Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

“Dân tộc bản địa” hay “thành lập khu tự trị”: khái niệm không tồn tại ở Việt Nam!

 


Ở nước ta hiện nay có hàng trăm tổ chức phi chính phủ (NGO) của nước ngoài đang hoạt động. Nhiều NGO hoạt động tốt, tài trợ và tham gia nhiều dự án về văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của Việt nam. Nhiều NGO có thiện chí, có thái độ ủng hộ vô tư trong hoàn cảnh các nước phát triển trên thế giới đã ngừng hoặc giảm bớt cung cấp ODA. Chúng ta hoan nghênh thái độ thiện chí, vô tư về sự giúp đỡ quý báu đó.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tốt của nhiều NGO thì cũng có NGO lợi dụng việc được phép hoạt động hợp pháp để xen lẫn, nhen nhóm những hoạt động bất hợp pháp như hô hào nhân dân tập hợp thành những tổ chức chống nhà nước, không phù hợp với lợi ích cơ bản, sâu xa của đất nước và nhân dân. Điều đáng phê phán ở đây là họ đã tuyên truyền, reo rắc những luận điểm xa lạ với truyền thống lịch sử của dân tộc Việt nam, như đưa ra khái niệm “dân tộc bản địa” và đòi “thành lập khu tự trị”. Đó là luận điểm trái với thực tiễn chính trị và thực tiễn đời sống xã hội của Việt nam.

Nước ta từ ngày lập nước đến nay, dân cư biến động không ngừng, từ ít dân tộc nay đã thành đa dân tộc. Hiện nay có 54 dân tộc anh em có truyền thống sống đan xen từ lâu đời. Vùng Tây Nguyên có hàng chục dân tộc sinh sống. Vùng Việt Bắc có hàng chục dân tộc sinh sống. Vùng Tây Bắc có hàng chục dân tộc sinh sống. Dân tộc thiểu số sống ở thủ đô Hà Nội, sống ở Thành phố Hồ Chí Minh không ít. Ở vùng Duyên hải Trung Bộ, từ dải đất sát biển cho đến những đỉnh cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ cũng có nhiều dân tộc sống đan xen. Ở nước ta không có vùng nào chỉ có thuần túy đồng bào dân tộc sinh sống, không có vùng nào có dân tộc sinh sống tách biệt theo sự phân chia địa lý. Hầu hết các dân tộc đều chung Tết Nguyên đán, đều giỗ tổ chung Hùng Vương. Ngày nay tất cả các dân tộc đều thờ chủ tịch Hồ Chí Minh, đều coi như đức thánh của mình. Ngay như về mặt văn hóa, cũng không có văn hóa biệt lập theo địa lý, chẳng hạn làn điệu then không chỉ của dân tộc Tày mà trở thành làn điệu then của đồng bào Tày, Nùng, Thái. Từ lâu, điệu múa sạp cũng không chỉ giới hạn trong dân tộc Thái và vùng Tây Bắc mà đã trở thành điệu múa vui của khắp các vùng đất nước. Và, cũng từ lâu không còn tên gọi trường lớp dạy học tiếng Kinh nữa mà đã trở thành tên gọi chung là trường lớp tiếng phổ thông.

Cách đây gần 70 năm ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã từng thành lập khu tự trị Việt Bắc và khu tự trị Tây Bắc, nhưng trải qua thực nghiệm cho thấy tính hình thức chủ nghĩa, phình bộ máy cồng kềnh, xa lạ với đời sống chính trị và xã hội nước ta, cho nên chỉ sau vài năm đã quyết định giải thể.

Đặc biệt, lịch sử cho thấy nước ta có bề dày đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Đó là một truyền thống vô cùng quý báu, không có gì có thể tách biệt đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc như nước ta. Việc kích động, kêu gọi “thành lập khu tự trị” chỉ là thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc “thành lập khu tự trị” có thể phù hợp với hoàn cảnh một dân tộc khác, một quốc gia khác, nhưng hoàn toàn không phù hợp với xã hội Việt nam ta.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét