Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

Có gì không ổn trong lời kêu gọi đa đảng trước thềm Đại hội XIII?

 


Trước thềm Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), một số gương mặt trong dư luận “lề trái” đã tuyên truyền rằng nếu muốn phát triển, Việt Nam không còn cách nào khác ngoài chuyển sang mô hình tranh cử, đa đảng, báo chí độc lập, tam quyền phân lập. Hãy cùng điểm qua các lập luận của họ, để đánh giá độ thuyết phục của chúng.

Một bài viết tiêu biểu thuộc khuynh hướng này là bài của Phạm Đỗ Chí viết BBC hôm 31/12/2020. Ông Chí viết: “Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, trong khoảng thời gian gấp đôi sự tồn tại của VNCH, là 45 năm (1975-2020), Việt Nam thống nhất đã thừa hưởng được nhiều di sản của VNCH và thành công hơn trong việc thay đổi bộ mặt kinh tế của cả nước. Tuy với vấn nạn tham nhũng trầm trọng và sự yếu kém khả năng kỹ trị của giới chức cầm quyền, VN đã thực hiện được hai thập niên với độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5%-6% nhờ vào sự thông minh chăm chỉ của đại đa số dân chúng, nói rõ hơn là mồ hôi và nước mắt của họ.  Nhiều quan sát viên còn nhận xét rằng nếu có nền dân chủ pháp trị, bỏ bớt hệ thống luật lệ kiểu xã hội chủ nghĩa trói chặt khu vực tư nhân, và biết áp dụng nguồn vốn con người (human capital) như ngay dưới thời VNCH chứ không cần nhìn đâu xa, nước Việt Nam ngày nay đã có thể tăng trưởng 10%-12% hàng năm từ vài thập niên qua trong các điều kiện hòa bình và thống nhất thuận lợi hơn xa VNCH ngày xưa. Và có thể dễ dàng thoát bẫy thu nhập trung bình loại thấp trong dài hạn. (…) Cần cần chấp nhận ngay thể chế dân chủ pháp trị để tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế thị trường và sự phát triển nhanh chóng của khu vực tư nhân.”

Thông điệp tuyên truyền này cũng được minh họa bởi ý kiến rằng mô hình độc đảng không chống được tham nhũng. Chẳng hạn, trả lời phỏng vấn RFA hôm 06/01, ông Nguyễn Đình Cống nói: “Nếu như Đảng CSVN lãnh đạo không thay đổi quan điểm về đường lối cán bộ, qua việc tuyển chọn cán bộ theo Chủ nghĩa Marx-Lenin và trung thành với Đảng CSVN thì ước mơ cán bộ liêm chính sẽ không bao giờ thành sự thật.”

Sau khi xem xét các quan điểm trên, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến:

Thứ nhât, chế độ VNCH là một chế độ độc tài, chứ không phải một chế độ đa đảng. Cần nhớ rằng Ngô Đình Diệm là một Tổng thống được người Pháp trao quyền, còn Nguyễn Văn Thiệu là một tướng lĩnh được người Mỹ đưa lên làm Tổng thống sau khi họ giết ông Diệm. Cả Ngô Đình Diệm lẫn Nguyễn Văn Thiệu đều đàn áp đối lập, trong đó ông Diệm có thành tích dày hơn: tiêu diệt các tôn giáo ngoài Công giáo, thiết lập hệ thống gia đình trị, và truy bức các trí thức, văn nghệ sĩ phản biện, đến mức nhà văn Nhất Linh tự sát để phản đối lệnh bắt của chính quyền. VNCH cũng không phải là một nhà nước độc lập, mà lệ thuộc vào Mỹ cả về mặt quân sự lẫn kinh tế. Với những biểu hiện này, không thể coi VNCH như một ví dụ về đa đảng để đem so sánh với độc đảng.

Thứ hai, chế độ chính trị của một nước phụ thuộc vào tình trạng văn hóa, nhân khẩu, kinh tế và địa chính trị của nước đó, hơn là vào các quyết định duy ý chí của lãnh đạo hoặc sự áp đặt chuẩn mực của nước ngoài. Trước khi nói rằng Việt Nam nên chuyển sang mô hình đa đảng cho nó giàu và đỡ tham nhũng, phải xem người Việt Nam đã sống được theo mô hình này chưa đã.


 Chừng nào các “nhà dân chủ” người Việt còn lừa nhau, chửi nhau, dọa giết nhau vì một cuộc bầu cử Tổng thống ở nước… Mỹ, thì trong bối cảnh Việt Nam bị kẹt giữa cuộc giao tranh giữa các cường quốc, chuyển đánh bụp sang đa đảng cũng chẳng khác gì đẩy đất nước vào nội chiến hay trở thành công cụ cho nước lớn “đánh nhau”

Nguyễn Biên Cương

 

 

7 nhận xét:

  1. Một điều là mong rằng có nhà rận chủ đừng có cố gắng lôi cái nhà nước Việt Nam cộng hòa ra mà nói lại để nhằm tẩy trắng cho bọn chúng nữa. Một nhà nước sinh ra và lệ thuộc vào một đất nước khác , ở đây là Pháp và Mỹ, để đàn áp chính nhân dân của mình thì sẽ mãi mà chẳng ngóc đầu lên nổi đâu

    Trả lờiXóa
  2. Đừng ủng hộ cho cái việc đa Đảng nếu như không muốn xã hội loạn lên. Ở Việt Nam, chỉ có một Đảng duy nhất thì chính sách thống nhất, nhân dân thống nhất mới đưa ra, tuân thủ và làm theo. Nghĩa là mọi thứ đều đồng nhất, chứ đéo phải tranh giành và nghĩ đến lợi ích bản thân rồi ăn gian cả việc kiểm phiếu bầu cử tổng thống như ở nơi nào đó :3

    Trả lờiXóa
  3. Chưa cần phải theo đuổi con đường đa đảng đâu ạ, mọi người cứ nhìn xem bây giờ bọn rận chủ thi nhau đưa ra ý kiến, mỗi người một ý như thế thì có thể tưởng tượng nếu thực sự theo đuổi mô hình đó thì nhà nước sẽ loạn đến mức nào, có lẽ đéo còn hứng thú lao động sản xuất nữa mà chứng kiến các thể loại ca sĩ tranh cử tổng thống với chủ tịch nước

    Trả lờiXóa
  4. Nếu đổ cho là Cộng sản lòe dân vậy có khác nào các ông đang chửi dân Việt Nam là ngu si đần độn đéo có nhận thức để biết đâu là đúng sai, là có lợi cho mình? Thế thì chắc các ông sai thôi chứ cả quốc gian gần 10 triệu dân thì chả nhẽ ngu hơn cái bộ phận cá thể nhỏ mang có tên rận chủ ?

    Trả lờiXóa
  5. Để mà nói là độc tài thì Việt Nam công hòa mới chính là một chế độ độc tài. Có ai nhìn thấy những cái mà Ngô Đình Diệm đã thực hiện đối với chính dân của mình không ạ? Cái vị trí do Pháp trao cho, tiêu diệt các loại tôn giáo trừ công giáo, thiết lập gia đình chính trị là tốt?

    Trả lờiXóa
  6. Báo chí ngày nay đưa tin cái gì cũng nhanh, người dân cũng không phải không có mặt mà xem nên là bớt đưa tin sai sự thật đi. Đéo ai thương xót cho cái chế độ độc tài Việt Nam cộng hòa đó đâu nên đừng có mong tẩy trắng cho bọn nó ok?

    Trả lờiXóa
  7. Những tiếng kêu thất thanh, lạc lõng trước thềm đại hội. chúng chwua bao giờ từ bỏ được chính cái dã tâm ấy, muốn việt nam ta đa nguyên về chính trị, tư hữu về kinh tế, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Nếu chúng ta không có cái nhìn chắc chắn, tư tưởng vững vàng thì rất dễ bị đi theo, nghe theo thông tin của chính các thế lực thù địch đang ngày đêm nhen nhóm âm mưu chống phá ta.Nên nhận diện những âm mưu ấy

    Trả lờiXóa