Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Trần Vũ Hải và con bài “Dự án Phục vụ Công lý”



Dự án Phục vụ Công lý này ông Trần Vũ Hải manh nha từ năm 2004. Ngày 5/5/2004, tại Hanoi - Club (76 phố Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội), 8 trưởng văn phòng luật sư ở Hà Nội tuyên bố thành lập một tổ chức, mang tên “nhóm sáng kiến Dự án Vì Công lý”. Nhóm này bao gồm các ông Trần Vũ Hải, Vũ Quốc Bình, Mai Xuân Hải, Nguyễn Việt Hùng, Phan Thị Hương Thủy, Nguyễn Phương Nam, Lê Thị Thu Hương và Nguyễn Văn Đài, trong đó ông Trần Vũ Hải gần như là người sáng lập chính kiêm phát ngôn viên của nhóm.


Nhìn vào bản điều lệ gồm 10 điểm của “nhóm sáng kiến Dự án Vì Công lý” và những gì ông Hải tuyên bố trước truyền thông, thì nhóm này được thành lập để "tập hợp kiến nghị của các luật sư" về những vụ việc mà họ cho rằng "không thỏa đáng, hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật", để "gửi đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết". Theo ông Hải, bằng phương thức hoạt động này, họ sẽ "tạo tiếng kêu đồng thanh hơn, vang hơn". Như vậy, theo tuyên bố của ông Hải, nhóm này được thành lập không phải để các luật sư hỗ trợ nhau về mặt chuyên môn, mà để họ tạo số đông, nhằm gây thanh thế, hoạt động chủ yếu xoay quanh việc ký các kiến nghị tập thể, thay vì tham gia bào chữa dưới tư cách luật sư.

Do  bị Đoàn Luật Sư Hà Nội ra công văn số 146/VPĐLS yêu cầu nhóm chấm dứt hoạt động vì ông Nguyễn Trọng Tỵ, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội phân tích, Pháp lệnh luật sư quy định 2 hình thức hoạt động của luật sư là văn phòng luật sư và công ty luật hợp danh. Vì lẽ đó, các hình thức hoạt động khác đều vi phạm pháp luật. Hơn nữa, điều 14 của Pháp lệnh quy định luật sư chỉ được hoạt động tại 3 lĩnh vực: tố tụng, tư vấn và dịch vụ. "Hoàn toàn không có lĩnh vực tập hợp ý kiến của các luật sư để kiến nghị lên cơ quan chức năng giải quyết. Việc thành lập nhóm 'Vì công lý' thực chất là một tổ chức, hay nói chính xác hơn là manh nha một tổ chức trái pháp luật", ông Tỵ nói. 

Chưa từ bỏ “dự án” ấp ủ, ông Trần Vũ Hải kiên nhẫn “chờ thời”.   

Ngày 24/12/2015, ông Trần Vũ Hải lại vận động được 26 luật sư ký tên vào một văn bản mang tên “Thư ngỏ về Dự án Phục vụ Công lý”. Văn bản này được xem như là bản tuyên bố thành lập “Dự án Phục vụ Công lý”, một tổ chức “nối tiếp Dự án Vì Công lý” đã được triển khai từ năm 2004”. Theo bản cương lĩnh có nhan đề “Thỏa thuận về Dự án Phục vụ Công lý”, thì tổ chức này được thành lập để thúc  đẩy các tổ chức hành nghề luật sư “cùng liên danh, liên kết, hợp tác, giúp đỡ lần nhau”. Theo văn bản, dự án nhắm đến việc phục vụ “những người yếu thế, thu nhập thấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoàn cảnh khó khăn”, có các lợi ích hợp pháp “bị tước đoạt nghiêm trọng”. Cũng theo văn bản này, thì khi tham gia dự án, các luật sư sẽ “liên danh, liên kết” để “góp tiếng nói chung gửi đến các cơ quan chức năng”, thay vì để hỗ trợ nhau về mặt chuyên môn. Như vậy, cũng như “nhóm sáng kiến Dự án Vì Công lý” của năm 2004, dự án lần này được thành lập không phải vì các nhu cầu chuyên môn của giới luật sư, mà để tạo số đông, nhằm gây thanh thế truyền thông và áp lực chính trị.
Trong số 6 hình thức hỗ trợ pháp lý cho đương sự mà dự án cung cấp, ngoài hình thức tham gia bào chữa hoặc giới thiệu người bào chữa, 5 hình thức còn lại đều liên quan đến việc vận động để tạo đám đông:

“b. Đề nghị các luật sư (cho dù tổ chức hành nghề của họ có tham gia Dự án hay không) ký tên vào những văn bản kiến nghị, và/hoặc trực tiếp yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét giải quyết vụ việc của đương sự.
c. Cung cấp cho báo chí và mạng xã hội những thông tin và tài liệu liên quan đến vụ việc.
d. Vận động những đồng nghiệp, nhà báo, nhà chuyên môn, nhà hoạt động xã hội, đại biểu dân cử viết và phát biểu trên báo chí, mạng xã hội và các diễn đàn về vụ việc của đương sự.
e. Cùng những thành viên tham gia Dự án tổ chức những hội thảo khoa học pháp lý có bàn về những vụ việc của đương sự hoặc tương tự.
f. Vận động những người và tổ chức khác có điều kiện và khả năng hỗ trợ dưới những hình thức thích hợp và không trái pháp luật cho đương sự và những luật sư trực tiếp giúp đương sự trong quá trình tìm công lý, nhất là những đương sự có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.”

Bản cương lĩnh cũng cho biết để “bù đắp chi phí” của các luật sư tình nguyện tham gia, “Dự án Phục vụ Công lý” nhận các khoản tài trợ dưới hình thức “tự nguyện đóng góp”.

Trong quá trình hoạt động, nhóm “Dự án Phục vụ Công lý” đã tham gia bào chữa hầu hết các phiên tòa của các bị cáo phạm tội gây rối TTCC, xâm phạm ANQG, hay những khiếu kiện có thâm niên được giới zân chủ quan tâm “giải oan”. Tuy nhiên, tổng kết lại, người ta thấy, chưa có phiên tòa nào Dự án này thắng, nếu không muốn nói là thua đậm, án kịch khung, kịch trần cả.

Ngoài việc bào chữa cho các nhà zân chủ, nhóm này ra được ba thư ngỏ và kiến nghị trong vụ việc “cá chết hàng loạt” ở Việt Nam năm 2016, tuy nhiên, do nội bộ bất đồng, hai ông Trần Vũ Hải và Nguyễn Hoàng Trung đã không thông qua ý kiến của những người đồng ký tên, khiến một số luật sư thành viên đã rút tên khỏi “Liên danh Phục vụ Công lý”. Do đó, trong các kiến nghị sau này, ông Hải không tiếp tục nhân danh “Liên danh Phục vụ Công lý”, mà vận động các doanh nhân là khách hàng của mình tham gia ký tên.

Có thể thấy, Dự án Phục vụ Công lý của ông Trần Vũ Hải thể hiện tham vọng của ông trong việc gây dựng lên một hội luật sư độc lập dưới trướng ông để ông thao túng, tạo danh và tạo ảnh hưởng xã hội cho mình, nên nó dễ dàng thất bại và tan rã. Không chỉ vậy, qua hàng loạt vụ bê bối về tài chính, tiêu biểu như: bị 12 hộ dân ở Tây Ninh đã đầu đơn tố cáo LS Trần Vũ Hải lừa đảo, chiếm đoạt 120 triệu đồng bằng thủ đoạn trợ giúp pháp lý, nhưng không thực hiện hợp đồng như đã cam kết; 28 hộ dân tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên), tố cáo Luật sư Trần Vũ Hải lợi dụng chiêu bài hỗ trợ pháp lý trong việc khiếu nại liên quan đến đất đai của các hộ dân này và nhận 84 triệu đồng nhưng đã không thực hiện bất cứ một công việc nào để hỗ trợ pháp lý, tư vấn pháp luật cho các hộ dân. Tèn tò nhất là tại vụ án sơ thẩm đối với 8 bị cáo ở xã Cửu Cao, Văn Giang, Hà Nội về tội Gây rối Trật tự công cộng ngày 12-7-2016, Trần Vũ Hải kéo theo một nhóm luật sư trong nhóm “Dự án vì công lý” cùng hộ vệ của hàng chục “dân oan” Văn Giang đến phiên tòa đòi vào tham dự và “bào chữa miễn phí”. Tuy nhiên, sau nghe Chủ tọa công bố đơn từ chối luật sư của bị cáo thì Trần Vũ Hải đã rời khỏi phiên tòa một cách trơ trẽn, không kèn không trống . Cùng theo Hải là cả đoàn luật sư và dân khiếu kiện Văn Giang cũng kéo về luôn, không quan tâm đến diễn biến hay kết quả phiên tòa.
Có thể nói, Dự án Phục vụ Công lý là tên gọi, một hội nhóm mang tính "đồng bọn", và một dự án dài hơi, đeo đuổi của ông luật sư Trần Vũ Hải nhằm gây dựng lên đội ngũ “luật sư nhân quyền” dưới trướng của ông ta. Có lẽ do tài năng, tư cách và nhân cách đều không ra gì, nên dự án chỉ có tên trên danh nghĩa, còn thực chất thì đã chết yểu

3 nhận xét:

  1. Có thể nói, Dự án Phục vụ Công lý là tên gọi, một hội nhóm mang tính "đồng bọn", và một dự án dài hơi, đeo đuổi của ông luật sư Trần Vũ Hải nhằm gây dựng lên đội ngũ “luật sư nhân quyền” dưới trướng của ông ta. Có lẽ do tài năng, tư cách và nhân cách đều không ra gì, nên dự án chỉ có tên trên danh nghĩa, còn thực chất thì đã chết yểu.

    Trả lờiXóa
  2. Có thể nói, Dự án Phục vụ Công lý là tên gọi, một hội nhóm mang tính "đồng bọn", và một dự án dài hơi, đeo đuổi của ông luật sư Trần Vũ Hải nhằm gây dựng lên đội ngũ “luật sư nhân quyền” dưới trướng của ông ta. Có lẽ do tài năng, tư cách và nhân cách đều không ra gì, nên dự án chỉ có tên trên danh nghĩa, còn thực chất thì đã chết yểu

    Trả lờiXóa