Chuyện công nhân các nhà máy,
khu công nghiệp đình công, lãn công nhằm đòi hỏi chính sách, nhằm phản đối giới
chủ là chuyện hết sức bình thường, là nhu cầu chính đáng, cũng là chuyện khó
tránh khỏi khi chúng ta mở cửa đầu tư, chấp nhận đa thành phần kinh tế, chấp nhận
các doanh nghiệp tư bản vào mở nhà xưởng, thuê công nhân. Thế nhưng khổ thay
cho dân Việt khi những chuyện tưởng như thông thường ấy luôn được đám phản động,
cơ hội tự nhận là “đấu tranh dân chủ” rình rập, bóp méo, thổi phồng, kích động
hướng lái từ nhu cầu chính đáng của công nhân thành cuộc bất mãn, chống lại chính
quyền, gieo rắc, hướng lái sang biểu tình, bạo loạn. Xin lấy vài ví dụ điển
hình:
Thời điểm dịch bệnh CoVid-19
đang cao trào, đám phản động đánh hơi được lo lắng của người dân việc giới chủ
đầu tư, chuyên viên, công nhân nước ngoài sau Tết sang Việt Nam duy trì các hoạt
động kinh doanh, sản xuất hay các hợp đồng kinh tế, thế là chúng “đi tắt đón đầu”,
gieo rắc hung tin chính quyền vì lợi ích kinh tế, vì hèn, vì sợ nước lớn như
Trung Quốc nên sẽ phải bỏ qua các tiêu chí về phòng dịch bệnh, đem nguồn lây
nhiễm từ bên ngoài vào Việt Nam. Buồn thay khá nhiều công nhân các nơi vì lo sợ,
hoang mang trước thông tin mà đình công, phản đối, mắc trúng mưu của đám cơ hội,
đục nước béo cò. Điển hình là cuộc ngừng việc tập thể của 5.000 Công ty TNHH JY
Hà Nam (Phố Cà, Thanh Liêm, Hà Nam) mang theo cờ đỏ sao vàng, băng rôn, biểu ngữ...
phản đối lao động Trung Quốc trở lại làm việc, bị dẫn dắt bởi thông tin sai lệch,
xuyên tạc cho rằng, lực lượng an ninh làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội
tiếp tay cho dịch bệnh lây lan, chính quyền không quan tâm đến an toàn của người
công nhân, cho là người Việt Nam bị chính quyền phân biệt đối xử, bị bóc lột;
kêu gọi “thành lập Công đoàn Độc lập”... Rất quen thuộc khi diễn biến toàn bộ vụ
việc này, truyền thông của các tổ chức
“Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Voice”, “BPSOS” và đám chống
đối trong và ngoài nước luôn “theo sát”, “nắm bắt nhanh nhạy”, “truyền thông kịp
thời”, thậm chí họ còn tổ chức, đạo diễn nhiều cuộc thăm dò ý kiến qua mạng gây
áp lực với chính quyền đối với các quyết sách như: yêu cầu các doanh nghiệp
có công nhân Trung Quốc, Hàn Quốc dừng sản xuất; kêu gọi, kích động công
nhân đình công tập thể
Gần đây
nhất là cuộc ngừng việc của 8000 công nhân Công ty Chí Hùng (Bình Dương) xảy ra
từ ngày 26/5, được hệ thống truyền thông zân chủ, cuốc tế thổi lên thành 10
ngàn, 15 ngàn công nhân đình công, khởi đầu chỉ là một nhóm nhỏ xì xào bàn bạc,
hoang tin với nhau về việc có thông tin cho rằng công ty này không có hợp đồng
nên sẽ cho công nhân nghỉ việc không lương trong vài tháng, không bao lâu,
người ta thấy công nhân lên kế hoạch tổ chức khá bài bản, như: kêu gọi tắt điện
ở các chuyền sản xuất; phân công người tiếp xúc, đe dọa không cho các công nhân
khác đi làm; không ít các bình luận có nội dung kích động công nhân có hành vi
trái pháp luật... Sau đó một số thông tin
thất thiệt, nhạy cảm tung ra như nữ công nhân mang bầu bị chích điện ngất sửu,
giới cầm quyền địa phương sợ đám đông bất mãn tụ
tập là mầm mống của bạo loạn, nên không bảo vệ công nhân... Tiếp đến công nhân
kéo nhau ra chặn đường quốc lộ, cản trở giao thông, bị cảnh sát đến dẹp đường,
một số có biểu hiện cản trở, gây rối bị công an tạm giữ, thế là thổi phồng
thành công an bắt, đàn áp người biểu tình, bảo kê doanh nghiệp bóc lột, đàn áp
công nhân, công đoàn bỏ rơi công nhân…
Rất may, chính quyền và công đoàn Bình Dương vào
cuộc kịp thời, giải thích cho công nhân chấp hành pháp luật, chia sẻ với doanh
nghiệp lúc khó khăn, không nghe theo và làm theo sự xúi giục của các phần
tử xấu ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của chính bản thân, gia
đình mình, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và tình hình an ninh trật tự
của địa phương. Đồng thời, yêu cầu chủ doanh nghiệp ra thông báo cụ thể và có
chính sách rõ ràng, gặp và làm việc với công nhân…thì tình hình nhanh chóng được
vãn hồi, ổn định, đám kền kền không kịp trở tay thi triển các “kịch bản” có sẵn
ở vụ này.
Qua đó cho thấy, những thế lực này luôn dình rập,
sẵn sàng thổi bùng một nhu cầu dân sinh của người dân thành vấn đề chính trị để
làm cớ, lấy bàn đạp tạo chính biến như kinh nghiệm và bài học chúng lượm lặt được
ở các quốc gia khác, ngày ngày mong ngóng có thể vận dụng vào Việt Nam. Nên
mong rằng người dân, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp luôn cảnh giác,
còn chính quyền, công đoàn ở những chỗ này cũng cần sự nhạy bén và xử lý kịp thời,
chủ động mọi “mầm mống” khi phát hiện đám kền kền muốn nhúng tay vào lợi dụng
công nhân kích động biểu tình, bạo loạn. Chúng ta không thể để những vụ việc
như bạo loạn ở các khu công nghiệp phía Nam tái diễn chỉ vì dàn khoan HD981
ngoài biển, nguy cơ chưa thấy đâu nhưng thiệt hại khổng lồ đã thấy rõ sau đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét