Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

Kích động chống Trung Quốc bằng tin giả?



Vừa qua, một số tổ chức, cá nhân chống đối đã tìm cách kích động tâm lý bài Trung Quốc cực đoan, rồi sử dụng nó để tuyên truyền chống Nhà nước. Họ đã khai thác hai vấn đề thời sự, là việc Trung Quốc đưa dàn khoan dầu Đông Phương 13-2 CEPB vào Biển Đông và khả năng có doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam

Với thông tin về giàn khoan dầu Trung Quốc khai thác ngay trong thềm lục địa Việt nam do nhóm Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Mỹ Hạnh, Lê Nguyễn Hương Trà, Bùi Thanh Hiếu, Phạm Chí Dũng…tung ra và kích động rằng vụ việc này còn nghiêm trọng hơn cả vụ HD 981 trước đây. Tuy nhiên thông tin này nhanh chóng bị dư luận vạch trần vì giàn khoan Đông Phương 13-2 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Một số zân chủ như Nguyễn Thúy Hạnh lặng lẽ gỡ stt hàng ngàn like/share này, còn đám khác thì ra vẻ đính chính hoặc cảnh báo đồng bọn về việc này để “giữ uy tín truyền thông”
Còn phía các nhân vật khoa bảng thân Diễn đàn Xã hội Dân sự tiếp tục tiến hành chiến dịch tuyên truyền phản đối “yếu tố Trung Quốc” trong dự án đường cao tốc Bắc – Nam, mà họ đã khởi lên từ cuối tháng 03/2019. Cụ thể, Mạc Văn Trang viết trên báo Tiếng Dân rằng Bộ Giao thông – Vận tải đang “vội vã” triển khai dự án này dù “không có Nghị quyết của Quốc hội”; rằng dự án này là không cần thiết khi chưa hoàn thành và khai thác hết đường Hồ Chí Minh; rằng “không thể cho nhà thầu Trung quốc tham gia” dự án vì các vấn đề mà “dư luận xã hội đã nêu”; và rằng nên thuê nhà thầu từ Nhật hoặc các nước phương Tây để đảm bảo chất lượng công trình, đồng thời “đa phương hóa quan hệ”. Trong khi đó, Nguyễn Quang Dy viết trên trang Viet-Studies rằng nếu cho doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu dự án, Nhà nước Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ an ninh; sẽ rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc; sẽ bị dư luận của “những người yêu nước” phản đối; và sẽ gửi “một tín hiệu chống Mỹ”, trong khi Mỹ và Trung Quốc đang ở trong “một cuộc chiến tranh lạnh mới”, mà Trung Quốc chắc chắn thua.
Trong hai bài vừa nêu, bài của Mạc Văn Trang đã đưa ra một thông tin sai. Trong thực tế, ngày 22/11/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam, với trên 83% đại biểu nhất trí.
Việc dùng tin tức giả để tuyên truyền chính trị, dù để phục vụ mục đích hay lý tưởng nào, cũng là điều không thể chấp nhận. Bởi những lý tưởng cần được bảo vệ bằng thông tin sai sự thật thì chỉ là ảo tưởng; những mục đích cần đạt được bằng thông tin sai sự thật thì chỉ là bánh vẽ. Vì vậy, khi Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đăng bài viết của Phạm Chí Dũng, trong đó Dũng kích động biểu tình bằng tin tức giả, ta thấy họ bất chấp sự thật để đạt được mục đích của mình.
Về dự án đường cao tốc Bắc – Nam, dư luận có lý do để lo ngại rằng nhà thầu Trung Quốc sẽ mang đến nguy cơ an ninh, nguy cơ tham nhũng và nguy cơ không đảm bảo chất lượng cho dự án. Nhưng để vừa ngăn chặn những nguy cơ này một cách lâu dài, vừa giữ cho mình một tư thế ngoại giao độc lập, đàng hoàng và thân thiện với tất cả các bên, có lẽ Việt Nam nên thắt chặt quản lý trong khâu đấu thầu và chấm thầu, thay vì chọn cách hành xử thô vụng là mời nhà thầu phương Tây, đuổi nhà thầu Trung Quốc.
Theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, Việt Nam có quyền cho phép mọi doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án công của mình. Vì vậy, không thể nói rằng khi Việt Nam cho phép một doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam, Việt Nam đang gửi “một tín hiệu chống Mỹ”, như cách ông Nguyễn Quang Dy mô tả. Với thái độ sợ Mỹ, cầu cạnh Mỹ một cách quá đáng như vậy, ông Dy sẽ không đóng góp được nhiều ý kiến có ích cho nền độc lập của Việt Nam.
 Nguyễn Biên Cương

1 nhận xét: