Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Trần Long Ẩn - cây ngay không sợ chết đứng!


Sau hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM diễn ra hôm 10/11/2019 vừa qua, trong giới văn nghệ sĩ gồm những người như Chu Mộng Long, Lê Thiếu Nhơn, Trần Đình Thu, Lê Học Lãnh Vân,... lại được phen xôn xao trước phát biểu của nhạc sĩ Trần Long Ẩn. Lứa văn nghệ sĩ kể trên thi nhau mạt sát, hạ nhục ông Trần Long Ẩn, cụ thể như sau:





Trong số tất cả những bài đăng trên luôn kèm theo tấm ảnh có vẻ như là trích đoạn lời nói của nhạc sĩ Trần Long Ẩn: “Toàn bộ nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 là độc hại, cần phải xóa bỏ hết.”
Chính đoạn trích này đã gây nên phẫn nộ trong lòng các văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, trên thực tế, câu khẳng định trên lại KHÔNG PHẢI LỜI CỦA NHẠC SĨ TRẦN LONG ẨN.
Theo bài đưa tin từ báo Phụ Nữ, nguyên văn lời nhạc sĩ Trần Long Ẩn như sau:
“Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không tôn vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái niệm âm nhạc cũ trước giải phóng nữa”.
Trong phát ngôn này, chúng ta thấy rất rõ việc nhạc sĩ Ẩn phân chia văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 thành hai mảng nội dung:
Mảng thứ nhất là những tác phẩm văn học, nghệ thuật độc hại, xuyên tạc đường lối cách mạng của Đảng ở miền Nam.
Thực tế là, văn nghệ miền Nam trước 1975 có tồn tại những tác phẩm xuyên tạc, chửi bởi Đảng và nhà nước thật. Điển hình, trong bài hát “Anh vẫn mơ một ngày về” – một bài hát nổi tiếng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa - còn có đoạn:
“Anh vẫn mơ một ngày nào
quê dấu yêu không còn Cộng thù”
Như thế tức là, những tác phẩm xuyên tạc, đả kích là có tồn tại thật, và còn được lưu hành rộng rãi thật. Thế nhưng, nhạc sĩ Trần Long Ẩn cũng khẳng định rằng đó chỉ là một khía cạnh của văn học nghệ thuật miền Nam Việt Nam thời bấy giờ.
Ở mảng thứ hai, nhạc sĩ Trần Long Ẩn cho rằng văn nghệ miền Nam trước 1975 vẫn có những tác phẩm thuộc “phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn”, và những tác phẩm này cần được biểu dương, tôn vinh, học tập, nhân rộng.
Đó là những tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, văn chương Bình Nguyên Lộc, thơ Nguyễn Bắc Sơn, Phạm Thiên Thư,...
Như vậy, trong toàn bộ phát ngôn trên, ông Ẩn không hề quy chụp toàn bộ nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 là độc hại như nhiều người đưa tin và chỉnh sửa thành ảnh. Thậm chí, ông Ẩn còn đưa ra ý kiến cho việc cần nhân rộng, tôn vinh những tác phẩm xuất sắc của các nghệ sĩ miền Nam.
Trên thực tế, việc nhìn nhận, ứng xử đối với khu vực văn học đô thị miền nam, từ đầu những năm 2000 trở lại đây có thay đổi mạnh mẽ. Sự thay đổi này được ghi nhận, khẳng định rõ rệt từ nhiều phía, trong đó có các cơ quan quản lý văn hóa văn nghệ. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng: trên mảnh đất miền Nam có sự tồn tại của dòng văn học nghệ thuật kháng chiến ở vùng giải phóng, dòng văn học yêu nước, tiến bộ ở vùng tạm chiếm; dòng văn học, văn nghệ phản chiến; nhưng song song với nó vẫn có tàn dư của văn hóa phản động, cổ vũ Mỹ ngụy.
Vậy nên, quan điểm chính hiện nay là ủng hộ việc đẩy mạnh nghiên cứu, chọn lọc phổ biến các giá trị đích thực của văn học nghệ thuật miền nam trước 1975 trên tinh thần hòa hợp dân tộc để hàn gắn vết thương, đoàn kết mọi người cùng nhìn về một phía, thực hiện hòa hợp dân tộc bằng con đường văn hóa văn nghệ.
Nhận thức được như vậy, lại là một nghệ sĩ tâm huyết với sáng tạo nghệ thuật, những gì nhạc sĩ Trần Long Ẩn phát biểu thực chất không hề sai, mà còn vô cùng hợp lý và đáng được ghi nhận.
Tuy nhiên, việc các văn nghệ sĩ phản biện khác liên tục mạt sát, chửi bởi, đưa thông tin sai lệch về phát ngôn của nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã bôi xấu hình ảnh của ông trong mắt người đọc hoặc những người hâm mộ. Vậy, tại sao lại có hiện tượng “dìm chết” người khác, dù họ không sai, theo cách rất kỳ lạ này?
Nhìn rộng ra, bên cạnh những tin giả về phát ngôn của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, chúng ta có thể thấy hàng loạt các bài viết khác xuất hiện trên các kênh truyền thông Mỹ như RFAVOATiếng Dân,... đều có chùm bài ca ngợi, khẳng định giá trị không thể thay thế đc của văn học miền Nam trước 1975, rồi từ đó ca ngợi nền chính trị ngụy quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Tất cả những phản ứng của các văn nghệ sĩ như Chu Mộng Long, Lê Thiếu Nhơn,... kết hợp với chùm bài từ các trang tin do chính phủ Mỹ lập ra đã tạo ra một làn sóng truyền thông độc hại: vừa vùi dập một tiếng nói cá nhân rạch ròi phân minh, hợp lý; lại vừa nhân đó để tôn vinh một chế độ giả dối ngụy tạo do Mỹ lập ra là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Đây là một sóng truyền thông nguy hiểm và cần chú ý để có sự đánh giá, đề phòng đúng mực. Đồng thời cần phải minh oan cho nhạc sĩ Trần Long Ẩn, vì với việc bị vu oan này, ông là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.


5 nhận xét:

  1. Những gì nhạc sĩ Trần Long Ẩn phát biểu thực chất không hề sai, mà còn vô cùng hợp lý và đáng được ghi nhận, với việc bị vu oan này, ông là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, hy vọng mọi người sẽ đọc kỹ hết nội dung ông nói chứ đừng nhìn qua rồi quy chụp sai như vậy

    Trả lờiXóa
  2. Thực tế, ông Ẩn không hề quy chụp toàn bộ nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 là độc hại như nhiều người đưa tin và chỉnh sửa thành ảnh. Thậm chí, ông Ẩn còn đưa ra ý kiến cho việc cần nhân rộng, tôn vinh những tác phẩm xuất sắc của các nghệ sĩ miền Nam.Chúng ta có thể thấy rõ âm mưu của bọn chống chính quyền. Đồng thời cần phải minh oan cho nhạc sĩ Trần Long Ẩn, vì với việc bị vu oan này, ông là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn bác đại tá Nguyễn Biên Cương!
    Qua bài này bọn cháu mới biết về câu chuyện liên quan đến bác Nhạc sĩ Trần Long Ẩn.
    Xưa nay, bọn cháu rất mê bác Trần Long Ẩn qua những sáng tác để đời như Đàn sáo Hậu Giang, Một đời người một rừng cây, Tình Đất Đỏ Miền Đông...
    Qua bài này, được biết phát ngôn thật của bác Nhạc sĩ trên báo Phụ nữ Tp Hồ Chí Minh, bọn cháu lại càng thêm yêu kính bác Nhạc sĩ đa tài Trần Long Ẩn!

    Trả lờiXóa
  4. Tào lao chủ thớt lại đi sửa lời ông Ẩn.

    Trả lờiXóa