Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

Giới dân chủ hoài nghi lời kêu gọi “theo Mỹ chống Trung”


Trong tháng 06 và 07/2020, chính quyền Mỹ của Tổng thống Donald Trump đã thể hiện quan hệ ngoại giao nồng ấm với Việt Nam, tích cực hành động để kiềm chế Trung Quốc trên Biển Đông; đồng thời không có phản ứng đáng kể trước số phận của các nhóm biểu tình lật đổ ở Hong Kong và Việt Nam, bao gồm nhóm “dân oan Dương Nội” mới bị bắt. Trước tình hình đó, một số KOL chống Trump trong làng dân chủ – như Trịnh Hữu Long (Luật khoa Tạp chí, VOICE), Nguyễn Trường Sơn (BPSOS, AI), Phạm Ngọc Hưng (Kiểm Tin) – đã viết nhiều post kêu gọi giới chống Cộng từ bỏ “tư duy kiểu Chiến Tranh Lạnh”; theo đó con người được chia thành đúng/sai, tốt/xấu, địch/ta… dựa trên ý thức hệ. Tuy nhiên, khi đưa ra những thông điệp đó, họ đã vô tình công nhận đường lối đối ngoại “đa phương, tự chủ” của Nhà nước Việt Nam, và phủ nhận đường lối “theo Mỹ chống Trung” mà giới chống Cộng từng dựa dẫm vào từ năm 2008.

Mời các bạn đọc những post vừa nêu, để thấy những toan tính lợi dụng chuyện biển đảo để lật đổ chế độ coi như đã bước đầu phá sản:










Còn nhớ, từ khoảng năm 2008 (tức thời điểm xuất hiện các blog Anh Ba Sàm, Bauxite Việt Nam, Trần Đông Chấn…) đến nay, phong trào zân chủ (gọi chính xác là phong trào thân phương Tây) ở Việt Nam thường gắn 4 mục tiêu “bảo vệ chủ quyền Biển Đông”, “dân chủ hóa”, “phát triển đất nước” và “thân Mỹ - thoát Trung” với nhau. HỌ cho rằng, trong bối cảnh Trung Quốc đang xâm chiếm biển đảo VN, mưu đồ thôn tính VN mà quan hệ Việt-Mỹ vẫn phát triển quá chậm, do bị chế độ, chính sách của Nhà nước Việt Nam cản trở. Để nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện” hay “liên minh quân sự với Mỹ”, nhằm được Mỹ giúp bảo vệ Biển Đông, Việt Nam cần “chứng tỏ sự thành tâm” bằng cách “ngừng đu dây giữa hai bên”, bỏ chính sách “4 Không”, chuyển sang mô hình đa đảng…

Như vậy, cho đến lúc này trong bối cảnh Mỹ-Trung cạnh tranh sống còn tranh ngôi bá chủ, đường lối đối ngoại “đa phương - tự chủ” của Nhà nước Việt Nam đã chứng tỏ sự hợp lý, đúng đắn hơn đường lối “thân Mỹ - thoát Trung” mà các nhóm chống chế độ đề nghị. Sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ, của vị thế đối ngoại mà Việt Nam đạt được, và của áp lực đòi giải quyết xung đột trên Biển Đông theo quy định của pháp luật quốc tế, chính là những bằng chứng thực tế khẳng định điều đó.

Dù là người ủng hộ Nhà nước, người đòi thay đổi hay người trung lập, ai cũng cần nhìn nhận rằng lời giải cho bài toán Biển Đông phải xuất phát từ tự chủ thay vì vọng ngoại, đoàn kết dân tộc thay vì lật đổ, quan hệ đa phương và tôn trọng luật quốc tế thay vì dựa dẫm phương Tây.

Biển Đông đã trở thành một chỗ dựa cho tính chính đáng của Nhà nước Việt Nam, và những toan tính lợi dụng chuyện biển đảo để lật đổ chế độ coi như đã bước đầu phá sản.


2 nhận xét:

  1. Việt Nam là bạn là đối tác quan trọng của các nước, chính vì vậy không có chuyện bài trung thân mỹ hay bài mỹ thân trung, chúng ta luôn tạo được mối quan hệ tốt với các nước, hợp tác trên cơ sở độc lập chủ quyền của đất nước, phát triển xã hội, hợp tác cùng có lợi, không phân biệt quốc gia thể chế.

    Trả lờiXóa
  2. Từ đầu đến giờ chủ trương của ta là làm bạn, đối tác quan trọng của các nước; không hề có chuyện thân ai, bài ai; vậy nên các đối tượng nào có cái tư tưởng "thân Mỹ bài Trung" thì sẽ có suy nghĩ trách móc, không phục đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ đó sinh ra tư tưởng chống đối. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay ta thấy quan điểm, chủ trương của Đảng vẫn luôn đúng

    Trả lờiXóa