Ngày 10 tháng 2 năm 2018, khi “dân oan” Cấn Thị Thêu
ra tù, nhiều nhà chống Cộng và các “dân oan” khác đã tổ chức một cuộc biểu tình
náo động để đón tiếp bà Thêu. Ông Trịnh Bá Phương, con trai bà Thêu, đã quay
phim cuộc biểu tình này và đăng lên mạng (1). Ngay trong ngày hôm đó, tiến sĩ
Nguyễn Quang A, một thủ lĩnh chống Cộng quan trọng, đã đăng lại clip đó kèm
theo lời bình luận như sau:
“Ông Trọng, Phúc, Quang, T Lâm nên xem kỹ và suy ngẫm:
Càng bắt người yêu nước họ càng đông và các vị càng bị nguyền rủa (đời con đời
cháu chắt chưa chắc gột sạch)! Hiểu không?”
Qua bài đăng này, có thể thấy ông A tin rằng cả bà Cấn
Thị Thêu lẫn những “dân oan” đi biểu tình đón bà đều là những “người yêu nước”.
Tuy nhiên, có hai lí do khiến tôi không thể đồng ý với Nguyễn Quang A.
Thứ nhất, “người yêu nước” phải là người hành động
vì lợi ích của quốc gia. Cả bà Cấn Thị Thêu lẫn những người đi đón bà đều không
như thế. Họ vốn là những “dân oan”, tức những người dân chuyên khiếu kiện, biểu
tình tập thể để giữ quyền sử dụng phần đất mà họ cho là của họ. Dù họ đúng hay
sai trong vụ kiện của mình, thì họ cũng chỉ hành động vì lợi ích riêng của bản
thân, chứ không hành động vì lợi ích của đất nước. Chính vì thế, mà trong clip,
họ cũng chỉ giơ những biểu ngữ liên quan đến việc đòi đất của họ, chứ không hề
giơ biểu ngữ liên quan đến các vấn đề chung của quốc gia. Như vậy, nhà khoa học
Nguyễn Quang A đã khẳng định rằng bà Thêu và những “dân oan” ủng hộ bà là “người
yêu nước”, dù ông không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho việc đó.
Thứ hai, không thể xem bà Thêu là một người yêu nước
nếu bà không dành sự tôn trọng tối thiểu cho những đồng bào của mình. Trong khi
đó, bài phát biểu của bà Thêu sau khi ra tù, được con trai bà đăng kèm theo
clip mà ông Quang A share lại, lại có một đoạn như sau:
“Kính thưa toàn thể bà con dân oan, bắt đầu
kể từ ngày hôm nay tôi sẽ lại chung sức chung lòng, đóng góp một chút công sức
nhỏ bé, để cùng với bà con đấu tranh giành lại đất đai, tài sản, mà chế độ cộng
sản Việt Nam đã cướp đoạt của nhân dân chúng ta.
Mong cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ
chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức tôn giáo và các vị luật sư hết sức giúp đỡ
chúng tôi trên con đường tranh đấu, để sớm đưa những tên quan tham ra xét xử, luận
tội chúng nó trước bàn dân thiên hạ.
Phải cho chúng từ quan làm dân, để cho
chúng không còn có cơ hội cướp bóc, đàn áp, đánh đập nhân dân.
Phải bắt chúng chịu trách nhiệm về tất cả
những tội ác mà chúng đã gây ra cho nhân dân chúng tôi.
Phải cho chúng nếm cảnh tù tội, để cho
chúng biết thế nào là một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài. Khi mà trước đây,
chúng đã bóp chết công lý, để đẩy nhiều người dân lương thiện vào cảnh tù tội
oan sai.
Phải cho chúng tận mắt chứng kiến, nỗi đau
tột cùng của những gia đình có người thân bị chúng đánh chết hoặc bị thương
tích đầy người hoặc hoặc bị tù tội oan sai, để cho chúng biết rằng tội ác của
chúng là không thể dung tha”. (hết trích)
Qua đoạn này, có thể thấy Cấn Thị Thêu mang
nặng hận thù với các đảng viên của đảng Cộng sản Việt Nam. Vừa ra tù, bà đã kêu
gọi mọi người trả thù các đảng viên theo kiểu “nợ máu trả bằng máu”. Như vậy,
bà Thêu không phải là người yêu công lý, vì người yêu công lý sẽ dành quyền
phán xét cho tòa án hình sự, chứ không tự phán xét người khác theo thù hằn của
bản thân. Bà Thêu cũng không phải là người yêu nước, vì người yêu nước không
nhăm nhe khao khát bắt bớ, hành hạ đồng bào của mình để trả thù tư như thế.
Lâu nay, các “nhà dân chủ” thường tâng bốc nhau
thành những anh hùng vì nước vì dân. Tuy nhiên, qua các biểu hiện của họ, có thể
thấy họ không phải là anh hùng gì hết. Anh hùng không thù đời, hận người, và
ham hố trả thù cá nhân như họ. Anh hùng không suốt ngày đóng kịch cứu thế giới,
để ngửa tay xin nước ngoài từng đồng tiền tài trợ, thay vì tự lo cho cuộc sống
của bản thân. Anh hùng không hơi một tí là kêu ca về việc mình bị đánh, bị nhốt
trong nhà, hay mình cô đơn. Anh hùng nhận trách nhiệm về mình, thay vì đổ hết
trách nhiệm cho một chính đảng hoặc một chế độ nào đó. Với những biểu hiện trên,
có thể thấy họ chỉ là những nạn nhân hận đời, hận chế độ, và tụ họp với nhau để
tìm cách trả thù đời, đòi nợ chế độ.
Một chính khách tham nhũng vẫn có thể làm ra giá trị
mới để cống hiến cho đời. Nhưng một chính khách hận thù, đòi nợ thì không thể tạo
ra giá trị mới nào, vì anh ta bị ám ảnh bởi thù cũ và còn đang bận đòi lại những
gì mà mình đã mất.
Qua việc ông Nguyễn Quang A định nghĩa “người yêu nước”,
có thể thấy ông cũng là một chính khách như vậy. Trong mắt ông, “người yêu nước”
không phải là người xây dựng đất nước, mà là người cùng ông chống đảng Cộng sản
Việt Nam. Nếu những “người yêu nước” kiểu này lên ngôi, đất nước sẽ bị phá tan
tành.
Nguyễn Biên Cương
eva air của hãng nào
mua vé máy bay đi mỹ giá rẻ
phòng vé máy bay korean air
đặt vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich