Theo dõi diễn biến quá trình làm hồ sơ ứng cử ĐBQH
và HĐND vừa qua, không khỏi khiến những người quan tâm mà cả những người làm
công tác bầu cử bức xúc, lo lắng với những “lổ hổng” trong quy định bầu cử.
Trước khi bước vào sự kiện này, ông Nguyễn Quang A
đã hô hào những thành phần bát mãn, chống phá chính quyền “tự ứng cử ĐBQH” càng
đông càng tốt, và đồng thời diễn ra các cuộc vận động các cá nhân có “thành
tích” chống chính quyền này ra ứng cử, dù biết trước “sẽ bị loại từ vòng gửi xe”
vì không đáp ứng được tiêu chuẩn ĐBQH, nhưng quyết tâm thực hiện dưới sự kích động
của đồng bọn và thế lực hải ngoại. Đến ngay Tiểu ban An ninh Hà Nội đã cảnh báo
về “Tổ chức phản động đứng sau một số người tự ứng cử”,
trong đó nêu rõ “Trong 47 người
tự ứng cử tại Hà Nội, "một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động
trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính
để vận động",”
Trước khi bước
vào giai đoạn nộp hồ sơ ứng cử, ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam đã phải khuyến cáo “Những người tự ứng cử phải hết sức nghiêm túc nếu cảm thấy mình đủ
tiêu chuẩn hãy ra ứng cử chứ đừng coi bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp như một phép
thử để khỏi mất thời gian cả hai phía”. Rõ ràng, điều ông Pha muốn nhắn nhủ tới những
kẻ đang phát động “phong trào tự ứng cử” xem nó như phép thử “Dân chủ”, chứ
không hề quan tâm xem mình có đáp ứng được tiêu chuẩn ứng cử viên hay có động lực
cống hiến, thực hiện sứ mệnh của một ĐBQH hay cơ quan dân cử hay không.
Sau khi có danh sách sơ bộ ứng cử viên Đại biểu Quốc hội thực hiện Hiệp
thương vòng 2, tức được đưa về lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và nơi công tác,
thì hầu hết số tự ứng cử, dù đầy “thành tích” vi phạm pháp luật, vi phạm chế độ
hôn nhân, tư cách đạo đức, án tích… đều được đem ra lấy ý kiến cử tri, dù chiểu
theo luật, họ sẽ “bị loại từ vòng gửi xe”. Vậy đây có phải là dân chủ đích thực
không hay chúng ta đang rơi vào một trạng thái mà kẻ chơi trò chơi “tự ứng cử”
bày ra, làm nhũng nhiễu và phá hoại đi tính nghiêm túc của sự kiện chính trị
quan trọng và có ý nghĩa này, tiêu tốn công sức của không chỉ cơ quan, bộ máy chính
quyền cơ sở mà cả thời gian vàng ngọc của các cử tri khi phải “đối thoại” với
thành phần vi phạm pháp luật, không xứng đáng cho họ hao tổn công sức làm một
cái việc vô ích mà đáng lẽ chính quyền phải có trách nhiệm làm tốt ?!
Nhìn vào danh sách ứng cử viên được thông qua, ông Trương Tùng, Nguyên Phó chủ tịch Hội đồng
nhân dân TP Hà Nội nêu ý kiến: “Tôi cho rằng
không nên đưa những người thất nghiệp vào danh sách ứng cử Quốc hội. Bởi ngay cả
bản thân mình họ còn không lo được, nói gì đến chuyện lo cho dân cho nước”.
Trái với ý kiến đề cao tiêu chuẩn của ứng cử viên
của ông Tùng, ông Bùi Danh
Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội lại cho rằng danh sách sơ bộ người ứng
cử thể hiện rõ sự dân chủ trong bầu cử: “Người
được cơ quan, tổ chức giới thiệu thì đương nhiên tôi rất tin tưởng. Người tự
ứng cử, đó là quyền của người ta. Danh sách lần này thể hiện rõ sự cởi mở dân
chủ trong bầu cử. Chúng ta không thể gạt bỏ họ được mà hãy để cử tri tự quyết.
Trừ trường hợp phát hiện người ứng cử vi phạm pháp luật, còn lại không phân
biệt ngành nghề”.
Như vậy, ngay trong ý kiến ủng hộ dân chủ và tạo không
khí cởi mở, quyền ưu đãi tối đa cho người tự ứng cử, ông Liên cũng không thể
không chấp nhận được những ứng cử viên vi phạm pháp luật ra ứng cử.
Nhìn vào một số tên tuổi người tự ứng cử ĐBQH, sẽ thấy
ngay một loạt tên tuổi chống phá chính quyền cực đoan, công khai, thách thức và
đầy “án tích” hoặc điều tiếng về dư luận, sự bức xúc của chính quyền địa phương
và người dân. Tiêu biểu như ông Nguyễn Quang A với vi phạm chế độ hôn nhân một
vợ một chồng, bị tố cáo vận động những kẻ mưu đồ lật đổ chế độ ở hải ngoại hậu
thuẫn cho các kịch bản lật đổ thể chế của ông ta. Hay như Nguyễn Xuân Diện còn
từng bị Sở Thông tin truyền thông xử phạt về hành vi sử dụng blog tuyên truyền
chống Nhà nước và đến nay còn chưa thèm chấp hành mức phạt. Hay như Nguyễn Tường
Thụy, Phan Văn Phong, Nguyễn Đình Hà, Phạm Văn Thành…đều bị chính quyền nơi cư
trú điểm mặt chỉ tên là công dân không gương mẫu, vi phạm pháp luật….
Còn
người cầm trịch trong Hội đồng bầu cử, ông Đào Văn
Bình, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lại cho rằng, danh sách sơ
bộ những người ứng cử ĐBQH của Hà Nội đảm bảo tính dân chủ, quyền tự ứng cử của
mọi công dân: “Tất cả hồ sơ nhận người tự
ứng cử, người được cơ quan tổ chức giới thiệu nên trình bày tập thể, nguyên
văn. Người tự ứng cử nộp hồ sơ đúng luật thì chúng ta phải đồng ý đưa vào danh
sách rồi thực hiện các bước tiếp theo. Kể cả người được giới thiệu lẫn tự ứng
cử đều bình đẳng như nhau”, ông Bình nói.
Xem bài báo http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/khong-nen-dua-nguoi-that-nghiep-vao-quoc-hoi-c46a776923.html
Điều này có nghĩa, với quy định luật hiện nay, phàm
bất cứ ai nộp hồ sơ “đúng luật” thì Hội đồng bầu cử đều phải đưa vào danh sách
rồi thực hiện các bước tiếp theo để chứng minh người ứng cử và tự ứng cử bình đẳng
như nhau. Như vậy, nếu một thế lực muốn chống phá sự kiện chính trị này bỏ triệu
đô la “thuê” được hàng trăm ngàn người nộp hồ sơ “đúng luật” thì sự kiện bầu cử
này sẽ vỡ trận và Hội đồng bầu cử sẽ phải “ứng phó” ngang với thiên tai, địch họa
!?!
Thêm nữa, hành động này vô tình cho thấy, chính quyền
đang đẩy trách nhiệm phán xét tiêu chuẩn
ứng cử viên trong Luật Tổ chức Quốc hội và Luật bầu cử do Quốc hội ban hành sang
người dân, tức người dân với nhiều mức nhận thức, trình độ khác nhau sẽ được
quyền xem xét cho hay không cho một “đối tượng vi phạm pháp luật” vào danh sách
bầu cử, trường hợp họ vì lợi ích hay vì sự cả nể (như hàng chục người ký tên ủng
hộ ông Nguyễn Quang A ứng cử) mà ủng hộ cho ông ấy ứng cử thì Hội đồng bầu cử sẽ
xử lý ra sao hay lại quay sang sửa luật cho “hợp ý dân”!?!
Trường hợp như thân nhân tử tù vụ thảm sát Bình
Dương đang làm cái việc vận động “cử tri” tạo áp lực lên cơ quan tư pháp phán
xét lại bản án sơ thẩm nhân danh Nhà nước pháp quyền. Với khoảng 10 ngàn chữ ký
ủng hộ, có thể hơn nữa nếu gia đình tử tù này có sức vận động thì Tòa án nhân
danh Nhà nước pháp quyền sẽ vì “dân chủ” mà thay đổi hình phạt, hay đá quả bóng
sang xem thân thân 6 người bị sát hại kia phải quyết định tha hay không tha cho
kẻ sát nhân!?!
Hay như bài
báo “Nhiều người tự ứng cử, tốt... nhưng?” của báo Petrotimes vừa qua có nêu sự việc, “ĐBQH
Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) đề xuất ý kiến là người ứng cử ĐBQH cần phải được
khám sức khỏe, bởi ở TP HCM đã từng xảy ra trường hợp người tham gia ứng cử được
bác sĩ kết luận là bị tâm thần phân liệt thể khiếu kiện. Đây không phải là đề
xuất mới bởi trước đó, tháng 11-2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, đại
biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP HCM) đã từng đề nghị: “Khám sức khỏe cho người
được giới thiệu hoặc ứng cử ĐBQH không phải như khám sức khỏe lái xe, mà phải
có trắc nghiệm về trình độ và thần kinh, tâm lý. Nếu tâm thần mà không ổn định
thì hậu quả nhiều khi khó giải quyết vì nhiệm kỳ kéo dài tận 5 năm”.
Nhìn lại, thực ra đây là lỗ hổng trong xét duyệt hồ
sơ người ứng cử. Chúng ta đã từng có bài học đau xót về học viên đỗ đại học
công an chỉ vì không làm đúng khâu xét duyệt tiêu chuẩn để đến khi học sinh thi
đỗ, mất cơ hội chuyển sang trường khác mới thực hiện việc xét duyệt lý lịch, dẫn
đến bao trường hợp “bỏ thì thương, nương thì tội”.
Khác với trường hợp trên, ứng cử Đại biểu Quốc hội,
tức đem lại quyền lợi chính trị rất lớn, thì không thiếu kẻ bất chấp luật pháp
mà khai gian dối để được “đổi đời”, đã có trường hợp ĐBQH vi phạm pháp luật gây
thiệt hại rất lớn cho Nhà nước và nhân dân, nhất là uy tín và thể diện của cơ
quan quyền lực nhất trong bộ máy chính trị này.
Đến ngay như việc tuyển sinh vào học các trường công
an, quân đội còn phải có khâu xét duyệt lý lịch thì việc xét duyệt hồ sơ của những
người ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước lại “bỏ” đi khâu này, khác nào tự
làm khó mình, làm khó dân?
Nguyễn Biên Cương
Trả lờiXóavé máy bay eva air khuyến mãi
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu
đại lý vé máy bay korean air
vé máy bay giá rẻ đi mỹ khuyến mãi
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich