Tình
cờ vào RFA mới biết, ngày 1/11/1963 là ngày cộng đồng “đấu tranh dân chủ” trên
mạng Internet ở hải ngoại “nhộn nhịp” tưởng niệm ngày mất của ông Ngô Đình Diệm
và chế độ VNCH đệ nhất. Nơi thì là Lễ
tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại ... - SBTN, chỗ Lễ giỗ cố Tổng Thống
Ngô Đình Diệm tại Đan Mạch…
Vào
dịp này, RFA đăng bài Tại
sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm? phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một
nhân chứng lịch sử, một người bạn, người cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ
những ngày đầu tiên khi từ Mỹ trở về Việt Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy
ra, nội dung ca ngợi ông Diệm “bình định được tình hình, đưa quân Pháp ra khỏi
nước Việt Nam một cách ổn định và xây dựng nền đệ nhất cộng hòa”, ngăn cản quân
đội Mỹ “đặt chân vào Việt Nam” nên mới bị lật đổ, lên án những tướng lĩnh lật đổ
Diệm là “ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình
chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình,
đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản”, bị Mỹ lừa bịp rằng anh
em ông Diệm có mưu đồ bắt tay với cộng sản nên cần lật đổ để cứu nước, không bị
bán cho cộng sản… Đây xem ra là những lập luận khá phổ biến của những người “đấu
tranh dân chủ” trong nước như Lê Công Định và những người còn nặng lòng với
VNCH đệ nhất. Tuy nhiên, sự thực thì thế nào?
Cuốn
sách “Phê Phán Chế Độ Ngô
Đình Diệm Của 100 Chứng Nhân” toàn những người gắn bó, nhân chứng cho chế độ
9 năm VNCH đệ nhị đã đưa ra câu trả lời cho sự biện bạch trên của một cố vấn
thân cận với ông Diệm, xin trích 3 ý kiến cũng đủ để phủ nhận được bài phỏng vấn
trên và những lập luận bảo vệ ông Diệm nhằm ca ngợi tính “chính nghĩa” của VNCH:
Quốc gia hay Quốc gian
Nguyệt san Dân Quyền số 86, tháng 4/1985
Montréal, Canada”
- Đến chính Bảo Đại than thở về sai lầm khi đưa ông Diệm về nắm quyền
“Do đó, tất cả các mục tiêu của Ngô Đình Diệm, từ những nỗ lực cải cách điền địa đến việc thành lập các Ấp Chiến Lược không những đều dẫn đến thất bại mà còn tiếp sức cho hoạt động khuynh đảo và du kích của Cộng Sản.
Vì thế mà ngày 20 tháng Chạp năm 1960 Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời. Mặc dù quân đội VNCH đã có đến 150 ngàn người được Mỹ trang bị hơn hẳn quân đội của MTGPMN mà càng ngày người ta càng nhận thấy chính quyền miền Nam bất lực.
...Cũng cần phải nói lại. Bây giờ thì có Ngô Đình Diệm. Chính tôi đã tìm ông ta khi ông ta còn nghiên cứu về giáo lý (Thiên Chúa giáo) và được giao cho cầm quyền. Nhưng than ôi! Chẳng bao lâu, dưới quyền hành của ông ta, nước Việt Nam trở thành một quốc gia do một thiểu số cai trị (oligarchique). Diệm bị những phần tử xấu bao vây, gia đình ông ta làm hại ông ta.
Le Dragon D’Annam
Bảo Đại, Paris 1980 trang 348 và 351”
- Ông TRẦN VĂN ĐÔN, Trung tướng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, Quyền Tham Mưu trưởng Quân đội (thời Đệ Nhất Cộng Hòa):
“...Hình như Diệm và Nhu chỉ đồng ý điểm bất di dịch là ngăn triệt sự xâm nhập của Cộng Sản. Họ chủ trương bắt bớ độc đoán, đày ải vào các trại tập trung vô thời hạn và không được tòa án xét xử và ám sát những thành phần dân chúng mà họ nghi ngờ là thân Cộng. Các vụ lùng bắt và tra tấn theo kiểu quân xung phong Đức Quốc Xã bị nghe than phiền khắp mọi nơi. Tại miền Trung, những phương pháp khủng bố tàn bạo nhất được sử dụng theo chỉ thị và khuyến khích của Ngô Đình Cẩn. Chỉ cần bị tình nghi là Cộng Sản hay có cảm tình với Cộng Sản là sẽ biết được những biện pháp tàn bạo của Cẩn và đồng bọn. Ngoài ra, chính sách khủng bố cũng được đối xử cho những ai chỉ là đối lập với chế độ như các lãnh tụ hay phát ngôn viên của các đảng phái quốc gia hoặc đối với những cá nhân chống lại chính sách khủng bố, tra tấn cán bộ chính quyền. Nhiều phần tử quốc gia chân chính có đường lối chống Cộng khôn ngoan đã chạy theo Mặt Trận Giải Phóng vì cho rằng Mặt Trận còn ít tàn bạo hơn. Tại những vùng xa xôi, cán bộ của chính quyền đã có những lạm dụng khủng khiếp bằng cách hoàn toàn ngụy tạo ra những tội ác để gán cho kẻ thù của họ. Nhu và Cẩn chỉ huy những ban Mật Vụ đặc trách những vụ đàn áp khủng bố khắp nơi.
Một chứng cớ rõ rệt về chính sách bắt bớ, tra tấn độc đoán là hành động đối xử với một nhân vật quốc gia tên tuổi là ông Phan Khắc Sửu, vị Quốc trưởng của năm 1964. Sau khi chế độ Diệm bị lật đổ ông Sửu được chúng tôi giải thoát đã kể lại một câu chuyện hết sức rùng rợn.
Mặc dù ông ta không liên hệ gì đến cuộc đảo chánh của Nhảy Dù năm 1960, ông ta vẫn bị Mật Vụ đến bắt vào đêm tối rồi đem giam vào một cái hầm đào sâu dưới đất tại Sở Thú, cái hầm vừa nóng vừa ẩm ướt mà lại không có không khí. Sau đó, ông được chuyển đến một trại giam khác nhưng vẫn thường bị tra tấn. Họ đã sử dụng kiểu tra xưa cũ của Tàu là kiểu “đổ nước” bằng cách trói tội nhân lại rồi cho từng giọt nước rớt xuống đầu làm cho ông Sửu cảm thấy như điên cuồng. Chân của ông ta bị tê bại phải chữa trị một thời gian khá lâu vào năm 1964 sau khi được giải thoát.
Một người khác là ông Nguyễn Ngọc Yến, chủ khách sạn Morin (Huế), bị bắt vì bị tố cáo là thân Pháp. Đây chỉ là một thủ đoạn để Chính phủ (Diệm) có thể chiếm hữu ngôi khách sạn của ông Yến. Hiển nhiên là trong lúc ông Yến ngồi trong lao tù họ đã có những cung cách buộc ông Yến bán với giá thật thấp ngôi khách sạn của ông ta cho đảng Cần Lao để sau đó họ bán lại cho Chính phủ”
Tổng kết về nguyên nhân chế độ Diệm thất bại, ông Bùi Kha đưa ra “bảy nguyên nhân thất bại” như sau:
- Thứ nhất, truyền thống gia đình “không bắt nguồn từ những hoạt động cách mạng và sống trong lòng dân tộc để lên nắm chính quyền như bao nhiêu chính khách khác, ngược lại, ông Ngô Đình Diệm, như trên đã cho thấy, xuất thân từ một gia đình mà một số sử gia cáo buộc là “ Việt Gian Ba Đời” (xem Việt Nam Cọng Hòa Toàn Thư của nhà nghiên cứu Sử Nguyễn Mạnh Quang, Seatle) và được “bồng” lên làm thủ tướng rồi tổng thống nhờ áp lực và nhu cầu bảo vệ quyền lợi của ngoại bang mà thôi”, lí lịch này đối lập hẳn với Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình hàn Nho, khoa bảng, yêu nước.
- Thứ hai, chính quyền phi nghĩa “Sau khi bại trận tại Điện Biên Phủ, theo thỏa ước Genève, Pháp phải rút về nước, trao trả chủ quyền và độc lập cho Việt Nam. Mỹ thay chân Pháp với sách lược chận đứng làn sóng xâm lăng của Cọng Sản quốc tế mà đứng đầu là Nga Sô. Ông Diệm được Mỹ đưa về làm Thủ tướng rồi Tổng thống một nửa nước Việt Nam với quốc hiệu Việt Nam Cọng Hòa. Dẫu biện minh hoặc giải thích thế nào chăng nữa, nhưng đối với tâm cảm và truyền thống của người dân Việt bình thường, thì người Mỹ lại chỉ là một loại thực dân mới trên quê hương của dòng giống Việt không khác gì người Pháp, người Nhật, người Tàu trước đó. Chương trình viện trợ ồ ạt và sự hiện diện của các cố vấn và chuyên viên người Mỹ trên mãnh đất miền Nam đã làm cho ông Diệm mất thêm uy tín và dễ tạo sự tuyên truyền hữu hiệu cho chính quyền miền Bắc: “Mỹ là một đế quốc thực dân mới” chẳng khác nào thực dân Pháp trước đây.
Miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chính phủ ông cũng nhận viện trợ của Trung Quốc và Nga để đánh Pháp rồi đánh Mỹ, nhưng thành phần nhân sự của hai quốc gia nầy không hiện diện trên đất Bắc, nên bộ máy tuyên truyền của miền Bắc đã tiến hành được một đòn tâm lý chiến vô cùng lợi hại cho việc vận động nhân dân tham gia cuộc chiến gọi là “Chống Mỹ Ngụy cứu nước”.”
- Thứ ba, dựa vào Công giáo cai trị đất nước. Lực lượng chủ chốt trong việc đối đầu với miền Bắc là thành phần Công giáo, chiếm 7 % dân số miền Nam. Hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính phủ như bộ trưởng, tỉnh trưởng, quận trưởng và các tướng lãnh, các chức trọng yếu trong quân đội, Tổng thống Diệm đều sử dụng người Công giáo.Dễ hiểu, đến nay thành phần hoài tiếc ông Diệm nhất đều nằm trong thành phần cực đoan của Công giáo như Dòng Chúa cứu thế.
- Thứ tư, điển hình chế độ gia đình trị, “anh em ông Diệm, từ ông Giám Mục đến mấy người em, đã chia nhau quyền hành và quyền lợi để bòn rút tài sản và lũng đoạn quốc gia. Họ không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào để có được nhiều tiền, không do dự bất cứ một tội ác nào kể cả giết người để làm giàu.”. Trái lại, về phía miền Bắc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh không có thân nhân bà con bên cạnh, không có xe hơi, nhà lầu, không có của chìm của nổi. Lối sống ấy dễ gây được cảm tình của toàn dân, dễ lôi cuốn những người khác hy sinh cho nghĩa vụ cho chương trình cách mạng của ông.
- Thứ năm, diệt các đảng phái và giáo phái. “Ông Diệm người Quảng Bình, được xem như là người miền Bắc (vì ở bên kia vĩ tuyến 17) vào làm “vua” miền Nam. Với óc địa phương “Nam Kỳ Quốc”, nhiều người miền Nam không ưa. Đã thế, chính phủ Ngô Đình Diệm lại có chính sách đàn áp và tiêu diệt các đảng phái quốc gia, tiêu diệt Cao Đài, Hòa Hảo vốn là hai giáo phái mạnh và được nhiều người miền Nam mến mộ. Tướng Trình Minh Thế của Cao Đài bị giết mờ ám, tướng Ba Cụt Lê Quang Vinh của Hòa Hảo bị lừa rồi bị hành quyết, giáo chủ Phạm Công Tắc bị bôi bẩn để triệt tiêu, phải chạy trốn sang Nam Vang. Hành động thiếu sáng suốt biến bạn thành thù đã tạo thành những thế lực chống đối nhà Ngô lúc ngấm ngầm, lúc công khai ầm ỹ làm lung lay gốc rễ của chế độ.
Trong lúc đó, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã có chủ trương tôn giáo khôn khéo. Năm 1946 tại Paris, ông đề nghị chương trình Tam Tự với các bà con người Công Giáo: Tự Dưỡng, Tự Quản và Tự Truyền; tách rời khỏi sự khống chế quá mức của Vatican. Tại miền Bắc, ông mời Giám mục Lê Hữu Từ làm cố vấn, Nguyễn Mạnh Hà (người Công Giáo) làm bộ trưởng kinh tế trong chính phủ VNDCCH đầu tiên”
- Thứ sáu, kỳ thị tôn giáo để bành trướng nước Chúa. Đối với toàn thể dân chúng miền Nam, trong 9 năm cai trị, chính quyền Ngô Đình Diệm đã giết và tù đày dân chúng như thế nào? Trang 89 trong cuốn “Tại Sao Chúng Ta Đến Đó ?, Chuyện “Bàng Hoàng Về Vai Trò Của Giáo Hội Công Giáo Trong Việc Gây Chiến Tranh Việt Nam”, ông Avro Manhattan, một cựu bình luận gia chính trị của đài BBC Luân Đôn, người đã viết nhiều cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất, tường thuật về chế độ Ngô Đình Diệm như sau: “...Từ năm 1955-1960 ít nhất có 24 ngàn người bị thương tích, 80 ngàn bị xử tử hay bị giết, 275 ngàn bị giam giữ, điều tra hoặc tra tấn, và khoảng 500 ngàn bị đưa vào trại tập trung hay trại giam”.
- Thứ bảy, không đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của ngoại bang. Những ai tìm hiểu về chính sách của chính phủ Hoa Kỳ thì sẽ thấy rằng, họ không có bạn cũng chẳng có thù nhưng chỉ vì quyền lợi mà thôi. Ngô Đình Diệm không thể sống vì ông là một người làm công không đáp ứng được quyền lợi của chủ. Lý do người ta bỏ ông Diệm vào hòm cũng chẳng phải vì ông Diệm có tinh thần quốc gia dân tộc và độc lập tự cường như một số người bênh vực nhầm, mà vì ông Diệm quên rằng khi người ta dẫn ông về thìø ông phải biết cái mà người ta thích, và phải làm cái mà người ta muốn.
Thêm vào đó, ông Diệm lại ngầm liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh để được “bảo đảm” cái ghế “Thủ Trưởng Miền Nam trong Liên Bang Việt Nam sau nầy”, chứ cũng chẳng phải ông Diệm muốn hai miền thống nhất để tiết kiệm xương máu của nhân dân như một vài tay chân bộ hạ bênh vực thiếu cơ sở. Có người lại không biết sự hứa hẹn cái ghế “Thủ Trưởng Miền Nam” nên lớn tiếng nói rằng “Cụ Còn Thì Miền Nam Không Rơi Vào Tay Cọng Sản”.
Giáo sư Tôn Thất Thiện, tiến sĩ chính trị học, từng là Bộ Trưởng Thông Tin chính phủ Việt Nam Cọng Hòa trước 1975, và cũng là một trong những người bênh vực ông Diệm hết mình và chống Cộng “chết bỏ” ở hải ngoại, đăng trên Nhật Báo Người Việt, một tờ báo cũng thuộc loại chống Cọng hung hãn. Báo Người Việt, mục Diễn Đàn, California ngày 19. 8. 2003, bài viết có tựa đề “Một Quan Điểm Mới Về Vụ Đảo Chánh Tháng 11, 1963”, giáo sư Tôn Thất Thiện viết:
“Nhìn từ một khía cạnh Á-đông, “thảm kịch Việt Nam” được thấy như sau. Ông Ngô Đình Diệm đã thực hiện được một kỳ công lớn: ông đã dành được một danh vị mà tất cả những người Việt có nguyện vọng làm lãnh tụ quốc gia đều mơ mộng: được công nhận ngang hàng với Hồ Chí Minh. Điều nầy rõ ràng khi Hồ Chí Minh nói với ký giả Cọng sản trứ danh Úùc, Wilfred Burchett, rằng: “Ông Diệm là một nhà ái quốc theo kiểu của Ông ấy”, và “khi nào anh gặp Ông ấy, anh bắt tay Ông ấy hộ tôi”.
“Nhân dịp Tết, ông Hồ nhờ Ủy Hội Quốc Tế chuyển cho Ông Diệm một cành đào nở hoa. Ông Diệm cho chưng cành đào nầy trong phòng khách dinh Gia Long cho ngoại giao đoàn thấy. Các nhà ngoại giao lấy việc nầy làm lạ, vì họ không hiểu rằng dữ kiện nầy có một ý nghĩa biểu tượng: đó là một biểu lộ sự tôn kính của Hồ Chí Minh đối với ông Ngô Đình Diệm!”. “Thêm nữa, qua trung gian Ông M. Manelli, đại diện Poland ở UHQT, Ông Hồ nhắn Ông Diệm rằng, trong liên bang Việt Nam sau nầy, địa vị thủ trưởng Miền Nam của ông sẽ được tôn trọng”.
Như vậy, những lập luận ông Diệm có công đuổi Pháp, thoát Mỹ, nhân văn, có tinh thần dân tộc đều là lừa bịp, tô vẽ của những người thờ phụng nước Chúa, nuối tiếc ngày tháng hoàng kim hoặc bấu víu vào đó để tìm sự “chính nghĩa” để “chống cộng” mà thôi.
Không chỉ có Lê Công Định và nhiều “nhà đấu tranh dân chủ” núp dưới bóng Dòng Chúa cứu thế để “đấu tranh dân chủ” sùng bái chế độ ông Diệm bằng những lập luận kiểu như bài phỏng vấn RFA trên, kiểu cảm tưởng ngưỡng mộ ông Diệm, cho ông Diệm có thể đưa Việt Nam “sánh ngang với Nhật Bản ở Á châu” nếu không bị lật đổ, ví ông Diệm “một nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế kỷ 20” “nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia Việt Nam”, ước nguyện “phục hoàn và tôn vinh tương xứng với sự nghiệp vĩ đại của ông”... Cứ đến ngày này, các con chiên ngoạn đạo Công giáo và các “nhà đấu tranh dân chủ” phía Nam lại tìm đến mộ ông Diệm để tiếc nuối và cầu mong ông phù hộ cho họ được “phục quốc”, rước Mỹ trở lại để “thoát Trung”.
Nguyễn Biên Cương
Ngô Đình Diệm thì có gì mà tài giỏi? Leo lên được tuần phủ cũng nhờ đút lót. Sau đó ra sức đàn áp cộng sản, áp bức nông dân để lấy điểm với các quan thầy nên mới được đặc cách phong thượng thư. Ăn bổng lộc triều đình, cúi lạy thực dân Pháp, ấy vậy mà khi Phát xít Nhật vào thì hắn vội vã thề trung thành với Nhật, xin Nhật được cho mình làm thủ tướng bù nhìn. Đến khi Mỹ vào thì ôm lấy chân Mỹ, yêu Công giáo. Cuối cùng thì kẻ ăn cháo đá bát cũng bị đàn em xử. Cả cuộc đời chả thấy vinh quang gì, toàn là nhục nhã.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaÔng Diệm có gì hay đâu mà thấy ông lên làm thủ tướng ở Miền Nam đi tới đâu cũng thấy hình ông tới đó . Ông Diệm có gì tài đâu trong 5 năm lãnh đạo mà VNCH có Sài gòn hòn ngọc Viễn Đông ,kinh tế và chính trị đều dưới sự ngưỡng mộ của Lý Quang Diệu ,chán ! Kinh tế chỉ đứng đầu ĐNÁ và thứ 4 Châu Á thôi mà.Viết bài thiển cận quá không biết có được ăn tí cơm nào của Cộng Sản không nữa , chứ ăn cơm thời đệ nhất VNCH mà chê ông Diệm không suy nghĩ từ 1 dân đói khổ , lọa lạc giáo thực dân bóc lột mà được ấm lo hạnh phúc .Nếu tôi mà là ông Diệm thì đừng có cửa hiền lành để đảo chánh xảy ra với quyền tối cao pháp viện đem mất thằng tướng vùng ngu cờ bạc đàn điếm bắn hết rồi . Tác giả nhìn lại những người dẫn tới cái chết của gia đình ông Ngô kết cục có sướng không chết có được như ông không ! Con Thiên tử là từ tôi luôn muốn dành cho ông Diệm đấy .Như ông Kỳ ông Thiệu chết hải ngoại còn có ai chịu câm miệng không chửi không còn ông Diệm đừng nói là Hải ngoại ngay cả Cộng Sản còn chẳng biết gì và nói gì để hạ nhục uy tín của ông, tác giản hãy lên google , bring ... kể cả ở việt nam hay hải ngoại xem người ta chê hay là bênh vực khen ngợi . Ngô tổng thống muôn năm !
Trả lờiXóađại lý vé máy bay eva tại tphcm
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
korean air vn
vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich