Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Nhìn lại thực lực của phong trào dân chủ Việt Nam sau năm 2017?

Năm 2017 đã là một năm vất vả của phong trào dân chủ Việt Nam, với việc phong trào bị Mỹ ghẻ lạnh vì chính sách đối ngoại thời Donald Trump, và việc nhiều gương mặt nổi tiếng cho đến chìm nổi của phong trào lần lượt bị bắt, chưa khi nào đông đến thế. Trước diễn biến đó, tôi cũng muốn điểm lại thực lực đang còn lại của phong trào chống cộng trên mạng này.


I. Các chi nhánh Việt Tân: liêu xiêu vì bị bắt, bị kiện

2017 là một năm xui xẻo của đảng Việt Tân. Hồi đầu năm, đảng này còn đang phát triển rất mạnh ở khu vực miền Trung Việt Nam, dốc vốn sau khi họ dùng vỏ bọc “hoạt động từ thiện” để đổ tiền vào giáo phận Vinh, nhằm mua chuộc một lượng lớn các linh mục ở giáo phận này, xây dựng cơ sở vật chất, nuôi quân, và biến nhiều giáo xứ trong khu vực thành các pháo đài chống Cộng. Bằng cách này, họ định huy động một lượng lớn dân Công giáo ở giáo phận Vinh vào phong trào biểu tình chống tập đoàn Formosa, rồi biến mạng lưới tổ chức, nhân sự của phong trào đó thành tiền đề cho một cuộc cách mạng đường phố để lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, do chính sách đối ngoại thời Donald Trump khiến Mỹ giảm cung cấp ô dù và tài chính cho các dự định lật đổ ở Việt Nam, trong suốt năm 2017, chính quyền Việt Nam đã liên tục bắt giam một loạt các thành viên của hai chi nhánh Việt Tân trong nước. Cụ thể:
_ Nhánh Việt Tân có liên hệ với giáo phận Vinh bị mất Nguyễn Văn Hóa, Bạch Hồng Quyền, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Trung Trực, Trần Thị Xuân. Hầu hết số này chỉ là những con tốt trên bàn cờ, trong khi các linh mục, là người thật sự nắm quyền chỉ huy, thì chưa phải chịu bất cứ trách nhiệm nào trước pháp luật.
_ Nhánh “Hội Anh em Dân chủ” sau khi tôm mất thủ lĩnh Nguyễn Văn Đài thì tiếp tục mất hầu hết ban bệ chủ chốt của hội như Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc đều lần lượt nhập kho khiến thực lực của Việt Tân ở phía Bắc gần như tê liệt hoàn toàn. Đáng kể, sau 10 ngày làm việc với công an, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, đứng đầu Khối 8406 định sang thâu tóm nốt Hội An hem dân chủ, phải cam kết sẽ ngưng mọi hoạt động chống chính quyền để không bị bắt (2). Sau đợt triệt phá này, Hội Anh em Dân chủ hoàn toàn chết lâm sàng, hình ảnh nữ Ủy viên Trung ương đảng Việt tân Hà Đông Xuyến trong vai Dân An điều hành Hội AN hem dân chủ lực bất tòng tâm.
Ở hải ngoại, nhiều vùng, Việt tân gần như không thể phát động được cuộc biểu tình nào. Cùng lúc đó, cuối năm 2017, ông Nguyễn Thanh Tú, con trai ký giả Đàm Phong mà Việt Tân ám sát hồi thế kỷ trước, bắt đầu đẩy nhanh tiến trình kiện Viện Tân ra tòa án Hoa Kỳ vì tội trốn thuế đã khiến cả ban bệ Việt Tân liêu xiêu, chỉ lo đối phó với vụ kiện như cá nằm trên thớt. Chưa rõ vụ kiện kết quả ra sao nhưng cũng đủ khiến Việt tân bị bẽ bàng ở hải ngoại


II. Nhóm Đoan Trang: cố sống cố chết giữ “tinh thần chống cộng” cho “phong trào dân chủ”

Hiện nay, phong trào dân chủ Việt Nam không còn nhiều dân chủ gia trong nước có năng lực viết. Vì vậy, với năng lực viết lách, cái danh “nhà báo” trong quá khứ và thói tham quyền, háo danh, Phạm Đoan Trang nghiễm nhiên hiện diện trên không gian ảo như là phát ngôn viên của cả phong trào trong nước, thủ lĩnh . Chẳng hạn, theo mô tả của một bài viết trên blog Võ Khánh Linh (4), thì hồi đầu năm 2017, Đoan Trang không khác gì Ban Tuyên giáo kiêm Ủy ban Thi đua – Khen thưởng của phong trào dân chủ. Cụ thể, trước đó không lâu, Trang đã tập hợp các thông tin về phong trào biểu tình vì cây xanh (2015) và phong trào biểu tình chống Formosa (2016) rồi viết thành sách, dưới dạng “báo cáo khoa học”. Bằng “báo cáo khoa học” này, Trang ghi công cho các nhóm hoạt động do mình đứng đầu và các nhóm đồng minh, đồng thời khoác cho phong trào dân chủ Việt Nam một vẻ bề ngoài chuyên nghiệp, sạch sẽ để ra mắt các tổ chức và chính phủ nước ngoài, trong khi thực tế có thể rất khác. Sau đó, đến đầu năm 2017, khi phong trào dân chủ bắt đầu chao đảo vì nạn tham nhũng và những mâu thuẫn nội bộ, Trang liên tục viết một loạt bài để lên giây cót tinh thần và vạch lại đường hướng cho các nhà hoạt động, nhất là bộ phận giới trẻ mới tham gia. Tuy nhiên, sự hiếu động này có thể chỉ là những nỗ lực của Trang để níu giữ những vị thế đang dần mất. Gần đây, khi phong trào này gần như “bất động đậy” thì người ta thấy cô này cố hô khẩu hiệu kiểu “quyết tử với cộng sản” như là nỗ lực cuối cùng cứu vớt cho con tàu không bị chìm nghỉm.


III. Cờ vàng chiếm ưu thế, khuynh đảo “phong trào dân chủ”?

Trong hai năm 2015 và 2016, khuynh hướng cờ vàng cực đoan đã bùng phát một cách ấn tượng, với sự lên ngôi của những tổ chức như “Chính phủ Lâm thời Việt Nam Cộng hòa” của Đào Minh Quân, đảng Cộng hòa của Dũng Phi Hổ, và một phần nào đó là Chấn hưng Nước Việt của Vũ Quang Thuận… Dù các chiến dịch triệt phá của cơ quan an ninh trong năm 2016 và 2017 đã làm các tổ chức trên suy yếu đáng kể, khuynh hướng cờ vàng vẫn chứng tỏ sự bùng phát khá mạnh mẽ. Chẳng hạn, hồi đầu năm 2017, khi ca sĩ Mai Khôi từ chối đứng dưới cờ vàng và chào cờ vàng, trừ một số cây bút bênh vực “quyền tự do lựa chọn” và “quyền tự do biểu đạt” của Mai Khôi, hầu hết phong trào chống Cộng đã xông vào chửi bới Mai Khôi thậm tệ (5). Cùng lúc đó, để định hướng dư luận, bà Phạm Đoan Trang đã viết một bài tri ân những người bạn cờ vàng từng “cưu mang” bà, khi bà sang Mỹ hồi năm 2014 (5). Cần nói rõ rằng khi “cưu mang” bà Trang, những “người bạn cờ vàng” quý hóa đó không chỉ cho bà ăn ở, mà còn giúp bà được sống ở Villa Aurora, một biệt thự dành cho những người nổi tiếng.
Qua bài viết này, cùng với nhiều bài ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa trên Luật khoa Tạp chí, có thể thấy ngay cả Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long, hai gương mặt từng được tiếng là có học và không cực đoan trong phong trào trong giai đoạn trước năm 2015, cũng đã coi các nhóm cờ vàng hải ngoại là một đồng minh quan trọng cần lấy lòng trong bối cảnh mới.
Ngày 5 tháng 3 năm 2017, “Chính phủ Lâm thời Việt Nam Cộng hòa” của Đào Minh Quân tiếp tục ồn ào kêu gọi biểu tình chống Formosa, và được linh mục Nguyễn Văn Lý cùng một số người mới tham gia phong trào chống Cộng hưởng ứng, dù tổ chức này đã hiện rõ là một nhóm khủng bố, và Đào Minh Quân đã lộ mặt dối trá (6). Như vậy, có lẽ khuynh hướng cờ vàng cực đoan mới chỉ hạ nhiệt, và sẽ còn bùng phát trở lại trong tương lai.
Khi phong trào chống Cộng Việt Nam phát cuồng vì một chính thể đã chết được 43 năm, và sẵn sàng ủng hộ phương thức khủng bố man rợ của nhóm Đào Minh Quân, thì cũng không sai nếu nói rằng đây là một phong trào “phản động”.



IV. Nguyễn Hải Anh và Nguyễn Trang Nhung lật đổ “giới dân chủ quý tộc” bất thành

Đầu năm 2017, Nguyễn Hải Anh và Nguyễn Trang Nhung phát động một làn sóng dư luận công kích những gương mặt “câu lạc bộ dân chủ nghìn like”, như Phạm Đoan Trang, Lê Công Định, Nguyễn Lân Thắng…. Họ gọi những gương mặt trên là “các nhà dân chủ quý tộc”. Theo lời Hải Anh và Trang Nhung, thì dù các “nhà dân chủ quý tộc” này có trình độ hiểu biết và tư cách đạo đức rất thấp, từ nhiều năm nay, họ đã tạo thành những nhóm lợi ích thao túng phong trào đối lập, và lợi dụng phong trào để kiếm tiền, quyền, danh. Do đó, Anh và Nhung kêu gọi “giới dân chủ bình dân” ngừng lệ thuộc vào các “nhà dân chủ quý tộc”, để qua đó phế truất họ.
Để phát động phong trào “xét lại” này, Hải Anh và Nhung liên tục post các đoạn đả kích lên Facebook. Trong khi Nhung tập trung phê phán trình độ dân trí của phong trào dân chủ, thì các post của Hải Anh bao gồm một số đoạn như sau:
“Cuối cùng thì các leader rơi mặt nạ và lộ bản chất phi văn hóa tất thảy. Có những elite trong phong trào dân chủ sau bao năm tung hoành cũng không giữ nổi sự giả tạo trong cả hành vi và văn hóa phản biện. Ngay khi chỉ phải đối đáp trên mạng xã hội với vài cá nhân ẩn danh đang bóc tẩy họ.
Có thể kết luận đám leader quá thấp tầm hoặc quá xôi thịt. Để họ có ảnh hưởng trong phong trào ngày nào thì tiến trình càng trở nên xa vời thêm chừng đó ngày”.
Tuy nhiên, vì “giới dân chủ quý tộc”, hầu hết có liên hệ với đảng Việt Tân, có thực lực cả về tài chính và truyền thông từ nước ngoài, cuộc đảo chính của Nguyễn Hải Anh và Nguyễn Trang Nhung đã thất bại, giờ đây những nhân vật này đã im lìm hoàn toàn.

V. Giới “luật sư nhân quyền”: các cuộc đại chiến và thất bát?

Năm 2017 chứng kiến sự đi xuống của cánh luật sư đối lập thân Trần Vũ Hải. Hồi đầu năm, cánh này đã thất bại trong vụ Đồng Tâm mà họ đặt rất nhiều kỳ vọng (9)(10)(11). Không dừng ở đó, nhiều lần trong năm, cánh này cũng bị xấu mặt vì những vụ tranh chấp, mâu thuẫn giữa nhóm Trần Vũ Hải và nhóm Hoàng Văn Hướng (11), giữa Hoàng Trung và Trần Thu Nam (12), giữa Võ An Đôn và Hà Huy Sơn (13). Cụ thể, nhóm Trần Vũ Hải và Hoàng Văn Hướng tranh nhau miếng bánh Đồng Tâm, Hoàng Trung tố Trần Thu Nam lừa tiền mình và bị chính quyền mua chuộc, Võ An Đôn và Hà Huy Sơn cãi nhau về việc nên khuyên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận tội, xin khoan hồng hay khuyên ngược lại. Không dừng ở đó, Trần Vũ Hải còn bị các sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội tố cáo về việc bịa chuyện, nhằm kích động sinh viên tham gia các hoạt động chống chính quyền (14)(15).
Việc Võ An Đôn bị tước thẻ hành nghề đủ khiến giới “luật sư nhân quyền” run cầm cập, dù vẫn nương vào tìm sự ủng hộ của giới cùng nghề song đã thấy rõ sự giảm độ nổ và ngấm ngầm điều chỉnh độ công khai hợp tác với Việt tân, zân chủ kiểu Võ An Đôn để giữ gìn “lực lượng”.


VI. Giới trí thức dân chủ: suy sụp truyền thông và nỗ lực “nuôi quân”?
Trong năm 2017, giới trí thức dân chủ không còn là tâm điểm truyền thông như trước đây, thậm chí trở thành tâm điểm chửi bới, thóa mạ, nhiếc móc, rẻ rung của truyền thông mạng lề trái. Dư luận từng tiết lộ, trang Dân Quyền, cơ quan ngôn luận của Diễn đàn Xã hội Dân sự của Nguyễn Quang A, đang có số người theo dõi thảm hại (16). Tuy nhiên, nhìn kỹ vào hoạt động bên lề của một số thủ lĩnh trí thức dân chủ này, như Quang A, Chu Hảo và Dương Thụ, có vẻ như đang âm thầm phát triển lực lượng trẻ của riêng mình, sau khi đánh mất hoàn toàn các nhóm dân chủ, cờ vàng suy tôn mình trước đây.
Nguyễn Quang A, người hưởng lợi tức từ một lượng cổ phần lớn trong VP Bank, đang trở thành nhà tài trợ quan trọng của Phạm Đoan Trang và nhiều gương mặt đối lập trong nước. Chẳng hạn, từ năm 2016, Quang A đã tài trợ hàng trăm triệu đồng cho giải thưởng Văn Việt của Văn đoàn Độc lập – thứ đã trở thành Hội Nhà văn của giới chống Cộng Việt Nam. Mới đây, Quang A còn lập Quỹ Lương Tâm để hỗ trợ, và qua đó gây ảnh hưởng tới thân nhân, gia đình của những người vừa đi tù vì hoạt động dân chủ và nuôi dưỡng tinh thần chống cộng.
Trong khi đó, Chu Hảo tiếp tục dùng hoạt động của NXB Tri Thức và Trung tâm Văn hóa Pháp để nuôi các nhóm diễn thuyết của thanh niên. Những nhóm này không hề trung lập và vô hại về mặt chính trị. Chẳng hạn, nhóm Tinh thần Khai minh do Chu Hảo đỡ đầu (18) đang công khai hợp tác với trang Luật khoa Tạp chí của Trịnh Hữu Long:
Để nhận định về thành tựu “nuôi quân”, tạo dựng lực lượng dân chủ mới thay máu lực lượng cũ suy thoái của Quang A và Chu Hảo, chúng ta cần theo dõi thêm trong ít nhất vài năm. Lúc này, ta chỉ biết thế lực của họ sẽ còn tồn tại lâu, vì họ là những “cây đa cây đề” không dễ nhổ.

 Nguyễn Biên Cương
Chú thích:



1 nhận xét: