Từ đêm 06/10/2020, các tỉnh miền Trung Việt Nam đã trải qua
một đợt lũ lớn, khiến hàng trăm người thiệt mạng hoặc mất tích, và nhiều tài sản,
hoa màu bị thiệt hại. Từ thời điểm đó đến nay, các trang chống Nhà nước Việt
Nam đã đẩy mạnh tuyên truyền về chủ đề này để công kích chế độ. Riêng trong tuần
thứ 3 của tháng 10, các tranh cãi trên Internet về đợt lũ đã xoay quanh việc ai
nên nắm quyền phân phối tiền từ thiện của xã hội trong các tình huống thiên tai.
Cụ thể, sau khi ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi cộng đồng góp tiền để
làm từ thiện, nhằm cứu trợ người dân các khu vực chịu nhiều thiệt hại cho lũ, cộng
đồng đã gửi cho cô hơn 150 tỷ đồng. Vì số tiền này vừa lớn không kém số tiền mà
nhiều cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội kêu gọi được, vừa không dễ phân phối
đến vùng lũ nếu chỉ dựa vào sức của Thủy Tiên, nó đã mở ra một cuộc tranh cãi về
việc ai nên nắm quyền phân phối tiền từ thiện của xã hội. Kết quả của cuộc
tranh cãi sẽ ảnh hưởng đến quá trình xây dựng các luật và chính sách xoay quanh
vấn đề này, thay vì chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động từ thiện trong đợt lũ năm
2020.
Hiện dư luận về chủ đề này đang phân hóa thành 4 luồng quan
điểm:
1. Quan điểm rằng Nhà nước nên phân phối toàn bộ tiền từ thiện
của xã hội: Đây là quan điểm của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đài VTV và một số
người ủng hộ trên mạng xã hội. Nhìn chung, những người thuộc luồng quan điểm
này cho rằng các cá nhân như Thủy Tiên không có đủ năng lực để phân phối tiền từ
thiện đến người dân vùng lũ một cách hiệu quả, an toàn và minh bạch:
2. Quan điểm rằng các tổ chức xã hội dân sự nên phân phối tiền
từ thiện của xã hội: Đây là quan điểm của một số gương mặt công chúng từng làm
thiện nguyện, một số NGO (như LIN), và các nhóm chống Nhà nước. Những người thuộc
luồng quan điểm này chủ yếu đưa ra 3 thông điệp: các cơ quan, đoàn thể trực thuộc
Nhà nước đã mất uy tín sau nhiều lần tham nhũng tiền và vật phẩm từ thiện nên cộng
đồng chuyển sang tin tưởng các cá nhân như Thủy Tiên, hoặc các tổ chức dân sự
như họ; đòi sửa Nghị định 64 để đảm bảo quyền làm từ thiện của các tổ chức
trong xã hội; hoặc một số người trong giới NGO, như Phạm Trường Sơn của tổ chức
LIN, nói rằng các cá nhân như Thủy Tiên sẽ không có đủ năng lực để phân phối tiền
từ thiện đến người dân vùng lũ một cách hiệu quả, an toàn và minh bạch. Vì vậy,
Thủy Tiên nên chuyển tiền quyên góp được cho các tổ chức NGO, để họ lo chuyện
phân phối:
3. Quan điểm rằng nên có cơ chế để Nhà nước, tổ chức và cá nhân hỗ trợ nhau phân phối tiền từ thiện của xã hội: Đây là quan điểm của một số đại biểu Quốc hội (bao gồm Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam), nhiều bài viết trên báo chính thống, một bài viết trên BBC (bút danh Huỳnh Nhơn), và nhiều cá nhân trên mạng xã hội. Những người thuộc luồng quan điểm này chủ yếu đưa ra 2 thông điệp: hoạt động thuần túy thiện nguyện của những cá nhân như Thủy Tiên là chính đáng và đáng tôn vinh, vì vậy Nhà nước cần tạo môi trường pháp luật thuận lợi cho họ và các cá nhân như Thủy Tiên không có đủ năng lực để phân phối tiền từ thiện đến người dân vùng lũ một cách hiệu quả, an toàn và minh bạch, vì vậy họ cần phối hợp với các bên khác, như chính quyền địa phương.
Ngày 23/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài chính 'khẩn trương xây dựng' một nghị định khác thay thế Nghị định 64 đang gây tranh cãi, để có thể hỗ trợ kịp thời việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện. Ông Phúc cũng phân công UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành phố phụ trách hỗ trợ các nhà hảo tâm thực hiện cứu trợ "đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật". Như vậy, Chính phủ đang chọn giải pháp gần với luồng quan điểm này, chủ yếu theo hướng Nhà nước hỗ trợ các nhóm thiện nguyện của cá nhân.
4. Quan điểm rằng các cá nhân hảo tâm nên chủ động hỗ trợ
nhau phân phối tiền từ thiện của xã hội, tránh bị ảnh hưởng bởi các tranh cãi
chính trị.
Trước các ý kiến lo ngại rằng 150 tỷ đồng tiền quyên góp mà
Thủy Tiên vận động được có thể bị chi tiêu không minh bạch, Thủy tiên tuyên bố
nhóm cứu trợ của mình sẽ tự tay phát hết số tiền. Ngoài ra, cũng minh bạch sổ
sách thu chi, và không dùng tiền quyên góp cho việc sinh hoạt, đi lại của đoàn
cứu trợ. Trịnh Hữu Long phản ánh rằng một bộ phận của dư luận chống đối đã công
kích Thủy Tiên, khi cô tuyên bố không muốn dây vào họ:
Đầu tiên phải khâm phục trước lòng tốt của Thủy Tiên. Một người phụ nữ nhỏ bé kêu gọi ủng hộ được số tiền lớn ủng hộ cho bà con đồng bào miền Trung thế nhưng có lẽ số tiền đã đi quá tầm kiểm soát của Thủy Tiên và đã có những vấn đề tồn tại xảy ra chính vì vậy thiết nghĩ Thủy Tiên nên tính đến lựa chọn các cơ quan Nhà nước để giúp phân phối, ủng hộ cho đồng bào thì sẽ thuận lợi hơn.
Trả lờiXóaHành động và lòng tốt của Thủy Tiên thực sự đáng khâm phục. Một cô gái nhỏ bé lại có thể có can đảm lao vào vùng lũ để trực tiếp hỗ trợ nhân dân một cách kịp thời đó là một loại can đảm mà không phải ai cũng có. Tuy nhiên, chính vì số tiền cố nhận được từ mọi cá nhân tập thể quá lớn (hơn 150 tỷ) đã khiến xuất hiện nhiều vấn đề, là cớ để các đối tượng công kích.
Trả lờiXóaXuất phát ban đàu cô ca sĩ này có tấm lòng tốt, được mọi người ủng hộ thì đó là đều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên từ khi số tiền chạm mốc 100 tỷ và vẫn có giấu hiệu tăng lên thì tôi đã nghĩ là kiểu gì cũng sẽ có vấn đề. Chắc chắn là đám rận chủ cũng chẳng bỏ qua mà sẽ lôi ra xỉa xói mà thôi
Trả lờiXóaNói chung là cũng nên cẩn thận vì chịu trách nhiệm với số tiền lớn như vậy, đặc biệt không có sổ thu chi nên dễ bị công kích mà lôi ra so sánh với nhà nước. Nói chung Thủy Tiên dễ là bị lôi ra làm lá chắn, để so sánh với nhà nước này nọ, thế là tự dưng bị biến thành 1 giuộc với đám giận chủ
Trả lờiXóaNÓi chung nếu như có sự kết hợp của Nhà nước lẫn các cá nhân tổ chức thì sẽ phát huy được sức mạnh tốt nhất bởi vì có câu đoàn kết là sức mạnh mà! Chúng ta cần phải đoàn kết, đó cũng là một cách để lan tỏa tình yêu thường và sự chia sẻ đối với những người dân vùng dịch!
Trả lờiXóaMình thì mình vẫn nghĩ có sự tham gia của nhà nước là tốt nhất để đam bảo sự công bằng, đảm bảo số tiền mà bao nhiêu tổ chức và cá nhân đó đóng góp sẽ được đưa đến tay người dân một cách công bằng và đều nhất để không có bất kì ai bị thiệt thòi hay không được hưởng
Trả lờiXóaNói chung nếu như nên có sự kết hợp giữa Nhà nước, cá nhân và tổ chức để nâng cao hiệu quả, đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng công bằng. Chứ để mỗi cá nhân hay tổ chức hay nhà nước làm thì lại có thành phần vào xì xào này nọ giống như thủy tiên ban đầu được tung hô mãi rồi sau lại bị chỉ trích đó thôi
Trả lờiXóa