Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Phạm Đoan Trang có thật sự tôn trọng mọi người Việt Nam như nhau hay không?


Ngày 6 tháng 3 năm 2018, giải thưởng nhân quyền Homi Homini đã được trao cho cây bút chống Cộng Phạm Đoan Trang, trong một lễ trao giải được tổ chức ở Cộng hòa Czech. Vì bà Trang quyết định không xuất ngoại để trực tiếp nhận giải, bà đã quay phim lời phát biểu khi nhận giải của mình, rồi gửi đến ban tổ chức (1). Clip phát biểu của bà Trang được mở đầu bằng cảnh bà vừa đánh đàn, vừa hát bài “Bèo dạt mây trôi”. Chi tiết này khiến tôi ngạc nhiên, vì “Bèo dạt mây trôi” là một bài dân ca về tình yêu, hoàn toàn không liên quan đến cả các hoạt động chính trị của bà Trang lẫn chủ đề “đấu tranh cho nhân quyền” của buổi lễ trao giải.
Vì sao bà Trang lại mở đầu phần phát biểu của mình bằng một chi tiết lạc đề, không ăn nhập như thế? Trong đoạn sau của clip, bà đã giải thích rõ hơn. Phạm Đoan Trang cho biết bà đấu tranh vì một nước Việt Nam tốt đẹp hơn trong tương lai, nơi “mọi quyền con người được đảm bảo”, và “mọi người Việt Nam đều được tôn trọng như nhau”. Khi đó, mọi người Việt Nam sẽ chỉ việc “đọc những cuốn sách yêu thích và hát những bài hát yêu thích của mình”, thay vì phải lo nghĩ về những vấn đề chính trị đau đầu, như bà Trang đang lo nghĩ.
Tóm lại, trong lời phát biểu khi nhận giải Homi Homini, Phạm Đoan Trang tuyên bố rằng bà đang đấu tranh để thiết lập một thiên đường nhân quyền hoàn hảo trên trần thế. Bà cũng tuyên bố rằng bà đấu tranh vì người khác, chứ không đấu tranh vì quyền lợi của chính bản thân. Như vậy, trong mắt Phạm Đoan Trang, bản thân bà khá giống một thánh nữ chỉ biết hi sinh vì người khác, và tuyệt đối vô vụ lợi, khi dẫn đầu một cuộc thập tự chinh nhân quyền.
Tuy nhiên, vì ba lý do sau, tôi thấy lời phát biểu của bà Trang mâu thuẫn với thực tế:

1. Không có thiên đường nhân quyền hoàn hảo
Mới đây, Phạm Đoan Trang tuyên bố rằng bà đấu tranh để “xóa bỏ” nhà nước hiện hành, vì nó là một nhà nước “độc tài”, chứ không phải là nhà nước dân chủ. Như vậy, bà Trang tưởng tượng rằng khi nhà nước độc tài không còn nữa, và Việt Nam đã theo thế chế dân chủ tư bản, thì một thiên đường nhân quyền sẽ hiện ra. Khi đó, mọi người Việt Nam sẽ được tôn trọng như nhau, mọi quyền con người sẽ được đảm bảo, và người Việt Nam chỉ việc đọc sách, đánh đàn.
Tiếc thay, trí tưởng tượng của bà Trang lại mâu thuẫn với thực tế chính trị đang diễn ra trên thế giới.
Chẳng hạn, theo số liệu thống kê của tờ The Guardian (2), thì “dân oan” Việt Nam được hưởng một lượng tự do lớn hơn nhiều so với “dân oan” ở nhiều nước dân chủ tư bản. Trong năm 2017, không có bất cứ “dân oan” nào thiệt mạng trong các vụ tranh chấp đất ở Việt Nam. Cùng năm đó, ở Philippines, có 5 “dân oan” bị giết hằng tháng, tức hơn 1 người bị giết mỗi tuần, bởi cảnh sát, quân đội, hoặc người của các tập đoàn. Cả ba nước có nhiều “dân oan” bị giết nhất thế giới trong năm 2017, là Philippines, Brazil lẫn Colombia, đều áp dụng chế độ dân chủ tư bản và thừa nhận quyền tư hữu đất. Trong đó, Brazil và Colombia theo thể chế tam quyền phân lập, còn Philippines và Colombia là đồng minh chiến lược của Mỹ. Cần lưu ý rằng Philippines chính là nơi đặt trụ sở của tổ chức VOICE mà Đoan Trang từng tham gia, và là nơi VOICE tổ chức các khóa huấn luyện chống Cộng.
Như vậy, không hề có một thiên đường nhân quyền trên mặt đất như trong trí tưởng tượng của Phạm Đoan Trang. Và nếu Đoan Trang “xóa bỏ” được nhà nước “độc tài” bằng những phương pháp vọng ngoại và cực đoan, thì tình hình nhân quyền ở Việt Nam có thể còn tệ đi chứ không hề được cải thiện. Lý do rất đơn giản: mâu thuẫn luôn tồn tại dưới mọi thể chế, và ngay trong mỗi con người. Càng cố áp đặt một thể chế “hoàn hảo” theo ý mình và ý Mỹ, mà không để ý đến nhu cầu thật sự của các bộ phận người Việt Nam, Phạm Đoan Trang càng làm gia tăng những mâu thuẫn xã hội sẵn có.

2. Phạm Đoan Trang không tôn trọng mọi người Việt Nam như nhau
Nếu muốn thiết lập một tương lai hoàn hảo, nơi “mọi người Việt Nam đều được tôn trọng như nhau”, chính Phạm Đoan Trang phải tôn trọng mọi người Việt Nam như nhau trước. Nhưng trong thực tế, Trang chỉ đòi hỏi ở người khác, chứ không bao giờ đòi hỏi ở chính bản thân. Đoan Trang đã nhiều lần dùng trang Facebook cá nhân để xúc phạm, hoặc để đề nghị phân biệt đối xử với những thành phần trái ý mình trong dân tộc Việt Nam.
Chẳng hạn, trong post này, Đoan Trang gọi những người có quan điểm chính trị khác mình là “dư luận viên”, là “chó săn”, và xưng hô mày – tao với họ:



Trong post này, Đoan Trang thừa nhận rằng khi làm admin trang Nhật Ký Yêu nước, bà xóa mọi comment dài được post từ điện thoại di động, mà không cần thông báo. Trang giải thích rằng theo định kiến của bà, thì chỉ “dư luận viên” mới viết comment dài bằng điện thoại di động. Như vậy, Trang không hề nghĩ rằng bà cần tôn trọng quyền quyền tự do ngôn luận của các “dư luận viên”:


Phạm Đoan Trang không chỉ thiếu tôn trọng những người ở phe đối địch hoặc trái ý mình. Trang còn thiếu tôn trọng cả người cùng chiến tuyến. Chẳng hạn, trong comment này, bà Trang viết rằng những nhà hoạt động như Nguyễn Lân Thắng hay Bùi Thị Minh Hằng là thành phần “xôi thịt”, chỉ nên lợi dụng:


Như vậy, bản thân Phạm Đoan Trang không hề tôn trọng người Việt Nam. Thay vào đó, bà Trang coi con người như những quân cờ trên bàn cờ chính trị. Trong thâm tâm, bà muốn xóa bỏ những quân cờ đối địch, và lợi dụng những quân cờ có thể có ích cho mình. Khi Trang tuyên bố rằng bà tranh đấu để “mọi người Việt Nam được tôn trọng như nhau”, bà chỉ đang đút bánh vẽ cho các quân cờ để tiếp tục lợi dụng họ.

3. Phạm Đoan Trang không tận hưởng tri thức, cái đẹp và tình yêu

Trong lời phát biểu khi nhận giải, Đoan Trang tuyên bố rằng bà đấu tranh để mọi người Việt đều được sống an nhàn, tha hồ đọc sách và hát tình ca. Qua đó, Trang muốn tạo ấn tượng rằng bà đấu tranh vì tri thức, cái đẹp và tình yêu, tức những giá trị rất tốt đẹp. 

Theo kinh nghiệm của tôi, thì người ta chỉ chiến đấu để bảo vệ một môi trường sống quen thuộc và ưa thích của họ. Chỉ những người sống trong tri thức, cái đẹp và tình yêu mới có tư cách bảo vệ tri thức, cái đẹp và tình yêu. Trong khi đó, qua bố cục và nội dung của cuốn “Chính trị Bình dân”, có thể thấy bà Trang không quen sống trong môi trường tri thức, mà chỉ quen sống trong môi trường tuyên truyền (3). Qua việc bà không thể im lặng thưởng thức âm nhạc, mà dành cả ngày để viết về tình yêu nhạc trên Facebook và chụp ảnh khi làm dáng với đàn guitar, có thể thấy bà không biết thưởng thức nghệ thuật mà chỉ dùng nó để khoe mẽ. Tôi không rõ bà Trang có biết yêu hay không, vì không thấy bà viết về chuyện này. Tuy nhiên, qua ngôn ngữ của bà, và việc bà dành quá nhiều status để than thở về tấn bi kịch của bản thân, tôi nghĩ bà là người hận đời, tự coi mình là nạn nhân, và thích đổ lỗi cho người khác. Người ta khó mà yêu được một cách chân thành khi mang những tâm lý như vậy.

Tóm lại, khi bà Trang không tận hưởng tri thức, cái đẹp và tình yêu trong đời sống thường ngày, thì bà sẽ không hiểu chúng, và không có tư cách đại diện cho chúng. Bà không thể bảo vệ thứ mà bà không đại diện, bà chỉ nhân danh chúng để thỏa mãn những ham muốn thật của bản thân mà thôi.

Chẳng hạn, khi dùng bài “Bèo dạt mây trôi” để mở đầu bài phát biểu của mình, bà Trang muốn thể hiện rằng mình là một thành phần vô hại, yếu đuối, dễ bị tổn thương, và chỉ được thúc đẩy bởi những động lực tốt. Làm thế, bà sẽ nhận được sự thương hại của dư luận và chính giới phương Tây. Tuy nhiên, nếu khán giả có đủ bình tĩnh, họ sẽ nhận ra bài hát đó không hề ăn nhập với chủ đề của buổi lễ trao giải, và với nội dung các hoạt động của bà. Họ sẽ thấy bà Trang lạc đề một cách kệch cỡm.

Chú thích:


2 nhận xét:

  1. zận chủ Phạm Đoan Trang đúng là kẻ xảo quyệt lợi dụng những sự thương cảm của những người nhẹ dạ cả tin không có kiến thức để tuyên truyền những luận điệu sai trái của mình chống phá Đảng. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ả sẽ sớm bị trừng phạt của pháp luật.

    Trả lờiXóa