi của dân tộc Việt Nam, vừa đi ngược với quan điểm chính thức của các bố Mỹ mẹ Âu đang nuôi họ.

Thứ hai, khi giới “dân chửi” cáo buộc Chính phủ Việt Nam “bán nước” cho Trung Quốc, họ nên tham khảo ý kiến của Hoàn cầu Thời báo trong tuần qua trong bài chuyển thể của VOA khi bàn về việc Chính phủ VN cấm sử dụng thiết bị Huawei có tiêu đề “Báo Trung Quốc: ‘Bỏ Huawei, nghĩa là Việt Nam chọn theo phe Mỹ’””. Và họ cũng nên tham khảo nhận xét của giáo sư Carl Thayer trên VOA tiếng Việt, xin trích nguyên văn:
Khi được hỏi có nhân vật nào trong Bộ Chính trị hiện nay được xem là thân Trung Quốc mà qua đó Bắc Kinh có thể vươn cánh tay vào chi phối chính trị Việt Nam hay không, ông Thayer cho rằng ‘không có ai’.
Ông cũng so sánh những tranh cãi về lập trường với Trung Quốc ở Việt Nam với những gì xảy ra ở đất nước Úc của ông: “Cũng giống như ở Úc, có những người lập luận rằng Trung Quốc là một nước lớn (cần giữ quan hệ) nên điều tốt hơn là cần phải có quan hệ tốt, hợp tác và can dự với Trung Quốc hơn là chỉ trích và biến họ thành kẻ thù vĩnh viễn.”
“Cũng có người nói rằng đây là chính sách giống như ngoại giao thực dụng (realpolitik) hơn vì nếu anh làm tổn thương Trung Quốc thì họ sẽ làm tổn thương anh nặng nề.”
“Nếu lập trường đó được xem là ‘thân Trung Quốc’ thì ngay tại đây (Úc) cũng có lập trường y như vậy và nó rất phân cực,” ông cho biết.
Về trường hợp Việt Nam, ứng xử với Trung Quốc càng quan trọng hơn vì hai nước có chung đường biên giới.
Ông Thayer đặt vấn đề rằng một nước với dân số chỉ bằng một tỉnh cỡ vừa của Trung Quốc thì liệu Việt Nam có lợi ích gì khi biến Trung Quốc thành ‘kẻ thù thường trực’ và làm sao Việt Nam có thể gây ảnh hưởng lên một nước láng giềng khổng lồ như vậy?
“Những người này (chủ trương quan hệ tốt với Trung Quốc) không phải là thân Trung Quốc mà họ chỉ là sẵn sàng làm việc với Trung Quốc và tìm cách ảnh hưởng các kênh Đảng, lãnh đạo và quân đội từ trên xuống dưới thực hiện chủ trương này,” ông nói và cho rằng những lãnh đạo kiểu này thấy rằng các kênh quan hệ với Trung Quốc thông qua Đảng và quân đội ‘là rất quan trọng’ đối với Việt Nam vì Việt Nam ‘không có các kênh quan hệ như với những nước khác’.
Nguyễn Biên Cương