Bài viết “Ở Việt Nam có quyền con người không?”
đăng ngày 29/8/2023 trên trang Quyenduocbiet.com và Việt Báo rặt là những luận
điệu phản động của một kẻ bồi bút; không chỉ bôi đen sự thật vấn đề quyền con
người và việc bảo đảm, thực thi quyền con người trên thực tế, mà còn thông qua
đó bẻ cong lịch sử và chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài viết cho rằng trong bầu cử và ứng cử ở Việt Nam thì “quyền
chọn ứng cử viên thuộc về Mặt trận Tổ quốc nên mới có câu “đảng cử dân bầu”. Cử
tri là những “người máy” làm theo ý muốn của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngoại vi
của đảng” hay “ứng cử viên là “đảng viên” hay người được đảng chọn”… Vì rằng, kể
từ khi sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến ngày nay, Đảng và Nhà nước
Việt Nam luôn nỗ lực trong từng quyết sách để đảm bảo và thực thi quyền con người
cho người dân. Một trong những minh chứng sinh động nhất là việc tổ chức thành
công cuộc cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I theo nguyên tắc phổ thông đầu
phiếu, bình đẳng, đoàn kết và bỏ phiếu kín ngày 6/1/1946. Giữa bộn bề công việc
đại sự của một đất nước mới giành được độc lập; giữa lúc nạn đói, nạn dốt và nạn
ngoại xâm đang đe dọa thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thì việc người
dân Việt Nam được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình trong ứng cử và
lựa chọn đại biểu để bầu vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa chính là hiện thực khách quan nhất bác bỏ những luận điệu
phản động nêu trên.
Hơn nữa, chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của
công dân luôn giữ một vị trí quan trọng trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (từ
Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp năm 2013). Nghiên cứu lịch sử lập hiến, có
thể thấy quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân qua các bản Hiến pháp có sự
thay đổi, điều chỉnh, kế thừa, phát huy một cách khoa học và phù hợp, góp phần
quan trọng trong việc bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Theo đó,
Hiến pháp năm 1946 gồm 70 điều, trong đó, quyền và nghĩa vụ công dân được ghi
nhận tại Chương II: “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân” gồm 18 điều. Hiến pháp năm
1959 gồm 112 điều, trong đó, các nội dung về quyền và nghĩa vụ của công dân được
quy định tại Chương III: “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, gồm 21 điều.
Hiến pháp năm 1980 gồm 147 điều; trong đó quyền và nghĩa vụ của công dân được
quy định tại Chương V: “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, gồm 29 điều. Hiến
pháp năm 1992 gồm 147 điều, phản ánh bước phát triển mới trong chế định về quyền
con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; trong đó, quyền, nghĩa vụ công dân vẫn
được ghi nhận tại Chương V: “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, gồm 34
điều. Hiến pháp năm 2013 gồm 120 điều; trong đó “Quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân” được quy định tại Chương II – chương có số lượng
điều luật nhiều nhất trong Hiến pháp năm 2013, gồm 36 điều (từ Điều 14 đến Điều
49)… Một thống kê nhỏ này cũng chứng minh rằng, quyền con người và quyền công
dân ở Việt Nam ngày càng được đảm bảo, được hiến định phù hợp với từng giai đoạn
lịch sử cụ thể của đất nước.
Cùng với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định
cụ thể trong các bộ luật và hệ thống văn bản dưới luật để đảm bảo thực thi quyền
con người và quyền công dân; để mỗi người dân được thụ hưởng ngày càng đầy đủ
hơn giá trị của hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Tuy công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm, song trong
ứng cử và bầu cử thì công dân còn phải tuân thủ đúng theo quy định của Luật Bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13. Hơn nữa, Việt
Nam không thực hiện đa nguyên, đa đảng đối lập và “việc thực hiện các quyền (tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình
theo Điều 25 Hiến pháp năm 2013) là do pháp luật quy định”. Cho nên, “dân không
được lập đảng chính trị đối lập với đảng cầm quyền CSVN” và “dân không được
phép ra báo để cạnh tranh với báo chí và truyền thông nhà nước” là quy định của
pháp luật và làm trái quy định chính là vi phạm pháp luật. Vì thế, mới nói, Việt
Nam đảm bảo và thực thi quyền con người, song việc lợi dụng “quyền tự do, dân
chủ” để vi phạm Điều 117, Điều 331 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) hay vi phạm Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 thì tất yếu sẽ bị xử lý
nghiêm minh, chứ không phải Nhà nước “lợi dụng “chủ quyền” để đàn áp dân chủ và
xây dựng chế độ độc tài một đảng cầm quyền là chống lại quyền làm người của công
dân” như bài viết bịa đặt.
Ý đồ đổ lỗi cho Đảng để chống phá?
Hơn 93 năm kể từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã khẳng định được vị thế, vai trò lãnh đạo của mình đối với nhân dân và đất
nước; trong đó không thể không nhắc đến những thành tựu trong cách mạng giải
phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng, bảo
vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề là, không phải
Đảng “tự cho mình quyền lựa chọn thể chế chính trị khi tuyên bố: “Đảng Cộng sản
Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, mà chính là lịch sử
và nhân dân đã trao trọng trách đó cho Đảng khi Đảng đã khẳng định được vai trò
lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển của dân tộc (kiên định thực hiện
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội).
Là một Đảng Mácxít Lêninnít kiểu mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập và rèn luyện, thì việc “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ
làm nguyên tắc tổ chức cơ bản” như đã khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm
2011) là không cần bàn cãi. Cho nên, việc “bậm bạch” , “hậm hực” chỉ là của
riêng Phạm Trần và cũng chỉ có Phạm Trần và những người không cùng chung một lý
tưởng cách mạng, một con đường cách mạng, một mục tiêu phấn đấu cho dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh và phát triển bền vững mới
xuyên tạc, bôi đen, chống phá Đảng và nền tảng tư tưởng của Đảng mà thôi.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị đã được hiến định, nên
không có câu chuyện “hài” như Phạm Trần thêu dệt rằng: “Đảng đã “tự biên”, “tự
diễn” và “tự khoác” cho mình chiếc áo lãnh đạo không ai trao cho và không do
dân bầu. Do đó, luận điệu cho rằng “đảng lãnh đạo không chỉ “chính danh mà còn
là chính đáng” là đánh tráo lịch sử, cố tình đổi trắng thay đen”, mà chỉ có một
sư thật không thể phủ nhận được khẳng định tại Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Đảm nhiệm vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng đã lãnh
đạo quần chúng nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
năm 1945; cuộc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cứu nước
(1945-1975) để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất
Tổ quốc; đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta lựa chọn từ năm
1930 và kiên định với sự lựa chọn đó, dù phải đi qua bao gian nan, thử thách,
phấn đấn, hy sinh… cuối cùng hoa độc lập đã nở, trái ngọt tự do đã đơm, ánh
sáng của hòa bình đã chiếu dọi và cuộc đời của mỗi một người dân Việt Nam đã đổi
thay từng ngày; vị thế của đất nước Việt Nam đã ngày một được nâng cao và được
khẳng định trên trường quốc tế.
Đây chính là sự thật, là minh chứng không thể bẻ cong chứng
minh luận điệu phản động của Phạm Trần rằng: Việc “cướp chính quyền hợp pháp Trần
Trọng Kim bằng bạo lực ngày 19/08/1945 đã chứng minh quyền lãnh đạo đất nước của
đảng CSVN là “không chính danh” mà cũng chẳng chính đáng” và “đảng của ông Hồ
đã gây ra 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn” nhưng đã “không đem lại cơm
no, áo ấm và hạnh phúc cho dân mà còn làm kiệt quệ đất nước và chia rẽ dân tộc.
Nhân dân không có tự do, mất dân chủ và lâm vào đói nghèo, lạc hậu” hay Nhà nước
“lạm dụng quyền cai trị để chống dân trong các cuộc biểu tình đòi công bằng, chống
cưỡng chế đất đai” và quy chụp Việt Nam “sợ Trung Quốc” đều là sự suy diễn, đổ
lỗi, quy chụp, vu khống nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét