Thứ Ba, 17 tháng 10, 2023

RFA lại xuyên tạc nhân quyền Việt Nam: cáo mượn oai hùm?

 


Mới đây, RFA đã giở trò “cáo mượn oai hùm”, đưa ra cái gọi là Báo cáo Kết quả Thường niên Quốc gia năm 2022 trình lên Đại Hội đồng LHQ với những thông tin sai lệch, nhận định thiếu khách quan về việc bảo đảm quyền con người tại Việt Nam. Báo cáo đó cho rằng: “Nhiều tổ chức XHDS của Việt Nam không hợp tác với các cơ chế nhân quyền LHQ vì sợ bị chính quyền Hà Nội đàn áp” và cáo buộc vô cớ rằng “chính quyền Việt Nam áp dụng luật pháp một cách tùy tiện”.

RFA nên nhớ rằng, Việt Nam không có luật nào được định nghĩa mơ hồ hay tùy tiện. Pháp luật Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện, tiếp thu nhiều công ước, điều ước quốc tế về quyền con người, luôn bảo đảm công bằng và nghiêm minh. Tất cả các luật, đạo luật, văn bản dưới luật… của Việt Nam đều được thông qua theo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch và có tính ràng buộc cao. Không một tổ chức, cá nhân nào có thể đứng trên pháp luật (kể cả Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng viên của mình). Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh.

Ví dụ như Tội trốn thuế tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rõ ràng, cụ thể về hành vi phạm tội và các dấu hiệu định khung hình phạt và mức phạt. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, đồng thời là công cụ quan trọng trong điều tiết nền kinh tế. Cũng như các các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có những quy định hết sức chặt chẽ liên quan đến thuế, coi trọng các hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trốn thuế. Công dân Việt Nam, các nhà đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài…đều chấp hành nghiêm luật thuế của Việt Nam. Chính vì vậy, làm gì có chuyện “luật thuế ở Việt Nam vốn phức tạp và mơ hồ” như RFA bịa đặt?

Hơn nữa, một số tổ chức XHDS của Việt Nam không hợp tác với các cơ chế nhân quyền LHQ không phải do sợ bị chính quyền Hà Nội đàn áp, bắt giữ tuỳ tiện mà không đủ tư cách để hợp tác với các tổ chức nhân quyền LHQ. Tổ chức XHDS phải đóng vai trò xây dựng cộng đồng, trợ giúp Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm thực thi dân chủ, nhân quyền; góp phần tích cực vào thúc đẩy dân chủ hóa và xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế… Các tổ chức này hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự bảo đảm kinh phí, phi lợi nhuận, tuân thủ các quy định của pháp luật và tích cực phối hợp hoạt động với các cơ quan Nhà nước. Thế nhưng ngược lại, các tổ chức XHDS mà RFA cổ súy chẳng có đóng góp gì cho Nhân dân, đất nước mà lại còn chạy theo lợi ích kinh tế, trốn thuế, vi phạm pháp luật, gây phương hại đến an ninh quốc gia. Ấy thế mà còn đòi hợp tác với các cơ chế nhân quyền LHQ?! Tư cách ở chỗ nào?

Cụ thể, các đối tượng chống phá, vi phạm pháp luật mà RFA nhắc đến đó là: Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, những kẻ nhân danh “nhà hoạt động môi trường” như Đặng Đình Bách, Hoàng Thị Minh Hồng, Ngô Thị Tố Nhiên… Với những chiêu bài đội lốt tôn giáo, tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” lôi kéo tập trung tín đồ để gieo rắc tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai tự trị, âm mưu tập hợp lực lượng, tiến tới gây rối, biểu tình, bạo loạn. Mục đích cuối cùng là để thành lập “Nhà nước riêng”, “tôn giáo riêng” ở Tây Nguyên. Cùng với đó, nhiều năm qua Hoàng Thị Minh Hồng hay Đặng Đình Bách đều lợi dụng vỏ bọc là một người hoạt động vì môi trường để chỉ đạo các đối tượng trong tổ chức của mình tụ tập, tham gia nhiều cuộc tụ tập đông người, biểu tình bất hợp pháp ở Hà Nội, gây rối an ninh trật tự. Cũng chính vì lý do đó mà khi cơ quan chức năng của Việt Nam xử lý các đối tượng này theo quy định của pháp luật thì một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam, các phần tử phản động, cơ hội chính trị liền đăng đàn phản đối, xuyên tạc rằng Việt nam đàn áp những người “hoạt động vì môi trường”. Hay việc bắt giữ Ngô Thị Tố Nhiên không hề liên quan gì đến hoạt động môi trường hay nhân quyền. Đây là một vụ án hình sự thuần túy, vi phạm luật thuế của Việt Nam.

Phải nhấn mạnh rằng, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người trong thời gian vừa qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Một trong những sự ghi nhận đó là Việt Nam nhận được tín nhiệm cao và lần thứ 2 trúng cử trở thành một trong 14 thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với số phiếu rất cao. Điều đó không chỉ khẳng định niềm tin của các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới, mà còn cho thấy sự coi trọng của bạn bè quốc tế đối với vị thế, uy tín của Việt Nam trong các hoạt động thúc đẩy bảo đảm quyền con người trên phạm vi toàn cầu.

Thực chất, các tổ chức núp bóng tên gọi XHDS tạo ra con đường để hình thành các tổ chức, lực lượng chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam một cách công khai, hợp pháp. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang bóp méo, biến tướng vấn đề về XHDS, coi việc hình thành các tổ chức XHDS là bước đầu để tập hợp lực lượng, sản sinh ra các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản ngay trong lòng đất nước.Từ đó, hòng đưa Việt Nam đi theo con đường đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước và xã hội (được thể hiện rất rõ ràng trong Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013). Đây là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm nhằm đánh lừa dư luận trong nước và quốc tế; cổ súy, hậu thuẫn, hỗ trợ cho số đối tượng chống đối, phá hoại công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét