Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Thực hư tin đồn về cảng Cam Ranh cho Mỹ thuê và các động thái kích động chiến tranh trên biển



Trong những ngày gần đây, các động thái xâm chiếm của Trung Quốc đã khiến tình hình Biển Đông tiếp tục ở trong trạng thái căng thẳng. Cùng lúc đó, hải quân Mỹ đã tiến hành một chiến dịch truyền thông rầm rộ để kêu gọi các nước Đông Nam Á chống Trung Quốc, trong bối cảnh Donald Trump đẩy mạnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và chiến dịch truyền thông “bài Trung Quốc”. Chẳng hạn, ngày 07/05, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương John Aquilino nói rằng Mỹ sẽ “đứng cạnh các nước bạn bè và đồng minh để chống lại sự đàn áp và các yêu sách phi pháp đối với vùng biển quốc tế”. Ngày 21/05, nhà nghiên cứu Raul Pedrozo, chuyên gia luật quốc tế từng nhiều năm làm việc cho Hải quân Mỹ, nói với BBC rằng các nước Đông Nam Á cần đứng lên chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông, “nếu Đông Nam Á cứ đi hai hàng thì Trung Quốc sẽ hưởng lợi”. Pedrozo cũng nói rằng “việc tiếp cận vịnh Cam Ranh sẽ mang lại lợi ích lớn cho Hải quân Hoa Kỳ và sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng đến Trung Quốc rằng Việt Nam đã chán ngấy với hành vi bắt nạt và ác ý của Trung Quốc”.
Trước tình hình này, trên dư luận phi chính thống đã xuất hiện nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm mục đích thúc đẩy Việt Nam gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, gia tăng hợp tác với Mỹ trên Biển Đông. Các hoạt động này chủ yếu đưa ra 2 thông điệp: kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về vấn đề Biển Đông, và kêu gọi Việt Nam trở thành đồng minh quân sự của Mỹ hoặc cho Mỹ thuê căn cứ quân sự.
Liên quan đến thông điệp thứ hai, nhân việc Tổng thống Philippines Duterte tìm cách chấm dứt thỏa thuận hợp tác quân sự (EDCA) với Mỹ; trong dư luận đã xuất hiện tin đồn rằng Mỹ sắp thuê cảng Cam Ranh hoặc một số đảo ở Biển Đông của Việt Nam làm căn cứ hậu cần thay thế. Tin đồn này đã khơi dậy một số phản ứng khác nhau trong dư luận quốc tế và Việt Nam.

Ở một phía, trong bài viết trên tờ The Diplomat hôm 06/05/2020, GS Carl Thayer đã bình luận rằng phương án này không khả thi trong ngắn hạn, do cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn thực hiện nó.
Về phía Mỹ, Mỹ có khuynh hướng điều đình để các tàu chiến Mỹ được cập cảng Việt Nam, thay vì thuê căn cứ cố định tại Việt Nam. Lý do là từ nhiều năm nay, Mỹ có chủ trương “dàn xếp các điểm tiếp nhận chứ không lập căn cứ”; dựa trên lập luận rằng căn cứ có vị trí cố định dễ bị tấn công, còn điểm tiếp nhận cho phép Mỹ dễ dàng tiếp cận khu vực vào trong những tình huống như thảm họa thiên nhiên hoặc khủng hoảng, mà không phải đối mặt với rủi ro lớn. Trong thực tế, Việt Nam đã ký hợp đồng để sửa chữa và bảo trì các tàu hải quân Mỹ từ năm 2010, và tàu chiến Mỹ đã thường xuyên ghé thăm cảng Cam Ranh từ đó đến nay.
Về phía Việt Nam, Chính phủ Việt Nam rất thận trọng trong việc thay đổi chính sách đối ngoại - quốc phòng trong giai đoạn trước Đại hội Đảng XIII; và các diễn biến cho thấy Việt Nam có khuynh hướng tiếp tục chính sách “đa dạng hóa & đa phương hóa” trong các quan hệ với các cường quốc thế giới.
Ở phía còn lại, ngày 21/05, nhà nghiên cứu Raul Pedrozo, chuyên gia luật quốc tế từng nhiều năm làm việc cho Hải quân Mỹ, nói với BBC “việc tiếp cận vịnh Cam Ranh sẽ mang lại lợi ích lớn cho Hải quân Hoa Kỳ, và sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng đến Trung Quốc rằng Việt Nam đã chán ngấy với hành vi bắt nạt và ác ý của Trung Quốc”.
Trước đó, ngày 06/05, PGS Hoàng Ngọc Giao (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật & Phát triển) thúc giục Việt Nam bỏ chính sách quốc phòng “ba không”, khi nói với BBC như sau:
“Việt Nam có chính sách ba không công bố như một chính sách chính thức trong Sách Trắng Quốc phòng của chính phủ Việt Nam, nhưng nếu hỏi là chính sách này có được nhân dân hưởng ứng và tán thành không, thì tôi nghĩ rằng là khó có chuyện đó. 
Bởi vì người dân rất là mong muốn, có thể là chưa liên minh ngay với Hoa Kỳ rồi các nước trong khu vực như là Úc, Nhật Bản, hay Ấn Độ, nhưng ít nhất cũng phải tăng cường hữu hiệu sự hợp tác về an ninh, quốc phòng. 
Thế nhưng chính sách ba không, Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam rõ ràng gây ra những thất vọng đối với rất nhiều người ở Việt Nam. Động thái hợp tác về mặt quân sự đến nay còn rất lỏng lẻo, rời rạc, không phù hợp với tình hình nước sôi, lửa bỏng hiện nay là chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa một cách nghiêm trọng”.
Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam không ngăn cản Việt Nam tăng cường hợp tác quân sự để bảo vệ chủ quyền. Cụ thể, Sách Trắng khẳng định: “Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung”. “Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế”.
Thứ hai, trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều hành động thực tế để tăng cường hợp tác quốc phòng. Số này bao gồm việc tăng gấp đôi lượng trang thiết bị quân sự nhập từ Mỹ sau khi bỏ cấm vận vào năm 2016, và việc ký Hiệp định FPA với EU sau sự kiện Tư Chính năm 2019. Các động thái của Việt Nam trong việc gia tăng hợp tác quân sự để bảo vệ Biển Đông đã quá rõ ràng, nếu so với thái độ của một nước được cho là đồng minh của Mỹ như Philippines. Vì vậy, đánh giá của ông Hoàng Ngọc Giao là thiếu cơ sở. Trong khi đó, nhận xét của Carl Thayer đang bám khá sát các dữ kiện thực tế.
Thứ ba, cần lưu ý rằng sau hậu trường của những thông điệp tuyên truyền trên, nhiều thành phần chống Cộng cực đoan đang mong chờ một cuộc chiến tranh nóng giữa Việt Nam và Trung Quốc, để Mỹ đưa quân can thiệp. Họ tin rằng đây là cách duy nhất để lật đổ Nhà nước Việt Nam và dựng lại chế độ Việt Nam Cộng hòa, do các nỗ lực làm cách mạng đường phố trong những năm gần đây đều đã thất bại, còn các chế độ độc đảng ở Trung Quốc và Việt Nam thì không có dấu hiệu bị lay động. Hành vi kích động chiến tranh của họ đi ngược lại lợi ích của những người dân Việt Nam muốn sống một cuộc sống hòa bình và thịnh vượng:


Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, nền độc lập của Việt Nam sẽ gắn liền với chiến tranh và lời hứa của một Tổng thống Mỹ, hay sẽ gắn liền với năng lực tự vệ của Việt Nam và các điều luật quốc tế để duy trì hòa bình, an ninh trên biển? Câu trả lời khá rõ ràng, nếu ta nhớ lại cách mà người Mỹ bỏ rơi chế độ Việt Nam Cộng hòa, cách mà Donald Trump nói dối chính cử tri của mình trong đợt xử lý dịch COVID-19 vừa qua, và một thực tế rằng toàn bộ thế giới phương Tây đang lâm vào khủng hoảng do đại dịch, việc đặt sinh mệnh dân tộc vào bàn tay bất kỳ ai, lịch sử đất nước và bài học đang diễn ra trên thế giới như Ukcraina, Philippines…đều quá đủ rồi.

5 nhận xét:

  1. Chúng ta cần cẩn trọng trước những luồng thông tin như vậy. Việc tin đồn cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh là sai sự thật, là xuyên tạc của một số đối tượng chống đối. Việt Nam là độc lập, tự chủ không phụ thuộc vào bất kỳ nước nào cũng như không cho phép quân đội nước nào đóng trên lãnh thổ nước ta.

    Trả lờiXóa
  2. Muốn được độc lập hòa bình tự chủ chúng ta chỉ dựa vào sức mạnh của chính bản thân nước ta. Không phụ thuộc vào Mỹ, Trung hay bất kỳ nước nào. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ta, Việt Nam kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Vậy nên những tin tức trên chỉ là lời đồn sai sự thật, là những tin xuyên tạc của các đối tượng âm mưu gây hoang mang trong dư luận tại Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  3. Trung Quốc, Mỹ hay bất kỳ nước nào đi nữa thì bản chất cũng thế cả thôi, Biển Đông luôn là miếng bánh mà tất cả các nước muốn có được, muốn độc lập, tự chủ bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta chỉ có thể tự thân vận động, phát huy tiềm lực bản thân không phụ thuộc lệ thuộc bất kỳ nước nào.

    Trả lờiXóa
  4. Chẳng có nước nào tin tưởng bằng Việt Nam ta cả. Dựa vào Mỹ chống Trung, hay Thân Trung xa Mỹ thì đều là sai lầm. Việt Nam ta là bạn của tất cả các nước, là nước độc lập tự chủ vậy nên không có chuyện ta cho Mỹ hay bất kỳ nước nào hiện nay thuê xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ quốc gia dân tộc.

    Trả lờiXóa