Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Mặt trái của phong trào biểu tình Hong Kong đã lộ diện



Những ngày gần đây, biểu tình ở Hong Kong tiếp tục thu hút chú ý của cộng đồng mạng Việt Nam, chủ yếu thông qua 3 diễn biến chính.
Một, là tình trạng bạo lực gia tăng. Người biểu tình cầm gậy gộc đuổi đánh, ném gạch đá và bom xăng vào cảnh sát; trong khi cảnh sát nổ súng đe dọa, dùng vòi rồng đẩy lùi người biểu tình.

Hai, là các tiếng nói kêu gọi bạo lực bắt đầu xuất hiện nhiều và có sức nặng hơn. Trong một cuộc phỏng vấn của BBC, nhiều người biểu tình Hong Kong nói rằng phong trào của họ đã bị đẩy đến bước đường cùng, nếu không tiếp tục tiến lên thì sẽ “mất hết”, và bạo động đang có tác dụng hơn bất bạo động trong việc gây sức ép lên chính quyền thành phố. Họ nói họ sẵn sàng phá hủy Hong Kong, để nếu họ không giữ được thành phố này thì chính quyền cũng không thể giữ.

Ba, là việc chính quyền Hong Kong khởi tố, bắt giữ 7 lãnh đạo của phong trào biểu tình trong ngày 30/08. Một số người trong nhóm này, bao gồm Joshua Wong và Agnes Chow của đảng Demosito, đã được luật sư nộp tiền bảo lãnh tại ngoại ngay trong ngày, để tiếp tục phát biểu trên báo chí và mạng xã hội. 

Trước diễn biến đó, giới "zân chủ" Việt Nam đã tiếp tục bênh vực phong trào biểu tình Hong Kong, đồng thời tận dụng các thông tin về phong trào này để học hỏi, rút kinh nghiệm, và “truyền cảm hứng” làm cách mạng đường phố. Những tổ chức dẫn đầu việc tuyên truyền này bao gồm fanpage “Phong trào Dù vàng Hong Kong”, nhóm Zombie Nguyễn, nhóm của Trần Kiều Ngọc, và Luật khoa Tạp chí.
Cụ thể, trong hướng tuyên truyền thứ nhất, fanpage “Phong trào Dù vàng Hong Kong” biện bạch rằng người biểu tình chuyển sang bạo lực không phải do lỗi của bản thân họ, mà do “chính quyền làm ngơ yêu cầu của quốc dân”.
Trong hướng tuyên truyền thứ hai, Phạm Đoan Trang nói với RFA rằng giới trẻ Việt Nam dưới 25 tuổi không dành nhiều sự chú ý cho phong trào biểu tình ở Hong Kong. “Phong trào dân chủ” ở Việt Nam cũng đang “khựng lại”, do “bị đàn áp khốc liệt”, và do “các hình thức hoạt động cũ dần dần hết hiệu quả”. Vì vậy, Trang cho rằng cần “tìm ra những hình thức hoạt động khác, những phương hướng mới với sự sáng tạo hơn”. Thông điệp này cũng từng được Trang nhắc đến khi tổ chức phát miễn phí 1000 cuốn “Phản kháng phi bạo lực”.
Cùng với đó, Luật khoa Tạp chí đã đăng một loạt bài tổng kết, rút kinh nghiệm về “mùa hè biểu tình” của Hong Kong. Họ nêu ra 7 kinh nghiệm, gồm cả tích cực lẫn tiêu cực.
Theo đó, phong trào biểu tình ở Hong Kong đã làm tốt về mặt nhân sự; khi (1) đoàn kết được nhiều thành phần khác nhau trong xã hội Hong Kong và dư luận, nguồn tiền quốc tế; đồng thời (2) giữ cho các nhóm bạo lực trên “tiền tuyến” và những nhóm ôn hòa ở “hậu phương” tiếp tục đồng hành với nhau, thông cảm và hỗ trợ cho nhau.
Họ cũng làm tốt về mặt chiến thuật; khi (3) liên tục học hỏi hoặc sáng tạo các hình thức phản kháng mới lạ, ấn tượng, như “bức tường Lennon” (học từ Tiệp Khắc) và “con đường Hong Kong” (học từ 3 nước Baltic ly khai khỏi Liên Xô); đồng thời (4) biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Về mặt tổ chức, dù mô hình “không có lãnh đạo tập trung” đang giúp phong trào tồn tại lâu hơn, nó đã tạo ra nhiều điểm yếu chiến lược của phong trào. Đó là việc phong trào (5) không thể theo đuổi một chiến lược dài hạn; (6) không đặt ra được giới hạn cho các nhóm bạo động cực đoan; và (7) không có khả năng thỏa hiệp với chính quyền khi cần thiết. Chẳng hạn, đám đông nhất nhất đòi biểu tình cho đến khi chính quyền đáp ứng cả 5 yêu sách của phong trào; dù một mặt, ai cũng biết rằng chính quyền không có khả năng nhượng bộ trước các yêu sách liên quan đến mô hình chính trị của Hong Kong; mặt khác, thái độ của các nhóm ủng hộ chính quyền cho thấy họ có thể nhượng bộ trước 2 yêu sách đơn giản, là hủy hoàn toàn Dự luật Dẫn độ và thành lập ủy ban điều tra độc lập. Điều này khiến phong trào đi đến chỗ bế tắc, đánh mất sự ủng hộ của nhiều người dân, và đẩy tương lai của Hong Kong vào bất định.
Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, khi những người biểu tình Hong Kong tiến hành bạo động, họ đã vi phạm pháp luật, vi phạm nguyên tắc “bất bạo động” mà họ tuyên bố lúc đầu, và phản bội những bài viết ca ngợi sự ôn hòa của phong trào. Người quyết định bạo động là họ chứ không phải chính quyền, vì vậy họ phải nhận trách nhiệm về hành vi của mình thay vì đổ lỗi cho chế độ Hồng Kong hiện hữu.
Thứ hai, qua bài tổng kết của Luật khoa Tạp chí, có thể thấy người biểu tình Hong Kong chẳng khác gì những con tốt, chỉ có tiến chứ không có lùi. Họ không làm chủ phong trào biểu tình; cái làm chủ phong trào là hiệu ứng đám đông và những kẻ điều khiển đám đông – như kẻ giữ dòng thông tin, dòng tài chính… Phong trào hiện mang tính phá hoại hơn là xây dựng – vì một mặt, nó ngăn hai phía đạt được thỏa hiệp, dẫn đến kéo dài tình trạng bạo lực và hỗn loạn; mặt khác, người biểu tình đã tuyên bố rằng họ thà phá hủy Hong Kong còn hơn nhượng bộ Bắc Kinh.
Khi một hải cảng nối giữa phương Đông và phương Tây bị biến thành bãi chiến trường, thì cả phương Đông, phương Tây lẫn dân địa phương đều chịu thiệt, chỉ có những kẻ kiếm ăn bằng xung đột là hưởng lợi.
Thứ ba, khi giới “dân chửi” Việt Nam coi phong trào biểu tình ở Hong Kong như một tấm gương, dù phong trào này đang khiến Hong Kong mắc kẹt trong bạo lực và hỗn loạn, có thể thấy họ coi trọng mục đích chính trị của bản thân hơn là sự an toàn và cơ hội phát triển của những người Việt Nam khác.
Nguyễn Biên Cương

5 nhận xét:

  1. Thật ra thì ở mỗi nước có những vấn đề còn tồn tại là khác nhau và không thể lấy cái cuộc biểu tình này ở Trung Quốc để so với Việt Nam được vì bản thân trong lòng trung Quốc còn tồn tại quá nhiều hình thức tự trị cũng như các đặc khu chứ không được thống nhất như Việt Nam

    Trả lờiXóa
  2. khi giới “dân chửi” Việt Nam coi phong trào biểu tình ở Hong Kong như một tấm gương, dù phong trào này đang khiến Hong Kong mắc kẹt trong bạo lực và hỗn loạn, có thể thấy họ coi trọng mục đích chính trị của bản thân hơn là sự an toàn và cơ hội phát triển của những người Việt Nam khác.

    Trả lờiXóa
  3. Bản chất của mấy cuộc biểu tình này kia thế này chẳng qua là có sự tiếp tay và đứng đằng sau của các thế lực thù địch mà thôi. Nước nào cũng thế và nhất là các nước xã hội chủ nghĩa thì bọn tư bản luôn lợi dụng vấn đề này nhằm đạt được những âm mưu chống chế độ ẩn sau đó

    Trả lờiXóa
  4. Chúng ta nhìn bài học của họ khi mà mấy cuộc biểu tình dạng như thế này để cho đám dâm chủ và các thế lực xấu bên ngoài tác động dẫn đến hậu quả không lường. Cho nên chúng ta không bao giờ để cho bọn phản động có cơ hội hoạt động như thế này ở nước ta

    Trả lờiXóa