Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Trả lời bài viết ‘Cách mạng Tháng 8, nội chiến và nội chiến cộng sản” của ông Nguyễn Gia Kiểng

Vì sao ông Nguyễn Gia Kiểng sẽ phải mãi mãi “ăn năn”?
(Trả lời bài viết ‘Cách mạng Tháng 8, nội chiến và nội chiến cộng sản”)
Đọc bài viết https://danluan.org/tin-tuc/20130831/nguyen-gia-kieng-cach-mang-thang-8-noi-chien-va-noi-chien-cong-san#comment-96608, tôi phải cố gắng lắm mới định hình được thứ tư duy hổ lốn, lẫn lộn, đánh lận của ông Kiểng. Khi định hình được tư duy của ông tôi thấy sáng tỏ một điều, thảo nào ông và cái tổ chức THDCDN cứ mãi phải ép uổng Tổ quốc“ăn năn”? Sáng tỏ điều nữa là cái lý luận “hòa giải dân tộc” chỉ là thứ lừa phỉnh nhằm tìm kiếm vị thế chính trị trong ảo tưởng về một sự thỏa hiệp hão huyền với lực lượng cầm quyền trong nước hiện nay. Tiếc rằng, chẳng ai ngu gì với mớ lý thuyết “ăn năn” mãi chưa thôi của ông nên ông và THDCDN cứ mãi chung chiêng giữa 2 làn đạn
Trong bài viết này, mới đầu tưởng như ông Kiểng “thừa nhận” ý nghiã lịch sử của CMT8 và ngày lễ độc lập 2/9 “ta phải nhận định rằng độc lập dân tộc là điều không thể nhân nhượng và cần được đánh đấu một cách thực mạnh mẽ và long trọng sau gần một thế kỷ ngoại thuộc. Đó là một vấn đề danh dự dân tộc. Cách Mạng Tháng 8 phải có và đảng cộng sản cũng có lý khi nói rằng đó là công lao của họ. Họ là tổ chức chính trị duy nhất có thực lực vào thời điểm đó sau khi đã chiến đấu kiên cường trong suốt giai đoạn Thế Chiến II và đã trả giá rất cao. Điều này phải được nhìn nhận. Ngày 19-8-1945 và ngày 2-9-1945 chắc chắn phải được ghi nhận như những ngày lịch sử lớn.”. nhưng thực ra đây là mồi câu view cho cái thuyết ăn năn nửa dơi nửa chuột, bởi đọc hết sẽ thấy đây là cả “công trình” ông ta nỗ  lực xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn lịch sử nhằm phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản, biến lãnh tụ dân tộc làm nên CMT8 thành “tội đồ” dân tộc, không ngoài mục đích cuối cùng phủ nhận giá trị đích thực của CMT8, vai trò của Đảng, tư tưởng HỒ Chí Minh, giá trị CN Mác-Lê. Tất cả cuối cùng đều nhắm đến cái đích biện hộ cho “lý tưởng” chống phá thể chế suốt mấy chục năm qua của ông Kiểng  và vuốt ve đám tay sai, thuộc hạ trong nước được ông nuôi dưỡng mua chuộc được bằng những tờ USD, Euros, song vẫn công cốc công cò.
Để giúp bạn đọc hình dung về luận thuyết ăn năn của ông và cho ông thấy vì sao cái ảo tưởng “hòa giải dân tộc” hay nói cách khác, tìm ghế chính trị trong nước mãi cứ là viễn tưởng đối với ông Kiểng và tổ chức THDCDN, tôi sẽ chia bài viết thành 2 phần để dễ theo dõi:
Phần 1: Trả lời bài viết ‘Cách mạng Tháng 8, nội chiến và nội chiến cộng sản”
Phần 2: Vì sao ông mãi phải ăn năn
Phần I
Trong bài viết, tôi xin tóm tắt những luận điểm ông Kiểng đưa ra nhằm phủ nhận giá trị CMT8
Thứ nhất, ông ta lập luận rằng “Cách Mạng Tháng 8, theo cách mà nó đã diễn ra, đã mở đầu cho một chuỗi thảm kịch dài tàn phá đất nước ta và đã khiến chúng ta tụt hậu bi đát như ngày nay.” Cơ sở là sự tụt hậu so sánh với thế giới, với Hàn Quốc, Nhật Bản
Thứ hai, ông phủ nhận giá trị CMT8 vì nó là cơ sở dẫn đến 2 cuộc nội chiến “Cả hai cuộc chiến gọi là "chống Pháp" và "chống Mỹ" đều là những cuộc nội chiến”. Ngoài diễn giải áp đặt theo tư duy chủ quan, dữ liệu, cơ sở thực tế chứng minh cho kết luận này dựa vào “Năm 1954 đã có một triệu người di cư vào miền Nam, số người di cư còn có thể lớn gấp nhiều lần nếu không bị cấm cản; ngược lại đã có bao nhiêu người tập kết ra Bắc?”; “Trong hai cuộc nội chiến này dĩ nhiên đã có sự can thiệp từ bên ngoài” Dựa vào cái này để ông Kiểng phán  rằng “Lý do khiến đảng cộng sản không nhìn nhận đây là những cuộc nội chiến (mà là những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm) chỉ là vì họ không muốn thỏa hiệp với những người Việt Nam khác, họ muốn nội chiến đến cùng”.
Thứ ba, trên cơ sở của lập luận 1 và 2, ông ta đưa ra lập luận thứ ba để phủ nhận giá trị CMT8 là “Nội chiến tai hại hơn nhiều so với chiến tranh chống lại một quốc gia khác” bằng sự so sánh về sự phục hồi của Nhật, Đức, Pháp, Nga, Mỹ xuất phát từ nguyên nhân nội chiến hay chiến tranh để đúc ra mệnh đề nội chiến ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước mạnh hơn chiến tranh chống xâm lược từ nước khác
Từ đó ông ta tìm ra nguyên nhân dẫn đến nội chiến trong 2 cuộc kháng chiến Pháp, Mỹ cũng như “nội chiến cộng sản” đều bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản và người đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam là Hồ Chủ tịch, cho đó chính là nguyên nhân “phủ nhận” giá trị CMT8, nguyên nhân ngăn cản sự “hòa giải dân tộc”, nguyên nhân làm chậm sự dân chủ hóa…
Trước hết, tôi sẽ chỉ ra ông mắc lỗi nghiêm trọng trong tư duy và lập luận
Một mặt ông ta thừa nhận thành quả CMT8 đem lại nền độc lập dân tộc, thừa nhận tinh thần đấu tranh giành độc lập là nhu cầu tất yếu của mọi dân tộc nhưng mặt khác ông ta phủ nhận vai trò của ĐCS, Chủ nghĩa Mác-Lê và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Cái sự đánh lận, lừa đảo cả lịch sử của ông ta là ở chỗ này. Vậy ai, chủ thuyết nào đã quy tụ mọi lực lượng dân tộc giành CMT8 nếu không phải là CNMac-Lê đã được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào Việt Nam trên cơ sở kết hợp với nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước. Nếu vận dụng Chủ nghĩa Mac-lê máy móc, dập khuôn như một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương đã gây tổn thất nghiêm trọng ra sao, có nguy cơ biến lực lượng cách mạng non trẻ đó thất bại nếu không được Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng lái trở lại kịp thời mới dành được CMT8. Chủ nghĩa Mác-lê vào Việt Nam hoàn toàn không còn nguyên bản, thực chất nó là sự vận dụng những hạt nhân hợp lý như thuyết biện chứng, thuyết lịch sử duy vật kết hợp với chủ nghĩa dân tộc. Bởi vậy nhìn nhận về Hồ Chí Minh, hầu như thế giới và Việt Nam đều cho Người là đại diện của chủ nghĩa dân tộc, ít ai còn ngây thơ cho Người là đại diện chủ nghĩa Cộng sản nguyên bản, trừ một số kẻ như ông Kiểng đang cố bấu víu vào để phủ nhận vị lãnh tụ dân tộc cũng như nhằm phủ nhận Đảng Cộng sản và thành quả cách mạng dân tộc do Người và Đảng lãnh đạo gây dựng nên.
Cái cơ sở lập luận cho 2 cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ là “nội chiến” của ông Kiếng đúc rút chỗ này “Khi người trong một nước giết nhau trên một qui mô lớn và trong một thời gian dài thì đó là nội chiến, dù có hay không có sự can thiệp từ bên ngoài. Vả lại số người Pháp và người Mỹ thiệt mạng trong hai cuộc chiến này chỉ là những tỷ lệ không đáng kể so với số tử vong của người Việt. Cả hai cuộc nội chiến này đều phải bị lên án.” Như vậy, lập luận của ông Kiểng chỉ dựa thuần trên số lượng người chết trong 2 cuộc chiến là người Việt so sánh với người nước ngoài khẳng định đó là “nội chiến”. Biết phải nói sao cho thứ tư duy “cơ học” đã lỗi mốt hàng thiên niên kỷ này từ kẻ tự xưng là “trí thức” thời nay nhỉ? Nếu so sánh thì sẽ thấy chính CNDuy vật đã tự hổ thẹn, gọi cái thứ tư duy cơ học thủa sơ khai là chủ nghĩa duy vật ngây thơ, mơ mộng, thì thời hiện đại này, gọi tên cái thứ tư duy của ông Kiểng này với tên gọi gì đây nhỉ?
Tôi chẳng thiết cãi nhau với cái thứ tư duy “đồ đá” này của ông, chỉ phiền bạn đọc hãy đọc lại bài viết của GS Trần Chung Ngọc viết về cuộc chiến chống Mỹ có phải là nội chiến hay không (Tản Mạn Xung Quanh Cuộc Chiến Ở Việt Nam (Trần Chung Ngọc), để thấy rằng  sự tổn thất bên nào thực nghiêm trọng hơn, vì sao một dân tộc thô sơ, nghèo đói, phân hóa bởi lịch sử như vậy lại có thể làm nên chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, nêu không muốn nói đó là nhờ ý thức về cuộc chiến tranh chính nghĩa giành độc lập, thống nhất dân tộc, đất nước cháy bỏng của dân Việt đã đem lại kỳ tích có một không hai đó. Chiến thắng đó, tính chính nghĩa đó cũng là lý do vì sao Việt Nam được sự ủng hộ không chỉ từ các nước đồng minh mà còn từ chính cộng đồng quốc tế, hậu phương của “kẻ thù” đã giúp dân tộc Việt chiến thắng. May mắn đó còn kéo đến tận ngày nay khi vị tổng thống Clinton, Obama đều thuộc thành phần “phản chiến” năm xưa giờ đã vứt bỏ mặc cảm thua cuộc, nối lại quan hệ với “lực lượng cộng sản” ở Việt Nam, thậm chí còn đang tiến tới đối tác toàn diện, chiến lược. Bởi họ nhìn thấy ĐCSVN không phải là nguyên nghĩa của Chủ nghĩa Mac-Lê ngoài cái tên gọi, họ thấy được rằng dù có muôi dưỡng đến trăm năm nữa thì lực lượng chống Cộng cả trong và ngoài nước chẳng làm nên cơm cháo gì. Họ thấy rằng “diễn biến hòa bình” đem lại nhiều “hy vọng” hơn, ĐCSVN sẽ tự chuyển mình phù hợp với lợi ích dân tộc, còn đám chống cộng hay gọi mỹ miều là “lực lượng đấu tranh dân chủ” chỉ là quân tốt lợi dụng được đến đâu thì hay đến đó, không hơn không kém, đúng như bản chất và thực lực của thành phần này trong nước.
Còn cái lập luận thứ 3 của ông tệ hại hơn nhiều nữa, khiến tôi thấy như tư duy ông còn thua con trẻ, chẳng muốn đáp lại.Nhưng vì người Việt nhất là thành phần hải ngoại như ông phần đông vẫn viện vào tư duy này làm công cụ phỉnh phờ những thành phần ít học, cơ hội trong nước, nên tôi đánh viết thêm. Ông ta cho Đức, Nhật phát triển nhanh và bền vững hơn Pháp, Nga bởi  chỉ chịu hậu quả của chiến tranh với nước khác, chứ không phải chịu sự không “đồng thuận” trong dân tộc. Tệ hại thật, không lẽ Đức bị phân chia thành 2 nước suốt bao năm, mãi đây Liên Xô sụp đổ, Bức tường Berlin hạ xuống thì mới thống nhất được đất nước, theo tư duy và lập luận xuyên suốt của ông Kiểng, chẳng nhẽ đây là trường hợp “đặc cách”? Hàn quốc phát triển như rồng ấy nay đang không “nội chiến”? Mỹ khắc phục sau “nội chiến” là thành phần dân da đỏ - người chủ thực sự của nước Mỹ gốc ấy đang bị “tuyệt chủng” cũng như vô thiên lủng vấn đề cộn cán tương tự được xem “đã dồn mọi cố gắng để thực hiện hòa giải dân tộc một cách quả quyết và thành thực”? Cuộc chiến 1789 làm nước Pháp “yếu” đến tận hôm nay, trong khi lực lượng cộng sản – “di hại” 1789 ở Pháp không đáng được xem là lực lượng chính trị? Nhìn chung cái “mệnh đề” “Nội chiến tai hại hơn nhiều so với chiến tranh chống lại một quốc gia khác” lỗi nghiêm trọng từ mọi góc cạnh.
Vấn đề ông Kiểng cho “nội chiến cộng sản” – ý nói nội bộ ĐCS luôn có các phe phái tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau làm yếu đất nước. Xem ra khái niệm “nội chiến” của ông Kiểng quá rộng, không chỉ bao trùm chiến tranh trong địa giới lãnh thổ, mà còn cả sự cạnh tranh quyền lực chính trị giữa các phe nhóm lợi ích, …Nếu quy chiếu quan điểm này thì đáng xem đảng Cộng hòa và đảng dân chủ đang gây “nội chiến” ở nước Mỹ từ thủa khai sinh lắm lắm. Sự cạnh tranh, đấu đá, tranh giành quyền lực chính trị giữa các đảng hay trong một đảng cầm quyền suy cho cùng chẳng phải là tốt lắm sao nếu đứng ở góc độ xem đa nguyên đa đảng, cạnh tranh quyền lực là độc lực phát triển?
Nhìn chung, cả một hệ thống tư duy lủng củng, mới đọc tưởng có vẻ xuôi tai nhưng kỳ thực dẫn dắt người đọc có kiến thức hạn chế vào mê hồn trận “Tổ quốc ăn năn” không ngoài mục đích đánh lận cho thủ đoạn phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, hạ bệ lãnh tụ dân tộc, lừa bịp đám tay chân ngu muội, lôi kéo thêm vài con gà nhẹ dạ, bao biện cho động cơ chống đối, tìm kiếm ảo tưởng “hòa giải dân tộc” nếu tương lai ĐCSVN tự diễn biến..
(Xin mời đọc tiếp Phần 2 để thấy vì sao tổ chức THDCDN của ông Kiểng chưa thể làm nên cơm cháo gì)

Nguyễn Biên Cương

4 nhận xét:

  1. Thằng Kiểng là thầy của Nguyễn Tiến Trung bên Pháp. Tự nhận là 'chủ tịch' của bầy người ô hợp du thủ du thực côn đồ gọi là 'tập hợp dân chủ đa nguyên'. Hắn từng viết sách Tổ Quốc Ăn Năn chửi bới Bác Hồ và vua Quang Trung và các anh hùng dân tộc VN. Thằng Kiểng này là 1 thằng bệnh hoạn, có đầu óc rất bệnh hoạn.

    Trả lờiXóa
  2. Cái "Tổ quốc ăn năn" của ông NGK cũng là một thứ đồ đi chôm thôi mà, là bản sao của LE MAFRANCAIS. của A.Peyrefitte.

    - http://giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/toquocannan.htm
    - Đọc sách Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn Gia Kiểng (http://forums.vietbao.com/topic.asp?TOPIC_ID=12472 hiện không vào được)

    Khi tới nhà một người bạn trong một chuyến đi dài, tôi thấy quyển Tổ Quốc Ăn Năn trong đống báo chí và sách vở bừa bộn trên bàn làm việc.

    Chỉ quyển sách, tôi hỏi: "Mới mua hả? Đọc thấy sao?".

    Người bạn trả lời: "Mua đâụ Có người gửi cho thì để đó. Nhưng mới lướt qua vài chương thì ngưng".

    Quyển sách còn mới, nhiều trang còn dính nhaụ Trang đầu có giòng chữ đề tặng: "Đọc cho biết. Có những điều không thấy trong những sách khác".

    Người bạn tôi nói: "Nếu không có gì khác để giết thì giờ trong những thời gian di chuyển, và nếu không dị ứng với cái tên Nguyễn gia Kiểng, thì cầm lấy mà đọc".

    Lời đầu, ông Nguyễn Gia Kiểng đã viết về "lý do ra đời của cuốn sách khiêm nhường này". Ở trang 326 tác giả cho biết rằng "tất cả các cuốn Tứ Thư, Ngũ Kinh nếu gộp chung lại và in thành một cuốn sách thì cũng chỉ vài trăm trang thôi, nghĩa là chỉ bằng một nửa cuốn sách mà các vị đang cầm trong tay thôi".

    Người đọc nhờ thế biết được rằng Khổng Tử thuyết giảng cả đời gom góp lại không nhiều bằng lời ông Nguyễn Gia Kiểng từ khi nhảy vào làm chính trị.

    Cuối trang III, Lời đầu, tác giả viết "Nhiều độc giả sẽ thấy nhiều điều nói ra trong những trang sau là sai và đánh giá tác giả là dở. Tôi chấp nhận sự kiện đó. Tôi cho rằng nói ra những điều mình nghĩ là đúng dù biết rằng sẽ có nhiều người cho là sai và đánh giá thấp mình là một thái độ khiêm tốn. Đó là cách khiêm tốn của tôị"

    Vì sự khiêm tốn của tác giả, chấp nhận sự kiện "nhiều người cho rằng những điều mình nói ra là sai", mà tôi viết bài nhận định nàỵ Tuy nhiên, tôi sẽ không chú trọng nói về những điều sai đúng trong cuốn sách, vì nếu thế thì phải viết một hay hai cuốn sách cũng dầy như cuốn Tổ quốc ăn năn để dẫn chứng là sai hay đúng. Tôi chỉ nêu lên một số đặc điểm của cuốn sách và tác giả.

    Quá khứ - ăn năn!

    Ngụ cư ở Pháp, tác giả "Tổ Quốc Ăn Năn", Nguyễn Gia Kiểng (NGK ) là một vận động viên tích cực trong các sinh hoạt của ngưòi Việt tại Pháp, Hòa Lan, Hoa Kỳ... trong các đề tài thảo luận về Dân chủ từ đầu thập niên 80.

    Ông cũng là một người viết báo, thường là các bút ký thời sự, và là một trong những người chủ trương báo Thông Luận.

    Nhóm Thông Luận đặt nặng vấn đề thảo luận rộng rãi, cởi mở, được nhiều phản ánh nhận định của mình ở khắp nơi. "Tổ Quốc Ăn Năn" là cuốn sách tổng hợp những bài báo, những ý kiến của ông bấy lâu.

    Cuốn sách được sự chú ý hiếm có: Vừa phát hành, trong hai tuần lễ cuối tháng Năm, 2001, chỉ riêng California, đã có hai tờ báo với hơn 5 bài viết về cuốn sách này.

    Các phạm vi được đề cập trong nội dung TQAN rất rộng: Lịch sử, nhân chủng, tôn giáo, tâm lý, văn hóa, kinh tế.v.v... với nhiều dẫn chứng, luận định từ Âu sang Á, từ Hòa Lan tới Chilê, từ Nhật bản tới Phi luật tân...

    Nhưng nóng hổi nhất, do tính thiết thực, thuộc về những luận định về tâm lý, nhãn quan giữa người Việt với nhau: Lịch sử, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa chống Cộng, kèm với các nhận định về phát triển trong tương lai của đất nước.

    NGK chủ trương dùng hiểu biết, lý luận để người Việt đồng thuận cùng nhau có một đất nước tươi sáng.

    Vì chúng ta từng có nhiều sai lầm, nên hãy cùng nhau, Tổ Quốc Ăn Năn. Đó là kết luận, cũng là nhan sách của tác giả Nguyễn Gia Kiểng.

    Trả lờiXóa
  3. Đọc "Tổ quốc ăn năn" của Nguyễn Gia Kiểng - Vũ Huy Quang (http://giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=1422&PHPSESSID=7d0dee7d5768441a95993f84e7789edd)

    CẦN CẬP NHẬT HÓA PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG TRONG LÃNH VỰC SUY TƯ (Bài 2): Hiện Tượng «TỔ QUỐC ĂN NĂN» - Lê Việt Thường (http://www.tinparis.net/vanhoa/vh_1207_25_ToQuocAnNanDaoVan_LeVietThuong.html)

    Từ khi có hiện tượng TỔ QUỐC ĂN NĂN, có lẽ đa số người VIỆT chúng ta ở Hải Ngoại cũng như ở Trong Nước, tỏ ra Ngán NGẪM đối với trường hợp một cá nhân như NGUYỄN GIA KIỂNG, vì một chút DANH HẢO, đã không từ bỏ một phương tiện, THỦ ĐOẠN nào cả để đạt được mục tiêu của mình!

    Với một vốn KIẾN THỨC về văn hóa nhất là Triết Học rất «khiêm nhường» ( như chính đương sự từng «thú nhận» ), tức KHÔNG có sự CHUẨN BỊ Tối Thiểu để làm công việc văn hóa, ông Kiểng lại đi «huyên hoang» tuyên bố là muốn làm một cuộc «Cách Mạng ĐỔI MỚI về Tư Duy» , với những ý kiến thật «Mới Mẻ» , «Độc Đáo!

    Do đó, thiên hạ mới trông chờ xem từ «Ngài Thủ Lãnh» của nhóm THÔNG LUẬN nội dung của cuộc «Cách Mạng văn hóa» kiểu Nguyễn Gia Kiểng là «cái gì đây» ?

    Thì té ra THỦ THUẬT Chính Yếu của NGK là NHỤC MẠ TỔ TIÊN và các vị ANH HÙNG DÂN TỘC được thấy qua cái TỰA «Quái Đản» của cuốn sách là TỔ QUỐC ĂN NĂN. Với lối Lý Luận NGỤY BIỆN đầy tính chất CHỦ QUAN, MỘT CHIỀU có lẽ Mưu Đồ của NGK và các «Đồng Chí» của ông ta là tạo điều kiện để gây XÌ CĂN ĐAN nhằm lôi kéo sự chú ý của dư luận, đồng thời tìm cách đánh mất lòng tin nơi độc giả đối với nền văn hóa VIỆT, cũng như gây hoang mang chia rẽ trong cộng đồng người VIỆT, để các THẾ LỰC mà nhóm ông dựa vào, THỪA ĐỤC THẢ CÂU chăng?

    Về sự trông chờ từ trái núi là những kiến thức «Mới Mẻ» , «Độc Đáo» mà ông Kiểng hứa với độc giả, thì cuối cùng lại đẻ ra con chuột «nhắt» là những ý tưởng cóp nhặt từ một tác giả ngoại quốc với sự trùng hợp đạt đến mức độ «khủng khiếp» để một người quan sát vô tư nhất cũng phải đi tới kết luận là TỔ QUỐC ĂN NĂN của Nguyễn Gia Kiểng chẳng qua cũng chỉ là bản sao của tác phẩm LE MAL FRANCAIS. của A.Peyrefitte mà thôi!!!...

    Đến đây có lẽ chúng ta mới thấy CẢM PHỤC trước sự KHÔN NGOAN của Tổ Tiên LẠC VIỆT khi các NGÀI chủ trương TRỌNG ĐỨC HƠN TÀI. Lý do là với Văn Minh ngày nay khi con người thay vì đặt ĐỨC TRÊN TÀI thì lại đi tôn sùng cái TÀI, cái KHOẺ, cái THÔNG MINH.v.v. lên làm THẦN TƯỢNG, thì xảy ra trường hợp ĐÁNG BUỒN như sự ra đời của cuốn sách» Tổ Quốc Ăn Năn» của NGK, Thật vậy, vì muốn thỏa mãn tính HÁO DANH, mà vì THIẾU TÀI, tức vì không đủ khả năng trong lãnh vực văn hóa, TRIẾT HỌC, người ta phải đi làm chuyện GIAN DỐI, CHE ĐẬY. Tức ở đây là đi CHÔM Tư Tưởng của người khác về làm của mình, mà lại còn «huyên hoang» đi «khoe mẽ» là TA ĐÂY có Tư tưởng độc đáo, MỚI MẺ. Quả đúng là ĐẠO VĂN, chứ đâu phải Làm văn hóa!!!

    Tóm lại, ông KIỂNG và phe nhóm đã không ngần ngại dùng những phương tiện KHÔNG CHÍNH ĐÁNG như ĐẠO VĂN, XUYÊN TẠC LỊCH SỬ và SỰ THẬT trong âm mưu thâm độc là NHỤC MẠ TỔ TIÊN và HẠ GIÁ NỀN văn hóa VIỆT.

    CẦN CẬP NHẬT HÓA PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG TRONG LÃNH VỰC SUY TƯ (Bài 2): Hiện Tượng «TỔ QUỐC ĂN NĂN» - Lê Việt Thường (http://www.tinparis.net/vanhoa/vh_1207_25_ToQuocAnNanDaoVan_LeVietThuong.html)

    Trả lờiXóa