Ngày 19/05/2019, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng
Chính phủ về cơ sở pháp lý và quá trình thực hiện việc tăng giá điện năm 2019,
đồng thời thông báo sẽ xây dựng biểu thang giá điện mới để phù hợp hơn với nhu
cầu dân sinh. Tuy nhiên, khi đưa tin về báo cáo gồm rất nhiều nội dung này, nhiều
tờ báo chính thống đã tập trung mô tả chỉ 1 chi tiết gây tranh cãi. Đó là việc
“Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ
đạo các cơ quan báo chí (…) phản ánh chính xác, khách quan, không đưa thông tin
trái chiều về giá điện; đồng thời có các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý những
cá nhân cố tình xuyên tạc, đưa thông tin không đầy đủ, khách quan về đợt điều
chỉnh giá điện vừa qua nhằm kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội”.
Được cách đưa tin chụp giật nêu trên thúc đẩy, trong tuần
qua giới “dân chửi” đã tiến hành một số hoạt động tuyên truyền nhắm vào phát
ngôn và cá nhân quan chức. Cụ thể, họ công kích việc Bộ Công Thương đề nghị xử
lý những cá nhân cố tình đưa tin sai sự thật về việc điều chỉnh giá điện; và
công kích cá nhân, đòi truy tố Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Để làm việc này, họ đà
thực hiện 2 hành động bóp méo thông tin.
Trong hành động bóp méo thứ nhất, giới chống đối đánh đồng
những cá nhân đưa tin sai sự thật về việc tăng giá điện, nhằm tuyên truyền chống
Nhà nước, với những hộ dân bức xúc khi giá điện tăng. Chẳng hạn, Sương Quỳnh
nói vói BBC rằng người dân có quyền bức xúc khi hóa đơn tiền điện tăng từ 35% đến
57%, thay vì chỉ 8,36 % như con số mà Bộ Công Thương tuyên bố. Dựa trên sự đánh
đồng vừa nêu, các luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Khả Thành, Ngô Anh Tuấn nói với
báo nước ngoài rằng kiến nghị của Bộ đã “vi hiến một cách hiển nhiên, khi xâm
phạm vào hai trong số các quyền hiến định của công dân, bao gồm “quyền tự do
ngôn luận” (điều 25 Hiến pháp) và “quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,
tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa
phương và cả nước” (khoản 1 điều 28 Hiến pháp)”. Cáo buộc này là không hợp lý,
vì một mặt, kiến nghị của Bộ Công Thương phù hợp với Điều 14 và 15 Hiến pháp; với
Điều 7, 9 và 59 của Luật Báo chí 2016; với Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015; và
nhiều văn bản liên quan. Mặt khác, dư luận bức xúc bộc phát của người dân khác
với hành vi cố tình đưa tin sai sự thật để kích động, nếu xét trên mặt chủ quan
của tội phạm.
Trong hành động bóp méo thứ hai, giới chống đối tận dụng vụ
việc này để công kích cá nhân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Chẳng hạn, nhiều cá nhân
chống đối liên kết vụ việc này với vụ xe công đón vợ Bộ trưởng ở sân bay, để
quy kết Bộ trưởng “lạm quyền”; trong khi Thường Sơn (VNTB) đòi khởi tố Bộ trưởng
về tội hợp tác với các nhóm “tài phiệt” để trục lợi. Những cáo buộc này là
không hợp lý, vì khi kiến nghị được đề cập chỉ là một mục nhỏ trong báo cáo lớn
của Bộ Công Thương, và việc đưa ra một kiến nghị như vậy phù hợp với quyền hạn,
trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Đáp lại cáo những buộc trên, Mai Quốc Ấn, một phóng viên tự
nhận là quen biết Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, đã viết bài bênh vực ông Anh. Một mặt,
Ấn phủ nhận trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng trong vụ việc, khi viết rằng Bộ
trưởng “không đọc kỹ” báo cáo trước khi ký, vì phải ký “hàng trăm văn bản mỗi
ngày”, trong khi người “lọc” các thông tin “có khả năng gây sự cố truyền thông”
cho Bộ trưởng “đang nghỉ đẻ”. Mặt khác, Ấn viết rằng việc Bộ trưởng “xóa bỏ rất
nhiều giấy phép con” và “phê duyệt các dự án điện mặt trời” đã khiến ông có
“nhiều kẻ thù”, và những “kẻ thù” này đang lợi dụng “sự cố truyền thông” để
công kích cá nhân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Sau cùng, Ấn nói Bộ trưởng đang “rất
cô độc”, và kêu gọi dư luận “nhìn chính trị gia bằng quyết sách thay vì cảm
tính”.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy độc giả nên giữ thái
độ thận trọng và công tâm khi đọc cả bài viết của Mai Quốc Ấn lẫn bài viết của
những nhà “dân chửi” khác. Ấn là người quen của Bộ trưởng chứ không phải là một
nhà bình luận độc lập, vì vậy ý kiển của Ấn có thể mang tính thiên vị. Trong
khi đó, khi giới “dân chửi” thực hiện 2 hành động bóp méo thông tin vừa nêu, rõ
ràng họ đã bóp méo sự thật để có cơ hội công kích một quan chức Nhà nước.
độc giả nên giữ thái độ thận trọng và công tâm khi đọc cả bài viết của Mai Quốc Ấn lẫn bài viết của những nhà “dân chửi” khác. Ấn là người quen của Bộ trưởng chứ không phải là một nhà bình luận độc lập, vì vậy ý kiển của Ấn có thể mang tính thiên vị. Trong khi đó, khi giới “dân chửi” thực hiện 2 hành động bóp méo thông tin vừa nêu, rõ ràng họ đã bóp méo sự thật để có cơ hội công kích một quan chức Nhà nước
Trả lờiXóahãng máy bay eva air
ve may bay eva tu my ve vn
phòng vé korean air tại tphcm
phòng vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich