Một trong những tiếng nói lạc lõng nhân chuyến thăm Việt Nam
của Tổng thống Mỹ là bài viết tung trên mạng xã hội với tiêu đề hết sức xuyên tạc:
“Tổng thống Biden không nên bỏ qua cuộc khủng hoảng nhân quyền ở Việt Nam” được
cho là của bà Carolyn Nash – Giám đốc Vận động Châu Á thuộc Tổ chức Ân xá Quốc
tế Hoa Kỳ do Ba Sàm – một kẻ khoác áo dân chủ nhân quyền đã từng nhiều lần ra
tù vào tội vì những hành vi chống phá đất nước lược dịch. Theo bài viết này thì
bà Carolyn Nash cho rằng: “Nếu mối quan hệ đối tác được nâng cao giữa Hoa Kỳ và
Việt Nam nhằm mang lại lợi ích cho người dân hai nước – không chỉ cho những người
phục vụ trong chính phủ của họ – thì cả hai chính quyền phải thực hiện những cải
cách mang tính hệ thống nhằm tăng cường bảo vệ nhân quyền”. Chưa hết, bà này
còn lớn tiếng: “Chính quyền Biden rõ ràng đang gạt nhân quyền sang một bên để
thúc đẩy quan hệ đối tác với các chính phủ mà họ coi là quan trọng về mặt chiến
lược – đồng thời gửi thông điệp rằng Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận những thất bại
trắng trợn trong việc bảo vệ và duy trì nhân quyền”. Rõ ràng đây là những phát
biểu không chỉ lố bịch mà còn vô cùng kệch cỡm của những kẻ có tư duy hồ đồ và
thiển cận về chính trị. Bởi lẽ, chính Tổng thống Biden đã khẳng định với hãng
tin Mỹ AP rằng: “Chuyến thăm này cho thấy mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa Mỹ
và Việt Nam. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm mang lại ổn định toàn cầu thông
qua việc xây dựng mối quan hệ của Mỹ với các đối tác khắp châu Á”. Và không chỉ
có Tổng thống Biden, mà rất nhiều chính trị gia, học giả của các nước và truyền
thông quốc tế đã có những đánh giá tích cực về chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng
thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam và việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối
tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Tại
Washington, Văn phòng của Thượng nghị sĩ Jeff Merkley và Thượng nghị sĩ Van
Hollen của Đảng Dân chủ đã ra tuyên bố chung chào mừng sự kiện Việt Nam và Hoa
Kỳ thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Tuyên bố cho rằng, việc nâng
cấp quan hệ song phương là cơ hội để mở rộng đầu tư, bao gồm lĩnh vực công nghệ
hiện đại và năng lượng xanh, vì lợi ích của cả hai quốc gia. Những kẻ thích chơi
“lá bài nhân quyền” cần nhớ, định nghĩa nhân quyền do Liên hợp quốc quy định
khá đơn giản, đó là đảm bảo quyền của con người, con người có một cuộc sống ấm
no, tự do và hạnh phúc. Mỗi quốc gia có thể hiểu khác nhau nhưng đó là điểm cơ
bản và không ai có thể áp đặt quan điểm, suy nghĩ của mình lên người khác, quốc
gia khác. Và mỗi quốc gia dù thể chế chính trị nào cũng đều có hệ thống pháp luật
để quản lý. Công dân hay bất kỳ ai cũng đều phải tuân thủ. Hiểu một cách dễ hiểu,
đơn giản là quyền tự do của con người không thể giống như bản năng tự nhiên mà
không vi phạm quy định của pháp luật. Trong một thế giới phẳng như hiện nay,
không gì là có thể giấu được. Trước đây, nhiều người vẫn rêu rao rằng, nước Mỹ
có nhiều quyền tự do, là một đất nước phồn vinh với nhiều cơ hội cũng như phúc
lợi xã hội tốt cho một cuộc sống an toàn, tốt đẹp và công bằng. Hệ thống giáo dục,
y tế hàng đầu…vv.. Thế nhưng mạng xã hội của chính những người Việt Kiều Mỹ đã
cho thấy, hàng nghìn người vô gia cư la liệt ngoài đường, có những khu ổ chuột
bẩn thỉu nhếch nhác đầy rác rưởi, kẻ nghiện ngập khắp nơi, sẵn sàng đấu súng, xả
súng hàng loạt …
Nếu đã tự do thì luật pháp để làm gì? Nếu đã tự do thì có thể
đi vệ sinh ngoài đường, có thể lái xe bất chấp quy định, hút chích ma tuý, có
thể xả súng vô tội vạ hay sao? Nếu đã tự do thì làm sao có những toà án xử người
vi phạm giao thông chỉ vì rẽ không đúng nơi, đúng chỗ hoặc quá tốc độ hay hàng
xóm làm ồn cũng có thể gọi cảnh sát?. Nếu đó là dân chủ hay quyền tự do của con
người thì cũng là suy nghĩ của họ, đừng áp đặt lên bất kỳ một quốc gia nào khác.
Ở Việt Nam có hệ thống luật pháp, bất kỳ ai đều phải tuân thủ. Ở Việt Nam, người
dân hay công dân toàn thế giới đến du lịch, định cư, làm việc đều không bàn đến
nhân quyền vì họ được đảm bảo quyền con người, được tự do!
Những nhóm người vi phạm pháp luật ở nhiều lĩnh vực tại Việt
Nam bị bắt nhưng đã được các đối tượng thù địch rêu rao là “tù nhân chính trị”,
“tù nhân lương tâm”, đàn áp quyền con người. Những lời lẽ xuyên tạc ấy đã không
đúng sự thật mà theo kiểu “không ưa thì dưa có dòi”. Châm ngôn đã có câu “một nửa
cái bánh mình vẫn là một nửa cái bánh mì” có thể hiểu rằng sự thật không phải nằm
ở một chi tiết.
Trên một số trang có trích câu phát biểu của Tổng thống Mỹ là
“I also raised the importance of respect for human rights as a priority for
both my administration and the American people. And we’ll continue to – our
candid dialogue on that regard.” Dịch ra tiếng Việt tạm hiểu là “Tôi cũng đã
nêu tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính
quyền của tôi và của người dân Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn
về lĩnh vực này.”
Một câu nói ngắn trong hàng nghìn câu mà Tổng thống Mỹ phát
biểu và báo chí Việt Nam có đề cập, không quá quan trọng với cả nội dung chuyến
đi. Hơn nữa câu nói này có thể nói với cả thế giới. Bởi lẽ, lâu nay vấn đề “nhân
quyền” của Mỹ vẫn được chính quyền xem là thứ vũ khí để can thiệp vào công việc
nội bộ của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thiết nghĩ, Tổng thống Hoa Kỳ
sẽ không quá quan tâm đến một việc mà chưa chắc chắn hoặc chỉ nghe qua báo cáo
mặc định đầy định kiến từ trước. Ông cũng không hy sinh mối quan hệ đang tốt đẹp
giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, vì nếu có thì ông đã chẳng đến! Và chắc chắn ông
cũng chẳng quan tâm đến một nhóm người bất đồng chính kiến hay vi phạm pháp luật
Việt Nam để đón chúng qua Hoa Kỳ trong khi những người vô gia cư, thất học ở nước
Mỹ vẫn còn đầy rẫy. Vậy nên, chiêu bài “nhân quyền” đã lỗi thời. Chỉ những kẻ
nhận thức mù quáng mới tin và dễ bị những thành phần cơ hội chính trị lèo lái
sai lệch. Hãy để cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden là “một
chuyến thăm lịch sử”. Đừng cố tình xuyên tạc để công kích, chống phá Việt Nam
nhé, Ba Sàm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét