Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Về “Góp ý Hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận” của Phạm Hồng Sơn


Về “Góp ý Hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận” của Phạm Hồng Sơn

Phần đầu: ẨN Ý CỦA TÁC GIẢ

Bài  Góp ý hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận” trên BBC của Phạm Hồng Sơn đang gây ra sự tranh luận rất lớn trên các diễn đàn mạng. Ý kiến ủng hộ thì có những “người bạn” của Phạm Hồng Sơn như Nguyễn Bắc TruyểnNhững ai tin rằng việc góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ được đảng - nhà nước CSVN nghiêm túc tiếp thu thì có lúc sẽ đau tim mà chết. Việc kêu gọi nhân dân lấy ý kiến là trò chơi chính trị, một hình thức mị dân không hơn không kém. ”, Phạm Thị Hoài được Phạm Hồng Sơn ưu ái đăng trên trang nhà mình như là sự “phụ họa” cho các lập luận của ông ta. Còn phản đối cũng không ít, tiêu biểu phải kể đến HUỲNH NGỌC CHÊNH: VÀI LỜI VỚI PHẠM HỒNG SƠN, Bình luận của Ba Sàm về bài viết của Phạm Thị Hoài trên blog Phạm Hồng Sơn,…

Là người “quan tâm” tới hoạt động “đấu tranh dân chủ”, tự không thấy mình đứng ngoài lề được, nên cũng có xin có 2 bài “bình”. Bài đầu muốn mổ xẻ ẩn ý của Phạm Hồng Sơn qua series 2 bài dài dằng dẵng được BBC “trọng vọng” đưa lên như một sự hiếm có. Bài sau, tôi muốn nói đến một thứ “não trạng” của Phạm Hồng Sơn và những “người bạn” của Phạm Hồng Sơn.

ẨN Ý PHÍA SAU “GÓP Ý HIẾN PHÁP: HƠN MỘT SỰ NGỘ NHẬN

Đã có một số lời sỉ vả, mạt sát, có người châm chọc cho Sơn đã “ăn kẹo” của Ban Tuyên giáo? Ác nghiệt hơn có kẻ rủa, Sơn đang “bất mãn” vì bị “lãng quên”? Hay Sơn muốn “nổi tiếng”? Những nhận định này tuy có vẻ “áp đặt” cho Phạm Hồng Sơn, muốn lên án Sơn không “tuân thủ luật chơi”, “bỏ bóng đá người”, phân hóa chia rẽ phong trào dân chủ như Hahien’s blog. Hy vọng sau khi đọc những lời bình của tôi, những ai đang tranh luận về vấn đề này cũng có nhìn nhận đa góc cạnh, hiểu bản chất sự vụ.

Có thể nói đọc hết bài Góp ý hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận” trên BBC đối với bất kỳ vị chủ xướng Kiến nghị 72 nào cũng không thể kiềm chế “cơn thịnh nộ”, đưa ra lời phê như Ba Sàm.

1. Phạm Hồng Sơn cho rằng các vị nhân sỹ trí thức ấy đã “ngộ nhận” về giá trị của Hiến Pháp đối với xã hội “hiến pháp chỉ là một thiết chế trong nhiều thiết chế của chế độ dân chủ và không có hiến pháp thì không hẳn xã hội sẽ không có (hay thiếu hơn) tự do, dân chủ.”. GIảng giải về giá trị Hiến pháp đối với xã hội thế này có khác nào Phạm Hồng Sơn đã lật tẩy các vị nhân sỹ trí thức “thật hàm hồ” khi thổi phồng giá trị của Hiến Pháp để lừa đảo dư luận dân chúng hồ hởi, mạnh dạn ký vào Kiến nghị 72?

2. Phạm Hồng Sơn phán xanh rờn “nếu bàn đến xây dựng hay ủng hộ việc cải cách hiến pháp với chính quyền Việt Nam hiện tại là một việc làm kỳ cục, gần như vô ích hoặc hết sức ảo tưởng.”. Kỳ cục, vô ích vì Hiến pháp hiện hành do cha đẻ - ông Hồ Chí Minh cũng như chế độ xã hội ấy chưa bao giờ tuân thủ Hiến Pháp; ảo tưởng vì việc các lãnh đạo độc tài thường xuyên lấy hiến pháp làm mặt tiền (façade) cho cách cầm quyền độc đoán, bất chấp pháp luật ”. Nói trắng phớ ra là Sơn đang chửi các vị nhận sỹ, trí thức khoa bảng kia là “ngu”, “dốt”? Có cách mạt sát nào “văn minh”, khúc triết, hay hơn Sơn không?

3. Tiếp sau đó, PHS lần lượt phủ nhận mọi “lý lẽ” khởi phát cho bản Kiến nghị 72 kia là “tăng cường hiểu biết, nhận thức về pháp luật và tập dượt trong việc tập hợp dân chúng”, là “có tác dụng hỗ trợ một phe đang muốn đa nguyên trong Đảng', thực chất là các vị đó đang “cầu khẩn”, “cầu xin” Đảng ban ân phát huệ (như lâu nay các vị vẫn làm thành quen rồi???), là tiếp tay cho Đảng “lèo lái dư luận, lôi kéo, thao túng quần chúng”, là sự tiếp tay “các phe phái độc tài sẽ thay nhau nắm quyền sắt đá”,… Thế này chẳng khác gì chửi cha các vị trí thức đang muốn “mặc cả” , chia sẻ, chấm mút tí quyền lực nào đây lên mới xông xáo tham gia “cuộc chơi sửa đổi Hiến pháp” này?

4. Hấp dẫn hơn, khi mấy trang Bauxite Việt Nam, Huỳnh Ngọc Chênh,… đang thi nhau “tường thuật con số ký tên” y như tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá hấp dẫn thì PHS chửi cha cái trò “lừa đảo” đấy. Xin trích nguyên văn, không ai đó lại cho tôi “xáo nấu”, “bỏ bóng đá người”:
Tôi nghĩ đó là một kết quả rất đáng khích lệ không chỉ cho những người chủ xướng mà còn cho cả những người muốn dân Việt Nam tích cực hơn với các vấn đề chung của xã hội. Nhưng số lượng không phải là yếu tố duy nhất hay yếu tố quyết định cho chất lượng hay xác định tính đúng/sai của một xu hướng/phong trào chính trị nhất là khi quyền lực độc đoán vẫn giữ thế thượng phong, bao trùm trong xã hội. Còn về phân tích thống kê thì những đặc điểm như phân bổ vùng miền, giới, nghề nghiệp, tôn giáo và nhất là trình độ chính trị của người ký và cách thức tập hợp, lấy chữ ký như thế nào cũng là yếu tố không thể bỏ qua khi xem xét tính chất của sự ủng hộ. Đó là những điều tôi chưa biết rõ.
Nhưng chúng ta rất cần lưu ý các cuộc bầu cử do ĐCSVN tổ chức từ năm 1945 đến nay và các cuộc bầu cử ở nước Nga thời hậu cộng sản vẫn là những bài học sâu sắc về số lượng cho chúng ta – những người muốn có dân chủ, tự do đích thực.

Có lẽ thằng cha Bần Cố Nông chơi xỏ trí thức trong vụ tập hợp chữ ký không thể lập luận thuyết phục hơn Sơn phơi bày “trò lừa đảo”, hay “tiểu xảo” của mấy vị nhân sỹ trí thức này!!!

5. Cuối cùng PHS “dạy bảo” các vị nhân sỹ, trí thức nếu thật lòng “muốn đấu tranh để đạt được dân chủ, nhân quyền thực sự, cũng như giành lại quyền lực đích thực của nhân dân, cần có sự thay đổi 'chủ động' và 'căn bản' từ tư duy tới chiến lược, chiến thuật trước đảng cộng sản.thì bỏ cái trò “lừa đảo” này đi, phải chấp nhận nguyên tắc trả giá, hy sinh”, “phải học và thực hành những đặc tính văn hóa dân chủ”,  phảitập trung vào những điều vừa thiết thực lại vừa có tính nền tảng (cả về hàn lâm lẫn thực tiễn) cho một xã hội dân chủ tự do trong tương lai như: quyền ra báo tư nhân, xuất bản tư nhân: Đòi hỏi phải cấp phép hay chính thức thừa nhận (hợp pháp hóa) các trang mạng như Anh Ba Sàm, Bauxite VN, Quê Choa,… các tờ báo “chui” như Tự do Ngôn luận, Tổ Quốc,… nhà xuất bản Giấy vụn,…; quyền tự do đi lại: Không được đưa người đến chặn ở nhà hay lần mò, theo rõi, đe dọa nhằm ngăn chặn sự di chuyển của người dân…; quyền được xuất nhập cảnh tự do: Không được lén lút đưa ra những đòi hỏi, áp lực hay cam kết này nọ rồi mới cấp hộ chiếu hay cho thông quan xuất nhập đối với mọi công dân; quyền tham dự các phiên tòa công khai: Đã là công khai thì mọi người dân phải được bình đẳng vào dự, nhất là người thân của bị cáo, báo chí; quyền gặp gỡ, nhóm họp hay xuống đường tuần hành một cách ôn hòa mà không cần phải xin phép”. Nếu “động não” một chút chắc không ai thấy PHS “vạch trần” những “trò chính trị” của nhân sỹ trí thức, phủi sạch những “cống hiến” lâu nay của các vị này đau hơn thế!!!

Bởi vậy trước phản ứng của Ba Sàm, Huỳnh NGọc Chênh và một số comment, bình luận khác, bà Phạm Thị Hoài ra giọng “đạo đức” kiểu “Hãy mừng cho sự đa dạng nhiều hơn lo cho sự chia rẽ” (Sic) quả là không hơn một sự mỉa mai, dỗ dành.

Cá nhân tôi dám cá là, tính từ khi bản Kiến nghị 72 ra đời, vận hành cho đến nay có mười mấy ngàn chữ ký kia, chưa có bản “phủ nhận” nào hay hơn bài của Phạm Hồng Sơn. Đấy là tôi đã tính gộp cả series các “tiết mục” phản pháo trên VTV, hệ thống “báo Đảng”, “bút chiến” của giới mà các vị ý hay gọi là “dư luận viên”. Có lẽ lập luận của PHS quá thuyết phục nên ngoài nhà báo vừa lĩnh giải blogger nổi tiếng thế giới Huỳnh Ngọc Chênh phát đi bài của NC Phương có “sức nặng” biện hộ cho các vị nhân sỹ, trí thức ra, tiệt nhiên chưa thấy một “phản biện” đáng kể nào khác phe ủng hộ “kiến nghị 72”.

Cá nhân tôi đặt vấn đề, một người kiệm lời như Phạm Hồng SƠn ít khi “nói nhiều”, “nói dài”, “khúc triết” như thế; BBC ít khi “ưu ái” dành đất cho ai nhiều như thế. Phải chăng, sau bài viết của Sơn là cả một “tập hợp” nhóm người cùng “đồng tâm hiệp lực” đánh cho các nhân sỹ trí thức nhà ta bài học để đời, dạy cho họ hiểu “thế nào là dân chủ đúng kiểu”?

Phần tiếp theo
NÃO TRẠNG PHẠM HỒNG SƠN

Để đánh giá về “não trạng” của Phạm Hồng Sơn, tôi xin trích nguyên văn một comment sau trên Diễn đàn  Việt Land

1.                             07-03-2013 02:20 PM#16
Thanh Nghia is offlineMember
Join Date
19-08-2010
Posts
598
Ông BS Phạm Hồng Sơn là người đang ở trong nước, nhưng có ý nghĩ khá giống với đa số người Việt hải ngoại.

Bài phỏng vấn ông khá dài và nhiêù chi tiết. Tóm lại, ý của ông BS Phạm Hồng Sơn là: kiến nghị 72 là phương tiện giúp đảng cs VN có thêm thời gian "xào nấu" bản hiến pháp để duy trì chế độ.

Ngoài ra, theo tôi, kiến nghị 72 còn giúp cho đảng cs "hạ cánh an toàn" đang khi VN trong thời kỳ rối loạn và thoái hoá về nhiều phương diện như: kinh tế, chính trị, xã hội v..v...

Một khi qúa trông chờ vào kết qủa của sự thay đổi hiến pháp thì người dân sẽ quên đi hết những việc làm tồi bại của cs đang gieo ra khắp nơi, vô tình lọt vào quỷ kế "điệu hổ ly sơn" của họ.

Chờ đến khi có một bản hiến pháp hợp lòng dân, tôi e rằng dân tộc VN đã bị Hán hoá hết rồi.


Chính vì cái “ý nghĩ khá giống với người Việt hải ngoại” nên dễ hiểu vì sao nó được BBC “trọng dụng”. Bài học này còn muốn các vị nhân sỹ, trí thức đừng ảo tưởng rằng, lâu nay các vị được hệ thống “lề trái” bơm thổi lên mây, lên gió, tưởng các vị có “quần chúng” thực thụ, kỳ thực ra, các vị cũng chỉ là “con tốt” cho các thế lực buông rèm phía sau điều khiển, nhưng cố tình hoặc giả ngu ngơ không chịu hiểu đấy thôi.

Còn có vài comment trên trang nhà Huỳnh Ngọc Chênh, cố “khuyên giải”, “dạy bảo” Phạm Hồng Sơn, BBC hay cộng đồng “đấu tranh dân chủ hải ngoại”, “chiến sỹ dân chủ” trong nước như Sơn rằng:

cả 3 câu hỏi nhận định về phạm hông sơn đều kg đúng , Có lẽ đây chỉ là sự mệt mỏi của bác nông dân khi thành quả của mình bị thiên tai nên trở thành nhu nhược mà thơi . cách nói theo bản năng ấy mà .con người khi gần đất xa trời ai chả thế .

Có lẻ anh Sơn cũng cố chấp một chút đó .
Thời thế luôn chuyển động .
Có thể khi trước những kẻ độc tài không sợ lẻ phải nhưng hôm nay họ sợ đấy .
Bs Sơn hãy lạc quan và chung tay cho lý tưởng cao cả vì Việt nam dân chủ và phát triển .
Trả lời      

Để tiến công vào mục tiêu A thì phải có nhiều cách và dùng nhiều đội quân, đánh xa, đánh gần, đánh vu hồi, đánh tâm lý chiến v..v.. Ông Sơn làm chính trị mà non yếu về chiến lược lẫn chiến thuật, đã không biết hợp đồng tác chiến với các cánh quân bạn mà còn tìm cách phá bỉnh, ngăn cản. Ông Sơn lại rơi vào chủ quan, chỉ cho cách đánh của mình là duy nhất đúng và muốn áp đặt cách ấy lên các cánh quân khác một cách duy ý chí.


Xem ra các ý kiến này đều đang “ảo tưởng” về nhau. Các vị nhân sỹ, trí thức thực ra chưa hiểu được thực sự “quần chúng” đang bề ngoài hô hào, ủng hộ, ký tên vào hàng tá, viết bài tâng bốc cho các “ý tưởng”mới lạ của họ thế nào, cũng ảo mộng đòi gieo rắc cho họ “văn hóa” dân chủ của mình, giảng giải cho họ “phương thức” vận động dân chủ của mình, nhưng thực ra, không biết ai đang “ngây thơ” ở đây.

Nếu ai đã từng biết Phạm Hồng Sơn có thời được nhiều “lão thành dân chủ” đặt niềm tin, hy vọng Sơn sẽ trở thành “ngôi sao sáng”, thậm chí thành “ngọn cờ” của lực lượng đối lập, sẽ thấy không ngạc nhiên với bài viết này.  Cụ Hoàng Minh Chính từng đề nghị Sơn thay cụ làm Tổng thư ký “Đảng Dân chủ Việt Nam”. Cụ Huỳnh Văn Ba từng giao phó cho Sơn làm “Chủ tịch Hội Ái hữu tù nhân chính trị Việt Nam”, nhưng Sơn chỉ đảm nhiệm được một thời gian là xin rút lui.

Có vẻ như đối tượng nhắm đến không chỉ có Kiến nghị 72, còn có vụ lấy ý kiến “Lời tuyên bố của công dân tự do”, Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của Giáo hội, chưa kể đến một số kiến nghị lẻ tẻ ít thu được sự chú ý khác. Có vẻ như Phạm Hồng Sơn đang muốn “chấn chỉnh” sự a dua, a tòng của chính bộ phận “đấu tranh dân chủ trong nước” với các khởi xướng của giới nhân sỹ, trí thức?

Nếu đứng ở vị trí mấy đại trí thức kia, tôi chắc tuy không nói ra, nhưng trong bụng “khóc thầm”, rơi máu mắt. Còn nhớ, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện từng đăng bài chê bộ sách Tiểu học của nhóm Cánh Buồm đã bị 2 vị “tiền bối” Phạm Toàn, Nguyễn Huệ Chi mượn việc đối thoại đầu năm chỉ mặt đặt tên với lời lẽ gay gắt,kiểu ngựa non háu đá. HIểu được cái phản ứng của Ba Sàm qua Ba Sàm đã có bài bình luận trao đổi hay Bình luận của BS về bài viết của Phạm Thị Hoài trên blog Phạm Hồng Sơn đã có thể được xem như phát ngôn “không chính thức” của giới trí thức trong Kiến nghị 72 với “góp ý” của Phạm Hồng Sơn rồi.


Nền tư tưởng “đấu tranh dân chủ” của Phạm Hồng SƠn khác xa với khuynh hướng “đấu tranh dân chủ” của giới thanh niên,sinh viên, luật sư, nhân sỹ trí thức trong nước. Đó là sự thừa hưởng của thế hệ mộng mị “cách mạng đường phố” mấy chục năm vẫn chưa thành như  Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, Đỗ Nam Hải, Lê Thị Công Nhân, Dương Thu Hương, Phạm Thanh Nghiên, ... Những con người này với bảng thành tích “bất hảo” đối kháng với chính quyền, được chính quyền dành đất trong “thiên đường xã hội chủ nghĩa” nhỏ cho họ là có lý do của nó. Bản thân họ tự thủa “khai sinh” đã tự cô lập với thực tiễn xã hội Việt Nam, không có khả năng hòa nhập cộng đồng, không tiếp cận được với dân chúng, ngày ngày sống chìm trong Internet, làm bạn với những “chiến sỹ đấu tranh dân chủ” ngoài biên giới, theo khuynh hướng hoạt động của “não trạng” cực đoan, chỉ có lật đổ, cách mạng bạo lực mới “đổi đời” cho họ. Bởi vậy, “quyền lợi” của số này gắn chặt với “cộng đồng chống Cộng hải ngoại”, luôn được thế lực mà chính quyền gọi là chủ thầu “Diễn biến hòa bình” ưu ái, hàng năm đều cử hết thượng nghị sỹ, dân biểu, đại sứ,… đến “vấn an” họ. Khi họ lỡ vô “nhà tù nhỏ”, thì phải biến họ thành “ngọn đuốc sống” phát sáng cho đám dân chúng u mê ở ngoài, phải trao thật nhiều giải thưởng nhân quyền, cứ vòng đi vòng lại, không sót một ai, nếu hết vòng rồi thì lại “lặp lại”, hoặc phát kiến ra các giải thưởng mới.

Thậm chí Chính phủ Mỹ còn có quy định bất thành văn, mấy ông “chính khách” sang Việt Nam phải đề ra tiêu chí đầu tiên là tới được nơi “tăm tối cộng sản” đó để “an ủi” những “tù nhân lương tâm” của họ. Tiền của mồ hôi nước mắt của giới “thất trận” năm 1975 đều phải dồn hết cho những “chính trị gia dân chủ đích thực” này chứ, họ là “hiện thân”, là “đấng cứu thế” cứu rỗi linh hồn từng bán nước của họ, là sự bấu víu lẽ sống, thỏa mãn cho cái “chính nghĩa” trong cuộc chiến đấu chống lại cái gọi là “độc lập dân tộc” do “tội đồ” Hồ Chí Minh chủ xướng. Nói tầm chiến lược hơn nữa, họ là “cứu tinh” cho thế lực đế quốc, thực dân “nói chuyện” với dân chúng “yêu chuộng hòa bình” xứ họ, bảo vệ cho luận thuyết “dân chủ, nhân quyền” để vô tư can thiệp vào chuyện nội bộ của những “dân tộc nhược tiểu”. Bởi vậy, dù “lực lượng dân chủ” này vô cùng ít ỏi trong nước lại được cả “thế giới” tốn công tốn sức bảo vệ. Thế mới có những phát ngôn “thẳng và thật” không kém cô người mẫu Ngọc Trinh “tôi đấu tranh cho dân chủ thế này thì sao xã hội lại để cho tôi chết đói à” của “thánh nữ” Lê Thị Công Nhân. Thế nên ngài Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang mới tự hào về sự hy sinh cả đời cho “phong trào dân chủ” đã làm nên cơ ngơi mà ối vị quan cộng sản nhìn mà thèm.Thế nên giới báo chí lề phải, giới “dư luận viên” mới có cái để mà nói, như “chiến sỹ” nọ, chiến sỹ” kia nhận bao nhiêu tiền làm “tay sai” cho tổ chức nọ tổ chức kia, là những màn ăn chặn tiền bạc của nhau, là cò mồi dân chủ, làm tiền dân oan, …

Còn cái loại như Nguyễn Thanh Giang mấy lần “tổng kết năm về thành tích phong trào dân chủ” có vơ vào lực lượng nhân sỹ, trí thức, luật sư, lão thành cách mạng, .. trong hàng ngũ của họ, chẳng qua là “màn tô son trát phấn” thôi, học cái bài “giải ngân” của cơ quan công sở, một thành tích mà đến 8,9 hội đoàn cùng viết báo cáo xin khen thưởng. Có mỗi “thành tích” mấy cuộc biểu tình mà hàng tá tổ chức bên ngoài cùng lăng xê, nhất là đến “Bí thư”, “Chủ tịch” đảng Việt Tân còn đấu võ mồm với ông Tống Văn Công khi ông không chịu thừa nhận “thành tích” của họ. Thế mới có chuyện, thấy “Kiến nghị 72” ngon ăn quá nên dù không khoái kiểu “xin cho” này nhưng cũng nảy nòi ra đến mấy cái kiến nghị tương tự, đang vận động sốt sắng, cũng tường thuật diễn biến, cập nhật thông tin sinh động hơn Kiến nghị 72 rất nhiều!

Nguyễn Biên Cương tôi nhiều lần bị các nhân sỹ, trí thức kia mạt sát, đánh hội đồng, nhất là sau vụ “cố ý” phê phán cụ Nguyễn Trọng Vĩnh - đại diện lão thành cách mạng, biểu tượng “bảo an”, khiên chắn “chính nghĩa” cho họ. Nhưng về cá nhân mà nói, tôi không hề phản đối những kiến nghị, bài viết trên tinh thần phản biên, xây dựng mang tính khoa học và sự vận động, khai trí cho xã hội tạo tiếng nói ủng hộ đòi chính quyền phải cẩn trọng hơn với dự án khai thác bauxite, phát triển điện hạt nhân, khai khoáng, …Nhưng tôi không ủng hộ việc đem trí thức, uy tín của mình ra để “thế chấp” một ý đồ chính trị đen tối, bảo kê cho những kẻ mang “não trạng” như Phạm Hồng SƠn được tôn vinh, sinh sống hợp pháp “trong nhà” quý vị. Không biết đến bao giờ các vị này bớt sự “công thần”, hành xử đúng mực như thân thế của họ hơn khi họ thấy chính quyền ứng xử với các hành động ngang ngược của họ một cách mềm mại, nhũn nhặn khác hẳn với sự “thô bạo” với những kẻ “não trạng”

1 nhận xét: