Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Giới phản động hải ngoại câu kết với cánh tả Châu Âu ngăn EVFTA: người lao động Việt Nam được lợi hay chịu thiệt?



Sau chuyến thăm Việt Nam hôm 31/10/2019, phái đoàn Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu (INTA) đã thông báo rằng quá trình thảo luận về hiệp định EVFTA đang đi vào giai đoạn gấp rút, căng thẳng, trước khi Nghị viện Châu Âu (EP) bỏ phiếu xét thông qua hiệp định này vào tháng 02/2020. Nhân đó,cuối tháng 11/2019, hai thành viên Hội Nhà báo Độc lập là Phạm Chí Dũng và Thục Quyên đã viết một loạt kiến nghị, bài viết đòi EP hoãn thông qua hiệp định này cho đến khi Việt Nam có những hành động cụ thể để “cải thiện tình hình nhân quyền” – như thả tù chính trị và ký Công ước số 87 của ILO (liên quan đến vấn đề quyền tự do hội họp). Trong chiến dịch, Dũng và Quyên kêu gọi giới chống đối tập trung công kích những nhân vật có biểu hiện “thân Việt Nam”, “né tránh đàn áp nhân quyền” khi tham gia vào quá trình ký kết, thông qua EVFTA – như Bruno Angelet (Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam) và Chang-Hee Lee (giám đốc ILO tại Hà Nội).
Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt hôm 21/11, Nguyễn Thục Quyên (sống ở Đức, là thành viên tổ chức VETO, từng vận động ngăn EVFTA trong suốt năm 2019) tiếp tục theo đuổi hướng tuyên truyền này. Ngoài ra, giới chống đối cũng kết hợp các hướng vận động với nhau, khi lấy vụ bắt Phạm Chí Dũng làm cớ ngăn EVFTA, và dùng EVFTA để đòi thả Phạm Chí Dũng.
Đầu tháng 12/2019, giới chống đối đã tiếp tục tác động đến EVFTA qua 3 hoạt động nổi bật – là (1) vụ Liên minh Đảng Xanh buộc nghị sĩ Jan Zahradil từ chức Báo cáo viên Thường trực về EVFTA; (2) việc một số gương mặt chống đối trong nước phát biểu về EVFTA trong cuộc gặp giới chức ngoại giao Đức và Czech; và (3) việc Thục Quyên, Ca Dao, Lê Ngọc Anh viết bài kêu gọi ngăn EVFTA, trong đó Thục Quyên tranh luận, công kích với Nguyễn Quang A và Nguyễn Hữu Vinh về thái độ với Hiệp định.
Về hoạt động đầu tiên, ngày 22/11, tức một ngày sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt, nghị sĩ Saskia Bricmont (thành viên INTA, Báo cáo viên cho Đảng Xanh về EVFTA) đăng một bài trên Facebook, có đoạn:
“…Tôi khá sốc khi nghe tin họ bắt ông Phạm Chí Dũng (…) Nhất là việc này xảy ra vài giờ sau khi ông Jan Zahradil , Báo cáo viên phụ trách EVFTA của EP, một nghị sỹ Châu Âu của nước Cộng Hòa Séc, thuộc khối bảo thủ, một người hoài nghi về Liên minh Châu Âu, một người trong cùng khối chính trị với NVA, đã bác đề nghị của tôi rằng [INTA] sẽ lắng nghe một nhân chứng đại diện các tổ chức xã hội dân sự về nhân quyền, song song với Phòng thương mại EU tại Việt Nam (Eurocham) và Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO Vietnam).
Tôi đã biết cách đây hai tuần, ông Phạm Chí Dũng đã gửi thư cho ông Chủ tịch Nghị viện, cùng các ông Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế, Ủy ban Ngoại giao, Ủy ban Nhân quyền, để báo động về tình trạng xuống cấp ở Việt Nam và thái độ quá dễ dãi xuề xoà của phái đoàn EU ở Hà Nội. 
Chính xác là ông Phạm Chí Dũng đã cầu cứu những người được dân Âu Châu bầu ra nhưng không ai lắng nghe!
Tôi đã trình bày trước những người có thẩm quyền trong Nghị viện , trước các nghị sỹ khác, rằng chúng ta phải phản đối quyết liệt và đòi hỏi trả tự do cho tù nhân chính trị. 
Nếu họ không tuân thủ và không sửa đổi Luật Hình sự thì hiệp ước sẽ không được phê chuẩn.
Việc này vẫn phù hợp với nghị quyết của Nghị viện Âu Châu ra đúng một năm trước (cũng xin nhắc lại , tại thời điểm ấy ông Jan Zahradil đã tránh phát biểu vì muốn làm Việt Nam vừa lòng). Và việc này hoàn toàn đúng, theo những giá trị của chúng ta về dân chủ, nhân quyền, pháp quyền và sự đoàn kết!”.
Ca Dao (Lao Động Việt), Nguyễn Thục Quyên (VETO), Nguyễn Thị Hường (Project88) comment dưới bài viết này của Bricmont; trong khi Lương Thế Hương (thành viên VOICE Europe) dịch nó sang tiếng Việt; và Đoàn Thế Hòa (thành viên Nhóm Văn Lang ở Czech, có con gái làm cho tổ chức PIN) đăng lại bản dịch.
Cùng ngày 22/11, Saskia Bricmont gửi thư yêu cầu EP xem xét hoãn thông qua EVFTA vì vụ bắt Phạm Chí Dũng.
Khi EP họp bàn về EVFTA trong các ngày 02, 03, 04/12/2019, Bricmont đã không đưa được đại diện của một NGO về nhân quyền đến tranh biện với Eurocham và ILO Vietnam. Trong cuộc họp, nghị sĩ từ một loạt các đảng cánh tả đã đòi hoãn EVFTA đến khi Việt Nam có cải thiện về nhân quyền, đòi gây sức ép buộc Việt Nam thả Phạm Chí Dũng… Ngoài ra, Liên minh Đảng Xanh đòi áp 281 điều tu chính về nhân quyền vào hiệp định EVFTA. Đáp lại Jan Zahradil nhắc các nghị sĩ khác rằng EVFTA không phải là “để thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam”. Zahradil cũng thừa nhận rằng ông nghiêng về hướng thúc đẩy cho thông qua hai hiệp định, vì rằng “nhiệm vụ của ông là hoàn thành công việc”.
Ngày 09/12, tờ EU Observer đăng một bài của phóng viên điều tra Nicolaj Nielsen, trong đó tác giả cáo buộc Jan Zahradil tham gia “tổ chức có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Việt Nam” mà không khai báo với EP, vì vậy có thể vi phạm bộ Quy tắc Ứng xử của EP. Cụ thể, Zahradil đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của “Liên hiệp Hội người Việt Nam ở Châu Âu” (FOVAE), và Chủ tịch “Nhóm Hữu nghị EU – Việt Nam”. Chủ tịch FOVAE là ông Hoàng Đình Thắng – hiện là Ủy viên Đoàn Chủ tịch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo.
Ngay trong ngày 09/12, bài viết của Nielsen được Văn Khiêm (Luật khoa Tạp chí) và Hiếu Bá Linh (Thoibao.de) lược dịch, đồng thời được các thành viên Nhóm Văn Lang ở Czech chuyền tay nhau. Các comment của Pham Huu Uyen (Nhóm Văn Lang) cho thấy nhóm này đã biết chuyện của Nielsen từ lâu, nhưng “kiềm chế” không bóc phốt.
Ngay trong ngày 09/12, Liên minh Đảng Xanh viết thư cho Chủ tịch EP, đòi tiến hành điều tra Jan Zahradil, bãi nhiệm chức Báo Cáo viên nếu phát hiện vi phạm, và đình chỉ quá trình phê chuẩn EVFTA trong lúc chờ kết quả điều tra. Ngày 10/12, Zahradil viết thư phủ nhận cáo buộc trên, viện lý do “mọi thứ ở Việt Nam đều liên quan đến Đảng Cộng sản theo một cách nào đó”, và nói rằng vụ việc này là một nỗ lực của phe chống thương mại tự do để “giết EVFTA”. Tuy nhiên, Zahradil cũng từ chức Báo cáo viên về EVFTA của EP.
Ngày 10/12 (ngày Quốc tế Nhân quyền), Việt Tân tổ chức biểu tình ở Bruxelles, đồng thời cùng ACAT và RSF tiếp xúc các nghị sĩ EP để vận động. Saskia Bricmont và Maria Arena (thành viên Đảng Xã hội, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Châu Âu) đã dự và phát biểu tại cuộc biểu tình. Bricmont cũng trả lời phỏng vấn Phạm Minh Hoàng (Việt Tân) về sự kiện.
Song song với các diễn biến trên, trong một comment dưới bài viết của Bricmont, Nguyễn Thục Quyên cũng kêu gọi giới chống đối vào trang Facebook của ông Bernd Lange để hô hào phản đối EVFTA. Lời kêu gọi này được Lê Hữu Đào (Chủ tịch tổ chức “Cộng đồng Người Việt tại Liège”, thân Việt Tân) và Lương Thị Huyền (BPSOS) hỗ trợ phát tán.
Chuỗi diễn biến trên cho thấy có khả năng Liên minh Đảng Xanh phối hợp với Nicolaj Nielsen để hạ Jan Zahradil, trì hoãn EVFTA. Các đảng cánh tả bắt tay nhau ngăn EVFTA không hoàn toàn vì nhân quyền ở Việt Nam, mà vì hiệp định này giúp người lao động Việt Nam cướp việc làm của người lao động Châu Âu (vốn là cử tri của họ). Vì bài viết bóc phốt Zahradil dùng nhiều tư liệu tiếng Việt, có thể Nielsen được sự giúp đỡ của một số người Việt Nam. Người này có thể nằm trong NGO mà Đảng Xanh định đưa đến buổi tranh luận, hoặc nằm trong số các tổ chức chống đối mà phần tường thuật này đã đề cập.
Giữa các tổ chức đó, VETO và Việt Tân có nhiều khả năng nhất trong việc tác động đến Liên minh Đảng Xanh.
Việt Tân có các hoạt động như đã kể, đồng thời là nhóm dẫn đầu các hoạt động ký thư kiến nghị đòi ngăn EVFTA từ năm 2018. Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt, ngày 26/11/2019, Nhóm No-EVFTA (tập hợp một số gương mặt thân Việt Tân như Nguyễn Văn Đài) đã tiếp xúc các nghị sĩ thuộc Đảng SPD và Đảng Xanh của Đức để vận động, dâng thư kiến nghị.
Trong khi đó, từ tháng 09/2018, thành viên Thục Quyên của VETO đã khởi xướng việc tiếp xúc từng cá nhân nghị sĩ để vận động ngăn EVFTA. Tháng 10/2018, VETO đã có chương trình tiếp xúc và làm việc trực tiếp với 10 nghị sĩ EP liên quan đến EVFTA, bao gồm Maria Arena và một số thành viên Đảng Xanh. Tháng 11/2019, Thục Quyên tiếp tục cùng Phạm Chí Dũng phát động chiến dịch công kích các nhân vật “thân Việt Nam” liên quan đến tiến trình EVFTA, như đã đề cập.
Xin nhắc lại, các đảng cánh tả Châu Âu bắt tay nhau ngăn EVFTA không hoàn toàn vì nhân quyền ở Việt Nam, mà vì hiệp định này giúp người lao động Việt Nam cướp việc làm của người lao động Châu Âu (vốn là cử tri của họ). Các nhóm chống Cộng hải ngoại ngăn EVFTA để “giải cứu” đồng đội trong nước, và để chặn đà phát triển kinh tế đang khiến người dân tin vào chế độ; chứ không phải để bảo vệ người lao động Việt Nam. Hiện nay, chiến dịch chống EVFTA chỉ quy tụ những chính khách cánh tả Châu Âu và giới chống Cộng hải ngoại, chứ không có tiếng nói của một người lao động Việt Nam nào. Chiến dịch này đã biến nhân quyền thành một công cụ, thay vì giữ nó làm mục đích.

5 nhận xét:

  1. Hiện nay, chiến dịch chống EVFTA chỉ quy tụ những chính khách cánh tả Châu Âu và giới chống Cộng hải ngoại, chứ không có tiếng nói của một người lao động Việt Nam nào. Chiến dịch này đã lợi dụng nhân quyền để phục vụ cho các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam

    Trả lờiXóa
  2. Những bài ca muôn thủa của đám phản động hải ngoại không có gì là mới mẻ cả. Chúng ta hôm nay đã có kết quả rồi, với kết qả có đc chắc là khiến chúng thức chết mất.

    Trả lờiXóa
  3. Có thể thấy rằng đám phản động ở hải ngoại liên tục tìm mọi cách để ngăn cản sự phát triển của nước ta, ngăn cản mối quan hệ ngoại giao giữa nước ta với các nước. Nhưng thiết nghĩ rằng đối với các nhà lãnh đạo Châu Âu thì sẽ không để ý tới những vấn đề này, họ sẽ không vì những kẻ phản động mà làm ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao của hai bên.

    Trả lờiXóa
  4. Đã đến lúc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, quan hệ ngoại giao mở rộng với các nước, nền kinh tế mở rộng ra với thế giới vậy nên không thể không để một cá nhân, tổ chức nào gây khó khăn, cản trở phá hoại sự phát triển của đất nước, mọi hoạt động phá hoại quan hệ giữa Việt Nam và EU đều là các hoạt động phản bội, chống đối Việt Nam và sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

    Trả lờiXóa