Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Phong trào zân chủ Việt sùng bái cuốn “Chính trị Bình dân” của Phạm Đoan Trang?


 Hiện nay, người trong phong trào zân chủ Việt đang hò nhau đi mua cuốn “Chính trị Bình dân” của Phạm Đoan Trang. Họ không mua sách rồi đọc một cách âm thầm, mà vận động nhau mua rồi khoe sách lên Facebook như thể mình đang theo kịp mẫu thời trang đang lên ngôi vậy. Có lẽ ngoài cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, xuất bản hồi tháng 12 năm 2012 ra, chưa từng có một cuốn sách nào gây ra một cơn sóng truyền thông lớn như thế trong phong trào chống Cộng. Đừng vội nhìn vào cơn sốt này mà cho rằng rằng các nhà zân chủ Việt rất ham học, ham đọc sách, và trình độ của phong trào zân chủ sắp được nâng cao nhờ đọc cuốn sách này. Tuy nhiên từ sự kiện này cũng đáng để chúng ta đặt câu hỏi: Vì sao các nhà chống Cộng lại đột ngột sùng bái cuốn “Chính trị Bình dân” của Phạm Đoan Trang?

Sự sùng bái này liệu có xuất phát từ chất lượng cuốn sách?

Từ ngày cuốn “Chính trị Bình dân” mới được xuất bản, đã có một bài phân tích cho thấy chất lượng tri thức của cuốn sách này rất thấp. Trong sách, tác giả Phạm Đoan Trang đã cố tình lập lờ giữa truyền đạt tri thức và tuyên truyền chính trị, đồng thời đưa thông tin theo kiểu nói chuyện phiếm pha lẫn tuyên truyền một chiều. Tóm lại, Đoan Trang đang dùng “sách giáo khoa” để tuyên truyền chính trị, dù chính Trang luôn phê phán chính quyền về việc đó:


Ngoài ra, một lượng lớn kiến thức trong sách đã được Đoan Trang cóp nhặt từ Wikipedia. Không hiểu bà Trang viết sách làm gì, khi độc giả có thể lên Wikipedia để tự đọc những kiến thức đó:


Mặt khác, để đánh giá chất lượng cuốn “Chính trị Bình dân”, ta chỉ cần nhìn vào trình độ kiến thức và thành tích hoạt động của chính tác giả và những đệ tử thân tín của Đoan Trang trong nhóm Green Trees, như Thảo Gạo, Lưu Văn Minh và Nguyễn Đình Hà... Từ tác giả cuốn sách thì tôi tạm mượn chính lời tác giả đúc kết “thành công” của mình, đại ý: khi mới về nước tôi dạt dào hy vọng sẽ lật đổ chế độ, một năm sau tôi chỉ hy vọng tổ chức được một cuộc biểu tình, năm sau nữa tôi hy vọng mình không bị chụp mũ là công an mật hay tay sai. Có thể nói cuốn sách cài vào đó toàn “thành tích đấu tranh dân chủ” của chính tác giả được sắp đặt, quảng cáo, ca ngợi một cách thô thiển, dìm hàng các cá nhân, tổ chức hoạt động khác.

Mời đọc bài "ĐOAN TRANG TIẾP TỤC PHỦ NHẬN THÀNH TÍCH VÀ SÁNG KIẾN ĐẤU TRANH DÂN CHỦ CỦA TẬP HỢP THANH NIÊN DÂN CHỦ": https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=158646151388268&id=146428952609988&substory_index=0

Còn từ nhóm đệ tử của Đoan Trang? Chính nhóm người này vừa tự nhận trên Facebook rằng cuốn “Chính trị Bình dân” xuất phát từ giáo trình mà Đoan Trang đã dùng để dạy dỗ họ. Giờ đây, sau gần 3 năm được dìu dắt bởi Đoan Trang, Thảo Gạo đã trở thành một chuyên gia xin tiền tài trợ của tổ chức VOICE, và một chân sai vặt cho các tổ chức chống Cộng ở hải ngoại. Lưu Văn Minh gần như không thay đổi, vẫn là một “biểu tình viên” vô danh tiểu tốt có vấn đề về thần kinh. Hoàng Thành có một thời gian làm “chuột bạch”, diễn viên hài độc tấu, nay thì im lìm, yên ắng. Nguyễn Đình Hà vừa bị khai trừ khỏi một loạt hội nhóm, bị Thảo Teresa chửi là vừa hèn vừa dốt, sau khi thành khẩn khai báo mọi thông tin của đồng đội cho cơ quan công an, bị cả làng zân chủ đấu tố vì RFA Việt ngữ sử dụng người kém cỏi như vậy để hại các nhà zân chủ khác. Nếu những bạn trẻ được Phạm Đoan Trang trực tiếp dìu dắt còn dậm chân tại chỗ, thậm chí thoái hóa đi như vậy, thì có lẽ giáo trình của Trang sẽ chẳng giúp ích gì cho những người tự đọc nó.

Về phần tôi, tôi thấy cuốn “Chính trị Bình dân” không xứng đáng làm một sách giáo khoa chính trị. Nó không giúp người đọc hiểu bản chất thật của chính trị là gì, cũng không giúp họ hình dung những kinh nghiệm chính trị thực tế. Thay vào đó, nó chỉ áp đặt cho độc giả một ý thức hệ khác với chính quyền, và dạy họ cách công kích chính quyền, đổ lỗi cho thể chế bằng những lý thuyết suông. “Chính trị Bình dân” không giúp độc giả trở thành chính khách đích thực, nó chỉ biến họ thành các “dư luận viên” lề trái.

Vì sao các nhà chống Cộng lại sùng bái “Chính trị Bình dân” như vậy?

Để cắt nghĩa cho hiện tượng sùng bái cuốn sách “Chính trị bình dân” đang được truyền thông ảo facebook, các nhà zân chủ kẻ tung người hứng kể trên, ta có thể cắt nghĩa một vài lý do:

Thứ nhất, họ hầu như không đọc sách, nên tất nhiên không biết chọn sách. Khi không đủ trình độ để tự chọn sách, họ sẽ đọc theo phong trào, thấy sách nào đang hot cũng khen là hay.

Thứ hai, nếu Đoan Trang không bị cơ quan công an mời lên trao đổi về cuốn “Chính trị Bình dân”, thì cả phong trào chống Cộng đã lãng quên cuốn này. Như vậy, các nhà chống Cộng không tự chọn sách “Chính trị Bình dân”, chính công an đã chọn cho họ cuốn sách đó. Và họ đọc sách cũng không phải vì yêu mến Đoan Trang, mà vì họ ghét công an, căm thù chế độ.

Những người đến với tri thức vì thói a dua, sự căm tức và lòng thù hận, thì sẽ chỉ dùng tri thức để làm những chuyện bậy bạ mà thôi. Nếu muốn nâng cao bản lĩnh chính trị của mình, các nhà chống Cộng nên học cách không tham nhũng, không ngoại tình, không đợi nước ngoài nuôi, không văng tục chửi bậy, nói có sách mách có chứng, và sống cho dân chủ với nhau, thay vì vừa ngầm cấu xé nhau để giành tiền, quyền, vừa khoe sách trên mạng để tỏ ra hay chữ.
Nguyễn Biên Cương
=====

Cuốn Chính trị bình dân không đem lại kiến thức có giá trị


Cuối tháng 9 năm 2017, nhà dân chủ Phạm Đoan Trang đã cho ra mắt cuốn sách “Chính trị Bình dân”. Trong lời nói đầu, bà Trang khẳng định cuốn sách sẽ cung cấp “những kiến thức bài bản, chuẩn mực, không hoặc ít gây tranh cãi” cho người dân Việt Nam, nhằm giúp các bên có kiến thức “chuẩn” để đối chiếu khi tranh luận.
Xét về mặt tâm huyết của tác giả có thể xem đây là một nỗ lực rất đáng hoan nghênh khi mong muốn “tổng hợp” kiến thức cho cộng đồng có nhận thức lý thuyết chính trị quá tệ hại trong khi lại giương khẩu hiệu “đấu tranh dân chủ”, thực chất là đấu tranh chính trị. Tuy nhiên, qua đọc cuốn sách thì tôi lại thất vọng cho chất lượng tri thức được cung cấp trong cuốn sách này rõ ràng chưa đạt mức mà tác giả kì vọng. Tạm gác đến việc đánh giá, nhận xét những kiến thức đó là đúng hay sai. Trước tiên, cần nhìn nhận rằng trong quá trình làm việc, tác giả đã không tuân thủ nhiều nguyên tắc quan trọng mà bất cứ người cầm bút nào khi viết một cuốn sách kiến thức cần phải tránh phạm phải
Cụ thể, các lỗi nguyên tắc này bao gồm:
1. Lập lờ giữa truyền đạt tri thức và tuyên truyền
Đầu mỗi chương sách, tác giả nêu ra nhiều cách định nghĩa khác nhau cho cùng một khái niệm, để tỏ ra trung lập và khách quan. Tuy nhiên, các cách định nghĩa được nêu sẽ được trình bày sao cho một trong số đó dễ giành được thiện cảm của lớp độc giả phổ thông hơn tất cả những cách định nghĩa còn lại. Chẳng hạn, trong chương 1, dù tác giả đưa ra bốn cách định nghĩa khác nhau về chính trị, cách diễn giải và dùng từ của bà cố lái và chứng minh rằng ,đa số giới nghiên cứu có khuynh hướng lựa chọn lối định nghĩa thứ tư, tức chính trị không phải là “không gian của chính quyền” mà chính trị bao gồm cả là “không gian dân sự” là người dân bằng mọi cách tác động, chi phối chính sách Nhà nước mới là “chính trị đích thực”!!!.
chinh-tri-binh-dan-dinh-nghia chinh-tri-binh-dan-dinh-nghia2 chinh-tri-binh-dan-dinh-nghia3 chinh-tri-binh-dan-dinh-nghia4
Chúng tôi cho rằng khi áp dụng cách viết này, tác giả đã cố tình lập lờ giữa truyền đạt tri thức và tuyên truyền. Ở đây, rõ ràng bà muốn dẫn dắt độc giả đến góc nhìn mà mình ủng hộ, không đưa ra đầy đủ lập luận của giới nghiên cứu bảo vệ mỗi xu hướng, mỗi định nghĩa mà hướng lái toàn bộ lập luận của mình theo đinh nghĩa mà bản thân bà cho là đúng, là khách quan. Đó không phải là truyền đạt tri thức mà là tuyên truyền có mục đích lòe bịp dư luận, chắc chắn ở đây là nhằm vào khai trí cho giới đấu tranh dân chủ tin và nghe theo “đính hướng” của bà ta.
2. Không ghi nguồn thông tin
Với mỗi khái niệm được đề cập đến trong sách, tác giả đều nêu ra một số cách định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, bà không bao giờ nêu nguồn, hoàn cảnh sử dụng và lịch sử của mỗi cách định nghĩa. Do đó, người đọc sẽ có ấn tượng rằng tác giả cuốn sách có hiểu biết rất rộng, nhưng khi cần tra cứu xem thông tin mà tác giả đưa chính xác hay sai lệch, thì lại không biết phải tra ở đâu. Nhỡ tác giả có bịa ra phân nửa số định nghĩa này, thì người đọc cũng không tài nào biết được. Những cách định nghĩa này đã bị thế giới xét lại chưa, và có trường phái nào khác chúng không, người đọc còn hoài nghi thì nên nghiên cứu ở đâu…thì người đọc lại càng không được biết.
3. Không cung cấp lịch sử khái niệm
Trong mỗi chương sách, tác giả đều áp các định nghĩa mà mình muốn cho ít nhất một khái niệm chính trị. Tuy nhiên, bà không hề cho độc giả biết những khái niệm và cách định nghĩa đó đã hình thành do đâu. Bạn đọc chẳng còn cách nào khác, ngoài coi lối định nghĩa được bà Trang ủng hộ như là điều hiển nhiên đúng, và coi số còn lại như những góc nhìn khác biệt đã ngẫu nhiên hình thành.
Nếu ở các nhà khoa học tử tế, mỗi lần áp một lối định nghĩa cho một khái niệm, người dùng khái niệm phải nắm được tiến trình lịch sử đã sinh ra lối định nghĩa đó. Có như thế, họ mới biết nên áp dụng lối định nghĩa đó trong hoàn cảnh thực tế nào, còn trong hoàn cảnh nào thì không. Còn cái cách bà Trang đã “khai trí” cho cộng đồng của mình, rõ ràng là đang thuyết phục đám đông định nghĩa các khái niệm chính trị theo cùng một cách mà không cho họ biết khi nào nên làm như vậy, còn khi nào không, thì quan điểm chính trị của đám đông sẽ chẳng khác gì một đức tin, và hoạt động chính trị của họ sẽ chẳng khác gì một tôn giáo.
4. Chiết tự sai do thiếu hiểu biết
Trong sách, đôi lúc tác giả dùng phương pháp chiết tự để định nghĩa các khái niệm. Chẳng hạn, sách có đoạn sau:
“Trong tiếng Việt, chiết tự chính trị là “chính” và ‘trị”, tức là “cai trị một cách chính đáng, công chính”. Điều đó nghĩa là, bản thân từ “chính trị” đã hàm ý rằng việc cai trị phải là đàng hoàng, chính đáng, công chính, chứ không hề có gì xấu xa, độc ác, bẩn thỉu”
Để tìm hiểu lịch sử của các khái niệm, không thể không sử dụng phương pháp chiết tự hoặc từ nguyên học (etymology). Tuy nhiên, do tác giả thiếu kiến thức phổ thông trong hai lĩnh vực này, các đoạn chiết tự trong cuốn “Chính trị Bình dân” thường sai và vô giá trị. Ví dụ, chữ “chính” trong từ “chính trị” viết là 政, chứ không phải 正 như cách hiểu của Đoan Trang. Chữ 政 chỉ các khuôn phép, qui tắc, luật lệ, pháp lệnh của người trên ban cho kẻ dưới, chứ không chỉ sự “công chính”, “đàng hoàng” như cách mà Đoan Trang hiểu.
Phép chiết tự chỉ được áp dụng với mặt chữ Hán. Dùng nó với phiên âm Hán Việt là hoàn toàn sai. Tất nhiên, tác giả Phạm Đoan Trang không phải là ngoại lệ, nhiều cây bút giả trí thức khác ở Việt Nam cũng lặp đi lặp lại lỗi sai nghiêm trọng này.
5. Đưa thông tin theo lối kể chuyện phiếm và tuyên truyền một chiều
Trong nhiều đoạn của cuốn sách, Đoan Trang trích lại lời của tác giả khác. Tuy nhiên, khi trích dẫn, bà không hề cho biết đoạn trích thuộc sách nào, trang mấy, xuất bản năm bao nhiêu. Như vậy, các nguyên tắc tối thiểu khi trích dẫn tài liệu, dù là cho bài viết thuộc phạm vi khoa học hay báo chí, đều đã bị bỏ qua. Thay vào đó, các đoạn trích thường được nêu ra trong sách như thể chúng là những danh ngôn dân gian được truyền miệng, hoặc những chân lí không thể chối cãi.
Chẳng hạn, ở trang 31, bà Trang trích lời của Paulo Freire như sau:
“Vô cảm không phải là trạng thái tự nhiên của con người. Trạng thái tự nhiên luôn là hướng tới đáp ứng các nhu cầu của mọi người khác. Chỉ khi các nỗ lực đó liên tục bị ngăn trở, người ta mới rơi vào trạng thái vô cảm”.
Đoạn trích này là những lời đẹp đẽ và dễ lọt tai. Tuy nhiên, nó cũng là một phát biểu vô căn cứ. Đọc đoạn này, những độc giả có kiến thức chính trị và óc hoài nghi không thể không đặt ra một số câu hỏi:
Lấy gì để chứng minh rằng trạng thái tự nhiên của con người là tìm cách thỏa mãn những nhu cầu của người khác?
Lấy gì để chứng minh rằng sự vô cảm hình thành vì một nguyên nhân duy nhất, là lòng tốt tự nhiên bị ngăn cấm, chứ không phải vì một nguyên nhân thứ hai hoặc thứ ba?
Hai kết luận này xuất phát từ một nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hoặc một kết quả khảo sát xã hội, hay chỉ xuất phát từ cảm hứng tùy tiện, vô căn cứ, và đức tin chính trị của bà Trang và ông Freire?
Ngoài ra, nếu “trạng thái tự nhiên” của cả nhân loại là tìm cách thỏa mãn người khác, thay vì ngăn cấm người khác, thì ai là kẻ đầu tiên tạo ra sự ngăn cấm đó, khiến cho “vô cảm” phát sinh và lan rộng như bây giờ? Phải chăng đó là một người ngoài hành tinh, nên không nằm trong “trạng thái tự nhiên” của nhân loại? Hay “trạng thái tự nhiên” này sẽ bị phá vỡ khi con người chung sống trong một điều kiện xã hội nào đó – như dân số cao, hoặc nền chính trị có tổ chức? Nhưng nếu “trạng thái tự nhiên” dễ bị phá vỡ đến như vậy, thì nó có còn “tự nhiên” nữa hay không? Mặt khác, nếu cả lòng tốt lẫn thái độ ngăn cấm đều có thể nảy sinh trong mỗi người, tùy theo hoàn cảnh, thì tại sao chúng ta xem lòng tốt, chứ không phải sự cấm cản, là “trạng thái tự nhiên”?
Thông thường, khi một cuốn sách kiến thức trích dẫn các tài liệu khác, phần trích dẫn sẽ cung cấp cho độc giả một số dữ kiện bổ sung. Tuy nhiên, các phần trích dẫn của bà Trang, như ví dụ trên, lại không cung cấp cho độc giả bất cứ dữ kiện nào hết.
Thay vào đó, nó chỉ là một lời tuyên truyền mà một tác giả ngoại quốc đã sử dụng, được trích trong sách để nâng đỡ những lời truyên truyền của chính bà Trang.
Theo quan điểm của chúng tôi, lối đưa thông tin này gần với việc kể chuyện phiếm hoặc tuyên truyền chính trị hơn là một cuốn sách truyền tải kiến thức.
===
Với một sản phẩm nghiên cứu về chính trị thế này, sản phẩm của cưu nhà báo Đoan Trang có giá trị khoa học, giá trị phổ biến tri thức hay không? Xin thưa, nó là sản phẩm lợi dụng tri thức để bóp méo và định hướng theo cách hiểu, cách nhận thức và cách dẫn dắt của tác giá, Chính trị đã bị “đóng khung” trong đó, không hề “bình dân” chút nào


1 nhận xét: