Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Nên làm gì khi doanh nghiệp Trung Quốc xin tham gia đấu thầu dự án đường cao tốc Bắc – Nam?



Trong tuần qua, nhân một phát ngôn gây tranh cãi của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên về dự án đường cao tốc Bắc - Nam, một số cá nhân chống đối đã tái phát động đợt ký tên đòi cấm doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu dự án này, đồng thời gợi ý biểu tình để phản đối.
「Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên về dự án đường cao tốc Bắc - Nam」的圖片搜尋結果
Cụ thể, ngày 20/03/2019, 7 tổ chức chống đối thân Diễn đàn Xã hội Dân sự đã cùng kêu gọi cộng đồng ký tên vào một bản tuyên bố đòi cấm doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu dự án Đường Cao tốc Bắc – Nam. Bản tuyên bố chỉ thu được 443 chữ ký sau 10 ngày, khá thấp so với những lần kêu gọi trước đó của Diễn đàn Xã hội Dân sự. Sau đó, ngày 31/03, linh mục Nguyễn Đình Thục đã cho giáo dân xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An căng các biểu ngữ  "Không ai được thờ ơ với vận mệnh đất nước", "Tẩy chay các dự án đầu tư từ Trung Quốc", "Chúng tôi sẽ xuống đường phản đối nếu chính phủ tự ý để nhà thầu Trung Quốc làm đường cao tốc Bắc Nam". Tuy nhiên, giới chống đối lãng quên chủ đề này trong 2 tháng vì bị lôi cuốn bởi các chủ đề mới, như nạn xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em, và vì vào cuối tháng 3, cánh Phạm Đoan Trang đang mở một chiến dịch công kích, cô lập cánh Diễn đàn Xã hội Dân sự.
Ngày 17/05, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức một hội nghị để kêu gọi đầu tư vào dự án đường cao tốc Bắc - Nam, trong đó ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác của Bộ, nói rằng “không nên phân biệt đối xử” với nhà thầu Trung Quốc. Ngày 25/05, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu rằng “chỉ doanh nghiệp Trung Quốc mới đáp ứng được” các tiêu chí mà dự án đường cao tốc Bắc – Nam đặt ra. Trong phần phát biểu, ông Kiên cũng đưa ra một phương án hợp lý - rằng Việt Nam có thể đảm bảo chất lượng dự án bằng cách đưa ra “hồ sơ mời thầu chuẩn quốc tế” để kêu gọi doanh nghiệp từ nhiều nước đấu thầu, đồng thời thắt chặt quản lý dự án và xử lý mọi vấn đề phát sinh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, dư luận phi chính thống chỉ tập trung công kích phát ngôn gây tranh cãi của ông Kiên, mà không nhắc đến phương án cụ thể ông đề xuất. Họ bình luận rằng vì ông Kiên là đại biểu của tỉnh Sóc Trăng, mà trưởng đoàn đại biểu tỉnh này lại là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, ông Kiên đã đại diện cho một “nhóm lợi ích” hưởng lợi bất chính từ hợp đồng với Trung Quốc khi đưa ra phát ngôn vừa nêu.
Nhân luồng dư luận này, một số cá nhân chống đối như Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Hoàng Vi cũng kêu gọi cộng đồng ký tên vào bản tuyên bố hồi cuối tháng 3 của Diễn đàn Xã hội Dân sự. Họ thu hút được lượng chú ý đáng kể: hiện bài đăng của Nguyễn Thúy Hạnh có 1,4 nghìn lượt Share, còn bài của Huỳnh Thục Vy có có 2,2  nghìn lượt Share. Một người comment đã gợi ý nên kêu gọi biểu tình để phản đối.
Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để khẳng định rằng Diễn đàn Xã hội Dân sự đã thoát khỏi tình trạng bị “tẩy chay”. Khi Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Hoàng Vi và những cá nhân chống đối khác đăng lại bản tuyên bố của Diễn đàn Xã hội Dân sự, họ đã đổi tên bản tuyên bố, xóa hộp thư tiếp nhận chữ ký và danh sách các tổ chức đã ký tên, đồng thời ghi nguồn của bản tuyên bố là “copy – Facebook”.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, chúng tôi thấy giới “dân chửi” cần đánh giá phát ngôn của ông Nguyễn Đức Kiên một cách công bằng hơn. Nếu nhà thầu Trung Quốc thật sự cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng, cơ quan quản lý vẫn có thể loại họ bằng cách kêu gọi doanh nghiệp từ nhiều nước tham gia đấu thầu, đưa ra hồ sơ mời thầu đạt chuẩn, thắt chặt quản lý dự án, và xử lý mọi vấn đề phát sinh theo quy định của pháp luật. Cách làm này sẽ khiến xã hội có thói quen xử lý mọi việc một cách minh bạch công bằng, theo đúng quy luật kinh tế thị trường, cùng quy định của pháp luật và các hệ thống tiêu chuẩn. Ngược lại, nếu cơ quan quản lý loại mọi nhà thầu đến từ Trung Quốc ngày từ đầu, Việt Nam sẽ vừa tạo cớ cho Trung Quốc trả đũa về mặt ngoại giao, vừa tạo một tiền lệ về sự phân biệt đối xử.
Thứ hai, khi các nhà “dân chửi” xóa mọi dấu vết của Diễn đàn Xã hội Dân sự khỏi bản tuyên bố mà nhóm này soạn thảo, chúng tôi buộc phải nhìn nhận rằng phong trào “dân chửi” không thiếu những người lòng dạ nhỏ nhen mà thích làm việc lớn.

7 nhận xét:

  1. Nếu mà tẩy chay Trung Quốc vì Trung Quốc kém về kĩ thuật thì đó là sai rồi vì không biết mọi người có biết là tất cả hệ thống giao thông của Trung quốc bây giờ đều là khổng lồ và đương nhiên là do Trung quốc tự làm với một kĩ thuật hết sức hiện đại, tiến độ nhanh và lại tiết kiệm

    Trả lờiXóa
  2. trung quốc không ai muốn nó trúng thầu cả vì biết rằng là nó có công nghệ nhưng đối với nước ta và các đối tác của nó thì nó muốn mang công nghệ lạc hậu sang để kéo dài thời gian các công trình của ta cho nên không thể nào để cho trung quốc trúng thầu được

    Trả lờiXóa
  3. Phản đối Trung quốc là tâm lý của nhiều bộ phận nhân dân nhưng mà bây giờ chúng ta cũng phải hiểu rằng phản đối cũng phải trên tinh thần vì lợi ích dân tộc, vì quan hệ hữu nghị và ổn định giữa hai nước chứ không phải phản dối theo kiểu tiêu cực thì hỏng đại cục

    Trả lờiXóa
  4. Nếu nhà thầu Trung Quốc thật sự cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng, cơ quan quản lý vẫn có thể loại họ bằng cách kêu gọi doanh nghiệp từ nhiều nước tham gia đấu thầu, đưa ra hồ sơ mời thầu đạt chuẩn, thắt chặt quản lý dự án, và xử lý mọi vấn đề phát sinh theo quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  5. Hoàn toàn nhất trí với phát biểu của bác Kiên.

    Trả lờiXóa
  6. Nhiều người trong đó phải kể đến giới " dân chửi" đã lợi dụng phát ngôn của ông Nguyễn Đức Kiên để có thể kêu tuyên truyền xuyên tạc kêu gọi biểu tình nếu cho nhà thầu Trung Quốc thầu dự án cao tóc Băc- Nam. Chúng ta cần công bằng hơn,chứ không nên phân biệt đối sử, nhà thầu nào đáp ứng đủ điều kiện công nghệ tốt thì chúng ta lựa chọn.

    Trả lờiXóa