Ngày 15/11/2020, 10 nước ASEAN và 5 nước Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện
Khu vực (RCEP) sau 8 năm đàm phán. Một ngày trước khi Trung Quốc ký kết Hiệp định,
tờ Hoàn cầu Thời báo của nước này đã đăng một bài bình luận cho rằng “RCEP sẽ
chấm dứt quyền bá chủ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương”. Hôm sau, tờ New York Times
của Mỹ cũng đăng bài có tựa đề “Hiệp định do Trung Quốc dẫn dắt được ký kết, một
thách thức với Hoa Kỳ”. Vì các nhóm chống Nhà nước Việt Nam lệ thuộc nhiều vào
việc khai thác xung đột Mỹ-Trung và Việt-Trung, họ đã dành nhiều giấy bút để
bình luận về sự kiện này, chủ yếu theo 2 hướng.
Hướng thứ nhất tập hợp những người tuyên truyền rằng RCEP sẽ
gây hại cho Việt Nam. Chẳng hạn, ngày 18/10, bà Phạm Chi Lan nói với BBC rằng
“một cơ chế thương mại mới theo nội vùng như thế này” sẽ khiến Việt Nam “lại tiếp
tục nhập siêu và có khi nặng nề hơn” “từ Trung Quốc, từ Hàn Quốc” “và cả ASEAN
nữa”. Ngoài ra, bà Lan cũng cho rằng “vì ham làm với những thị trường dễ tính”
trong RCEP “mà các doanh nghiệp Việt Nam, các ngành kinh tế, công nghiệp, nông
nghiệp v.v... của Việt Nam sẽ không chịu đầu tư nghiêm túc để vươn lên làm những
sản phẩm đạt chuẩn mực cao hơn của các thị trường khó tính hơn như EU, như Hoa
Kỳ, như Nhật Bản, để từ đó nâng cấp bền vững, lâu dài các ngành xuất khẩu của
mình, thay vì là chỉ cứ làm gia công mãi, hoặc là làm những sản phẩm với giá trị
gia tăng rất thấp”.
Trong khi đó, Phạm Đình Trọng viết rằng “mất TPP, phải vào
RCEP, như bỏ Quốc tế Hai vào Quốc tế Ba vậy”. (Ở đây, ông Trọng chỉ nhìn sự kiện
qua lăng kính chính trị ý thức hệ, khi ví TPP có các điều khoản về nhân quyền với
Quốc tế II dân chủ đa đảng, và RCEP không có các điều khoản về nhân quyền với
Quốc tế III theo đường lối độc đảng.)
Bộ phận chống Trump trong giới chống đối cũng tích cực tận dụng
hướng dư luận thứ nhất. Họ bình luận rằng việc Trump rút khỏi TPP đã góp phần
khiến Trung Quốc ký được RCEP và thiết lập ảnh hưởng trong khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương:
Hướng thứ hai tập hợp những người cho rằng RCEP sẽ không gây
thiệt hại quá lớn đến Việt Nam. Chẳng hạn, bài của Jackhammer Nguyễn trên báo
Tiếng Dân có đoạn: “Một viên chức Việt Nam nói với tôi: RCEP cũng bình thường
thôi, những quốc gia khác làm thì mình cũng làm thôi. (…) Có hay không có RCEP
thì Việt Nam luôn bị sự đe dọa thường trực từ Bắc Kinh, cả kinh tế, lẫn quân sự,
chính trị. (…) Ảnh hưởng của Trung Quốc lên Việt Nam rất lớn, nhưng ảnh hưởng
đó lên Thái Lan, Philippines và cả Singapore, đồng minh thân thiết của Mỹ ở Á
châu, cũng không phải là nhỏ. (…) Và RCEP đâu có cấm các mối quan hệ khác của
Việt Nam với những khối khác, những nước khác!”.
Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 2 ý kiến:
Thứ nhất, tôi đồng ý với quan điểm rằng
RCEP sẽ không gây thiệt hại quá lớn đến Việt Nam. Hàng rào thương mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc vốn đã tương đối thấp, nên RCEP sẽ không tác động nhiều đến thâm
hụt thương mại giữa hai nước. Nếu khéo léo, Việt Nam có thể dùng RCEP như một
phương tiện để hạn chế hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng từ Trung Quốc vào Việt
Nam. Và nhờ EVFTA, Việt Nam sẽ không lo bị lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc do
RCEP
Thứ hai, giới dân chửi sợ RCEP không phải
vì các thiệt hại mà nó đem lại cho Việt Nam. Họ sợ rằng nhờ RCEP, xung đột Mỹ-Trung
sẽ không biến thành một cuộc Chiến Tranh Lạnh, khiến Mỹ không thể lật đổ các chế
độ độc đảng ở Trung Quốc và Việt Nam rồi đưa họ lên làm lãnh đạo. Cần lưu ý rằng
15 nước ký RCEP bao gồm cả nhiều đồng minh của Mỹ trong khu vực – như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Singapore, Philippines… Những nước này ký
RCEP có lẽ không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì không muốn bị biến thành con tốt
trong chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Cũng như các nước vừa kể, Việt Nam
không thu được lợi ích gì từ một cuộc xung đột kéo dài giữa hai bờ Thái Bình
Dương. Những xung đột quá đà như vậy chỉ khiến người dân phải đối mặt với các hậu
quả của khủng hoảng kinh tế, chiến tranh và chủ nghĩa dân túy. Cái cần được thiết
lập ở bờ Tây Thái Bình Dương không phải là chiến tranh lạnh, mà là hòa bình
trên cơ sở pháp luật quốc tế và trật tự đa cực.
Qua thái độ của giới dân chửi trong vụ
việc này, có thể thấy họ vừa lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, vừa không có chung lợi
ích với đa số người dân Việt Nam.
Việc tham gia các tổ chức hay ký kết các hiệp định đều vì lợi ích quốc gia dân tộc Việt Nam, việc ký kết các hiệp định giúp thúc đẩy kinh tế, tạo điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam ta là quốc gia độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ nước ngoài, Việt Nam ta là bạn là đối tác tin cậy của tất cả các nước.
Trả lờiXóaViệt Nam không phụ thuộc vào ai nên cũng không cần thân và thoát ai. Việc ký kết RCEP xuất phát từ lợi ích của Việt Nam lên trên hết, vì thời cơ điều kiện để nước ta phát triển. Hiện nay nước ta ký rất nhiều hợp tác với tất cả các nước chính vì vậy không có chuyện bài nước nào phụ thuộc vào nước nào vì Việt Nam ta độc lập, tự chủ.
Trả lờiXóa