Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

Từ vụ cựu sỹ quan công an Đông Anh đòi đất, lạm bàn khái niệm “công an oan”




Trong ngày 11/11/2019, trên mạng xã hội, youtube lan truyền những video clip với tiêu đề Công an oan, đưa tin hàng chục người mặc trang phục công an căng băng rôn biểu tình đòi quyền lợi liên quan đến đất đai với rất nhiều bình luận cho rằng “khi công an, một lực lượng quan trọng và nhiều quyền hành trong nhà nước, tạm được gọi là hiểu biết luật pháp và cũng gánh vác trách nhiệm thực thi pháp luật, họ phải quăng mình ra đường và căng băng rôn để biểu tình, tức là các biện pháp thông thường cũng đã hoàn toàn vô tác dụng - các biện pháp theo luật đã không có ý nghĩa gì trong suốt gần 20 năm qua, họ mới phải phơi mặt ra đường với bộ dạng một người công quyền (sắc phục cảnh sát) để làm cái việc mà chính họ thường xuyên chống lại và không cho nó được diễn ra - biểu tình” (Xuandienhanom.blogspot.com). Trên một số trang mạng khác cho đây là “biến lớn, công an biểu tình thành phong trào toàn quốc cho công an oan”; “ghi nhận việc công an biểu tình là chính đáng vì quyền lợi của họ bị xâm phạm, phong cách biểu tình đầy tính Đảng”; số khác cho rằng lực lượng công an luôn “xử lý” các trường hợp dân oan biểu tình đòi đất, nay chính công an mặc sắc phục (dù biết là sai) khi phải lựa chọn phương án cuối cùng là biểu tình; “sau khái niệm dân oan, đến nay có công an oan phải xuống đường đòi đất”...

Rồi từ vụ việc này họ liên hệ sang những sự việc gần đây liên quan tới một số cán bộ công an như Đại úy Lê Thị Hiền - Công an Quận Đống Đa gây náo loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 11/8/2019, hay sự việc Thượng úy Nguyễn Xô Việt, Công an thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên có hành vi ném, tát nhân viên bán hàng và vụ việc lãnh đạo Bộ Công an bị bắt vì tội tham gia đường dây đánh bạc nghìn tỷ, liên quan tới Vũ “nhôm”… bôi nhọ, nối xấu lực lượng công an, qua đó xuyên tạc bản chất chế độ và chính quyền.
Thông tin từ báo chí và dân mạng cho thấy, những công an “biểu tình” trên phần lớn đã về hưu, tức là hiện tại họ cũng là công dân bình thường, có quyền khiếu nại, tố cáo, đòi quyền lợi cho mình như các công dân khác và không còn phải chịu trách nhiệm ràng buộc trong hành xử của một cán bộ chiến sỹ công an.
 Việc tụ tập trái phép dù thời gian ngắn, dù không có biểu hiện “quá khích” nào, dù chưa gây hậu quả an ninh trật tự như cản trở giao thông, nhưng những việc làm của họ đã vi phạm quy định đối với đảng viên, công dân phải tuân thủ pháp luật, phải khiếu kiện đúng nơi, đúng quy định, không được lợi dụng quân trang làm xấu hình ảnh ngành công an là vi phạm quy định của Ngành này, vi phạm pháp luật. Việc này chắc chắn thuộc trách nhiệm của chính quyền, cơ sở đảng địa phương của họ phải xử lý.
Nguyên nhân vụ phản đối kể trên xuất phát từ Dự án xây dựng nhà ở bán cho cán bộ chiến sỹ công an huyện Đông Anh đã từng được báo chí phản ánh cách đây nhiều năm, nay do quá bức xúc chưa được giải quyết nên buộc những cán bộ công an nghỉ hưu nói trên buộc phải “xuống đường căng băng rôn biểu tình” đòi quyền lợi cho mình. Thực tế cho thấy, không chỉ có Dự án đất của cán bộ công an Đông Anh mà còn khá nhiều dự án đất đai khác dành cho cán bộ công an, dành cho cán bộ các cơ quan Nhà nước cũng đang bị rơi vào hoàn cảnh tương tự, bị những yếu tố khách quan, chủ quan gây “tình trạng treo” bức xúc kể trên. Vụ việc này phản ảnh tình trạng khó khăn, nan giải chung giữa chính sách và quản lý, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội “tấc đất tấc kim cương”, cũng là vấn nạn của tình trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa, đất đai ngày càng trở thành nhân tố nóng bỏng song hành với tốc độ công nghiệp hóa, phát triển kinh tế quá nóng hiện nay. Việc gán khái niệm “dân oan”, hay “công an oan” là ý đồ chính trị hóa những vấn nạn trong thực hiện quản lý, chính sách xã hội thành “tố cáo, bóp méo” bản chất chế độ, nhằm kích động tâm lý chống đối, nổi loạn là chiêu trò quen thuộc của giới zân chủ, cờ vàng.
Thời gian qua, giới zân chủ này luốn xem đây là cơ hội ngàn vàng mà họ cần chớp lấy mỗi khi có cán bộ công an, cán bộ cấp cao Nhà nước vi phạm pháp luật cũng như bức xúc với một số vấn nạn xã hội nhằm bôi đen chế độ, thuận tiện cho việc đả phá gieo rắc tâm lý phản kháng, chống Đảng, Nhà nước – mục tiêu cuối cùng của những kẻ này. Hàng chục năm qua, những kẻ chống đối luôn rình rập mọi cơ hội nhằm thổi phồng mọi vấn nạn đất nước để đánh đồng bản chất chế độ không đúng với lý tưởng XHCN, từ đó phủ nhận đường lối chính trị và nền tảng tư tưởng cũng như phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản VN, rồi đòi phải áp dụng mô hình chính trị phương Tây vào – xem nó là “chìa khóa vạn năng” có thể hóa giải mọi vấn nạn xã hội, mọi vụ khiếu kiện, rằng sẽ không có thành phần “oan” trong xã hội. Tuy nhiên trong thời đại thông tin này những chiêu trò đó chỉ lòe mị bộ phận nhất định dân chúng không biết tiếng Anh và thiếu thông tin.
 Tình trạng tham nhũng, khiếu kiện đất đai, bần cùng hóa, hoặc những hành xử không đúng mực của giới công chức…đã và đang là vấn nạn hầu hết mọi đất nước, nhất là nước phát triển, đang phát triển, không “miễn trừ” với bất cứ chế độ chính trị nào. Tuy nhiên, ở Việt Nam, xuất phát từ chính sách quản lý đất nước luôn hướng tới “nhân trị”, hài hòa với “pháp trị” cùng nền tảng nhân bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nên các vấn nạn trên đang trong phạm vi nhỏ lẻ, chưa tiềm ẩn xung đột xã hội kịch phát như các nước khác – đây cũng là mục tiêu và lý tưởng mà Đảng, Nhà nước đang phấn đấu, muốn đất nước vẫn “tích lũy được tư bản” nhưng không phải trải qua hoặc giảm thiểu tác động khốc liệt trong mặt trái của cơ chế thị trường kia. Thực tế đó chứng minh nỗ lực kích động lật đổ hơn 40 năm qua cùng nguồn tiền hàng triệu triệu USD đổ vào hậu thuẫn mà thành phần “đấu tranh dân chủ” Việt Nam ngày càng èo uột, xuống dốc thê thảm hơn



4 nhận xét:

  1. Việc tụ tập trái phép của một số cán bộ công an về hưu đã làm trái quy định của đảng viên, làm xấu đi hình ảnh của ngành lực lượng công an và là cơ hội cho bọn dân chủ, phản động trong và ngoài nước rọ mũi công kích

    Trả lờiXóa
  2. Thực ra k phải họ k hiểu biết pháp luật mà họ k còn cách nào khác, tuy nhiên vụ việc này đc giải quyết từ 2016 rồi, giờ 1 số kẻ lại lợi dụng đăng lên mạng thôi và vấn đề là số cán bộ này họ đã về hưu hết r

    Trả lờiXóa
  3. Thời gian qua, giới zân chủ này luốn xem đây là cơ hội ngàn vàng mà họ cần chớp lấy mỗi khi có cán bộ công an, cán bộ cấp cao Nhà nước vi phạm pháp luật cũng như bức xúc với một số vấn nạn xã hội nhằm bôi đen chế độ, thuận tiện cho việc đả phá gieo rắc tâm lý phản kháng, chống Đảng, Nhà nước – mục tiêu cuối cùng của những kẻ này.

    Trả lờiXóa