Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Vì sao đăng tiểu sử tướng Thanh, báo Pháp luật Đời sống bị phạt 30 triệu ?



Ngày 6-7, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã ban hành quyết định 60/QĐ-XPVPHC xử phạt báo Đời sống và Pháp luật (ĐS&PL) 30 triệu đồng do vi phạm quy định của pháp luật về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp khi đăng tải một bài viết liên quan đến tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Căn cứ xử phạt được báo chí phản ánh, việc đăng bài viết nêu trên đã vi phạm quy định tại Điều 64 của Nghị định 174 ngày 13-11-2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện (Nghị định 174).


Với mức phạt trên, báo này đã bị vận dụng theo Khoản 3 Điều 64 của Nghị định 174, mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng được áp dụng cho các hành vi: Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc pháp uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước; Đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia; Đăng phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu…

Đám zân chủ, truyền thông lá ngón có vẻ như bức xúc với việc này, đua nhau giật tít kiểu “Bị phạt vì đăng tiểu sử”( http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/07/150706_phat_vi_dang_tieu_su_bo_truong_quoc_phong ). Bản thân báo Pháp luật & Đời sống đăng thông tin này chung chung, không cụ thể kiểu bị phạt vì “có đăng bài viết liên quan đến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh”, không nêu rõ tên bài báo bị phạt, nội dung và vì sao bị phạt. Có thể xem như đây là cách “phản ứng” của đương sự và đám truyền thông lề trái, rận chủ bám vào để hướng lái tính chất vụ việc.

Có phải chỉ vì đăng tiểu sử mà bị phạt không? Tại sao báo chí đăng đầy tiểu sử của lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi công bố danh sách ứng cử viên hoặc phong hàm, đề cử vị trí nọ kia rầm rầm đó thôi? Thông tin tiểu sử lãnh đạo hoặc nhân vật chính trị là công khai, có đầy trên mạng Internet đấy thôi?...

Thực chất, việc tướng Phùng Quang Thanh đột ngột “biến mất” khỏi truyền thông, nhất là sự kiện quan trọng như Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân, tướng Đỗ Bá Tỵ được giao tạm quyền khiến dư luận mạng đưa thông tin kiểu tướng Thanh bị ám sát, có đảo chính…bất chấp sau đó báo chí chính thông phỏng vấn bác sỹ, ekip phụ trách vấn đề sức khỏe cho tướng Thanh, rằng ông đang được phẫu thuật, đã thành công, sẽ sớm về Việt Nam…Đúng lúc thông tin tướng Thanh đang bị đồn thổi, bóp méo trên mạng khiến dư luận lo lắng tuột độ thì báo điện tử Đời sống &m Pháp luật cho đăng tiểu sử tướng Phùng Quang Thanh, đám rận nội ngoại tha hồ viện vào đó như là căn cứ ám chỉ tướng Phùng Quang Thanh đã chết, Đảng và Chính phủ đang che giấu thông tin này là có khuất tất…Đặc biệt trong bối cảnh Đảng Cộng sản VN đang chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản năm tới, vấn đề nhân sự là mối quan tâm hàng đầu của dư luận thì hành động cho đăng tiểu sử của tướng Thanh rõ ràng là có chủ ý xấu, động cơ không trong sáng, nói dân dã là “trù ẻo, chưa chết đã đăng tin” vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hậu quả là không chỉ gây rối loạn nội bộ mà nguy cơ có thể lớn hơn rất nhiều nếu không kịp thời được khắc phục, sửa chữa bới tướng Thanh là người đứng đầu Bộ Quốc Phòng – người nắm giữ “vận mệnh” đất nước.



Người biết việc đều cho rằng, mức xử phạt như vậy là quá nhẹ, không bõ “gãi ghẻ”. Xét về động cơ kinh tế, khi đăng tin “nhạy cảm” có chủ ý như vậy, có thể đơn giản hóa câu view của báo điện tử. Xét về động cơ chính trị, rõ ràng đây có thể nghi vấn là hành vi tung tin đồn nhảm gây hoang mang, rối loạn xã hội. Dư luận đều cho rằng, ngoài mức phạt tiền (với giá trị rất thấp, không tương xứng với giá trị kinh tế do tin tức câu view đem lại), cần phải có mức phạt có tính răn đe hơn nhằm đảm bảo tính phòng ngừa, ngăn chặn sự việc tương tự tái diễn, cụ thể như: tước thẻ nhà báo của người biên tin, kỷ luận với mức độ tương xứng người duyệt và đăng tin, …đồng thời thông báo công khai lý do phạt, rút kinh nghiệm trong giới báo chí. Xét tính chất và động cơ người đưa và đăng tin, nếu nghi ngờ động cơ chống phá an ninh trật tự, nên mời Bộ Công an điều tra, kết luận nhằm có hình thức xử lý tương xứng.

Dù sao dư luận cũng hoan nghênh sự vào cuộc nhanh chóng của cơ quan Thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông. Ít nhất việc xử lý báo Pháp luật và Đời sống, tuy quá nhẹ, nhưng đã là chỉ dấu cho thấy, thông tin xuyên tạc, đơm đặt về “tính mạng” của tướng Thanh, rằng có đảo chính, rằng có thanh trừng nội bộ…đều là bịa đặt, bị xử lý theo pháp luật.

 Có thể thấy, những ngày qua, từ nguồn tin bịa đặt tướng Thanh bị ám sát, đám rận chủ quốc nội quốc ngoại đã thêu dệt đủ các tình huống. Chúng tìm đủ mọi “lý lẽ”, “cơ sở” để phủ nhận thông tin báo chí đưa ra về bệnh tình và tiến triển sức khỏe của tướng Thanh, kiểu như người phát ngôn về bệnh tình của tướng Thanh cũng là người phát ngôn bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh nên không đáng tin, việc báo chí đăng tiểu sử là ngầm báo trước an nguy tính mệnh của tướng Thanh, thông tin xác minh ở bệnh viện nơi tướng Thanh được phâu thuật ở Pháp không có hề có ông Phùng Quang Thanh nào đang điều trị…cảng đẩy tính chất sự việc lên tầm “nghiêm trọng”.

Trong thời đại Internet, truyền thông có quyền lực vô cùng khủng khiếp. Để dọn đường lật đổ thể chế chính phủ hợp hiến, truyền thông phương Tây được sử dụng như công cụ đăng tin vịt, thiếu căn cứ. Báo chí trở thành công cụ xâm lược văn hóa, chính trị, kinh tế của kẻ lập ra, điều hành nó. Tin rằng có "tự do ngôn luận", "tự do báo chí" tuyệt đối là ngây thơ hay mơ hồ, ảo tưởng. Không phải là vô cớ khi Mỹ và phương Tây đổ cả ngàn tỷ lập và nuôi những cơ quan truyền thông đồ sộ. Không phải tự dưng hào hiệp và tốt bụng khi BBC, RFA, VOA, RFI...lại có truyền thông tiếng Việt, bám sát sàn sạt và nâng niu từng "tiếng nói đối lập" trong nước đến thế. Sự "ngây thơ" đến khó tin của các báo chí mạng Việt Nam khi xào xáo, dịch tin, giật tít, câu view theo đúng bài bản, phong cách, ...của báo chí phương Tây đang làm méo mó, biến thái "chất lượng" và "đạo đức" nghề báo ở Việt Nam đã đến mức báo động đỏ.

Không một người dân có trách nhiệm nào không lo lắng cho tính “cách mạng”, “định hướng dư luận” của báo chí trong nước hiện nay. Nó đã và đang như một cái chợ mà cơ quan quản lý không kiểm soát nổi, không xử lý hết hành vi vi phạm, có bị xử thì mức phạt không xi nhê gì. Lực lượng làm Thanh tra báo chí quá mỏng và hạn chế về chuyên môn, nên gần như vụ việc nào nóng bỏng, dư luận quan tâm, tố giác chán chê rồi mới thấy Thanh tra vào cuộc. Để tăng tính hiệu quả của việc giám sát, xử lý vi phạm này, phải chăng đã đến lúc, phải “nâng tầm” cơ quan này lên, thiết lập đường dây nóng tố cáo, hỗ trợ chuyên môn, tăng thẩm quyền, linh hoạt cơ chế vận dụng, xử phạt, tăng trách nhiệm cho Thanh tra viên…để đảm bảo hiệu quả giữ gìn và thanh lọc ngành báo chí nước nhà.

 Nguyễn Biên Cương

3 nhận xét:

  1. Làm sai là bị phạt là điều rất dễ hiểu. Đưa tiểu sử lên báo không đáng trách, đáng trách là không hỏi rõ thông tin tiểu sử của người được đưa lên báo. Để rồi xảy ra những sai lầm cần bị phạt

    Trả lờiXóa
  2. Căn hộ cao cấp Hưng Phát Silver Star Q7. Với mức giá hợp lý và ưu đãi từ đợt mở bán đầu tiên của CĐT cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng là cư dân của Hưng Phát Silver Star. Chính nơi đây sẽ mang đến cho bạn những tiện ích mà không nơi nào mang lại được. Để biết thêm chi tiết xin liên hệ 0916.343.055 (Ms. Minh) hoặc vào Căn hộ Hưng Phát Silver Star Quận 7 | Can ho Hung Phat Silver Star Quan 7

    Trả lờiXóa