Như mọi chuyến thăm lãnh đạo cao cấp của Đảng tới các nước quan trọng, dư luận lề trái những ngày qua lại ưu ái dành ngôn từ miệt thị, bới móc cho chuyến thăm Nga-Belarus của TBT Nguyễn Phú Trọng. BBC, VOA, RFI ra rả xuyên tạc: "Việt Nam qua Nga cầu xin Putin đừng bán S400 cho Trung Quốc.." RFA lại dở trò phỏng vấn rận nội, rận ngoại xỉa xói chuyến đi không được phía Nga đón tiếp trọng thị (chỉ có Thứ trưởng Ngoại giao ra sân bay đón), là “sự cạnh tranh và chạy đua nhằm thể hiện vị thế và uy tín của Đảng so với Chính phủ”, là “Đảng lấn sân Chính phủ”, là “chuyến đi không cần thiết và không mang lại hiệu quả”… Blog Phạm Viết Đào viết về “Những hệ lụy ngoại giao của chuyến thăm Nga của TBT NGuyễn Phú Trọng” thể hiện rõ giọng điệu miệt thị cay đắng với chủ nghĩa Mác-leenin và xuyên tạc theo dụng ý, chuyến đi làm yên lòng Trung Quốc vì Nga cùng ý thức hệ “Trung Quốc cùng với Nga bắt tay, khống chế, bắt chẹt Việt Nam ở Biển Đông dễ hơn là để Việt Nam bắt tay với Mỹ. Dẫu sao, Trung Quốc cùng với Nga xúm vào để điều chỉnh Việt Nam có lợi cho Trung Quốc hơn là để Mỹ xía vào”.
Trong khi đó ngoài VTV cập nhật liên tục chuyến đi, các báo chí trong nước “đăng có vẻ miễn cưỡng chỉ đề cập sơ sài về mấy thành quả vật chất (ký kết hợp đồng này nọ) còn ý nghĩa về chính trị thì họ lờ tịt đi” khiến một số cư dân mạng bức xúc, với vai trò báo chí mang tính cách mạng ngày càng giảm sút, chạy theo tính thị trường rẻ tiền, giỏi xào xáo báo chí phương Tây theo lối con vẹt nhiều hơn. Với tâm trạng đó, một số trang tin, facebook tự tổng hợp, bình phẩm về ý nghĩa chính trị của chuyến thăm này, chia sẻ với cộng đồng mạng cho “vơi đi bức xúc”.
Trên FB Lê Văn Lực bày tỏ
tâm đắc đầy ý nhị về thành công “ngoài lề” đặc biệt của chuyến đi khiến ông tâm
đắc:
“1/ Ít nhất có 5 lần
tổng thống Putin dùng từ ĐỒNG CHÍ với TBT Nguyễn Phú Trọng. Không những vậy,
thủ lĩnh 3 đảng chính trị lớn nhất Nga cũng dùng từ ĐỒNG CHÍ trong những lần
hội kiến, tiếp xúc. Sự ngạc nhiên thú vị là thủ tướng Medvedev gọi mối quan hệ
Nga - Việt là ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN ĐẶC BIỆT.
2/ Việc VN tham gia
Liên minh Hải quan Nga, Belarus, CHXHCN Xô viết Kazakhstan là niềm vui lớn
nhất. Bởi, Việt Nam là cửa ngõ duy nhất giúp khai thông luồng giao thương giữa
ASEAN phát triển năng động & đa dạng bậc nhất hành tinh với thị trường có
tổng GDP 2.500 tỉ usd đầy tiềm năng, hứa hẹn. Ý nghĩa chính trị của nó càng trở
nên sâu sắc khi đã vô hiệu hóa lệnh cấm vận mà phương tây áp đặt chống Nga,
Belarus.”
Facebooker này
còn cho rằng, Nga có vô khối lợi thế mà Việt Nam cần khai thác như “Khoa học cơ
bản (dẫn đầu thế giới), vũ trụ, quân sự, dầu khí, chế tạo máy..”, “nhưng Nga dở
tệ ở lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng, nông sản/thực phẩm” trong khi lĩnh vực này lại
là thế mạnh của Việt Nam và ASEAN. Việt Nam đang khai thác “nội chiến” Nga – Mỹ
và Phương Tây chiếm lĩnh thị trường béo bở này. Sự tiếp đón trọng thị các
nguyên thủ Nga, Belarus dành cho Việt Nam là CHƯA CÓ TIỀN LỆ, như “mở cửa lăng
Lenin ngày chủ nhật để TBT Nguyễn Phú Trọng vào viếng (ở Nga) & đưa đội
danh dự ra đón đồng thời tổ chức diễu/duyệt binh (đại diện 4 quân binh chủng)
ngay tại sân bay (ở Belarus) là CHƯA HỀ
CÓ TIỀN LỆ. VTV đặc biệt nhấn mạnh đến việc Tổng thống và Thủ tướng Nga tiếp
đón TBT Nguyễn Phú Trọng tại biệt thự riêng ở Sochi – ưu đãi dành cho nguyên thủ
nước lớn và thể hiện tình cảm đặc biệt dành co Việt Nam.
Một ý nghĩa chiến
lược khác mà TBT Nguyễn Phú Trọng mang theo trong chuyến thăm Nga này, là “các
tàu Nga khi vào cảng Cam Ranh chỉ cần thông báo trước cho ban quản lý cảng mà
không cần thêm thủ tục gì khác” mà phía Nga từng đề
nghị trong chuyến thăm của Bộ trưởng BQP Phùng Quang Thanh năm 2013. Điều này
cũng với thỏa thuận về kinh tế cho thấy, quan hệ Việt-Nga đã vượt qua ngưỡng ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN, có hơi
hướng quan hệ ĐỒNG MINH TOÀN DIỆN, một
sự vượt trội hơn hẳn hàng chục đối tác chiến lược toàn diện khác.
Nhìn
tổng thể, nằm trong các hoạt động ngoại giao con thoi của lãnh đạo Đảng, nhà
nước Việt Nam trong thời gian qua, nhất là sau vụ giàn khoan HD981 cho thấy rõ,
Đảng và Nhà nước đang dốc sức cho ngoại vận để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới
trong đấu tranh chủ quyền, tăng cường thúc đẩy kinh tế, mở rộng giao thương và dự
phòng cho tình thế không hề thiếu tính ý nhị khác, đó là tìm kiếm các thị
trường “phòng thủ” trong trường hợp bị bao vậy, cô lập nếu có xung đột Việt -
Trung xảy ra. Đó là điều mà đám rận nội, rận ngoại không chịu đọc/hiểu và chấp
nhận được chăng?
Nguyễn Biên Cương
Trong quan hệ quốc tế việc lãnh đạo cấp cao của quốc gia này đến thăm quốc gia kia à sự kiện trọng đại và đáng được quan tâm. Nó đồng nghĩa với tình cảm, mối quan hệ giữa hai quốc gia ở mức độ nào. Việt Nam từ xưa tới nay chưa từng một lần phải đi xin xỏ quỗ gia khác và giờ cũng thế. Chuyến thăm vừa rồi là để khẳng định hơn nữa tình càm của người Việt giành cho người Nga và ngược lại
Trả lờiXóa
Trả lờiXóahãng máy bay eva air
gia ve may bay eva di my
phòng vé korean air tại tphcm
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich