Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Đằng sau việc Phạm Chí Dũng công kích Nguyên Ngọc nhân chuyện ra mắt Viện Phan Chu Trinh



Việc Viện Phan Chu Trinh ra mắt gần 1 tháng sau thì ông Phạm Chí Dũng, người từng sát cánh với Nguyên Ngọc và nhóm nhân sỹ trí thức cấp tiến sỉ vả trực diện, lên án nặng nề, thậm chí có thể nói là thóa mạ Nguyên Ngọc và những người khởi xướng “Ban vận động Văn đoàn độc lập” cũng như những cán bộ, đảng viên tham gia lập “Viện Phan Chu Trinh” đang là đề tài nóng hổi hiện nay.

Nội bộ các nhân sỹ trí thức tan hoang sau sự ra đời của Viện Phan Chu Trinh

Nào là “vì sao giới đấu tranh dân chủ nhân quyền lại có vẻ thờ ơ, thậm chí gần như lạnh nhạt với sự kiện thành lập Viện Phan Chu Trinh - cũng cùng người chủ xướng là nhà văn Nguyên Ngọc?”,  vì sao “là tổ chức xã hội dân sự duy nhất vẫn duy trì hình thức “ban vận động” trong khoảng ba chục tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam”, nghi vấn “Viện Phan Chu Trinh thuộc về ai?”, “tại sao Viện Phan Chu Trinh mới ra đời nhưng đã có ngay 4 công trình nghiên cứu mà có thể nhận ngân sách nhà nước, trong khi nhiều hội đoàn nhà nước đang bị cắt giảm đến 50% hoặc hơn từ ngân sách hàng năm?”, “về bản chất, Viện Phan Chu Trinh là một tổ chức xã hội dân sự độc lập hay là một hội đoàn mới của chính quyền và trực thuộc… tỉnh ủy Quảng Nam?” và “Liệu có một chủ trương của chính quyền để Viện Phan Chu Trinh trở thành nơi thu hút những người nhà dân chủ nửa vời và vẫn nằm nguyên trong quỹ đạo “đổi mới không đổi màu” của đảng?”…

Cách hỏi và cách bình luận của Phạm Chí Dũng cho thấy rõ, ông ta và giới đấu tranh zân chủ luôn mặc định các hoạt động mang danh nghĩa Phan Chu Trinh là nhằm hướng tới đấu tranh giành “tam quyền phân lập và dân chủ tự trị”, là khuynh hướng đã thống nhất trong giới "nhân sỹ trí thức" rồi. Nay cái cách ông Nguyễn Ngọc bắt tay với quan chức nghỉ hưu lập ra Viện Phan Chu Trinh nhận tiền từ ngân sách chẳng khác nào bán rẻ hay nói đúng hơn là phản bội lại cả “phong trào dân chủ”, tự nguyện làm công cụ cho Đảng “thu hút những nhà dân chủ nửa vời”.

Thậm chí ông Dũng không giấu giếm sự nghi ngờ, Viện Phan Chu Trinh là kết quả của quá trình thỏa hiệp do Đảng mớm cho "cánh tay nối dài" nào đó: “Trước tết Nguyên đán 2017 đã rậm rịch thông tin về một số cựu quan chức và trí thức “đang thiết lập kênh tiếp cận Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”, với mục đích “xin gặp để phản biện”. Sau đó lại có thông tin Viện Phan Chu Trinh sắp được thành lập và được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động” rõ ràng nhắm đến ông Chu Hảo – tác giả bài viết “GS.Chu Hảo: ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN PHẢI ĐỐI THOẠI”, từng bị giới zân chủ công kích là “thỏa hiệp”, “cầu vinh”….  Phạm Chí Dũng công khai nghi ngờ nhóm Nguyên Ngọc, Chu Hảo đã có thỏa thuận ngầm bằng vật chất và việc lập ra Viện Phan Chu Trịnh đổi lại, là bán máu đồng chí, đồng bọn của mình?

Ngạc nhiên thay, hàng trăm nhân sỹ trí thức của nhóm Kiến nghị 62, Nhóm 23, nhóm Bauxite Việt Nam, Diễn đàn Xã hội dân sự, nhất là Văn đoàn độc lập, không một ai lên tiếng bảo vệ Nguyên Ngọc, Chu Hảo và nhóm Viện Phan Chu Trinh, ngoại trừ ông Bùi Minh Quốc với liên tiếp 2 bài “Nguyên Ngọc - tôi tin” và “Dân chủ, trước hết là mở miệng để đặt lại các giá trị cho đúng chỗ” quyết liệt bảo vệ Viện Phan Chu Trinh và khuynh hướng đi của Nguyên Ngọc, Chu Hảo đã theo cách thức mềm dẻo và đạt mục tiêu, xin trích “mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tham gia đấu tranh phải luôn nắm vững nguyên tắc đấu tranh hợp pháp, phải biết căn cứ xác đáng vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và thế mạnh riêng của mình, kiên trì, tỉnh táo và khôn khéo tận dụng từng chút một cái không gian văn hoá, chính trị mà chế độ này trước sức ép của thực tế khách quan buộc phải nới mở dần, để chọn những việc có tính khả thi tính hiệu quả cao mà làm, giành thắng lợi từng bước, tiến bước nào chắc bước nấy”.

Cuộc khẩu chiến này cho thấy rõ, mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ giới nhân sỹ trí thức dân chủ, vốn xoay quanh cách thức “phản biện đối lập” hay “phản biện trung thành”, nói cách của Phạm Chí Dũng là phe đối đầu cực đoan và phe cơ hội. Việc chỉ có Bùi Minh Quốc độc chiến bảo vệ nhóm Phan Chu Trinh trong khi cả Diễn đàn xã hội dân sự vẫn đang lấy tư tưởng Phan Chu Trinh làm đường lối hoạt động cho thấy, bản thân nhóm này không còn xem trọng các “ngọn cờ”, “tượng đài” mà họ vốn tự hào đã đứng chung chiến tuyến  nữa, đồng nghĩa với nội bộ đã chán ngấy nhau đến tận óc. 

Chung quy lỗi này không phải tại bản thân họ hay tại đường lối sai lầm, hay hoạt động thất bại …mà đều tại cộng sản như cái cách Phạm Chí Dũng đổ lỗi cho “đối sách tạo ly tán và phân hóa của chính quyền đối với phong trào dân chủ”.

Rút cục là cộng sản giỏi thật, chẳng cần làm gì các các trí thức, nhân sỹ nhà ta chém nhau rất đúng với phương châm “tự do ..thóa mạ”, “tự do đấu…ngôn luận”, chắc không bao lâu nữa, hàng loạt tổ chức XHDS kia lại chết lâm sàng để chuẩn bị ra đời hàng loạt tổ chức XHDS mới…với các gương mặt cũ trong nỗ lực “tái cấu trúc” nhằm cứu vãn “phong trào dân chủ” này hay vớt vát hy vọng "thay da đổi thịt". Dù có lập cả mấy chục hội đoàn nữa, tiếc rằng, mèo vẫn hoàn mèo.
Nguyễn Biên Cương

2 nhận xét:

  1. Cuộc khẩu chiến này cho thấy rõ, mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ giới nhân sỹ trí thức dân chủ, vốn xoay quanh cách thức “phản biện đối lập” hay “phản biện trung thành”, nói cách của Phạm Chí Dũng là phe đối đầu cực đoan và phe cơ hội. Việc chỉ có Bùi Minh Quốc độc chiến bảo vệ nhóm Phan Chu Trinh trong khi cả Diễn đàn xã hội dân sự vẫn đang lấy tư tưởng Phan Chu Trinh làm đường lối hoạt động cho thấy, bản thân nhóm này không còn xem trọng các “ngọn cờ”, “tượng đài” mà họ vốn tự hào đã đứng chung chiến tuyến nữa, đồng nghĩa với nội bộ đã chán ngấy nhau đến tận óc.

    Trả lờiXóa