Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Ông Nguyễn Quang A đang đánh giá thấp di sản lý luận của chủ nghĩa xã hội?



Ngày 10/06/2020, Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức một hội nghị báo cáo viên cấp trung ương, trong đó đại diện của Hội đồng Lý luận Trung ương đã có báo cáo chuyên đề về những điểm được cho là mới trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, sẽ diễn ra vào năm tới. Theo tường thuật của báo Thanh niên, thì Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương Phùng Hữu Phú cho biết 4 điểm mới này bao gồm: (1) gắn "xây dựng, chỉnh đốn hệ thống chính trị" với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; (2) đặt ra mục tiêu "phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng XHCN"; (3) "xác định vấn đề Biển Đông vẫn là một thách thức rất lớn"; và (4) "giữ vừng nền tảng tư tưởng có ý nghĩa sống còn".

Nhân đó, ngày 14/06, BBC đã phỏng vấn Nguyễn Quang A, Lê Văn Sinh, Mai Thanh Sơn và Song Chi về sự kiện này. Các câu hỏi phỏng vấn cho thấy BBC tập trung khai thác một vấn đề, là Đại hội XIII có gì đổi mới không hay vẫn như cũ. Nội dung trả lời phỏng vấn chủ yếu gồm 2 cụm thông điệp:
(1) Phản bác hai bài viết trên báo Thanh Niên, qua đó công kích hệ thống lý luận hiện tại của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
(2) Đòi hỏi đổi mới chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, chủ nghĩa dân tộc.
Về cụm thông điệp (1), 4 người được phỏng vấn nói rằng thực ra chủ nghĩa xã hội đã bị lịch sử đào thải khi Liên Xô sụp đổ, cả thế giới chuyển sang công nhận chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ĐCSVN vẫn “bám lấy chủ nghĩa xã hội” để có tính chính danh (do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn con đường này), và nhằm tiếp tục giữ quyền lực (do công nhận mô hình nhà nước độc đảng). Việc này khiến ĐCSVN rơi vào thế bế tắc về mặt lý luận, khi kỳ đại hội nào cũng nhắc lại những lý luận cũ, trong khi số lý luận này không còn khả năng lý giải các diễn biến trong thực tế và vạch ra đường hướng lãnh đạo quốc gia.
Cụ thể, về việc Đại hội chỉ nhắc lại những lý luận cũ, Mai Thanh Sơn viết rằng thực ra dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII không có điểm nào thật sự mới, trừ mục (3) liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Về việc lý luận của ĐCSVN không còn khả năng lý giải các diễn biến trong thực tế và vạch ra đường hướng lãnh đạo quốc gia, họ viết rằng các nhà lý luận của ĐCSVN đang không giải thích được “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì, cần được quản lý theo mô hình nhà nước nào, trong đó mỗi thành phần kinh tế có vị thế chính trị ra sao, và khi nào thì Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội... Ngoài ra, họ cũng bình luận rằng khi đặt mục tiêu "phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng XHCN", thực ra ĐCSVN đã thừa nhận thất bại trong việc theo đuổi mục tiêu “đến năm 2020 biến Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (đặt ra vào năm 2001).
Từ đó, họ kêu gọi đổi mới chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, với lý do rằng “Sau hơn 30 năm đổi mới kinh tế, quan hệ sản xuất tại Việt Nam đã thay đổi tới mức không thể không đổi mới chính trị” (lời ông Lê Văn Sinh). Ông Nguyễn Quang A viết rằng đổi mới chính trị sẽ không dẫn đến “loạn 12 sứ quân” như ông Phùng Hữu Phú lo ngại trong hội nghị, tuy nhiên không đưa ra bằng chứng nào để chứng minh điều đó.
Sau khi xem xét ý kiến các ông này, tôi xin đưa ra 4 ý kiến:
Thứ nhất, “chủ nghĩa xã hội” không hẳn là đã bị từ bỏ trên toàn thế giới. Các nước dân chủ xã hội ở Bắc Âu được nhiều người xem là đã xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng Marxist ở Châu Âu đã có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành xã hội học. Và trong trường hợp Đảng Cộng sản Trung Quốc, công tác lý luận theo đường hướng chủ nghĩa xã hội đã dẫn dắt được các thay đổi về cách tổ chức quốc giả và đường hướng phát triển… Vài ví dụ vừa kể cho thấy “chủ nghĩa xã hội” vẫn là một kho tư tưởng khá dồi dào của nhân loại, mà người Việt Nam, bao gồm những người vừa được BBC phỏng vấn, nên tham khảo thay vì phủ nhận sạch trơn. 
Thứ hai, nếu đọc mục “Nghiên cứu lý luận” trên trang lyluanchinhtri.vn, bạn sẽ thấy các công trình nghiên cứu về lý luận của ĐCSVN không chỉ xoay quanh vấn đề “kiên định chủ chĩa xã hội”, mà còn xoay quanh nhiều vấn đề thiết thực, gắn liền với các thay đổi trong thời gian qua của đất nước – như phát triển bền vững, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển, phòng chống tham nhũng, quyền đất đai… Vì vậy, dù công tác lý luận trong guồng máy chính trị hiện nay có những hạn chế không thể phủ nhận, sẽ là sai khi nói rằng nó “hoàn toàn bế tắc” hay không đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Thứ ba, chừng nào các “nhà dân chủ” Việt Nam còn chụp mũ, đấu tố, chửi bới nhau chỉ vì một kỳ bầu cử ở… Mỹ, thì chừng đó dư luận Việt Nam vẫn xem nguy cơ “loạn 12 sứ quân” do đa đảng là có thật. Mong các “nhà dân chủ” tập trung bình lẫn nhau trước khi bình thiên hạ, đừng vội ném người Việt Nam vào canh bạc “cách mạng đường phố” đã và đang làm phá sản nhiều nước.
Nguyễn Biên Cương

1 nhận xét: