Mặc dù xuất hiện trong đời sống chính trị của nhân loại đến nay đã hơn một trăm năm, tuy nhiên trước sự nổi lên có tính toàn cầu của chủ nghĩa dân túy trong những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị-xã hội trên các châu lục, khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới, với những diễn biến rất phức tạp và khó lường. “Những nhà Tiên tri Nói dối” (Prophets of Deceit), cuốn sách xuất bản năm 1949 của hai nhà xã hội học Marxist là Leo Lowenthal và Norbert Guterman, đã đưa ra một lý giải thú vị lên án lối tuyên truyền dân túy hiện nay.
1. Bối cảnh của cuốn sách
Trong
thập niêm 1930, một số nhà xã hội học Marxist thuộc Trường phái Frankfurt ở Đức
– như Max Horkheimerm, Theodor W. Adorno, Leo Lowenthal… – đã di cư sang Mỹ để
tránh sự truy bức của chính quyền Hitler. Năm 1943, họ cộng tác với Ủy ban người
Do Thái Hoa Kỳ để điều tra chủ nghĩa bài Do Thái ở Mỹ và xuất bản một nghiên cứu
nhiều tập. Nhóm nghiên cứu cho rằng vào thời điểm đó, một làn sóng bài ngoại,
phân biệt chủng tộc và độc tài đang có nguy cơ xuất hiện ở Mỹ, do ảnh hưởng của
những kẻ kích động và thao túng đám đông. Adorno cũng tin rằng mối nguy lớn nhất
đối với nền dân chủ Mỹ nằm ở ngành công nghiệp văn hóa – với những phương tiện
như điện ảnh, phát thanh, truyền hình – vì guồng máy kinh doanh này tự tạo ra sự
rập khuôn, gạt bỏ bất đồng chính kiến và làm câm lặng tư tưởng, dù có hay không
bị kiểm duyệt.
Năm
1949, nhóm nghiên cứu cho ra mắt cuốn “Những nhà Tiên tri Nói dối”, như tập đầu
tiên trong “Bộ sách Nghiên cứu về Định kiến” (Studies in Prejudice Series) của Ủy
ban Do Thái Hoa Kỳ. Cuốn sách xuất phát từ kết quả của một nghiên cứu về những bài
viết và chương trình phát thanh của các nhóm phát xít hoạt động ở Mỹ trong hai
thập niên 1930 và 1940, được phân tích dưới góc nhìn tâm lý xã hội.
2. Tóm tắt nội dung sách
Cuốn
sách cho rằng các nhóm phát-xít ở Mỹ thường soạn thông điệp tuyên truyền theo một
mô hình gồm 4 bộ phận – là “Bất mãn”, “Kẻ địch”, “Lãnh tụ”, “Phong trào”.
Theo
đó, kẻ kích động chính trị phải tận dụng những “Bất mãn” xã hội có thật, xuất
phát từ các nguyên nhân phức tạp. Chúng bao gồm “những căng thẳng áp đặt lên cá
nhân bởi các biến đổi sâu sắc đang diễn ra trong cấu trúc kinh tế và xã hội –
như việc thay các nhà sản xuất nhỏ độc lập bằng những bộ máy quan liêu công
nghiệp khổng lồ, sự suy tàn. của gia đình phụ quyền, sự tan vỡ của các mối quan
hệ cá nhân cơ bản giữa người với người trong một thế giới ngày càng cơ giới
hóa, việc thay các khuôn mẫu truyền thống bằng văn hóa đại chúng…”.
Thay
vì làm rõ những nguyên nhân phức tạp đó, kẻ kích động tuyên truyền rằng những
khó khăn mà người dân đang gặp phải là kết quả của một “âm mưu chính trị toàn
diện và được lên kế hoạch cẩn thận”, xuất phát từ những “Kẻ địch” cụ thể, mà hắn
gọi là “những kẻ thù của quốc gia”. “Kẻ địch” có thể bao gồm “nước ngoài”, “người
nhập cư”, “bọn Marxist”, “bọn thiên tả”… Thế giới được chia đôi thành hai phe
thiện-ác, địch-ta, trong đó “Kẻ địch” được mô tả là xấu xa, thoái hóa từ trong
bản chất.
Tiếp
đó, kẻ kích động tuyên truyền rằng cuộc khủng hoảng chỉ có thể được giải quyết
bằng một phương thức duy nhất: đánh bại “Kẻ địch” bằng một “Phong trào” tập hợp
những người tuân phục “Lãnh tụ”. Họ đòi hỏi “Phong trào” phải đông đảo, chiếm
ít nhất 75% tổng số dân. Họ mô tả “Lãnh tụ” như một người sở hữu những năng lực
đặc biệt, “vừa là một người dân bình thường (…) vừa vượt xa những người dân thường”.
Theo cách này, kẻ kích động biến mọi xung lực trong xã hội thành một phong trào
phục tùng lãnh tụ, trong cuộc chiến chống lại các “kẻ thù của đất nước”.
Cuốn
sách cho rằng cần phân biệt những kẻ kích động kiểu này với các nhà cải cách hoặc
nhà cách mạng. Trong khi những nhà cải cách, nhà cách mạng tìm cách thay đổi xã
hội, và có tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu của mình, những kẻ kích động chỉ khước
từ hiện trạng xã hội, và hướng bức xúc vào những nhóm người không hẳn là nguyên
nhân của khủng hoảng. Vì không hiểu nguyên nhân của khủng hoảng, kẻ kích động
không giải quyết được khủng hoảng, mà chỉ khiến nó trầm trọng thêm do xung đột
giữa các bộ phận trong xã hội. Ngoài ra, không khí bất dung và sự tập trung quyền
lực xung quanh “Lãnh tụ”cũng khiến nền chính trị dịch chuyển theo hướng độc
đoán.
3. Sự trở lại của “những
nhà tiên tri giả”
Những
kẻ kích động đám đông thường chỉ hoạt động bên lề của nền chính trị Mỹ. Dù vậy,
nhóm tác giả cảnh báo rằng trong một số tình huống nhất định, như khi tầng lớp
trung lưu của Mỹ bị đẩy vào thế bất an, một bộ phận đáng kể người dân có thể chịu
ảnh hưởng từ các thủ thuật thao túng tâm lý của kẻ kích động.
Nhận
xét này dường như ứng với lần đắc cử năm 2016 của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Do
thất vọng trước một trật tự quốc tế, cùng một cuộc cách mạng công nghệ làm gia
tăng khoảng cách giàu nghèo và những lời hứa suông của “giới tinh hoa chính trị”,
phân nửa cử tri Mỹ đã đặt niềm tin vào một “Lãnh tụ” biết hướng sự thù ghét vào
Trung Quốc, các nhóm sắc tộc, tôn giáo thiểu số, giới báo chí và giới chuyên
gia. Đa số “đối lập dân chủ” Việt Nam - vốn sống dựa vào việc đổ lỗi cho Trung
Quốc và cho chính phủ, không cần biết nguyên nhân và giải pháp của các vấn đề
trong xã hội – cũng nhanh chóng trở thành một phần trong guồng máy tuyên truyền
độc đoán của “Lãnh tụ” này. Giờ đây, chính trong nội bộ giới “dân chủ Việt” -
sau khi bị chia rẽ, tan tác vì Trump đang ngộ ra, cần hô hào tẩy chay chủ nghĩa
dân túy!?!
Tuy
nhiên xu hướng dân túy của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ còn có ảnh hưởng ở Mỹ,
chừng nào chính quyền Joe Biden chưa tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng mà
nước Mỹ đang phải đối mặt.
Nguyễn Biên Cương
Mỹ là nước rêu rao tuyên truyền Mỹ là nước dân chủ nhân quyền thế nhưng thực tế thì thế nào mọi người có thể chứng kiến được qua dịch bệnh vừa qua, có thể nói rằng nước Mỹ chỉ công bằng với ai có tiền, với ai có lợi cho Mỹ còn với người dân thì chẳng quan tâm là bao, dịch bệnh xảy ra người dân chỉ biết cầu nguyện chờ chết chính quyền dường như tê liệt trước việc phòng chống dịch bệnh.
Trả lờiXóaCó lẽ nước mà mị dân, chủ nghĩa dân túy lên ngôi nhất chính là Mỹ và phương tây. Một ví dụ có thể dễ thấy là về vấn đề dịch bệnh vừa qua, lúc nào cũng cho mình là phát triển nhất, là toàn diện nhất, đời sống sức khỏe của người dân được đảm bảo thế nhưng hiện thực thì mọi người có thể thấy, chính quyền tê liệt trong công tác phòng chống dịch, con người cứ thế nhìn những người thân ra đi vì dịch bệnh vì những lời mị dân của chính quyền tư bản.
Trả lờiXóaSự phức tạp của “ Đám quần chúng không hiểu gì ào ào vào ném đá … ” ..... ???
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=DqT5P7G6tIQ
Dương cao ngọn cờ “ NHÂN QUYỀN ” gốc “ DÂN làm CHỦ ” ….. ???
https://www.facebook.com/TinNongUpdate/videos/415680599779076
Đảng DÂN CHỦ tự hào có cơ hội mở trang LỊCH SỬ mới giúp NHÂN DÂN ……… Đổi mới “ TƯ DUY ” ………………. ?????
https://www.facebook.com/khoetunhien1/videos/3653635738059888