Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Thư ngỏ gửi ông Bùi Tín (phần tiếp theo)


Thế mà bây giờ, trong những ngày đầu năm này tôi lại nhận được bài viết mới của ông. Rất nực cười là bài viết của ông có tiêu đề là: “Vài chuyện đã rõ về ông Hồ” nhưng thực ra ông chẳng hiểu gì cả. Không những ông không hiểu mà còn phạm tội vu khống, suy diễn rất bỉ ổi đối với một vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của toàn dân tộc, một danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới. Đấy là sự đánh giá của thế giới, được ghi rõ trong nghị quyết của đại hội đồng liên hợp quốc chứ không phải Việt Nam tự bịa ra để nói hay cho mình.
Trong bài “Vài chuyện đã rõ về ông Hồ” ông dám cả gan viết: “không hề có một nghị quyết nào riêng của LHQ về vấn đề này”. Thưa ông Bùi Tín, xin ông mở to mắt ra để đọc nguyên văn bản nghị quyết còn đang được lưu giữ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội:
 
Nghị quyết 1865 được thông qua bởi đại hội đồng tại kỳ họp lần thứ 24
1865 kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại hội đồng
Căn cứ việc tổ chức lễ kỉ niệm quốc tế của những danh nhân văn hoá và trí tuệ kiệt xuất góp phần thực hiện mục tiêu của UNESCO và đại biểu toàn thế giới.
Căn cứ nghị quyết 4351 kỳ họp thứ 18 của đại hội đồng liên quan tới các hoạt động kỉ niệm ngày sinh của những…. và sự kiện để lại dấu ấn …sự phát triển của loài người.
Chú ý rằng: năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và danh nhân văn hoá thế giới (có thể dịch là nhà văn hoá lớn hoặc nhà văn hoá kiệt xuất).
Xem xét đến: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ.
Xem xét đến những đóng góp quan trọng và nhiều chiều của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục và nghệ thuật… tinh hoa văn hoá dân tộc Việt Nam trài dài mấy nghìn năm lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh tiêu biểu cho nguyện vọng của các dân tộc, khẳng định nền văn hoá thống nhất của họ và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Khuyến nghị: các nước thành viên tham gia các hoạt động kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tổ chức các sự kiện khác nhau tỏ lòng kính trọng tới Chủ tịch Hồ Chí Minh  để tuyên truyền rộng rãi những hiểu biết về sự vĩ đại của những tư tưởng và những việc Hồ Chí Minh đã làm cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Đề nghị: Tổng giám đốc UNESCO có những bước làm thích hợp để tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ thêm cho các hoạt động kỉ niệm nhân dịp này, đặc biệt các hoạt động diễn ra ởViệt Nam.
Thưa ông Bùi Tín, bây giờ thì chắc ông cũng tự biết rằng, nghị quyết của UNESCO về Hồ Chí Minh là có thật. tuy nhiên sau đó có một số phần tử chống cộng cực đoan, trong hàng ngũ kiều bào ở một số nước ra sức chống phá nghị quyết này. Đây là điều dễ hiểu. nhưng những người ta nói: “ Chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến”. Thực hiện nghị quyết của UNESCO các hoạt động kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới. Tài liệu để tổ chức kỉ niệm, các nước dựa vào tập biên bản được văn phòng UNESCO ấn hành bằng 6 thứ tiếng Pháp, Anh, ả rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga, đóng quyển tại xưởng in của UNESCO.
Riêng tại Việt Nam, lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội ngày 29/3/1990 với hơn 1000 đại biểu tham dự, có gần 100 đại biểu quốc tế. Người viết thư này cho ông cũng được vinh dự tham gia và thật sự xúc động khi nghe 2 bài phát biểu của 2 nữ đại biểu từ Mỹ xa xôi đến. đó là bà Holen Magrit và bà J.Sten.
Bà Holen nói: tôi là nhà khoa học Mỹ, là nghị sỹ hạ nghị viện Hoa kỳ, nhưng tôi đến đây không đại diện cho ai cả, mà đại diện cho chính lương tâm mình đối với một nhân vật lịch sử vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn bà J.Stenson, một nhà sử học nổi tiếng của nước Mỹ, đã gây bất ngờ cho cả cử toạ trong hội trường Ba Đình, cả đại biểu nhiều khách quốc tế khi mặc chiếc áo dài Việt Nam bước lên điễn đàn. Bà mở đầu bài phát biểu sâu sắc của mình về Hồ Chí Minh bằng những lời lẽ chân thật đầy xúc động: “Xin cho phép tôi mặc chiếc áo dài của người mẹ Việt Nam, người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại chống ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình và ngày nay đã có một người mẹ sinh ra thiên tài Hồ Chí Minh”
Tiếp đó bà J.Stenson xúc động kể cho hàng nghìn thính giả trong hội trường quá trình bà bỏ công sức đi khắp thế giới để tìm hiểu thân thế sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
“Hồ Chí Minh là người tôi đành nhiều thời gian nhất trong đời nghiên cứu lịch sử của tôi để tìm hiểu cho được đích thực tính cách của Người. Tôi thuộc thế hệ tuổi con cháu Hồ Chí Minh. Tôi dã bỏ tiền túi ra để đi từ Mỹ sang Pháp và Liên Xô những nơi mà Bác Hồ đã dặt chân tới đó, để tìm những di tịch gốc. Tôi đã ở Liên Xô một thời gian tương đối lâu để nghiên cứu về Bác. Khi về Mỹ tôi lại đi từ New York đến các vùng Đồng Bắc châu Mỹ, nơi Bác Hồ đã vượt hàng vạn cây số trên các con tàu vượt đại dương đến đó. Tôi quyết đi tìm cho được lai lịch văn hoá Hồ Chí Minh mặc dầu ngày đó người ta đã thừa nhận Người là danh nhân văn hoá của thế kỷ”.
Hơn 1000 đại biểu ngồi trong hội trường Ba Đình trong buổi sáng tháng 3 năm 1990 ấy thật sự xúc động khi nghe người nữ đại biểu của Mỹ tâm sự.
“Tôi xin có lời ca ngợi về Người sau khi tôi đã đi đến những nơi có dấu chân Người đi qua, gặp lại những người đã biết về Người và đi đến kết luận rằng: Hồ Chí Minh lúc còn trẻ là một thanh niên …cho nên hiện giờ tôi vẫn cứ việc mơ về Người. Nếu tôi cùng thời thì dứt khoát tôi phải trở thành người tình của Người. Người không chấp nhận tôi vẫn cứ đeo đuổi cho kỳ được. Vì vậy, hôm nay tôi ngưỡng mộ Người bằng cả đầu óc khoa học của tôi đồng thời bằng cả trái tim của một người con gái hậu thế. Hồ Chí Minh là một người cộng sản vĩ đại, là một siêu nhân. Người vĩ đại hơn ở chỗ, Người là một con người bình thường, sống hòa tan vào trong cuộc sống của xã hội chứ không phải là siểu phẩm”.
Hai bà Helen và Stenson cũng thống nhất kết luận về bài phát biểu của mình: Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh. Nền văn minh nhân loại của thế kỷ 20 này tự hào có một vĩ nhân được cả thế giới phong tặng anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách của một con người thời đại cho mọi thế hệ tiếp theo.
Thưa ông Bùi Tín! Trong bài viết của mình ông có nói ông đã dày công bỏ ra 20 năm để tìm hiều về Hồ Chí Minh, đặc biệt ông còn nói ông đã vào tận trụ sở liên hợp quốc để tìm hiểu về nghị quyết của UNESCO và ông đã đi đến kết luận: “không hề có một nghị quyết nào riêng của Liên hợp quốc về vấn đề này”. Thật là một kết luận hàm hồ, vô liêm sỉ.
Trong bài viết của ông lần này tôi còn thấy ông bắt đầu có biểu hiện của một kẻ tâm thần khi ông tỏ ý nghi ngờ và tác giả tập thơ nổi tiếng “Nhật lý trong tù” không phải là Hồ Chí Minh. Đến nước này thì ông không chỉ là tâm thần, mà đã trở thành một thằng điên rồ thật rồi ông Bùi Tín ạ. Lý do ngớ ngẩn mà ông dung để chứng minh cho lập luận này là không có địa danh Việt Nam nào trong tập thơ để phụ họa cho mấy “phát kiến” hay ho về tập thơ này là của một người khác. Ông thừa biết bối cảnh của tập thơ không phải ở trong nước. Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng sang Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh và phân bộ quốc tế chống xâm lược Việt Nam. Đến Túc Vinh, một thị trấn của huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc thì bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong hơn một năm trời, Người lần lượt bị giam trong gần 30 nhà tù của 13 huyện ở tỉnh Quảng Tây. Chính trong thời gian này, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” bằng chữ Hán, để lại một di sản quý báu cho dân tộc ta hôm nay. Tập thơ kể lại những nơi bị giam cầm, chặng đường hành trình của người tù Nguyễn Ái Quốc trong gần một năm thì làm sao dễ “kiếm” ra được người có hoàn cảnh tương tự, trùng khớp về hành trình, tâm tư, nguyện ước…giống y hệt người tù NGuyễn Ái QUốc để bịa đặt nhăng cuội, hở ông Bùi Tín.
Tôi thật không ngờ chỉ mới hơn 20 năm sống cạnh những kẻ chống cộng cực đoan ông đã trở thành một kẻ bệnh hoạn, đánh mất hoàn toàn tư duy và lý trí đến mức như thế.
Nguyễn Biên Cương
 
 
 
 

13 nhận xét:

  1. BỘ MẶT THẬT CỦA ((BÙI TÍN))

    http://tinquansu.wordpress.com/2013/03/25/bo-mat-that-cua-bui-tin/

    Bùi Tín trở thành cái tên được nhiều người biết đến trên mạng Internet nhờ vào những bài viết xuyên tạc về tình hình Việt Nam, bôi nhọ thanh danh của chủ tịch Hồ Chí Minh, với những lời lẽ kích động, đánh tráo lịch sử.

    Bộ mặt của Bùi Tín
    Bộ mặt của Bùi Tín
    Bùi Tín được biết đến là một con người trốn đi nước ngoài theo tiếng gọi của người tình. Rồi tha hương nơi đất khách quê người, Bùi Tín phải uốn mình bám lấy “quê hương” mới, quay lưng lại, chửi bới quê hương nơi mình được sinh ra và lớn lên.


    Bùi Tín và sự bội bạc
    Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tình hình thế giới đang rối ren, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô bị sụp đổ, đất nước Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề, vô cùng khó khăn, lạm phát phi mã tới hơn 700%, người dân bữa đói, bữa no. Trước tình hình khó khăn đó, Bùi Tín trốn chạy sang Pháp với lời lẽ “tôi ra đi vì dân, vì nước”. Nếu ông ra đi “vì dân, vì nước” sao không đường hoàng mà đi, tại sao lại phải lợi dụng việc ra nước ngoài rồi trốn ở lại.

    Ra nước ngoài rồi, Bùi Tín nói “chẳng bao giờ đọc báo Nhân dân”, “với tư cách người đọc báo, tôi quan tâm đến những nguồn cho mình thông tin hay nhất, lạ nhất, mới nhất”. Đến đây đủ thấy, Bùi Tín là con người chỉ biết vì lợi ích và nhu cầu bản thân, thích thú với những gì “hay nhất, lạ nhất, mới nhất”. Điều này đủ thấy ông chẳng có một chút gì “vì nước, vì dân” cả.

    Bùi Tín, sinh năm 1927, là con của Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Cũng vì là con của một người đã có công với đất nước, nên khi còn sống Bác Hồ đã rất quan tâm, tạo điều kiện cho Bùi Tín trong công tác. Chính nhờ vậy, Bùi Tín từng được phong hàm đại tá quân đội, từng được giữ chức Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân. Nhưng không những không biết mang ơn và trả ơn những người đã giúp đỡ mình, Bùi Tín bôi nhọ thanh danh Bác Hồ với những lời lẽ xuyên tạc sự thật, từ việc nói rằng Bác Hồ có quan hệ với “nhiều người phụ nữ”, “đã có con riêng”… rồi đến nhục mạ Người, “Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh. . . đều là một lũ dã man tàn bạo”.

    Sự cao cả của Bác Hồ không chỉ có người Việt Nam biết đến mà tên Người đã vang dội khắp năm châu. Việc này chúng ta không phải bàn cãi, cũng chẳng cần nói Bùi Tín đã bịa đặt như thế nào và để làm gì. Chúng ta hay nhìn vào con người và sự bội bạc quay lưng chửi rủa dân tộc, bôi nhọ thanh danh của Bác. Người Việt thường chỉ những kẻ vô ơn, bội bạc là “ăn cháo, đá bát” – Bùi Tín là con người điển hình như vậy.

    Bùi Tín và sự tráo trở
    Không chỉ có bội bạc, Bùi Tín còn là con người tráo trở đến trơ trẽn. Khi phải sủa để có được những đồng tiền dơ bẩn, Bùi Tín không còn biết đến xấu hổ của bản thân mình nói “sau khi rời bỏ Đảng Cộng sản tôi được tự do không có gì sung sướng bằng, có ích cho dân, cho nước hơn hẳn, khác hẳn trước”. Nói thế nghĩa là những năm trước đó, Bùi Tín đã sống trong sự dối trá, lừa đảo, những việc làm trước đó là phản nước, hại dân.

    Trong một số buổi sang Mỹ nói chuyện, bị những người nghe phản đối về việc ông ta bịa đặt sự thật Hồ Chí Minh. Bùi Tín đã dịu giọng “tôi vẫn ca ngợi Hồ Chí Minh đó chứ”. Nhìn lại thực tế người khác đánh giá về ông cho thấy người ta khinh bỉ ông, có người nói “ăn lộc của chính quyền Việt Nam như thế mà còn trở cờ như thế”. Ngay đến Võ Văn Ái và Nguyễn Gia Kiểng là những kẻ chống cộng quyết liệt cũng viết bài miệt thị coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”.

    Bùi Tín bị chất vấn tại San Jose (Mỹ) ngày 23/6/2012
    Bùi Tín bị chất vấn tại San Jose (Mỹ) ngày 23/6/2012
    Bùi Tín đã ở tuổi xế chiều, cũng chẳng sủa được nhiều nữa. Hết giá trị lợi dụng một số cá nhân, tổ chức trước đây vẫn tung hô, chu cấp tiền cho Bùi Tín nay đã quay lưng đi, bỏ mặc ông già thỉnh thoảng lại tru lên vài tiếng hú. Có điều buồn cho cuộc đời Bùi Tín là đã quay lưng lại với Tổ quốc và quê hương, nếu chết chỉ còn gửi nơi đất người chứ làm sao mà quay về.

    Tiềm Long (Blog Tiếng nói trẻ)

    (HẾT)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. BUÌ TÍN -TUỔI XẾ CHIỀU Ở PARIS

      http://antgct.cand.com.vn/vivn/nguoitrongcuoc/2012/3/55820.cand

      Tôi biết Bùi Tín từ những ngày Bùi Tín còn đương chức Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân phụ trách tờ Nhân Dân Chủ nhật. Thời đó, Bùi Tín đang nổi danh là một trong những cây viết có hạng của làng báo Việt Nam. Thông qua một người bạn, tôi đến gặp Bùi Tín và được Bùi Tín truyền cho một vài chiêu tác nghiệp. Tôi nhớ mãi bài học mà Bùi Tín hướng dẫn: “Đối với một nhà báo cách mạng, kiến thức thông tuệ và sự nhạy cảm là hai yếu tố đặc biệt quan trọng”.


      Bùi Tín đưa dẫn chứng: Ngày giải phóng miền Nam, một nhà báo phương Tây hỏi tôi tại sân bay Tân Sơn Nhất: “Xin ông so sánh tướng Napoléon với tướng Võ Nguyên Giáp”. Tôi trả lời: “Napoléon còn có trận bại Aoxtéclích, còn Tướng Giáp không có trận bại nào, mà chỉ toàn thắng”. Đúng là một bài học có giá trị và rất đáng học tập.

      Thế rồi, tháng 9/1990, Bùi Tín đi dự hội báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp rồi đào nhiệm luôn. Mới đầu Bùi Tín tung tin xin ở lại thêm một thời gian để chữa bệnh… Nhưng trên thực tế, Bùi Tín đã bí mật hợp tác với 13 hãng thông tấn, báo chí quốc tế và gần chục tờ báo phản động của người Việt ở hải ngoại để đăng tải những bài viết, tham luận chống lại dân tộc Việt Nam như: Kiến nghị của một công dân, Hoa xuyên tuyết, phỏng vấn đài BBC... Với tôi đó là thông tin bất ngờ ngoài dự kiến. Vì thế tôi đã mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu.

      Tháng 1/1997, tôi được Nhà nước cử sang làm phóng viên TTXVN tại Pari. Một trong những mong muốn của tôi là gặp Bùi Tín để trực tiếp nghe ông ta nói về lý do bỏ Tổ quốc ra đi. Đúng là trái đất tuy mênh mông nhưng vẫn còn chật lắm. Chỉ 10 tháng sau, tôi tình cờ gặp Bùi Tín. Hôm đó ngày 26/10, tôi cùng anh Hà Minh Huệ, lúc đó là Phó tổng biên tập TTXVN đi dự hội nghị các chủ bút Á - Âu lần thứ nhất ở Luých Xămbua trở về Paris.

      Đến bến tàu đỗ đón khách, tôi không rõ ở ga nào, anh Hà Minh Huệ bỗng đập vào vai tôi hỏi nhỏ: “Này anh An, kia có phải là Bùi Tín không?”. Tôi ngước nhìn theo tay anh Huệ chỉ. Phía đối diện, một người đàn ông trán hói, thấp lùn đang vác một hộp các tông trên vai đi về phía chúng tôi. “Đúng là Bùi Tín rồi”, tôi trả lời anh Huệ và đứng lên: “Chào ông Bùi Tín”.

      Vừa chào, tôi vừa giúp Bùi Tín để hộp các tông xuống và hỏi: “Ông có nhận ra chúng tôi không?”. Bùi Tín nhìn chúng tôi ngơ ngác: “Mình thấy quen quen nhưng thú thực không nhận ra ai cả”. Hà Minh Huệ tự giới thiệu mình, rồi giới thiệu tôi. Bùi Tín à lên một tiếng: “Mình nhớ ra rồi”.

      Sau những câu xã giao bình thường, anh Huệ mở đầu một cuộc nói chuyện thẳng thắn: “ở nhà chúng tôi đã đọc những bài viết và nghe những lời trả lời phỏng vấn đài BBC của ông. Chúng tôi thấy ông chửi tuốt, kể cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, người mà chúng tôi biết ông cũng vô cùng kính yêu. ông có thể giải thích vì sao không?”.

      Bùi Tín lúng túng trả lời: “Mình cũng kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh chứ”. Vừa nói, Bùi Tín vừa loay hoay lục túi, lôi ra một tờ tạp chí tiếng Anh và khoe: “Tờ tạp chí vừa mới đăng bài mình viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh đây”. Anh Huệ cầm đọc một lúc rồi nhìn thẳng vào Bùi Tín nghiêm giọng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của nhân dân thế giới nữa. Những ai viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với giọng điệu bôi đen như kiểu bài này của ông đều bị lên án, vì đó là sự vu khống và bịa đặt xấu xa”. Bùi Tín không phản ứng gì.

      (MỜI XEM TIẾP)

      Xóa
    2. (TIẾP PHẦN TRÊN )

      Sau khi phân tích và chứng minh những tình tiết sai trái nhằm ý đồ xấu trong bài báo, anh Huệ nói: “Đụng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là đụng đến niềm linh thiêng của cả dân tộc Việt Nam. ông biết rõ điều đó nhưng vẫn làm. Tại sao vậy?”. Lại im lặng. Tôi hỏi: “Bài viết này, tờ tạp chí trả nhuận bút cho ông được bao nhiêu?”. Bùi Tín hồ hởi trả lời: “Họ trả mình những 2.000 USD đấy”. Anh Huệ ơi, tôi thầm nghĩ, câu trả lời của ông ta chính là ở đây rồi.

      Nhìn vẻ mặt vui như bắt được vàng của Bùi Tín, tôi thấy đau nhói trong lòng. Tôi biết ông ta đã bán hết những vốn liếng mà ông ta có. Bây giờ không còn gì nữa, ông ta bán nốt cái linh thiêng cuối cùng còn lại. Giận quá, tôi nói liền một mạch: “Hồi nghe tin ông đào nhiệm, tôi không thể lý giải nổi tại sao một nhà báo nổi danh và mang ơn cách mạng như ông lại ra đi. Có người giải thích vì ông mâu thuẫn nội bộ, tham nhũng, bồ bịch với gái cùng cơ quan… Tôi nghĩ những lý do này chưa đủ để ông chọn con đường quay lưng lại với dân tộc”.

      Chỉ đến khi trò chuyện với dượng tôi, nhà thơ Phan Xuân Hạt, tôi mới hiểu rõ. Dượng tôi nói: “Ai chứ Bùi Tín thì dượng biết tận chân tơ kẽ tóc. Bùi Tín là người có tham vọng chính trị cực lớn. Với óc nhạy cảm thái quá, Bùi Tín cho là phe XHCN tan rã, Liên bang Xô viết sụp đổ, nước CHND Trung Hoa rối loạn, Bùi Tín tin là Việt Nam cũng sẽ nằm trong quỹ đạo đó. Và Bùi Tín đã nhanh chóng nhảy sang phía đối lập giương cờ để chờ cơ hội quay lại làm người số 1 của Việt Nam”. Tôi thấy dượng tôi phân tích đúng quá. Có lẽ những lời nói của tôi đã điểm đúng huyệt nên Bùi Tín im lặng. ông ta ngồi yên, mắt đờ đẫn như đang trôi đi trong dòng ký ức buồn.

      Lần thứ hai tôi gặp Bùi Tín tại cuộc triển lãm Mùa xuân Việt Nam do Thị trưởng Paris, Jean Tiberi, phối hợp với cộng đồng Pháp ngữ tổ chức tại Forrum des Halles – Trung tâm văn hóa Pari từ 20/3 đến 20/5/2008. Đây là hoạt động mang tính quốc gia giữa hai nhà nước. Sự xuất hiện của Bùi Tín tại cuộc triển lãm này làm tôi và các đại diện của sứ quán Việt Nam hết sức bất bình. Tôi hỏi Thị trưởng Jean Tibveri: “Thưa ngài, hình như phía Pháp có mời ông Bùi Tín đến dự cuộc triển lãm Mùa xuân Việt Nam?”.

      Thị trưởng Tiberi trả lời: “Không, phía Pháp không mời. Có thể thông qua quảng cáo, giới báo chí và công chúng biết nên tự do đến tham dự thôi”. Đại diện sứ quán Việt Nam nói ngay: “ông Bùi Tín là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không chấp nhận sự có mặt của ông ta ở tất cả các hoạt động mang tính quốc gia giữa Pháp và Việt Nam”. Ngay lập tức, Thị trưởng Tiberi cho người đến mời Bùi Tín rút khỏi cuộc triển lãm. Nhìn Bùi Tín thất thểu ra về, tôi tiến đến: “Ông nên biết, nhân dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận sự có mặt của ông ở những lễ hội như thế này”.

      Lần thứ ba, tình cờ tôi gặp Bùi Tín trên đường phố. Tôi mời Bùi Tín vào quán cà phê. Bùi Tín kể cho tôi nghe câu chuyện ông ta mang ơn nước Pháp vì đã mổ thành công chứng đau dạ dày cho mình. Sau khi chỉ cho tôi xem vết mổ dài như chiếc đũa còn hằn rõ trên bụng, Bùi Tín nói: “Vết mổ mất nhiều nghìn USD đấy. Nếu ở nhà mình lấy đâu ra tiền để chữa”. Tôi nói: “ông nghĩ vậy là không đúng. Để tôi kể cho ông nghe câu chuyện này: ông có biết Mai Văn Hạnh chứ?”. “Biết”, Bùi Tín trả lời – “Đó là người Việt có quốc tịch Pháp bị Việt Nam tuyên bố tử hình nhưng được Pháp cứu”.

      (MỜI XEM TIẾP)

      Xóa
    3. (TIẾP PHẦN TRÊN )

      Biết Bùi Tín nói chưa đủ về Mai Văn Hạnh - một trong những tên cầm đầu nhóm phản động từ nước ngoài đột nhập vào trong nước nhằm lật đổ nhà nước Việt Nam, tôi bỏ qua để đi vào điểm chính: Có một lần tôi gặp Mai Văn Hạnh tại nhà một Việt kiều ở ngoại ô Paris. Trong cuộc gặp đó, tôi và Mai Văn Hạnh tranh luận với nhau rất quyết liệt về nhân tình thế thái. Bí thế, Mai Văn Hạnh nói: “Tôi theo chân lí được làm vua thua làm giặc. Nếu trong cuộc đấu ấy tôi thắng tôi sẽ làm vua. Nhưng kết cục tôi đã thua thì tôi phải làm giặc”.

      Về điểm này, tôi khen Mai Văn Hạnh đã thẳng thắn nói rõ ý đồ “làm vua, làm giặc” của mình. Nhưng tôi còn khen Mai Văn Hạnh thêm một điểm khác nữa. Đó là khi Mai Văn Hạnh trung thực thừa nhận: “Dù sao thì tôi cũng cảm ơn Nhà nước Việt Nam đã cứu sống tôi khi tôi bị đau ruột thừa cấp tính. Bác sĩ Việt Nam giỏi lắm. Họ mổ miễn phí cho tôi nhẹ tênh mà không để lại tì vết nào trên cơ thể”.

      Khỏi cần bình luận gì thêm, tôi biết Bùi Tín đã hiểu được nội dung giống và khác nhau trong 2 ca mổ dạ dày này. Nhân thể tôi nói luôn cho Bùi Tín biết nỗi đau mà Bùi Tín phải gánh chịu khi chọn con đường chống lại nhân dân mình. Tôi hỏi: “ông có biết về 3 nỗi đau mà ông đang phải chịu đựng không?”. Bùi Tín trả lời: “Tôi không biết?”. “ông có muốn nghe không?”. “Có”.

      “Nỗi đau thứ nhất, ông bị nhân dân Việt Nam coi như một Trần ích Tắc phản nước hại dân. ở Việt Nam ai cũng căm ghét Bùi Tín. Ai cũng cho rằng Bùi Tín là kẻ vô ơn bạc nghĩa.

      Nỗi đau thứ hai, giới trí thức ở hải ngoại cho rằng Bùi Tín được ăn rất nhiều lộc của Việt Nam mà trở cờ như vậy là “thất đức, khó tin”. Trong một lần cùng tiến sĩ Trần Ngọc Vương đến thăm họa sĩ Lê Bá Đảng, Đặng Tiến, nhà phê bình nổi tiếng ở hải ngoại, đã nhận xét: “Bùi Tín thuộc loại ăn cháo đái bát không đáng chơi”. Ngay đến Võ Văn ái, tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận rất phản động cũng viết bài miệt thị coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”.

      (MỜI XEM TIẾP)

      Xóa
    4. (TIẾP THEO VÀ HẾT )

      Nỗi đau thứ ba, nhiều Việt kiều yêu nước không thể tin được hành động chạy trốn của Bùi Tín nên đoán già đoán non rằng Bùi Tín giả danh đào nhiệm để hoạt động gián điệp. Chính vì lẽ đó có người đã cho Bùi Tín vay khá nhiều tiền mà mãi đến nay vẫn không dám đòi”.

      Nghe tôi nói, Bùi Tín ngồi bất động trên chiếc ghế bọc vải trắng của nhà hàng tầm bậc trung ở thủ đô Paris hoa lệ. Trong ánh đèn nhập nhòa, mặt Bùi Tín trắng bệch không còn một giọt máu. Đúng là Bùi Tín đang ngấm vị đắng chát của ba nỗi đau cay đắng này. Tôi tiếp tục: “Bùi Tín nên biết rằng, Bùi Tín giống như quả chanh có ít nước đã bị người ta vắt sạch. Nay quả chanh vô giá trị, Bùi Tín đã bị người ta vứt vào sọt rác rồi. Bùi Tín có nhận ra điều ấy không?”. Biết trả lời thế nào được. Đúng là tôi đã hỏi khó Bùi Tín. Tôi sẽ không hỏi gì nữa. Tôi ngồi yên để Bùi Tín nhấp nháp ly cà phê gần như vẫn còn nguyên trên bàn.

      Lần thứ tư, trước khi về nước, tôi gọi điện mời Bùi Tín ăn bữa cơm chia tay. Lần này tôi hỏi: “ông Bùi Tín có nhớ nước không?”. Như chạm đúng vào mạch cảm xúc thiêng liêng, đang ăn, Bùi Tín bỗng buông đũa, chống tay lên bàn, rơm rớm nước mắt: “Có, mình nhớ nước lắm. Có đêm mình mơ được về nước. Sướng quá mình vất dép đi chân trần chạy dọc theo bờ Hồ, thỉnh thoảng dừng lại đưa tay với những rặng liễu đang rủ bóng xuống mặt hồ xanh biếc. Có lần mình mơ được chạy mấy vòng quanh Hồ Tây lộng gió. ôi những giấc mơ đó sao mà hạnh phúc…”. Tôi hỏi: “Thế ông Bùi Tín có muốn về nước không?”. Bùi Tín nhìn tôi: “An nói đùa đấy chứ”. Tôi khẳng định: “Tôi nói thật 100%”. Bùi Tín thở dài: “Tôi không tin. Tôi nghĩ là họ sẽ không cho tôi về”. Tôi quả quyết: “Với tư cách là một công dân của nước Việt Nam, tôi xin bảo lãnh cho ông về nước”. Bùi Tín hoang mang: “An nói cụ thể hơn xem nào”. “Tất nhiên là phải có điều kiện”, tôi tiếp tục: “Bùi Tín ra đi như thế nào thì hãy trở về như thế”. “Nghĩa là làm sao?”. Bùi Tín hỏi. Tôi trả lời: “Nghĩa là khi đi Bùi Tín lên đài báo chửi bới dân tộc, thì bây giờ Bùi Tín lại lên đài báo tạ lỗi xin đồng bào tha cho những lỗi lầm nghiêm trọng mà Bùi Tín đã mắc phải trong nhiều năm qua. Với bản chất nhân ái cao cả, tôi tin nhân dân Việt Nam sẽ cho Bùi Tín cơ hội được trở về”. Nghe tôi nói, Bùi Tín ngồi lặng im một lát rồi mới tự thú: “Mình không làm được nữa”.

      Bùi Tín sinh năm 1927, tính đến nay đã 85 tuổi. Bùi Tín luôn đau ốm, sống đơn độc không bằng hữu và đã sạch vốn bán chữ kiếm tiền. Với đồng lương thất nghiệp nhà nước Pháp cho, Bùi Tín chỉ đủ trả tiền thuê nhà. Bùi Tín phải chạy vạy kiếm tiền nuôi thân và nuôi cả cô Hà, một thợ cắt tóc Hà Nội được Bùi Tín đưa sang cưu mang che chở. Bùi Tín phải sống như thế nào đây ở những năm tháng cuối đời? Tôi biết Bùi Tín đã hiểu rất rõ cái giá cay đắng mà Bùi Tín phải trả cho tham vọng chính trị thái quá một thời của mình.

      Biết là sẽ khó làm nhưng còn cách nào tốt hơn con đường trở về với cội nguồn - nơi có truyền thống chỉ “đánh kẻ chạy đi chứ không bao giờ đánh người quay lại”. Chính vì lẽ đó tôi vẫn muốn Bùi Tín hãy dũng cảm hối cải, lên lại đài báo thú tội trước nhân dân, ít ra cũng là để “lập công chuộc tội”
      Nguyễn Đăng A

      (HẾT)

      Xóa
    5. DÂN CHỦ" NƯỚC NGOÀI CHỬI BÙI TÍN


      “Mặt thật BÙI TÍN : thành tín hay thất tín ?? = bội tín + bội ân !!!

      Nguyễn Hữu Viện viết:

      “Gần 18 năm từ khi tôi cứu sống Bùi Tín vào 19 giờ ngày 03 tháng 8 năm 1993 đến nay tôi mới viết nhiều kinh nghiệm cực xấu, nhiều điều nhận xét về Bùi Tín.

      “Tại sao phải đợi đến 18 năm ???


      1. Tôi không hề thù hận riêng tư gì với Bùi Tín không thôi tôi không bao giờ cho qua rất nhiều chuyện và lại làm tiếp điều tốt cho Bùi Tín và đợi đến 18 năm nay mới viết ra hầu chúng ta có cái nhìn rõ ràng về Bùi Tín hơn.

      2. Bài viết này không dùng để bán Bùi Tín cho chế độ cộng sản hầu mưu tìm chút lợi gì cho tôi.

      Lần đầu tiên đóng góp là Đinh Cao Minh trong nhóm Diễn Đàn có đề nghị tôi đóng góp giúp Bùi Tín giữa năm 1991 do nhóm Diễn Đàn đứng ra in ấn Thỉnh nguyện thư của Bùi Tín.

      Sau này tôi ghé thăm Bùi Tín khu phố Alésia, quận 14 là nơi Bùi Tín đang ở với Phong, đệ tử ruột thời làm báo Nhân dân Chủ nhật (sau này qua cụ Hoàng Hoa Khôi môi giới lấy một cô Pháp .. ..). Rồi y cũng dứt bỏ tình thầy-trò thuở còn làm báo ở Hà Nội.

      Tình cờ căn nhà Bùi Tín ở thuê tạm khu phố Alésia lại là căn nhà người anh của anh Tuấn bạn với anh ruột tôi. Năm 1991 mùa hè tôi có ghé qua chở xe Bùi Tín đi thăm lâu đài Fontainbleau và trước khi về mời ăn tại quán Tây gần Montparnasse. Tôi nhận xét thấy Bùi Tín dạo này phong độ không như trước như khi ở nhà cụ Hoàng Hoa Khôi hay mới đến thuê tạm khu phố Alésia và còn được o bế bởi nhóm Diễn Đàn mà thủ lãnh là Kiến Văn Nguyễn Ngọc Giao .. ..

      Hết thời quà cáp tổ chức sinh nhật 1990 cho Bùi Tín rồi... Qua trao đổi với Bạch Thái Quốc tức Bảo Thạch trưởng ban Việt Ngữ đài RFI và qua với Nguyễn Ngọc Giao là người đặt cho Bùi Tín danh hiệu “đại tá cậu”.

      Bùi Tín với Việt kiều Quốc gia chống cộng là tay “nằm vùng” của Hà nội. Không nên dính dáng gì với Bùi Tín cả!

      Bùi Tín với Việt kiều thân chế độ Hà Nội hay thân cộng là tay “phản động phản bội “. Không nên dính dáng gì với Bùi Tín cả không có giấy nhập cảnh visa về Nước áo gấm về làng cỡi ngựa CÁI xem hoa ĐỘC!

      Thêm nữa là phải nuôi giúp Bùi Tín vì ăn ở tốn kém thêm tuổi già lại có những cú sốc văn hóa vì Bùi Tín không thực tế cứ nghĩ mình như xưa ở Hà Nội.

      Tôi có bàn chuyện với Bùi Tín nhiều lần từ ngày anh ra đi dự Hội báo Nhân Đạo năm 1990 đến nay là hơn 2 năm anh cần phải có giấy tờ hợp lệ nhỡ khi ốm đau rất tốn kém vì thế anh đã chống chế độ nên vào giấy tờ tỵ nạn vì ngay anh là cha tôi và ngay tôi làm giám đốc khi đau ốm cũng không trả tiền nổi nhà thương tư cho anh huống gì tôi lại chỉ là kỹ sư trong tiến trình toàn cầu và ngành công nghệ thông tin tiến như vũ bão khiến lại càng bấp bênh...

      Nhưng Bùi Tín không làm hoặc các nhóm Việt kiều khi gặp Bùi Tín cũng chỉ là đầu môi chót lưỡi không góp ý xây dựng gì cả. Họ không chân thành giúp Bùi Tín vì hiểu rằng Bùi Tín còn phải sống lưu vong lâu trên đất người!

      Trở lại Bùi Tín, sau khi qua Mỹ có gặp nhóm Nhà báo Ngày Nay của Nguyễn Ngọc Linh và Nhà báo Trọng Kim (đã qua đời tại TEXAS). Tình cờ qua điện đàm với Anh Trọng Kim tôi thấy Bùi Tín lại nói láo...! Vua nói láo! Anh Trọng Kim có biếu Bùi Tín cái máy in và fax, khi về Bùi Tín bảo cậu con trai ở Vancouvoeur bên Gia Nã Đại cho cha. Tại sao lại nói dối như vậy! Có cần gì để nói dối??). Sau là Chủ Bút báo Ngày Nay lúc về lại nhà tôi ngày 02 tháng 8 năm 1993 Bùi Tín bỗng đau rất nặng mê man mồ hôi đẫm ướt ú ớ tôi phải săn sóc nấu cháo cho Bùi Tín.

      Nhưng có vẻ rất trầm trọng!

      (MỜI XEM TIẾP)

      Xóa
    6. (TIẾP PHẦN TRÊN )

      Bây giờ đến chuyện phải nhập viện.

      Tôi bàn với Vũ Hùng anh nên đưa tấm thẻ mầu tím của Quỹ trợ cấp Y tế mà mọi người Pháp hay di dân hoặc tỵ nạn giấy tờ đàng hoàng hợp lệ đều có để có thể vào nhà thương chăm sóc.

      Nhưng đồng chí đại úy Vũ Hùng bất ngờ lại từ chối vì sợ liên lụy cho người khác mượn giấy tờ! Tình đồng chí bật ngửa nơi đây! Tôi thuyết phục mãi nhưng không được vì dĩ nhiên có cô vợ nhí tuổi con đứng sau nữa là đành chịu.

      Từ đó tôi khinh bỉ ra mặt Vũ Hùng và tìm cách đẩy đi nhưng Vũ Hùng bây giờ có thẻ di trú giấy tờ đàng hoàng và vợ chồng y cũng muốn rút đường tẩu.
      Tôi quay lại cụ Phục. Cụ Phục lại là người thân tín và rất quý Bùi Tín vì Bùi Tín viết lật mặt chế độ Cộng sản.

      Tôi đề nghị cụ Phục giúp Bùi Tín. Khổ cho cụ bị đặt vào thế nan giải nhưng rồi cuối cùng cụ cũng từ chối. Tôi không trách bằng đệ tử tà lọt đại úy Vũ Hùng của đại tá Bùi Tín ... những gì Bùi Tín đã làm cho Vũ Hùng và tôi đã làm cho Vũ Hùng quả thật là một tên phản phúc, lừa thầy phản bạn, phản “đồng chí” ăn cháo đái bát vì từ ngày ấy đến nay Vũ Hùng vẫn luẩn quẩn ở vùng Paris nhưng không bao giờ gọi điện thoại dù một lần ngày Tết cám ơn những gì tôi làm cho Vũ Hùng.

      Thế là chỉ còn lại tôi và Bùi Tín chiều 03 tháng 8 năm 1993 - tôi vội vàng thương tâm lấy xe chở Bùi Tín vào bệnh viện Louis Mourier là bệnh viện rất lớn vùng 92 ở Colombes và hôm ấy ngày đi nghỉ Hè đầu tháng Tám nên y tá nhân viên văn phòng không đủ... và trong công việc vội vàng cô đầm phòng hành chánh đã làm thủ tục nhập viện cho Bùi Tín ông già 66 tuổi qua giấy tờ của Nguyễn Hữu Viện vừa 40 tuổi!

      Và hai giờ sau nằm phòng khẩn cấp và qua phòng giải phẫu vì bác sĩ chẩn bệnh mật của Bùi Tín sắp vỡ, và bảo tôi như người nhà là may anh đem vào chậm 2 giờ là không cứu nổi ! Bùi Tín chắc chắn vỡ túi mật và mất đêm 03 tháng 8 năm 1993.

      Bùi Tín nằm bệnh viên trên một tháng vì bệnh viện Louis Mourier phát hiện vài bệnh nhỏ khác và cần chữa trị trong thời gian dưỡng vết thương mổ.

      Trong thời kỳ này anh Nguyễn Ngọc Giao tử tế nhớ đến Bùi Tín có gởi cho Bùi Tín qua địa chỉ bệnh viện Louis Mourier một tấm carte hình như nghỉ hè tại vùng đảo Ile de Ré nhưng Bùi Tín không nhận vì dĩ nhiên đề tên Bùi Tín là lạc mất vì Bùi Tín nằm bệnh viện Louis Mourier lấy tên tôi là Nguyễn Hữu Viện.

      Làm sao Đất Nước khá được khi toàn là những con người dơ bẩn vô ân bạc nghĩa, đối xử đểu cáng ngay giữa chúng như Vũ Hùng đối xử với Bùi Tín thật là tồi tệ!!!

      Nhưng tôi rút ra một bài học tôi đã may mắn có một phòng thí nghiệm mà những con chuột nhắt mua không tốn là bao làm thí nghiệm xã hội học khá nặng ký như Vũ Hùng, Bùi Tín, Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Hồng Thao và cả Tiến sĩ Dân tộc học Lê Văn Hảo.

      Riêng Lê Văn Hảo tôi ở Nice nhắn Vũ Hùng mời đi chỉ 3 tuần sau khi lạm dụng đem bà Tâm về nhà sống rất bừa bãi. Tiếp xúc với Lê Văn Hảo mới thấy tư cách thấp kém.

      Sau khi Bùi Tín ra viện với số tiền gần 600 ngàn francs viện phí! Dĩ nhiên sau khi đó tôi khai báo như chuyện đã rồi là lầm giấy tờ và Bùi Tín không có giấy tờ khi Bùi Tín chuẩn bị xuất viện. Thế là từ đây Bùi Tín có giấy tờ. Do đó tôi thấy bên nhà bảo Bùi Tín được tụi tình báo Mỹ CIA hay Pháp nuôi nấng là không đúng. Chính tôi mang cục nợ trong thời gian từ cuối năm 1992 đến đầu năm 1994.

      Bùi Tín lại trở về nhà tôi. Vũ Hùng và cô vợ nhí không còn ở nơi nhà tôi nữa. Trong thời gian ở chung, Hiếu vợ Hùng rất khinh ra mặt khi Bùi Tín ngồi ăn chung nên tôi khuyên Bùi Tín nên ăn uống với tôi vì vợ tôi lúc này vẫn chưa quyết định về ở với tôi vì thấy tính tôi rất mến đồng bào mà cô cho rằng không nên. Ngay cô vợ Pháp đã góp ý với Bùi Tín là anh nên kiếm những đồng hương khác phân chia với Viện... Nhưng cô vợ đầm tôi không hiểu rằng những vịt kiều Paris chúng là thế... Chúng đĩ miệng, đạo đức giả! Ngay cả những tay khá như Nguyễn Ngọc Giao, Hà Dương Tường, Nguyễn Gia Kiểng - tất cả họ đều vậy.

      (MỜI XEM TIẾP)

      Xóa
    7. (TIẾP PHẦN TRÊN )

      Thêm nữa là phải nuôi giúp Bùi Tín ăn ở tốn kém thêm tuổi già lại có những cú sốc văn hóa vì Bùi Tín không thực tế cứ nghĩ mình như xưa ở Hà Nội.


      Tôi là người thương cảm Bùi Tín một ông già Việt Nam thân lỡ độ đường. Khi nhóm Diễn Đàn tưởng lá cờ Bùi Tín ăn khách thì chúng hùa vô; nào mời nào tổ chức sinh nhật cho Bùi Tín... nhưng thấy không chạy nữa thì bản chất cơ hội chúng lờ đi ngay. Bùi Tín ăn ở sống ra sao chúng chẳng màng để ý đến!

      Mẹ tôi già thường ghé nhà và bà cụ khuyên tôi nên giúp Bùi Tín vì ông cụ Bùi Bằng Đoàn, thân phụ Bùi Tín coi như người sống gần làng Mẹ. Điều có thật là tôi cũng quý người già mua thuốc chích chống cúm già cho cả bà cụ Mẹ tôi lẫn cho Bùi Tín vào những mùa Thu sắp chuyển sang Đông năm 1992, 1993.

      Nhưng tệ cái là khi tôi trở lại Paris sống bên cạnh Bùi Tín tôi mới thấy cái bầy hầy sống trong rừng hay sống bên nhà quen rồi.

      Cái nhìn của người mới Việt Nam qua cũng khác dù Bùi Tín có trình độ và đã sống gần 3 năm ở Paris - Chẳng hạn người miền Bắc có tội đánh rắm trước mặt người khác một cách rất tự nhiên như Bùi Tín. Nghĩ lòng tốt mình hóa dại, sống với lũ mọi về tư cách như Bùi Tín — đại tá, phó tổng biên tập báo Đảng Nhân Dân, hay Nguyễn Bá Hào giáo sư đại học Hà Nội. Còn đại tá, phó tổng biên tập báo Đảng Nhân Dân Bùi Tín mới kẹt vì lâu rồi & đêm khi ngủ thì gáy như cọp, tôi cũng giải quyết bằng cách mua đồ bịt tai ở tiệm thuốc Tây. Còn cái của nợ ấy. Thế là phải góp ý kiến . Góp một hai lần cũng không nghe. Dù Bùi Tín biết mắc cỡ nhưng cái thói quen “đánh rắm” của các đồng chí Chanh, đồng chí Vện nghe khó vì thói quen cố hữu hàng bao nhiêu năm. Lần cuối cùng tôi góp ý kiến rất nặng là bảo anh từng là cậu ấm, con Thượng thư, đại tá tự nhận tiếp quản Dinh Độc lập (nhưng tôi không tin từ lâu !!) mà sao tệ và xệ quá vậy?

      Thế là cú góp ý khá đau ấy Bùi Tín mới có ý chí bỏ một tật rất xấu trong đời!

      Thói quen “đánh rắm” mọi rợ trước người khác!

      Trên nguyên tắc tôi có thể tống cổ, nhưng thương hại thấy một người già gần 70 tuổi đi đâu - trước tình người của lũ bợm đạo đức giả mà tôi đã nêu đích danh ở trên.

      Vừa xong tật này đến tật khác! Là sau đó Bùi Tín cuối năm 1993 lại đem một bà người Hà Nội chừng ngoài 40 tuổi thỉnh thoảng về nhà tôi o bế... Tôi có góp ý là ngay bố tôi tôi cũng không chấp nhận. Vì nuôi anh quá đủ rồi không thể giúp ai khác chỉ trừ bà Bùi Tín vợ thật của anh từ Hà Nội qua thì may tôi mời chừng 15 ngày hay tối đa 1 tháng vì tôi còn bà vợ đầm sống gần đấy.

      Thế là Bùi Tín dám nổi giận mắng tôi và tôi đề nghị lần này Bùi Tín dọn nhà đi ở chỗ khác vì không thể chịu nổi!

      Sáng ngày 2 tháng Giêng năm 1994 Dương lịch, trong cơn bồi tim (bị nhồi máu cơ tim) tôi vội gọi xe cấp cứu chở Bùi Tín vào nhập viện bệnh viện Hôpital Beaujon ở Clichy. Hai ngày sau tôi nhận một lá thơ Bùi Tín viết chửi rủa tôi hết sức thậm tệ nào bảo bà vợ đầm tôi “con đầm hạ cấp!”& (vì căm thù khi vợ tôi góp ý Bùi Tín nên hỏi những người Việt khác mà vợ tôi biết như giáo sư Hà Dương Tường học Bách Khoa, giáo sư Nguyễn Ngọc Giao, Trưởng Ban Việt ngữ Bạch Thái Quốc, Kỹ sư Giám đốc Nguyễn Gia Kiểng có hãng riêng để mỗi người một tay phụ với tôi!)... và nhiều lời chửi rất hèn mạt của kẻ ăn cháo đái bát! Tất cả thư từ ấy tôi còn giữ nếu quý báo cộng-quốc nào cần photocopie tôi sẵn sàng gởi quý vị...

      Tôi kể Mẹ tôi Mẹ tôi cười và bảo con cứ nhớ câu “giúp vật vật trả ơn giúp người người trả oán” đừng phiền hà làm gì!

      Thế là cụ Phục và tôi đi thăm Bùi Tín ở bệnh viện Hôpital Beaujon ở Clichy. Đến tôi cũng mủi lòng Bùi Tín đang bệnh nhồi tim nặng nhưng với phương tiện y học của Pháp Bùi Tín đã qua khỏi. Tôi có nhắc lại chuyện anh có nhớ vụ cựu chiến binh Điện Biên Phủ tiếc ngẩn ngơ chỉ ước được 1 phần 10 tiền viện phí 600 ngàn francs khi nằm bệnh viện Louis Mourier hồi tháng 8 năm 19933 …... Anh Tín ta cười khằng khặc và bảo tụi Pháp nó tốt thiệt.

      (MỜI XEM TIẾP)

      Xóa
    8. (TIẾP THEO VÀ HẾT)

      Chưa hết sau đó Bùi Tín bắn tiếng qua cụ Phục là nhờ tôi làm giấy tờ bảo lãnh để Bùi Tín có thể làm giấy tờ tỵ nạn lãnh tiền già. Tôi thử từ chối và sau 2 tuần chắc chắn Bùi Tín năn nỉ những ngài Việt kiều Paris trên nhưng chắc không có hồi âm. Thế là Bùi Tín lại năn nỉ tôi và nhờ cả bà Phương chủ tiệm ăn Đào Viên trong quận 13 gọi nhiều lần năn nỉ. Rồi cả cú điện thoại của anh Nguyễn Gia Kiểng cũng nói ngọt Viện nên làm cho anh Bùi Tín.

      Tôi đã làm cho Bùi Tín. Nhưng chỉ tiếc lần gặp lần cuối cùng là từ ngày Lễ đón Anh Đoàn Việt Hoạt ở Paris năm 1998, Bùi Tín nhìn gặp tôi không chào không hỏi như một người đồng bào, có vẻ hằn thù. Trước nghĩa cử của Anh Nguyễn chí Thiện và Anh Đoàn Việt Hoạt hôm ấy ở Chinagora, Con trai tôi bảo tôi “bác Tín tệ thật hả ba!” Tôi nghĩ đó chỉ là những việc nhỏ bé vụn vặt xứng đáng với tâm địa phản phúc của Bùi Tín.

      Tôi nghĩ Bùi Tín cần nghĩ lại Lương tâm ngay số tiền nhỏ tôi gởi biếu Anh Phùng Quán cuối năm 1993 qua Bùi Tín chắc y cũng xực luôn vì tôi chẳng có hồi âm dù trước đó tôi biếu anh Nguyễn Hữu Đang và sau khi nhận quà của tôi anh Đang viết lá thư rất trân trọng cám ơn cho dù anh cũng chẳng biết tên tôi là ai nữa.Tôi biết Bùi Tín có lẽ tiêu bậy số tiền nhỏ tôi gởi biếu Anh Phùng Quán cho chuyện mua sâm ngâm rượu ngậm hàng ngày để bổ sống lâu sung sức nhất là lúc bấy giờ vừa gặp cô bạn trẻ... ngay tiền nhuận bút quyển Mặt Thật, Bùi Tín cũng chi tiêu rộng rãi cho người đẹp Lê Thị Hoa... Con cháu bác Hồ.

      Còn cả 1.001 thứ chuyện lẩm cẩm dơ bẩn cả trí óc tôi sau thời gian giúp một tên lưu manh về chính trị như Bùi Tín chỉ hận thù vì không được chia ăn chớ nếu y lọt vào địa vị như những thằng chóp mu lưu manh khác thì Dân tộc và Đồng bào còn khổ hơn nữa vì y là thằng có học tính toán và có chút thông minh hơn lũ khốn nạn trên.

      Cái quyết định cuối cùng là vẫn kiên nhẫn rộng lượng làm giấy tờ cho Bùi Tín để Bùi Tín có thể có căn nhà riêng sống bên người bạn gái mới (cháu bác Hồ mà lỵ!!), có tiền già, có giấy tờ đàng hoàng khi đau ốm vào nhà thương dễ gì ai cho mượn giấy tờ như đại úy Vũ Hùng còn không cho thượng cấp tốt giúp y như vậy khi cha chết ở Hà Nội.

      Đối với Bùi Tín tôi không băn khoăn lắm. Vì dù sao Bùi Tín cũng có công lật mặt nạ cho toàn chúng ta thấy mặt thật của cái chế độ ghê tởm mà Bùi Tín đã sống và hợp tác, có lẽ sống lâu với bọn hủi thì Bùi Tín cũng lây cái hủi bất nhân, bội ân và đểu cáng; nhưng Bùi Tín đã thức tỉnh thì chúng ta nên rộng lượng.

      Tôi chỉ thỉnh thoảng cúi mặt buồn nhỡ khi bà vợ người Pháp hỏi tôi những người “đồng hương” tes compatriots đâu rồi sao chẳng có tin từ ngày ấy đến nay - anh đã làm những gì tôi biết là tốt và còn khuyến khích anh nữa là khác. Tôi nghe xót xa hai chữ những người “đồng hương” tes compatriots, tôi cúi mặt xin tránh qua chuyện khác và Người vợ đáng quý của tôi (từng chia sẻ buồn vui suốt 20 năm bên cạnh tôi ) đã từng bực mình với cách sống của những người gọi “là đồng hương” (đó là chưa kể tôi không bao giờ dám dịch ra lời chửi rủa của Bùi Tín mà cụ Phục nghe cũng thấy chán “con đầm hạ cấp...” cho Nhà tôi nghe, nhưng tôi chắc Nhà tôi cũng để ngoài tai...( vì tôi biết tính bà rất cao thượng và chính vậy tôi cảm phục sống với nhau 22 năm nay).

      Sau một vài lần hỏi thăm nhà tôi không bao giờ hỏi nữa vì không muốn gợi lại trong tôi những ác mộng về đồng hương Việt Nam.

      Quả thật tôi không may toàn gặp những thứ “đồng bào đồng hương phải gió ba bị 9 quai 12 con mắt” mà nói như qua điện thoại Vũ Thư Hiên bảo “Anh Viện không mát tay”.

      Nguyễn Hữu Viện.

      (HẾT )

      Xóa
    9. (MỜI XEM TIẾP)

      Bùi Tín thừa biết về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc, đã từng có hơn 40 năm ở trong Đảng, chắc ông không thể phủ nhận Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân ta đoàn kết, thống nhất, với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” hoàn thành thắng lợi công cuộc giải phóng dân tộc, giành lại non sông thống nhất, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Vượt qua biết bao thử thách khó khăn, trong tình hình thế giới có những biến động hết sức phức tạp. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh, đạt được những thành tựu rất quan trọng, “có ý nghĩa lịch sử” trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự thật đó là không thể phủ nhận. Nhưng với bản chất cơ hội và lưu manh Bùi Tín vẫn lớn tiếng phủ nhận tất cả – xỉ vả chế độ XHCN mà nhân dân trong nước chấp nhận đi trên con đường lựa chọn của mình.

      Chưa hết- kẻ mộng mơ trở thành “lãnh tụ” còn phán với đám CCCĐ ở hải ngoại những lời dạy dỗ “vàng ngọc” như sau – “Tôi đã gửi lại bà con ta hai thông điệp tâm huyết nhất. Một là niềm vui sâu sắc thấy so với mươi năm trước bà con ta đã thông cảm hơn với nỗi cực nhục của đồng bào miền Bắc trước đây và của đồng bào cả nước hiện nay dưới sự cai trị hà khắc của chế độ toàn trị độc đảng, tăng thêm vào nỗi uất hận phải rời quê hương tỵ nạn của cá nhân mình, từ đó tăng nghị lực đấu tranh lên với cấp số nhân. Đó là tinh thần đoàn kết thương yêu và thống nhất dân tộc cao quý và thiết thực.
      Hai là tôi cũng đề nghị bà con ta có tấm lòng rộng rãi, bao dung, quý trọng những người cộng sản có ý thức dân chủ thật lòng, nhằm khôn khéo phân hóa hàng ngũ đối phương, không có thái độ cố chấp hẹp hòi, luôn tăng thêm lực lượng đấu tranh khi đảng cộng sản đang trong tình trạng khủng hoảng và suy thoái không sao khắc phục nổi” - nghe Bùi Tín phán thì 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước phải ôm bụng cười vì nó ngây ngô, sáo rỗng đến thảm hại, ông ta muốn nhắc khéo đám đần độn CCCĐ cờ vàng rằng đừng nghi ngờ tôi là “CS nằm vùng”, tôi cũng chống cộng như các người, hãy mời tôi nhiều lần nữa “thuyết giảng” kiếm tiền nuôi thân.
      Trong bài viết nói về “Phong trào con đường Việt Nam” (PTCĐVN) Ông “nâng bi” bọn được gọi là “trí ngủ” xôi thịt ngu dốt, đó là những nhân vật cơ hội chính trị, có xu hướng chống đối như Lê công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung… là những trí thức “yêu nước”, thì không ai chấp nhận được, kể cả bọn cờ vàng CCCĐ cũng có phần chống đối vì sao vậy? Xin thưa, họ là những bọn người lợi dụng tôn giáo, nhân quyền để làm những việc sai trái vi phạm pháp luật Việt Nam, đám xôi thịt này khoác lác đến độ như đám “lên đồng” kiểu “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”, mới ngo ngoe ngóc đầu vậy mà đám này đã phân chia nhau quyền lực lãnh đạo đất nước, giả sử chúng thành công thì cái ghế chúng chia cho Bùi Tín sau mấy chục năm chống cộng bằng mồm là ghế gì ?? Bùi Tín có nằm mộng giữa ban ngày không ? Cái đám động kinh này đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, bắt giam, xét xử theo luật định. Có lẽ ông là người “chia sẻ” nhất với bọn người này vì ông và chúng có cùng có chung chí hướng là bọn cơ hội “đục nước thả câu” và cùng “quan điểm” và thái độ hằn học, công kích Đảng cộng sản và chế độ XHCN ở Việt Nam.

      (MỜI XEM TIẾP)

      Xóa
    10. TIẾP THEO VÀ HẾT)

      Các thế lực thù địch biết rõ, sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam là ở sự gắn bó chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ở sự thống nhất giữa mục tiêu lý tưởng của Đảng và của dân tộc. Chính vì lẽ đó mà chúng tìm mọi thủ đoạn gây mơ hồ lẫn lộn giữa lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, giữa Tổ quốc với chế độ xã hội chủ nghĩa, tách nhân dân ra khỏi Đảng hòng phá vỡ sức mạnh chính trị tinh thần của nhân dân. Chúng đã không từ một thủ đoạn thâm hiểm nào công kích vào sự lãnh đạo của Đảng. Núp dưới chiêu bài đấu tranh cho “dân chủ”, “tự do”, “công bằng xã hội” chúng thành lập các tổ chức phản động để tập hợp, lôi kéo quần chúng, phát triển lực lượng chống lại Nhà nước mà Bùi Tín là tên lính xung kích, kẻ bán rẻ nhâm phẩn nhất trong những kẻ phản quốc.
      Houston 17-7-2012
      Amari TX

      Xóa
    11. NHỤC NHÃ QUÁ BÙI TÍN ƠI!

      http://lehienduc02.blogspot.com/2012/08/nhuc-nha-qua-bui-tin-oi.html

      Vụ Bùi Tín trở lại San Jose lần này ăn nhiều trứng thối, bộc phá quá đi. Đọc những bài “chào đón” Bùi Tín ngập tràn trên mạng của dân Việt ở San Jose và các vùng của Mỹ trước tin Bùi Tín đến đây thuyết trình thì thấy sự căm ghét Bùi Tín có lẽ còn gấp trăm, gấp vạn lần lời lẽ họ dành cho quan chức mà họ gọi là “Cộng sản” mỗi khi thăm Mỹ - những người mà số này xem là kẻ thù đã đẩy họ khỏi cố quốc.

      Dân San Jose cũng thật quá quắt, Bùi Tín đã từ bỏ tất cả bổng lộc để mơ có ngày như Enxin nước Nga, giờ phải vật vờ, sống bằng tiền trợ cấp, bố thí của dân Pháp, viết bài thuê ca tụng mấy cháu chắt đấu tranh dân chủ trong nước như ngọc như ngà, cháu nào cũng "vốn quý dân tộc", gái thì "Bà Trưng Bà Triệu", trai thì "anh hùng dân tộc"... đến mức “khổ chủ” cũng thấy ngượng vì được tôn vinh đến thế, ấy mà...mà họ đối xử tệ bạc với ông ta còn hơn cả dân trong nước.

      Ông trời đã đọa đày Bùi Tín đến "cùng khổ" rồi mà những người cùng "chiến lũy" cũng rẻ rúng ông ta nốt thì ông ta còn đâu đất để sống nữa chứ?

      "Chó cùng dứt giậu" đấy các ông bà Vệt kiều đấu tranh dân chủ ạ. Vừa rồi Bùi Tín chẳng nhờ anh em thân tín là "nhà dân chủ lão thành" Nguyễn Thanh Giang viết bài "Tản Mạn về một nhà báo Việt Nam kỳ cựu” xin Đảng, Chính phủ "mở đường hòa hợp hòa giải" cho Bùi Tín về cố quốc. Xin mời xem bài "Ông Nguyễn Thanh Giang xin cho Bùi Tín trở về? | BẠCH HOÁ DÂN ...

      Báo Công an cũng mới đăng tải bài Bùi Tín, tuổi xế chiều ở Paris - Bui Tin, tuoi xe chieu o ..., trong đó một viên chức ngoại giao cũng đã gợi ý cho Bùi Tín về nước với điều kiện phải xin khoan hồng, ăn năn hối cải.

      Thấy cũng tội cho Bùi Tín, giỏi nghề cưa gái, biết gì về chính trị nghiệt ngã mà mơ với chả mộng. Thân phận Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thì thời nào cũng vậy. Đến tướng tài như Ngụy Diên theo hàng Lưu Bị mà Khổng Minh Gia Cát Lượng kiên quyết đòi trảm vì không thể dung hàng phản chủ. Còn tướng già Hoàng Trung không nỡ “phản chủ” thì lại được ca tụng là trung nghĩa, Lưu Bị đích thân đến cầu hiền. Thế nên dễ hiểu hạng như Bùi Tín ảo vọng "lãnh đạo" được đội quân VNCH về lật đổ thể chế chính trị trong nước thì thật không hiểu gì về chính trị nên phải sống đời tủi nhục như giờ thì chỉ nên than thân trách phận.

      Từ đứa trẻ con đến hạng người thấp kém về tư cách như Nguyễn Hữu Viện đều cho mình cái quyền chửi rủa, mạt sát Bùi Tín thật thậm tệ nói chi đến ai khác.

      Bạn bè, chiến hữu một thời của Bùi Tín trong nước đều ít nhiều cảm thấy xót xa khi biết hoàn cảnh hiện giờ của ông ta.

      Một cái giá quá đắt cho một đời người.
      (Blog: Vietnamngayve.blogspot.com)

      (HẾT)

      Xóa