Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Việt Tân đang chỉ đạo chiến dịch truyền thông đòi thả dàn tay chân trong Hội Anh em Dân chủ


Mới đây, hai thành viên trẻ của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), là Nguyễn Văn Tráng và Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, đã phát động một chiến dịch truyền thông để bênh 6 lãnh đạo hội sắp ra tòa. Trong chiến dịch này, họ giơ biểu ngữ “Dân chủ không phải là tội”. Họ cũng lập luận rằng 6 bị cáo chỉ làm những việc ích nước lợi dân, phù hợp với những quyền con người được Hiến pháp Việt Nam và các văn bản quốc tế công nhận, chứ không phạm tội hình sự nào:

Chỉ hai ngày sau khi phát động chiến dịch, Nguyễn Trung Trọng Nghĩa đã lớn tiếng tuyên bố rằng HAEDC vẫn còn sống. Bằng chứng, theo lời Nghĩa, là HAEDC vẫn hoạt động, và vẫn có người gia nhập thêm. Hai thanh niên trẻ nhất hội, là Tráng và Nghĩa, cũng ra sức phát biểu trên Internet, như thể họ muốn chứng minh rằng những “mầm non dân chủ” sẽ kịp thay thế 6 cái cây già sẽ bị nhổ bỏ trong phiên tòa sắp diễn ra.

Nhưng 6 thành viên của HAEDC có thật sự vô tội, và có thật là hội này đã phục hồi hoạt động?
Ngay trong chiến dịch truyền thông “Dân chủ không phải là tội”, Tráng và Nghĩa đã để lộ ra nhiều bằng chứng gây bất lợi cho họ.

Giờ đây, nếu dạo một vòng trên mạng, bạn sẽ thấy ngoài các website và trang Facebook của đảng Việt Tân ra, chẳng có trang chống Cộng nào hưởng ứng chiến dịch của Tráng và Nghĩa. Sự tham gia của Việt Tân trong chiến dịch này còn rõ ràng đến nỗi khi search cụm từ “Dân chủ không phải là tội” trên Google, trang kết quả tìm kiếm đầu tiên chỉ chứa toàn những website do Việt Tân quản lý:



Tiếp đó, nếu mở trang Facebook “Thân hữu Việt Tân Úc châu”, ta sẽ thấy trang này đang phát động chiến dịch “Dân chủ không phải là tội” một cách rầm rộ. Không dừng ở đó, họ còn dùng avatar lai giữa biểu tượng của HAEDC và biểu tượng của Việt Tân:





















Ngoài ra, cả hai thành viên HAEDC phát động chiến dịch này, là Nguyễn Văn Tráng và Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, đều có quan hệ thân thiết với đảng Việt Tân. Tráng từng được Việt Tân đưa đi tập huấn tại Đại hội Thanh niên Úc châu ở Melbourne (1). Nghĩa từng được Việt Tân đưa đi Na Uy để “vận động nhân quyền”, đòi thả bố (2).

Tráng cũng có mối quan hệ đặc biệt thân thiết với Hà Đông Xuyến, sáng lập viên HAEDC kiêm đảng viên cấp cao của Việt Tân, như thông tin trong bài này:

Như vậy, có nhiều bằng chứng cho thấy chính đảng Việt Tân đang chỉ đạo chiến dịch truyền thông để bênh 6 thành viên của HAEDC.

Việc này nhắc chúng ta nhớ đến một giả thuyết cũ, mà nhiều bài báo đã đề cập. Theo đó, HAEDC chỉ là một tổ chức con của đảng Việt Tân, do Hà Đông Xuyến lập ra. Quyền lực của Hà Đông Xuyến trong HAEDC lớn đến nỗi trong mọi buổi họp online của hội, Xuyến đều là người giữ địa chỉ, mật khẩu phòng họp ảo, để phát cho các thành viên khác vào 30 phút trước khi cuộc họp diễn ra:

Như vậy, ta có thể hiểu vì sao HAEDC vẫn hoạt động, dù toàn bộ ban lãnh đạo hội đang ngồi tù. HAEDC lệ thuộc vào Việt Tân, và ban lãnh đạo trong nước của hội này nhận chỉ thị từ những đảng viên Việt Tân ở hải ngoại, như Hà Đông Xuyến. Chừng nào Việt Tân còn chi tiền, và còn cử các đảng viên gia nhập HAEDC, thì hội này còn hoạt động. Nhưng lúc này, HAEDC chỉ còn là một con rối vô hồn trong tay Việt Tân, chứ không có sức sống.

Vì HAEDC nhận lệnh từ Việt Tân, khó có thể tin rằng 6 hội viên sắp ra tòa không có tội. Đảng Việt Tân là một tổ chức khủng bố, từng xây dựng phiến quân để gây chiến tranh ở Việt Nam. Không chỉ vậy, đảng này còn dùng vũ lực để tống tiền cộng đồng người Việt hải ngoại, và giết hại những nhà báo dũng cảm nói lên sự thật về họ. Điều này đã được thuật lại trong phim tài liệu “Khủng bố ở Little Saigon”, được làm bởi FRONTLINE, chương trình phim tài liệu lâu đời nhất nước Mỹ:

Cần nhớ rằng hồi tháng 7 năm 2016, HAEDC đã phối hợp với đảng Việt Tân, lợi dụng vụ xả thải trái phép của nhà máy Formosa để phát động một phong trào biểu tình của dân Công giáo. Những người biểu tình bịt mặt đã tấn công công an bằng gạch đá, gậy gộc. Họ thậm chí còn chăng dây chặn ngang Quốc lộ 1A, và dùng gậy đánh những người dân thường tìm cách đi qua. Khi một xe cấp cứu đến đoạn chặn, người nhà bệnh nhân đã phải quỳ lạy đoàn biểu tình để được đi tiếp:

Như vậy, các thành viên HAEDC đã cộng tác với một đảng khủng bố ở nước ngoài, để tổ chức biểu tình, bạo loạn ở Việt Nam, gây thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội. Khó có thể tin rằng 6 thành viên ban lãnh đạo của HAEDC vô tội, như lời bào chữa của đảng khủng bố Việt Tân.

Tiếc thay, khi cùng Việt Tân phát động chiến dịch truyền thông để bào chữa cho bố, Nguyễn Trung Trọng Nghĩa đã tạo ra thêm bằng chứng để chống lại bố mình.

Chú thích:

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Hội Anh Em Dân Chủ hoạt động trong khuôn khổ cho phép của hiến pháp và luật pháp Việt Nam?


Ngày 5 tháng 4 sắp tới, 6 thành viên của tổ chức chống Cộng Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) sẽ ra tòa. Hiện nay, Việt Tân và các hội đoàn chống Cộng liên quan đang mở một chiến dịch truyền thông rầm rộ để bào chữa cho 6 bị cáo. Thông điệp chính của chiến dịch này là các thành viên HAEDC vô tội - vì họ chỉ thực hiện những quyền tự do được Hiến pháp cho phép, và chỉ “đấu tranh” vì lợi ích của đất nước, của nhân dân, chứ không định “lật đổ” chính quyền. Chẳng hạn, trong một bài viết mới đăng trên trang Việt Nam Thời báo, các tác giả cho rằng 6 thành viên HAEDC chỉ thực hiện những quyền tự do ngôn luận, tự do phản biện, đã được nêu trong điều 25 và điều 28 của Hiến pháp Việt Nam năm 2013.



Vậy có thực họ “vô tội”?.

Trước hết, hãy cùng xem lại nguyên văn điều 25 và điều 28 trong Hiến pháp.
Điều 25:
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".
Điều 28: 
"1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân".

Như vậy, không thể khẳng định rằng HAEDC chỉ thực hiện “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” được nêu trong Hiến pháp 2013. Điều 25 của Hiến pháp 2013 quy định rõ rằng “việc thực hiện các quyền trên phải do pháp luật quy định”. Trong khi đó, HAEDC là một tổ chức bất hợp pháp, hoạt động mà không đếm xỉ đến luật pháp Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Đài khi sáng lập tuyên bố thẳng thừng, Hội này chỉ tuân thủ luật trên facebook, luật của nước Mỹ để dụ dỗ thành viên yên tâm tham gia hội của ông.

Thêm nữa, cũng không thể khẳng định rằng HAEDC chỉ thực hiện quyền phản biện, “tham gia quản lý nhà nước và xã hội” được quy định trong điều 28 Hiến pháp. Bởi trong suốt thời gian hoạt động, HAEDC chưa từng gửi một kiến nghị, góp ý nào cho các cơ quan của nhà nước Việt Nam.

Như vậy, không thể chứng minh rằng các thành viên của HAEDC chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép của hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Trong khi đó, lại có nhiều biểu hiện cho thấy các hoạt động của họ gây nguy hiểm cho xã hội. Cụ thể:

_ Một trong những sáng lập viên của HAEDC là Hà Đông Xuyến, một đảng viên Việt Tân cấp cao. Trong mọi cuộc họp online của HAEDC, Xuyến là người giữ địa chỉ, mật khẩu truy cập cuộc họp, và chỉ cung cấp cho đồng đảng vào 30 phút trước giờ họp:

_ Cũng theo bài viết trong link trên, thì HAEDC có các ban chuyên môn để phụ trách vận động công nhân, nông dân và sinh viên. Ban phụ trách nông dân thường xuyên tiếp cận những nhóm dân khiếu kiện tập thể để đòi đất đai, nhằm kích động họ biểu tình, thông qua những chiêu bài như “từ thiện”, “hỗ trợ truyền thông”, “hỗ trợ pháp lý”. Năm 2014, khi 19.000 công nhân Bình Dương hưởng ứng lời kêu gọi “chống Trung Quốc” bằng cách biểu tình, đốt phá nhà xưởng và cướp bóc tài sản của giới chủ… Đài Loan các thành viên ban công nhân của HAEDC cũng tiếp cận họ. Các thành viên này nhận tiền từ Việt tân và giới chống cộng hải ngoại vào kích động công nhân nổi loạn đã bị công an bắt và đi tù nhiều năm, sau khi ra tù, trừ Nguyễn Thị Phương Anh bị Nguyễn Văn Đài tẩy chay do “khai báo thành khẩn”, 2 người còn lại vẫn tham gia HAEDC và được Đài trọng dụng.

_ Giữa năm 2016, lợi dụng vụ nhà máy của tập đoàn Formosa xả thải, làm cá chết ở vùng biển miền Trung, HAEDC từng phối hợp với đảng Việt Tân để phát động một phong trào biểu tình lớn của người Công giáo. Trên Facebook, nhiều thành viên HAEDC công khai tuyên bố rằng họ muốn biến phong trào biểu tình này thành một cuộc “cách mạng cá”, nhằm lật đổ nhà nước Việt Nam. Các đoàn biểu tình đã tấn công cảnh sát bằng gạch đá, gậy gộc, và chăng dây chặn Quốc lộ 1A. Người biểu tình thậm chí còn dùng gậy đánh những người dân định đi qua đoạn đường bị chặn, khiến một gia đình phải quỳ lạy họ để được đưa người thân đi cấp cứu. Các thành viên HAEDC miền Trung đều dính dáng đến vụ tổ chức biểu tình này và gắn bó với các linh mục tổ chức như bà Trần Thị Xuân, Nguyễn Trung Tôn, …



Thêm nữa, trừ Lê Thu Hà, thì 5 bị cáo còn lại trong phiên xử sắp diễn ra đều từng có tiền án. Sáu bị cáo, cùng nhiều thành viên khác của HAEDC, sống bằng tiền tài trợ của các tổ chức chống Cộng ở nước ngoài, thay vì tự lực mưu sinh. Do vậy, hướng bào chữa rằng hội này tuân thủ luật pháp và hiến pháp xem ra rất trơ trẽn, thà rằng cứ “thẳng thắn” như ông Đài đỡ trối tai, kệch cỡm
Võ Khánh Linh

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

RÚT TOÀN BỘ TÁC PHẨM CỦA CÁC TÁC GIẢ THAM GIA BVĐ VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP RA KHỎI SGK NGỮ VĂN CÓ GÌ SAI?

Mới đây, trên website của BVĐ Văn đoàn độc lập và facebook của nhà văn Nguyễn Quang Lập có đăng tải một chỉ thị của Ban tuyên giáo liên quan đến việc rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia BVĐ Văn đoàn độc lập ra khỏi SGK Ngữ văn, kèm với 3 câu hỏi của bọ Lập hỏi Ban tuyên giáo. Ba câu hỏi ấy được đặt ra rất ngắn ngủi như sau:

“1. Có công bố chính thức của Đảng và Nhà nước về Văn đoàn độc lập là tổ chức phản động hay không?
2. Đã có văn bản của Nhà nước cấm Văn đoàn độc lập hoạt động không?
3. Một tổ chức không bị cấm hoạt động cũng không bị đảng nhà nước công bố đó là tổ chức phản động thì các thành viên tham gia tổ chức đó có phản động không, có phạm pháp không?”
Những câu hỏi này đặt ra rất trịnh trọng và quyết liệt, tuy nhiên lại rất lố bịch. Chẳng cần là Ban tuyên giáo, ai cũng hiểu rằng những câu hỏi trên rất dễ để trả lời.
Câu trả lời thứ nhất: Dù chưa có văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước quy kết BVĐ Văn đoàn độc lập là tổ chức phản động như qua khảo sát dân ý trên mạng, ai cũng có thể thấy BVĐ Văn đoàn độc lập là một tổ chức phản động có móc nối với Việt Tân. Chương trình học của các học sinh đòi hỏi sự chuẩn mực, sao có thể để cho những tác phẩm của các tác giả nhiều tai tiếng ở trong chương trình được? Cho dù Đảng và chính phủ chưa có văn bản chính thức nói rằng BVĐ Văn đoàn độc lập là phản động thì các phụ huynh học sinh sao có thể chấp nhận con em họ học theo những người như vậy?
Câu trả lời thứ hai: Dù chưa có văn bản nào của Nhà nước cấm BVĐ Văn đoàn độc lập hoạt động nhưng đây cũng là tổ chức không có tư cách pháp nhân và luôn công kích Nhà nước, sẵn sàng khước từ mọi quyền lợi của nhà nước. Vậy thì nhà nước hoàn toàn có quyền rút tên họ khỏi chương trình Ngữ văn để chọn các tác giả phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước hơn.

Câu trả lời thứ ba: Nếu các bạn đọc kỹ 2 câu trả lời trên thì sẽ thấy không cần phải trả lời câu hỏi thứ ba của Bọ Lập. Thay vì đó, tôi xin được đưa ra một câu trả lời khác mà Bọ Lập đã quên không hỏi. Có lẽ phải xem xét lại về chất lượng tác phẩm của các tác giả trong BVĐ Văn đoàn độc lập. Phải nói một cách nghiêm túc rằng chúng rất thiếu tính nghệ thuật. Ở các thập kỉ trước, do tiến trình du nhập văn hóa diễn ra chậm nên các tác phẩm này có thể tạm chấp nhận, nhưng hiện nay đòi hỏi về chất lượng môn ngữ văn cao hơn về chất lượng nghệ thuật, do đó các tác phẩm ấy hoàn toàn đã lạc hậu. Đây có phải lập luận ngụy biện không? Xin thưa là không! Một người bạn rất thân thiết với BVĐ Văn đoàn độc lập là Phạm Toàn, ông này biên soạn một bộ sách giáo khoa đồ sộ với hi vọng bộ sách có thể thay thế SGK Ngữ văn cũ. Thật kỳ lạ, chẳng tác giả nào trong BVĐ Văn đoàn độc lập lại có tên trong Sách ngữ văn mà Phạm Toàn biên soạn. Ngay cả đồng bọn còn không thể “ngửi” được tác phẩm của nhau thì sao lại bắt các em học sinh tiếp tục “ngửi”…
Nguyễn Biên Cương

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Phạm Đoan Trang có thật sự tôn trọng mọi người Việt Nam như nhau hay không?


Ngày 6 tháng 3 năm 2018, giải thưởng nhân quyền Homi Homini đã được trao cho cây bút chống Cộng Phạm Đoan Trang, trong một lễ trao giải được tổ chức ở Cộng hòa Czech. Vì bà Trang quyết định không xuất ngoại để trực tiếp nhận giải, bà đã quay phim lời phát biểu khi nhận giải của mình, rồi gửi đến ban tổ chức (1). Clip phát biểu của bà Trang được mở đầu bằng cảnh bà vừa đánh đàn, vừa hát bài “Bèo dạt mây trôi”. Chi tiết này khiến tôi ngạc nhiên, vì “Bèo dạt mây trôi” là một bài dân ca về tình yêu, hoàn toàn không liên quan đến cả các hoạt động chính trị của bà Trang lẫn chủ đề “đấu tranh cho nhân quyền” của buổi lễ trao giải.
Vì sao bà Trang lại mở đầu phần phát biểu của mình bằng một chi tiết lạc đề, không ăn nhập như thế? Trong đoạn sau của clip, bà đã giải thích rõ hơn. Phạm Đoan Trang cho biết bà đấu tranh vì một nước Việt Nam tốt đẹp hơn trong tương lai, nơi “mọi quyền con người được đảm bảo”, và “mọi người Việt Nam đều được tôn trọng như nhau”. Khi đó, mọi người Việt Nam sẽ chỉ việc “đọc những cuốn sách yêu thích và hát những bài hát yêu thích của mình”, thay vì phải lo nghĩ về những vấn đề chính trị đau đầu, như bà Trang đang lo nghĩ.
Tóm lại, trong lời phát biểu khi nhận giải Homi Homini, Phạm Đoan Trang tuyên bố rằng bà đang đấu tranh để thiết lập một thiên đường nhân quyền hoàn hảo trên trần thế. Bà cũng tuyên bố rằng bà đấu tranh vì người khác, chứ không đấu tranh vì quyền lợi của chính bản thân. Như vậy, trong mắt Phạm Đoan Trang, bản thân bà khá giống một thánh nữ chỉ biết hi sinh vì người khác, và tuyệt đối vô vụ lợi, khi dẫn đầu một cuộc thập tự chinh nhân quyền.
Tuy nhiên, vì ba lý do sau, tôi thấy lời phát biểu của bà Trang mâu thuẫn với thực tế:

1. Không có thiên đường nhân quyền hoàn hảo
Mới đây, Phạm Đoan Trang tuyên bố rằng bà đấu tranh để “xóa bỏ” nhà nước hiện hành, vì nó là một nhà nước “độc tài”, chứ không phải là nhà nước dân chủ. Như vậy, bà Trang tưởng tượng rằng khi nhà nước độc tài không còn nữa, và Việt Nam đã theo thế chế dân chủ tư bản, thì một thiên đường nhân quyền sẽ hiện ra. Khi đó, mọi người Việt Nam sẽ được tôn trọng như nhau, mọi quyền con người sẽ được đảm bảo, và người Việt Nam chỉ việc đọc sách, đánh đàn.
Tiếc thay, trí tưởng tượng của bà Trang lại mâu thuẫn với thực tế chính trị đang diễn ra trên thế giới.
Chẳng hạn, theo số liệu thống kê của tờ The Guardian (2), thì “dân oan” Việt Nam được hưởng một lượng tự do lớn hơn nhiều so với “dân oan” ở nhiều nước dân chủ tư bản. Trong năm 2017, không có bất cứ “dân oan” nào thiệt mạng trong các vụ tranh chấp đất ở Việt Nam. Cùng năm đó, ở Philippines, có 5 “dân oan” bị giết hằng tháng, tức hơn 1 người bị giết mỗi tuần, bởi cảnh sát, quân đội, hoặc người của các tập đoàn. Cả ba nước có nhiều “dân oan” bị giết nhất thế giới trong năm 2017, là Philippines, Brazil lẫn Colombia, đều áp dụng chế độ dân chủ tư bản và thừa nhận quyền tư hữu đất. Trong đó, Brazil và Colombia theo thể chế tam quyền phân lập, còn Philippines và Colombia là đồng minh chiến lược của Mỹ. Cần lưu ý rằng Philippines chính là nơi đặt trụ sở của tổ chức VOICE mà Đoan Trang từng tham gia, và là nơi VOICE tổ chức các khóa huấn luyện chống Cộng.
Như vậy, không hề có một thiên đường nhân quyền trên mặt đất như trong trí tưởng tượng của Phạm Đoan Trang. Và nếu Đoan Trang “xóa bỏ” được nhà nước “độc tài” bằng những phương pháp vọng ngoại và cực đoan, thì tình hình nhân quyền ở Việt Nam có thể còn tệ đi chứ không hề được cải thiện. Lý do rất đơn giản: mâu thuẫn luôn tồn tại dưới mọi thể chế, và ngay trong mỗi con người. Càng cố áp đặt một thể chế “hoàn hảo” theo ý mình và ý Mỹ, mà không để ý đến nhu cầu thật sự của các bộ phận người Việt Nam, Phạm Đoan Trang càng làm gia tăng những mâu thuẫn xã hội sẵn có.

2. Phạm Đoan Trang không tôn trọng mọi người Việt Nam như nhau
Nếu muốn thiết lập một tương lai hoàn hảo, nơi “mọi người Việt Nam đều được tôn trọng như nhau”, chính Phạm Đoan Trang phải tôn trọng mọi người Việt Nam như nhau trước. Nhưng trong thực tế, Trang chỉ đòi hỏi ở người khác, chứ không bao giờ đòi hỏi ở chính bản thân. Đoan Trang đã nhiều lần dùng trang Facebook cá nhân để xúc phạm, hoặc để đề nghị phân biệt đối xử với những thành phần trái ý mình trong dân tộc Việt Nam.
Chẳng hạn, trong post này, Đoan Trang gọi những người có quan điểm chính trị khác mình là “dư luận viên”, là “chó săn”, và xưng hô mày – tao với họ:



Trong post này, Đoan Trang thừa nhận rằng khi làm admin trang Nhật Ký Yêu nước, bà xóa mọi comment dài được post từ điện thoại di động, mà không cần thông báo. Trang giải thích rằng theo định kiến của bà, thì chỉ “dư luận viên” mới viết comment dài bằng điện thoại di động. Như vậy, Trang không hề nghĩ rằng bà cần tôn trọng quyền quyền tự do ngôn luận của các “dư luận viên”:


Phạm Đoan Trang không chỉ thiếu tôn trọng những người ở phe đối địch hoặc trái ý mình. Trang còn thiếu tôn trọng cả người cùng chiến tuyến. Chẳng hạn, trong comment này, bà Trang viết rằng những nhà hoạt động như Nguyễn Lân Thắng hay Bùi Thị Minh Hằng là thành phần “xôi thịt”, chỉ nên lợi dụng:


Như vậy, bản thân Phạm Đoan Trang không hề tôn trọng người Việt Nam. Thay vào đó, bà Trang coi con người như những quân cờ trên bàn cờ chính trị. Trong thâm tâm, bà muốn xóa bỏ những quân cờ đối địch, và lợi dụng những quân cờ có thể có ích cho mình. Khi Trang tuyên bố rằng bà tranh đấu để “mọi người Việt Nam được tôn trọng như nhau”, bà chỉ đang đút bánh vẽ cho các quân cờ để tiếp tục lợi dụng họ.

3. Phạm Đoan Trang không tận hưởng tri thức, cái đẹp và tình yêu

Trong lời phát biểu khi nhận giải, Đoan Trang tuyên bố rằng bà đấu tranh để mọi người Việt đều được sống an nhàn, tha hồ đọc sách và hát tình ca. Qua đó, Trang muốn tạo ấn tượng rằng bà đấu tranh vì tri thức, cái đẹp và tình yêu, tức những giá trị rất tốt đẹp. 

Theo kinh nghiệm của tôi, thì người ta chỉ chiến đấu để bảo vệ một môi trường sống quen thuộc và ưa thích của họ. Chỉ những người sống trong tri thức, cái đẹp và tình yêu mới có tư cách bảo vệ tri thức, cái đẹp và tình yêu. Trong khi đó, qua bố cục và nội dung của cuốn “Chính trị Bình dân”, có thể thấy bà Trang không quen sống trong môi trường tri thức, mà chỉ quen sống trong môi trường tuyên truyền (3). Qua việc bà không thể im lặng thưởng thức âm nhạc, mà dành cả ngày để viết về tình yêu nhạc trên Facebook và chụp ảnh khi làm dáng với đàn guitar, có thể thấy bà không biết thưởng thức nghệ thuật mà chỉ dùng nó để khoe mẽ. Tôi không rõ bà Trang có biết yêu hay không, vì không thấy bà viết về chuyện này. Tuy nhiên, qua ngôn ngữ của bà, và việc bà dành quá nhiều status để than thở về tấn bi kịch của bản thân, tôi nghĩ bà là người hận đời, tự coi mình là nạn nhân, và thích đổ lỗi cho người khác. Người ta khó mà yêu được một cách chân thành khi mang những tâm lý như vậy.

Tóm lại, khi bà Trang không tận hưởng tri thức, cái đẹp và tình yêu trong đời sống thường ngày, thì bà sẽ không hiểu chúng, và không có tư cách đại diện cho chúng. Bà không thể bảo vệ thứ mà bà không đại diện, bà chỉ nhân danh chúng để thỏa mãn những ham muốn thật của bản thân mà thôi.

Chẳng hạn, khi dùng bài “Bèo dạt mây trôi” để mở đầu bài phát biểu của mình, bà Trang muốn thể hiện rằng mình là một thành phần vô hại, yếu đuối, dễ bị tổn thương, và chỉ được thúc đẩy bởi những động lực tốt. Làm thế, bà sẽ nhận được sự thương hại của dư luận và chính giới phương Tây. Tuy nhiên, nếu khán giả có đủ bình tĩnh, họ sẽ nhận ra bài hát đó không hề ăn nhập với chủ đề của buổi lễ trao giải, và với nội dung các hoạt động của bà. Họ sẽ thấy bà Trang lạc đề một cách kệch cỡm.

Chú thích:


Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Nhìn lại thực lực của phong trào dân chủ Việt Nam sau năm 2017?

Năm 2017 đã là một năm vất vả của phong trào dân chủ Việt Nam, với việc phong trào bị Mỹ ghẻ lạnh vì chính sách đối ngoại thời Donald Trump, và việc nhiều gương mặt nổi tiếng cho đến chìm nổi của phong trào lần lượt bị bắt, chưa khi nào đông đến thế. Trước diễn biến đó, tôi cũng muốn điểm lại thực lực đang còn lại của phong trào chống cộng trên mạng này.


I. Các chi nhánh Việt Tân: liêu xiêu vì bị bắt, bị kiện

2017 là một năm xui xẻo của đảng Việt Tân. Hồi đầu năm, đảng này còn đang phát triển rất mạnh ở khu vực miền Trung Việt Nam, dốc vốn sau khi họ dùng vỏ bọc “hoạt động từ thiện” để đổ tiền vào giáo phận Vinh, nhằm mua chuộc một lượng lớn các linh mục ở giáo phận này, xây dựng cơ sở vật chất, nuôi quân, và biến nhiều giáo xứ trong khu vực thành các pháo đài chống Cộng. Bằng cách này, họ định huy động một lượng lớn dân Công giáo ở giáo phận Vinh vào phong trào biểu tình chống tập đoàn Formosa, rồi biến mạng lưới tổ chức, nhân sự của phong trào đó thành tiền đề cho một cuộc cách mạng đường phố để lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, do chính sách đối ngoại thời Donald Trump khiến Mỹ giảm cung cấp ô dù và tài chính cho các dự định lật đổ ở Việt Nam, trong suốt năm 2017, chính quyền Việt Nam đã liên tục bắt giam một loạt các thành viên của hai chi nhánh Việt Tân trong nước. Cụ thể:
_ Nhánh Việt Tân có liên hệ với giáo phận Vinh bị mất Nguyễn Văn Hóa, Bạch Hồng Quyền, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Trung Trực, Trần Thị Xuân. Hầu hết số này chỉ là những con tốt trên bàn cờ, trong khi các linh mục, là người thật sự nắm quyền chỉ huy, thì chưa phải chịu bất cứ trách nhiệm nào trước pháp luật.
_ Nhánh “Hội Anh em Dân chủ” sau khi tôm mất thủ lĩnh Nguyễn Văn Đài thì tiếp tục mất hầu hết ban bệ chủ chốt của hội như Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc đều lần lượt nhập kho khiến thực lực của Việt Tân ở phía Bắc gần như tê liệt hoàn toàn. Đáng kể, sau 10 ngày làm việc với công an, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, đứng đầu Khối 8406 định sang thâu tóm nốt Hội An hem dân chủ, phải cam kết sẽ ngưng mọi hoạt động chống chính quyền để không bị bắt (2). Sau đợt triệt phá này, Hội Anh em Dân chủ hoàn toàn chết lâm sàng, hình ảnh nữ Ủy viên Trung ương đảng Việt tân Hà Đông Xuyến trong vai Dân An điều hành Hội AN hem dân chủ lực bất tòng tâm.
Ở hải ngoại, nhiều vùng, Việt tân gần như không thể phát động được cuộc biểu tình nào. Cùng lúc đó, cuối năm 2017, ông Nguyễn Thanh Tú, con trai ký giả Đàm Phong mà Việt Tân ám sát hồi thế kỷ trước, bắt đầu đẩy nhanh tiến trình kiện Viện Tân ra tòa án Hoa Kỳ vì tội trốn thuế đã khiến cả ban bệ Việt Tân liêu xiêu, chỉ lo đối phó với vụ kiện như cá nằm trên thớt. Chưa rõ vụ kiện kết quả ra sao nhưng cũng đủ khiến Việt tân bị bẽ bàng ở hải ngoại


II. Nhóm Đoan Trang: cố sống cố chết giữ “tinh thần chống cộng” cho “phong trào dân chủ”

Hiện nay, phong trào dân chủ Việt Nam không còn nhiều dân chủ gia trong nước có năng lực viết. Vì vậy, với năng lực viết lách, cái danh “nhà báo” trong quá khứ và thói tham quyền, háo danh, Phạm Đoan Trang nghiễm nhiên hiện diện trên không gian ảo như là phát ngôn viên của cả phong trào trong nước, thủ lĩnh . Chẳng hạn, theo mô tả của một bài viết trên blog Võ Khánh Linh (4), thì hồi đầu năm 2017, Đoan Trang không khác gì Ban Tuyên giáo kiêm Ủy ban Thi đua – Khen thưởng của phong trào dân chủ. Cụ thể, trước đó không lâu, Trang đã tập hợp các thông tin về phong trào biểu tình vì cây xanh (2015) và phong trào biểu tình chống Formosa (2016) rồi viết thành sách, dưới dạng “báo cáo khoa học”. Bằng “báo cáo khoa học” này, Trang ghi công cho các nhóm hoạt động do mình đứng đầu và các nhóm đồng minh, đồng thời khoác cho phong trào dân chủ Việt Nam một vẻ bề ngoài chuyên nghiệp, sạch sẽ để ra mắt các tổ chức và chính phủ nước ngoài, trong khi thực tế có thể rất khác. Sau đó, đến đầu năm 2017, khi phong trào dân chủ bắt đầu chao đảo vì nạn tham nhũng và những mâu thuẫn nội bộ, Trang liên tục viết một loạt bài để lên giây cót tinh thần và vạch lại đường hướng cho các nhà hoạt động, nhất là bộ phận giới trẻ mới tham gia. Tuy nhiên, sự hiếu động này có thể chỉ là những nỗ lực của Trang để níu giữ những vị thế đang dần mất. Gần đây, khi phong trào này gần như “bất động đậy” thì người ta thấy cô này cố hô khẩu hiệu kiểu “quyết tử với cộng sản” như là nỗ lực cuối cùng cứu vớt cho con tàu không bị chìm nghỉm.


III. Cờ vàng chiếm ưu thế, khuynh đảo “phong trào dân chủ”?

Trong hai năm 2015 và 2016, khuynh hướng cờ vàng cực đoan đã bùng phát một cách ấn tượng, với sự lên ngôi của những tổ chức như “Chính phủ Lâm thời Việt Nam Cộng hòa” của Đào Minh Quân, đảng Cộng hòa của Dũng Phi Hổ, và một phần nào đó là Chấn hưng Nước Việt của Vũ Quang Thuận… Dù các chiến dịch triệt phá của cơ quan an ninh trong năm 2016 và 2017 đã làm các tổ chức trên suy yếu đáng kể, khuynh hướng cờ vàng vẫn chứng tỏ sự bùng phát khá mạnh mẽ. Chẳng hạn, hồi đầu năm 2017, khi ca sĩ Mai Khôi từ chối đứng dưới cờ vàng và chào cờ vàng, trừ một số cây bút bênh vực “quyền tự do lựa chọn” và “quyền tự do biểu đạt” của Mai Khôi, hầu hết phong trào chống Cộng đã xông vào chửi bới Mai Khôi thậm tệ (5). Cùng lúc đó, để định hướng dư luận, bà Phạm Đoan Trang đã viết một bài tri ân những người bạn cờ vàng từng “cưu mang” bà, khi bà sang Mỹ hồi năm 2014 (5). Cần nói rõ rằng khi “cưu mang” bà Trang, những “người bạn cờ vàng” quý hóa đó không chỉ cho bà ăn ở, mà còn giúp bà được sống ở Villa Aurora, một biệt thự dành cho những người nổi tiếng.
Qua bài viết này, cùng với nhiều bài ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa trên Luật khoa Tạp chí, có thể thấy ngay cả Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long, hai gương mặt từng được tiếng là có học và không cực đoan trong phong trào trong giai đoạn trước năm 2015, cũng đã coi các nhóm cờ vàng hải ngoại là một đồng minh quan trọng cần lấy lòng trong bối cảnh mới.
Ngày 5 tháng 3 năm 2017, “Chính phủ Lâm thời Việt Nam Cộng hòa” của Đào Minh Quân tiếp tục ồn ào kêu gọi biểu tình chống Formosa, và được linh mục Nguyễn Văn Lý cùng một số người mới tham gia phong trào chống Cộng hưởng ứng, dù tổ chức này đã hiện rõ là một nhóm khủng bố, và Đào Minh Quân đã lộ mặt dối trá (6). Như vậy, có lẽ khuynh hướng cờ vàng cực đoan mới chỉ hạ nhiệt, và sẽ còn bùng phát trở lại trong tương lai.
Khi phong trào chống Cộng Việt Nam phát cuồng vì một chính thể đã chết được 43 năm, và sẵn sàng ủng hộ phương thức khủng bố man rợ của nhóm Đào Minh Quân, thì cũng không sai nếu nói rằng đây là một phong trào “phản động”.



IV. Nguyễn Hải Anh và Nguyễn Trang Nhung lật đổ “giới dân chủ quý tộc” bất thành

Đầu năm 2017, Nguyễn Hải Anh và Nguyễn Trang Nhung phát động một làn sóng dư luận công kích những gương mặt “câu lạc bộ dân chủ nghìn like”, như Phạm Đoan Trang, Lê Công Định, Nguyễn Lân Thắng…. Họ gọi những gương mặt trên là “các nhà dân chủ quý tộc”. Theo lời Hải Anh và Trang Nhung, thì dù các “nhà dân chủ quý tộc” này có trình độ hiểu biết và tư cách đạo đức rất thấp, từ nhiều năm nay, họ đã tạo thành những nhóm lợi ích thao túng phong trào đối lập, và lợi dụng phong trào để kiếm tiền, quyền, danh. Do đó, Anh và Nhung kêu gọi “giới dân chủ bình dân” ngừng lệ thuộc vào các “nhà dân chủ quý tộc”, để qua đó phế truất họ.
Để phát động phong trào “xét lại” này, Hải Anh và Nhung liên tục post các đoạn đả kích lên Facebook. Trong khi Nhung tập trung phê phán trình độ dân trí của phong trào dân chủ, thì các post của Hải Anh bao gồm một số đoạn như sau:
“Cuối cùng thì các leader rơi mặt nạ và lộ bản chất phi văn hóa tất thảy. Có những elite trong phong trào dân chủ sau bao năm tung hoành cũng không giữ nổi sự giả tạo trong cả hành vi và văn hóa phản biện. Ngay khi chỉ phải đối đáp trên mạng xã hội với vài cá nhân ẩn danh đang bóc tẩy họ.
Có thể kết luận đám leader quá thấp tầm hoặc quá xôi thịt. Để họ có ảnh hưởng trong phong trào ngày nào thì tiến trình càng trở nên xa vời thêm chừng đó ngày”.
Tuy nhiên, vì “giới dân chủ quý tộc”, hầu hết có liên hệ với đảng Việt Tân, có thực lực cả về tài chính và truyền thông từ nước ngoài, cuộc đảo chính của Nguyễn Hải Anh và Nguyễn Trang Nhung đã thất bại, giờ đây những nhân vật này đã im lìm hoàn toàn.

V. Giới “luật sư nhân quyền”: các cuộc đại chiến và thất bát?

Năm 2017 chứng kiến sự đi xuống của cánh luật sư đối lập thân Trần Vũ Hải. Hồi đầu năm, cánh này đã thất bại trong vụ Đồng Tâm mà họ đặt rất nhiều kỳ vọng (9)(10)(11). Không dừng ở đó, nhiều lần trong năm, cánh này cũng bị xấu mặt vì những vụ tranh chấp, mâu thuẫn giữa nhóm Trần Vũ Hải và nhóm Hoàng Văn Hướng (11), giữa Hoàng Trung và Trần Thu Nam (12), giữa Võ An Đôn và Hà Huy Sơn (13). Cụ thể, nhóm Trần Vũ Hải và Hoàng Văn Hướng tranh nhau miếng bánh Đồng Tâm, Hoàng Trung tố Trần Thu Nam lừa tiền mình và bị chính quyền mua chuộc, Võ An Đôn và Hà Huy Sơn cãi nhau về việc nên khuyên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận tội, xin khoan hồng hay khuyên ngược lại. Không dừng ở đó, Trần Vũ Hải còn bị các sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội tố cáo về việc bịa chuyện, nhằm kích động sinh viên tham gia các hoạt động chống chính quyền (14)(15).
Việc Võ An Đôn bị tước thẻ hành nghề đủ khiến giới “luật sư nhân quyền” run cầm cập, dù vẫn nương vào tìm sự ủng hộ của giới cùng nghề song đã thấy rõ sự giảm độ nổ và ngấm ngầm điều chỉnh độ công khai hợp tác với Việt tân, zân chủ kiểu Võ An Đôn để giữ gìn “lực lượng”.


VI. Giới trí thức dân chủ: suy sụp truyền thông và nỗ lực “nuôi quân”?
Trong năm 2017, giới trí thức dân chủ không còn là tâm điểm truyền thông như trước đây, thậm chí trở thành tâm điểm chửi bới, thóa mạ, nhiếc móc, rẻ rung của truyền thông mạng lề trái. Dư luận từng tiết lộ, trang Dân Quyền, cơ quan ngôn luận của Diễn đàn Xã hội Dân sự của Nguyễn Quang A, đang có số người theo dõi thảm hại (16). Tuy nhiên, nhìn kỹ vào hoạt động bên lề của một số thủ lĩnh trí thức dân chủ này, như Quang A, Chu Hảo và Dương Thụ, có vẻ như đang âm thầm phát triển lực lượng trẻ của riêng mình, sau khi đánh mất hoàn toàn các nhóm dân chủ, cờ vàng suy tôn mình trước đây.
Nguyễn Quang A, người hưởng lợi tức từ một lượng cổ phần lớn trong VP Bank, đang trở thành nhà tài trợ quan trọng của Phạm Đoan Trang và nhiều gương mặt đối lập trong nước. Chẳng hạn, từ năm 2016, Quang A đã tài trợ hàng trăm triệu đồng cho giải thưởng Văn Việt của Văn đoàn Độc lập – thứ đã trở thành Hội Nhà văn của giới chống Cộng Việt Nam. Mới đây, Quang A còn lập Quỹ Lương Tâm để hỗ trợ, và qua đó gây ảnh hưởng tới thân nhân, gia đình của những người vừa đi tù vì hoạt động dân chủ và nuôi dưỡng tinh thần chống cộng.
Trong khi đó, Chu Hảo tiếp tục dùng hoạt động của NXB Tri Thức và Trung tâm Văn hóa Pháp để nuôi các nhóm diễn thuyết của thanh niên. Những nhóm này không hề trung lập và vô hại về mặt chính trị. Chẳng hạn, nhóm Tinh thần Khai minh do Chu Hảo đỡ đầu (18) đang công khai hợp tác với trang Luật khoa Tạp chí của Trịnh Hữu Long:
Để nhận định về thành tựu “nuôi quân”, tạo dựng lực lượng dân chủ mới thay máu lực lượng cũ suy thoái của Quang A và Chu Hảo, chúng ta cần theo dõi thêm trong ít nhất vài năm. Lúc này, ta chỉ biết thế lực của họ sẽ còn tồn tại lâu, vì họ là những “cây đa cây đề” không dễ nhổ.

 Nguyễn Biên Cương
Chú thích: