Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Có cần đa đảng để tuyển “nhân tài”?

 


Trong những tháng cuối năm 2020, các hội nhóm chống Nhà nước Việt Nam đã tăng cường tuyên truyền về Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 25/01/2021. Đặc biệt, các đài nước ngoài phát sóng bằng tiếng Việt như BBC, VOA, RFA… đã dẫn đầu một dòng dư luận đòi “đa dạng hóa” đời sống chính trị ở Việt Nam cả về mặt sinh hoạt lẫn thông điệp. Về mặt sinh hoạt, họ kêu gọi công dân ngoài Đảng Cộng sản tham gia đọc, viết, thảo luận về chính trị trên Internet, dưới danh nghĩa “góp ý cho Đại hội Đảng”. Về mặt thông điệp, họ đòi đa dạng hóa nhân sự lãnh đạo ở các cấp, đa dạng hóa các thành phần kinh tế (đặc biệt trong vấn đề quyền sở hữu đất đai), và đòi chuyển sang mô hình tranh cử, đa đảng, báo chí độc lập, tam quyền phân lập… Mục đích của họ là khiến Đảng Cộng sản Việt Nam mất khả năng kiểm soát hạ tầng và định hướng thượng tầng của xã hội, và tạo cơ hội cho các lực lượng thân phương tây tranh giành quyền kiểm soát, định hướng đó.



Chẳng hạn, mới đây, họ đã đăng một số bài viết đòi đa dạng hóa nhân sự lãnh đạo ở các cấp.

Trả lời phỏng vấn BBC hôm 25/12/2020, cựu Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan nói: “Về nhân sự, tôi thấy đảng cũng đã có sự chuẩn bị, nhưng cách làm cần phải đổi mới, sao cho dân chủ, thực chất hơn và nó cần mở rộng ra, cần đi tới cả cơ sở, để có thể có được nhiều người tài tham gia hơn…”

Trên BBC hôm 28/12/2020, luật sư Ngô Ngọc Trai đã đòi “Thực hiện chính sách nhân tài công bằng, thay vì chỉ dành cơ hội cho những người thuộc bộ máy Đảng hoặc bộ máy Nhà nước, còn người bên ngoài thì rất khó thể tham giao vào guồng máy lãnh đạo điều hành quốc gia.”

Trước đó, trên BBC hôm 26/12/2020, tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm viết như sau: “Chính phủ cần cho phép Việt kiều chưa hề bỏ quốc tịch Việt Nam được ứng cử quốc hội. Ngày nay, so với các nước ASEAN, công dân Việt sống ở nước ngoài bị đối xử kém hơn nhiều vì không có quyền bỏ phiếu và ứng cử gì hết.  Chưa nói các ngành khác, những ngành mà Việt kiều có ưu thế là khoa học, giáo dục thì chức thứ trưởng, viện trưởng về khoa học, công nghệ, giáo dục nên có sự tham gia của họ.”

Nhu cầu đưa nhân tài vào hệ thống chính trị là nhu cầu có thực, bản thân Đảng, Nhà nước đã đưa nhiều ưu đãi và chiến lược, cơ chế để trọng dụng "nhân tài". Tuy nhiên, ý kiến của 3 người vừa nêu thực chất muốn đưa “nhân tài” ngoài Đảng Cộng sản, bao gồm cả Việt kiều, vào làm lãnh đạo ở các cấp. Về vấn đề này, chúng tôi xin chia sẻ ý kiến như sau:

Thứ nhất, trong chính trị, “nhân tài” là một khái niệm mang tính chủ quan chứ không phải khách quan. Việc lựa chọn “nhân tài” được quyết định bởi các hệ thống mang tính chủ quan – như hệ thống thi cử, hệ thống tuyển dụng, hệ thống bầu cử, quy định về việc bổ nhiệm… Vì vậy, thay vì nói khơi khơi rằng cần đưa “nhân tài” vào bộ máy chính trị, quý vị nên nói rõ xem mình muốn thay đổi cách thức chọn lựa lãnh đạo theo hướng nào. Nếu chỉ mượn cớ “nhân tài” để kêu gọi Việt Nam chuyển sang áp dụng mô hình tranh cử tự do, thì quý vị nên nhìn chất lượng của hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden, để thấy mô hình này đang gặp khủng hoảng trong thời đại của quảng cáo chính trị và chủ nghĩa dân túy. Chừng nào người đắc cử còn là người mị dân giỏi hoặc chi nhiều tiền để mua quảng cáo, thay vì người có khả năng làm việc thật, thì tranh cử còn chưa phải là cách duy nhất đúng để chọn lãnh đạo cho các cấp chính quyền.

Thứ hai, nếu chấp nhận việc tuyển chọn nhân tài theo mô hình độc đảng thay vì đa đảng, thì quý vị có thể tham khảo “chiến lược cường quốc nhân tài” mà Trung Quốc thực hiện từ năm 2003. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn hóa trong thời gian qua cho thấy chiến lược này không phải không có hiệu quả.

Thứ ba, xin mạn phép hỏi: công tác tuyển chọn “nhân tài” trong “phong trào dân chủ Việt Nam” dạo này có thuận lợi không? Sao quanh năm quý vị vẫn chỉ có vài gương mặt, và còn ngày càng rơi rụng bớt? Khi nhiều “nhà dân chủ” ngày càng tha hóa vì thói độc đoán, tham nhũng, bè phái, giả dối, trong khi phần còn lại của xã hội tiếp tục phát triển, thì có phải quy trình tuyển chọn “nhân tài” của quý vị đang có vấn đề hay không?

Đừng cho người khác những lời khuyên mà mình không thể thực hiện.

Nguyễn Biên Cương

1 nhận xét:

  1. Mấy ý kiến trên đúng là của mấy đứa thuộc tuồng phản động!, vì sao ư: vì (1). hiện nay trên đất Việt Nam hiện có trên 94 triệu người, vậy thì bầu ra 500 đại biểu Quốc hội đâu cần mấy anh ở nước ngoài tham dự?, chả nhẽ gần 100 triệu người mà không có lấy 500 vị thay mặt Nhân dân để điều hành đất nước mà phải cần đến họ?, họ đại diện cho ai ở trong nước?; họ được bầu thì bầu cho ai? khi mà họ có ở trong nước đâu để chứng kiến hoạt động của người họ bầu đây?, hay là họ muốn được bầu cử để bầu cho mấy anh ăn cơm CS thờ ma 'ba que'?. vì (2). Ai là nhân tài thì hãy phấn đấu học mà thi vào cơ quan Nhà nước, ở đó anh có đầy đủ tư cách để phấn đấu trở thành lãnh đạo Quốc gia, ví ông Trọng, ông Huệ, Bà Ngân ...đều từ những giáo sư, tiến sĩ phấn đấu để trở thành nhà lãnh đạo đó chứ họ có được làm Chủ tịch, Thủ tướng ngay đâu?; Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng có đầy các nhà kinh tế hải ngoại đó thôi, sao cái ông Trai không được ai mời, chắc rằng ông ta quá dốt, vô năng nên chả có ai tiến cử nên ông ấy mới ấm ức vậy chăng?. Còn cái bà Loan có ý kiến cần phải đi tới cơ sở để chọn 'nhân tài' cho đất nước thì thử hỏi bà kiểm tra xem trong số cán bộ trung cao cấp hiện nay (hoặc trước đây) có bao nhiêu người đi lên từ cơ sở?, chắc không ít lắm đâu. Tóm lại ý kiến các vị toàn là hạng người ngồi cào bàn phím phán bừa thôi chứ năng lực thật sự của các vị thì chỉ cao ngang ngọn cỏ thôi, thưa mấy 'ông bà tiến sỉ, nuật sư' vừa ngọng vừa đui à!.

    Trả lờiXóa