Sau khi vụ viện của ông Trịnh Vĩnh
Bình có kết quả vào ngày 10/04/2019, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối đã khai
thác vụ việc này để tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, đồng thời cổ vũ việc
kiện Nhà nước tại tòa án quốc tế.
Cụ thể, từ năm 1981 đến năm 1990, ông
Trịnh Vĩnh Bình, một Việt kiều sống ở Hà Lan, được xem là đã mang hơn 2 triệu
USD và 96 ký vàng về nước để đầu tư vào nhiều lĩnh vực, như khách sạn, thủy hải
sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng và nhà đất. Sau 6 năm, tài sản của
ông được cho là đã tăng lên gấp 8 lần số vốn ban đầu. Ông Bình bị bắt vào năm
1996 với cáo buộc “trốn thuế”, trước khi bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu tuyên 13 năm tù vì tội vi phạm các quy định về quản lý & bảo vệ đất
đai, và tội đưa hối lộ vào năm 1998. Ngoài ra, ông cũng bị tịch thu tài sản -
bao gồm gần 2,5 triệu m2 đất, 11 căn nhà, và nhiều khu đất, xưởng sản xuất. Sau
khi được giảm án xuống 11 năm tù trong phiên tòa phúc thẩm năm 1999, ông Bình
trốn về Hà Lan, rồi nộp đơn lên Tòa án Quốc tế để khởi kiện chính phủ Việt Nam.
Năm 2003, Việt Nam miễn chấp hành hình phạt tù trước đó cho ông Bình, đồng ý để
ông trở lại Việt Nam, đồng thời xem xét hoàn trả cho ông một số tài sản. Tuy
nhiên, năm 2015, ông Bình kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế
thuộc Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), đòi bồi thường 1,25 tỷ đô la, với cáo buộc
rằng chính phủ đã không trả ông bất kỳ tài sản nào như đã hứa, ngoài khoản 15
triệu USD vào năm 2005.
Ngày 10/04/2019, Hội đồng Trọng tài được
thành lập theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL đã ban hành Phán quyết về vụ kiện của
ông Trịnh Vĩnh Bình. Ngày 11/04, ông Bình nói với VOA rằng theo kết quả của
phiên tòa, thì chính phủ Việt Nam phải bồi thường cho ông Bình tổng cộng hơn
37,5 triệu đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí. Bình cũng nói rằng ông
“hy vọng vụ kiện sẽ mở ra một con đường cho những người dân khác mất đất đai,
tài sản tại Việt Nam muốn giành lại công lý”.
Đáp lại, ngày 12/04, Bộ Tư pháp Việt
Nam ra thông cáo báo chí rằng “theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có
trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết”, và những thông tin đang xuất hiện trên
Internet “phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết”, đồng thời chứa “những
diễn giải, suy đoán chủ quan, gây hiểu nhầm trong dư luận”.
Trong tuần qua, nhiều tổ chức, cá nhân
đã lợi dụng các diễn biến trên để tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, chủ yếu
theo 3 hướng.
Trong hướng tuyên truyền thứ nhất, họ
mô tả vụ kiện này như một sự va chạm giữa hai trật tự pháp luật đối nghịch
nhau. Một bên là trật tự “luật rừng”, luật “quan hệ, chạy chọt” ở Việt Nam, nơi
Nhà nước luôn thắng kiện; và bên kia là trật tự “chỉ có công bằng” của tòa án
quốc tế. Họ cũng dự đoán rằng những vụ kiện như vậy sẽ xảy ra nhiều hơn trong
tương lai, do Việt Nam tham gia các hiệp ước thương mại quốc tế như CPTPP và
EVFTA.
Trong hướng tuyên truyền thứ hai, Nancy Nguyễn viết: “Tiền Việt kiều, Đảng viên cướp,
dân bồi thường”; trong khi Đặng Đình Mạnh và một số cá nhân khác viết những bài
có ý tương tự.
Trong hướng tuyên truyền thứ
ba, họ
tung tin rằng Nhà nước đã tung clip sex của Trâm Anh để khiến dư luận không chú
ý đến kết quả vụ kiện của Trịnh Vĩnh Bình. Tuy nhiên, khi báo chí đưa tin về vụ
bắt ông Phạm Nhật Vũ và vụ cách chức con trai ông Nguyễn Bá Thanh, họ lại chuyển
sang tuyên truyền rằng clip Trâm Anh được dùng để đánh lạc hướng dư luận khỏi
hai vụ việc đó.
Ngoài 3 hướng tuyên truyền nổi bật vừa nêu, luật sư Hoàng
Long đưa ra một bình luận đáng chú ý khác, khi nói với VOA rằng vụ việc này cho
thấy “hệ thống pháp luật của Việt Nam có rất nhiều vấn đề không tương thích”,
“quyền lực giữa trung ương và địa phương có sự mâu thuẫn”, khiến “các cơ quan địa
phương thường diễn giải theo cách riêng của họ”, làm “những doanh nhân như ông
Trịnh Vĩnh Bình gặp rất nhiều tai ương”, trong khi “chính quyền trung ương luôn
khuyến khích đầu tư của Việt kiều và nước ngoài”.
Có thể thấy khi khai thác vụ việc này, các báo nước ngoài
đã tập trung trích dẫn, phỏng vấn những luật sư bất mãn như Trần Vũ Hải, Ngô
Anh Tuấn, Trần Quốc Thuận, Hoàng Việt.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi đồng ý với tuyên bố của Bộ
Tư pháp Việt Nam, rằng những thông tin đang xuất hiện trên Internet “phản ánh
không chính xác nội dung của Phán quyết”, đồng thời chứa “những diễn giải, suy
đoán chủ quan, gây hiểu nhầm trong dư luận”.
Thứ nhất, vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình có bản chất là một
vụ kiện đầu tư, được tiến hành trên cơ sở Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu
tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan. Vì vậy, tiền lệ từ vụ
kiện này sẽ chỉ giúp ích cho những nhà đầu tư nước ngoài có tranh chấp với Nhà
nước Việt Nam, như ông Bình, chứ không giúp ích gì cho các thành phần khác từng
bị thu hồi tài sản và quyền sử dụng đất.
Thứ hai, khi Trịnh Vĩnh Bình tiết lộ phán quyết của vụ kiện,
ông đã thật sự vi phạm nguyên tắc của tòa án trọng tài. Bởi Điều 34 của Bộ Quy
tắc Trọng tài UNCITRAL phiên bản 2010 hoặc 2013 quy định: “Phán quyết của trọng
tài chỉ được công khai nếu có sự nhất trí của các bên tham gia”.
Thứ ba, luận điệu “tiền Việt kiều, Đảng viên cướp, dân bồi thường” của Nancy Nguyễn và Đặng
Đình Mạnh không phản ánh đúng sự thật. Bởi khi Tòa án Nhân dân tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu tịch thu tài sản của ông Bình vào năm 1998, số tài sản đó đã
được sung công quỹ, chứ không phải để phục vụ “Đảng viên”.
Thứ tư, phiên tòa này không “chỉ có công lý” như lời khen của
Đặng Đình Mạnh, mà còn mang màu sắc chính trị rõ ràng. Trịnh Vĩnh Bình đã có một
hành vi chính trị, khi đưa thông tin gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam lên Đài
Tiếng nói Hoa Kỳ, bất chấp quy định của tòa án. Ông Bình cũng thể hiện động cơ
chính trị, khi mong vụ kiện sẽ truyền cảm hứng cho các thành phần “dân oan” ở
Việt Nam. Chừng nào các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam còn bị
xâm phạm vì lý do chính trị trong phiên tòa này, thì chừng đó chúng ta còn có
lý do để nghi ngờ tính công bằng, nghiêm minh của tòa án quốc tế.
Nguyễn Biên Cương
eva flight
vé máy bay đi mỹ eva air
korean air
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu
đặt vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich