Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Những góc tối của dư luận công kích ông Nguyễn Quang Thuấn


                                                             

Ngày 06/03/2020, Hà Nội phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên của thành phố, cũng là ca nhiễm thứ 17 của Việt Nam. Bệnh nhân là N.H.N (được dư luận cho là Nguyễn Hồng Nhung) – người vừa cùng chị gái đi du lịch ở Anh, Ý, Pháp, trước khi về Hà Nội bằng ghế thương gia trên chuyến bay có 197 hành khách hôm 02/03/2020. Ngày 08/03, các cơ quan quản lý cho biết N.H.N đã lây cho nhiều người khác trên cùng chuyến bay hoặc trong gia đình, khiến số ca nhiễm ở Việt Nam tăng từ 17 lên 30. Trong đó, bệnh nhân thứ 21 được cho là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Quang Thuấn – người trước đó đi công tác Ấn Độ và Anh, và đã tiếp xúc với ít nhất 96 người, bao gồm nhiều quan chức, cán bộ trung ương, sau khi về nước.
Nhân diễn biến này, trong tuần thứ 2 của tháng 03/2020, giới chống đối đã tăng cường tận dụng thông tin về dịch COVID-19 để công kích chế độ, hạ uy tín Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
Hướng tuyên truyền này được thực hiện thông qua 4 thông điệp.
Thứ nhất, họ tung tin đồn rằng Chính phủ đang giấu dịch, sửa kết quả xét nghiệm…, để khiến người dân mất niềm tin vào năng lực phòng chống dịch bệnh của chính phủ.








Thứ hai, họ viện cớ “minh bạch thông tin” để đòi công khai danh tính các quan chức bị cách ly vì nhiễm hoặc nghi nhiễm.
Thứ ba, họ công kích Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nhân việc ông Trọng chưa phát biểu về dịch bệnh.
Thứ tư, nhân việc việc lịch trình dịch tễ cho thấy bệnh nhân Nguyễn Quang Thuấn (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương) đã dùng vé máy bay hạng sang, đánh golf, ăn ở khách sạn 5 sao… chỉ trong vài ngày, họ tuyên truyền rằng quan chức, Đảng viên Việt Nam dùng tiền thuế và tiền tham nhũng để “ăn chơi xa hoa như vua chúa”, trái ngược với cơ sở lý luận của chủ nghĩa Cộng sản:

Cũng trong hướng tuyên truyền này, ngày 11/03, Hoàng Dũng và một số cá nhân khác tung tin đồn rằng mẹ con người phụ nữ bị cách ly ở Royal City, do từng tiếp xúc với ông Thuấn, là vợ bé và con riêng của ông. Ngay trong ngày, tin đồn bị cư dân Royal City bác bỏ. Thông tin cho biết người bị cách ly là bà Châm, 48 tuổi, Viện Phó Viện Khoa học và Xã hội (nơi ông Thuấn làm việc). Con gái bà Châm đã lớn và đi làm, chứ không còn nhỏ như tin đồn nói. Bà Châm tiếp xúc với ông Thuấn ở chỗ làm, chứ không phải ông Thuấn đến Royal City. Bức ảnh được cho là bà Châm và con gái thực ra là ảnh 2 diễn viên Mỹ Linh và Tú An, không có quan hệ huyết thống:







Trong 4 thông điệp tuyên truyền trên, thông điệp về ông Thuấn được đầu tư nhiều và có tác dụng mạnh. Ba thông điệp còn lại có hiệu quả hạn chế, do dư luận đã phần nào bình tĩnh lại, và do trong thực tế công tác phòng chống dịch ở Việt Nam rõ ràng hiệu quả hơn ở nhiều nước khác.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến:
Thứ nhất, nếu giới dân chửi muốn nhân danh đạo đức để công kích các quan chức, chí ít họ nên ngừng dùng tin giả để tuyên truyền.
Thứ hai, khi chưa có bằng chứng để khẳng định rằng ông Thuấn có tài sản nguồn gốc bất minh, dư luận không nên vội khẳng định rằng ông giàu nhờ tham nhũng. Cần lưu ý rằng Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ là một trong những chức danh của ông Thuấn. Ông vốn là Tiến sĩ Kinh tế, từng đồng thời giữ nhiều chức vụ (bao gồm vị trí thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng), và từng xuất bản nhiều đầu sách liên quan đến Đổi Mới. Các sản phẩm đã công bố cũng cho thấy ông Thuấn là người có quan điểm cởi mở, ủng hộ đổi mới cơ chế, đứng về phía doanh nghiệp, chứ không “bảo thủ giáo điều” như Nguyễn Anh Tuấn và những nhà dân chửi khác đang tuyên truyền:

 Với số đầu việc kiêm nhiệm trên, khả năng ông Thuấn giàu nhờ công sức lao động của bản thân và gia đình không phải là không có. Vì vậy, trước khi các cơ quan hữu trách xác minh nguồn gốc tài sản của ông Tuấn, dư luận không nên vu cáo, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của ông.
 Nguyễn Biên Cương


3 nhận xét:

  1. khi chưa có bằng chứng để khẳng định rằng ông Thuấn có tài sản nguồn gốc bất minh, dư luận không nên vội khẳng định rằng ông giàu nhờ tham nhũng. Cần lưu ý rằng Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ là một trong những chức danh của ông Thuấn. Ông vốn là Tiến sĩ Kinh tế, từng đồng thời giữ nhiều chức vụ (bao gồm vị trí thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng), và từng xuất bản nhiều đầu sách liên quan đến Đổi Mới.

    Trả lờiXóa
  2. Không dấu dịch và không thể dấu dịch đó là điều mà chúng ta đã thấy tại Việt Nam. Chỉ cần tiếp xúc với người nghi nhiễm hay có các triệu chứng nghi nhiễm thì cơ quan chức năng sẽ nhanh chống vào cuộc để cách ly điều trị nhằm ngăn ngừa sự phát triển của dịch bệnh. Ông Nguyễn Quang Thuấn sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thứ 17 chúng ta đã quyết tâm nhanh chóng cách ly và điều trị để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

    Trả lờiXóa
  3. Chưa có kết luận chính thức thì không thể vu khống cho ông Nguyễn Quang Thuấn là tham nhũng, tham ô. Việc này sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín danh dự của bản thân ông Thuấn. Còn nếu như cơ quan chức năng, thành tra chính phủ điều tra phát hiện tham nhũng, thu nhập bất chính của ông Thuấn thì chắc chắn ông sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

    Trả lờiXóa