Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Hội Anh Em Dân Chủ hoạt động trong khuôn khổ cho phép của hiến pháp và luật pháp Việt Nam?


Ngày 5 tháng 4 sắp tới, 6 thành viên của tổ chức chống Cộng Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) sẽ ra tòa. Hiện nay, Việt Tân và các hội đoàn chống Cộng liên quan đang mở một chiến dịch truyền thông rầm rộ để bào chữa cho 6 bị cáo. Thông điệp chính của chiến dịch này là các thành viên HAEDC vô tội - vì họ chỉ thực hiện những quyền tự do được Hiến pháp cho phép, và chỉ “đấu tranh” vì lợi ích của đất nước, của nhân dân, chứ không định “lật đổ” chính quyền. Chẳng hạn, trong một bài viết mới đăng trên trang Việt Nam Thời báo, các tác giả cho rằng 6 thành viên HAEDC chỉ thực hiện những quyền tự do ngôn luận, tự do phản biện, đã được nêu trong điều 25 và điều 28 của Hiến pháp Việt Nam năm 2013.



Vậy có thực họ “vô tội”?.

Trước hết, hãy cùng xem lại nguyên văn điều 25 và điều 28 trong Hiến pháp.
Điều 25:
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".
Điều 28: 
"1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân".

Như vậy, không thể khẳng định rằng HAEDC chỉ thực hiện “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” được nêu trong Hiến pháp 2013. Điều 25 của Hiến pháp 2013 quy định rõ rằng “việc thực hiện các quyền trên phải do pháp luật quy định”. Trong khi đó, HAEDC là một tổ chức bất hợp pháp, hoạt động mà không đếm xỉ đến luật pháp Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Đài khi sáng lập tuyên bố thẳng thừng, Hội này chỉ tuân thủ luật trên facebook, luật của nước Mỹ để dụ dỗ thành viên yên tâm tham gia hội của ông.

Thêm nữa, cũng không thể khẳng định rằng HAEDC chỉ thực hiện quyền phản biện, “tham gia quản lý nhà nước và xã hội” được quy định trong điều 28 Hiến pháp. Bởi trong suốt thời gian hoạt động, HAEDC chưa từng gửi một kiến nghị, góp ý nào cho các cơ quan của nhà nước Việt Nam.

Như vậy, không thể chứng minh rằng các thành viên của HAEDC chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép của hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Trong khi đó, lại có nhiều biểu hiện cho thấy các hoạt động của họ gây nguy hiểm cho xã hội. Cụ thể:

_ Một trong những sáng lập viên của HAEDC là Hà Đông Xuyến, một đảng viên Việt Tân cấp cao. Trong mọi cuộc họp online của HAEDC, Xuyến là người giữ địa chỉ, mật khẩu truy cập cuộc họp, và chỉ cung cấp cho đồng đảng vào 30 phút trước giờ họp:

_ Cũng theo bài viết trong link trên, thì HAEDC có các ban chuyên môn để phụ trách vận động công nhân, nông dân và sinh viên. Ban phụ trách nông dân thường xuyên tiếp cận những nhóm dân khiếu kiện tập thể để đòi đất đai, nhằm kích động họ biểu tình, thông qua những chiêu bài như “từ thiện”, “hỗ trợ truyền thông”, “hỗ trợ pháp lý”. Năm 2014, khi 19.000 công nhân Bình Dương hưởng ứng lời kêu gọi “chống Trung Quốc” bằng cách biểu tình, đốt phá nhà xưởng và cướp bóc tài sản của giới chủ… Đài Loan các thành viên ban công nhân của HAEDC cũng tiếp cận họ. Các thành viên này nhận tiền từ Việt tân và giới chống cộng hải ngoại vào kích động công nhân nổi loạn đã bị công an bắt và đi tù nhiều năm, sau khi ra tù, trừ Nguyễn Thị Phương Anh bị Nguyễn Văn Đài tẩy chay do “khai báo thành khẩn”, 2 người còn lại vẫn tham gia HAEDC và được Đài trọng dụng.

_ Giữa năm 2016, lợi dụng vụ nhà máy của tập đoàn Formosa xả thải, làm cá chết ở vùng biển miền Trung, HAEDC từng phối hợp với đảng Việt Tân để phát động một phong trào biểu tình lớn của người Công giáo. Trên Facebook, nhiều thành viên HAEDC công khai tuyên bố rằng họ muốn biến phong trào biểu tình này thành một cuộc “cách mạng cá”, nhằm lật đổ nhà nước Việt Nam. Các đoàn biểu tình đã tấn công cảnh sát bằng gạch đá, gậy gộc, và chăng dây chặn Quốc lộ 1A. Người biểu tình thậm chí còn dùng gậy đánh những người dân định đi qua đoạn đường bị chặn, khiến một gia đình phải quỳ lạy họ để được đưa người thân đi cấp cứu. Các thành viên HAEDC miền Trung đều dính dáng đến vụ tổ chức biểu tình này và gắn bó với các linh mục tổ chức như bà Trần Thị Xuân, Nguyễn Trung Tôn, …



Thêm nữa, trừ Lê Thu Hà, thì 5 bị cáo còn lại trong phiên xử sắp diễn ra đều từng có tiền án. Sáu bị cáo, cùng nhiều thành viên khác của HAEDC, sống bằng tiền tài trợ của các tổ chức chống Cộng ở nước ngoài, thay vì tự lực mưu sinh. Do vậy, hướng bào chữa rằng hội này tuân thủ luật pháp và hiến pháp xem ra rất trơ trẽn, thà rằng cứ “thẳng thắn” như ông Đài đỡ trối tai, kệch cỡm
Võ Khánh Linh

1 nhận xét: